Hạch toán, ghi sổ , báo cáo quyết toán Tạm ứng Kinh phí Kho Bạc

  • Thread starter thanhqnlh
  • Ngày gửi
T

thanhqnlh

Sơ cấp
24/8/09
26
0
1
64
Quảng Ngãi
Tôi xin gởi đến đến Diển đàn một số tham luận về chế độ Kế toán HCSN
*Năm 2004 TT03 ra đời quy định về TK336 được sử dụng cho 2 trường hợp:
1. Tạm ứng khi chưa giao dự toán: ví dụ tháng 1 ta chưa có dự toán nhưng vẫn phải chi lương cho cán bộ nên buộc lòng phải ra kho bạc tạm ứng
2. Tạm ứng khi chưa đủ điều kiện thanh toán nghĩa là chưa có hóa đơn chứng từ hợp lệ: ví dụ sắp tới ta biết sếp sắp sửa đi công tác, ta ra kho bạc tạm ứng tiền mặt để sếp đi công tác, sau đó sếp về trả cho ta hóa đơn chứng từ phòng ngủ, vé xe.. ta mang mấy cái đó ra thanh toán với kho bạc. Trường hợp này là nhiều hơn cả.
Khi tạm ứng ta định khoản : Nợ 111 Có 336
Khi thanh toán tạm ứng : Nợ 336 Có 461 Đồng thời Có 008
Số dư có TK 336 sẽ cho ta biết tạm ứng còn lại là bao nhiêu, cuối năm nếu không hết thì phải nộp trả để tất toán TK 336
*Đến năm 2006 QĐ19 ra đời do lỗi cố tình hay vô tình mà QĐ19 lại tự mâu thuẫn nhau, nếu bác nào đọc kỹ sẽ thấy
1. Trong phần giải thích về Tk 336 thì chỉ cho phép sử dụng TK này cho trường hợp 1 là tạm ứng khi chưa có dự toán, trường hợp 2 không được sử dụng
2. Thế nhưng trong biểu báo cáo, bảng đối chiếu tình hình tạm ứng, kinh phí tại kho bạc F02-3AH,F02-3bh thì cái biểu này lại bắt liệt kê ra tạm ứng trong 2 trường hợp: tạm ứng khi chưa giao dự toán và tạm ứng khi chưa đủ điều kiện thanh toán. Phần hướng dẫn nói là số liệu của biểu này lấy từ TK 336, nghĩa là ở đây TK 336 được dùng cho cả trường hợp 2, mâu thuẫn với phần giải thích về TK 336
3-Theo nguyên lý hạch toán kế toán & theo luật kế toán "...phản ánh,ghi chép kịp thời đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán ..." Như vậy nghiệp vụ thanh toán tạm ứng kinh phí kho bạc phải được hạch toán Nợ , có dẫn đến số liệu trên bảng cân đối số phát sinh sẽ tăng lên . Theo PM Kế toán IMAS _BTC thì nghiệp vụ thanh toán ứng không hạch toán chỉ chuyển tạm ứng thành thực chi. Điều này mâu thuận với nguyên lý hạch toán Kế toán, Chế độ kế toán , Luật Kế toán . Tham luận về vấn đề này một số giảng viên của Trường CĐ Tài chính Quảng Ngãi cho rằng hạch toán như phần mềm kế toán IMAS là đúng , hỏi ngược lại Nợ , có phát sinh , chứng từ ghi sổ , sổ sách kế toán, báo cáo quyết toán ...Bí không trả lời được. Vậy PM này không phù hợp TT103 - Tiêu chuẩn phần mềm kế toán
4- Trên thực tế tỉnh tôi có 14 huyện là 14 model các bảng đối chiếu khác nhau & nội dung ghi chép khác nhau , kể cả chứng từ qua kho bạc .Vậy chuẩn mực kế toán ở đây là gì?
5 - Kinh phí đã rút tại KB có bao gồm Tạm ứng + Thực chi hay không,
- Dự toán còn lại tại KB có = Dự toán đựợc giao –(tạm ứng + Thực chi) đúng hay sai ?
-Lý do tôi thấy số kinh phí tạm ứng tại KB nguồn không Tự chủ cuối năm không thanh toán hết mang sang năm sau lại đi kèm Dự toán còn lại năm trước mang sang. Mâu thuận không chịu nổi vì trên bảng đối chiếu năm trước đã trừ phần dự toán kinh phí tạm ứng tại kho bạc NN….
6 -Khi chưa có dự toán hạch toán vào TK336, Khi có dự toán thủ tục hạch toán và ghi sổ kế toán ra sao đối với số dư tạm ứng này? tôi thấy KB coi 2 loại tạm ứng này là 1.
Còn nhiều vấn đề mâu thuận khác trong chế độ KTHCSN sẽ gởi đến diển đàn./.
Xin mời các bạn cho ý kiến!
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
B

bLang

Cao cấp
16/3/06
382
5
18
HD
Đúng là có sự thay đổi như bạn nói. Lúc trước theo dõi trên 336 thì dễ nhìn hơn. Nhưng không thấy chỉnh sửa gì về khoản này.
Mình đang sd Imas. Mình thấy thế này: PM này tương đối dễ sd, nếu bạn rút Kp tại KB, bạn chỉ cần ghi vào mục tương ứng Tu là 1 và TC là 0. Có thể bạn nói chỉ là thủ thuật, không đúng nguyên lý kế toán. Nhưng nếu bạn mở sổ theo dõi kinh phí rút tại KB thì PM có hỗ trợ đấy bạn, nó có đầy đủ sổ theo dõi tạm ứng và rút dự toán, nếu bạn làm đúng thủ thuật.
Bạn đừng hiểu lầm mình quảng bá cho PM này nhé, vì mình đang sd thấy tiện lợi hơn thôi. Còn công việc thì quả thật PM chỉ hỗ trợ 1 phần nào đó vì nó chỉ là máy thôi mà.
- Về bảng đối chiếu thì chắc k địa phương nào giống địa phương nào, mỗi nơi 1 vẻ, nhưng chung quy lại cũng có bấy nhiêu nội dung mà thôi. Theo QĐ 19 mình thấy cũng k có gì sai vì mẫu biểu này chỉ mang tính hướng dẫn. Bạn có thể mở thêm các chi tiết theo nhu cầu quản lý.
- KP rút tại KB= TU+TC
Dt còn lại ở KB= DT giao-(TU+TC). Với điều kiện cuối năm số tạm ứng này bạn phải có đủ chứng từ và thanh toán Tu với KB. Nếu không thanh toán số TU này, bạn phải nộp trả KP đã tạm ứng lại KB.
Về nguồn KP tự chủ tủ như bạn nói thì cuối năm bạn sử dụng k hết được mang sang năm sau sd tiếp, nhưng số TU từ KP tự chủ này nếu sau thời gian KB cho phép thanh tóan. Bạn k thanh toán vẫn phải nộp trả lại KB và coi như đó là nguồn KP còn lại mang sang năm sau của bạn. ( VD: DT giao 1tỷ, bạn rút TC 200tr, Tu 800tr. Nhưng bạn chỉ thanh toán 700tr, thì bạn phải nộp trả tạm ứng là 10tr và số KP còn lại chuyển sang năm sau là: 1tỷ-(200tr+800tr)+10Tr= 10tr)
- KB xem 2 loại KP TU và TC là 1 khoản đơn vị bạn đã rút dự toán tại KB. Ở tại đơn vị bạn cũng hạch toán 2 phần này là 1: nghĩa là N111/C461. Nhưng bạn xem lại họ có 2 mẫu biểu đối chiếu khác nhau. 1 bảng là đối chiếu dự toán KP NS và 1 bảng là đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán TU tại KB.
Tại đơn vị bạn cũng mở sổ theo dõi 2 nguồn KP này thì CV sẽ đơn giản hơn thôi.
 
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA