Hạch toán Góp vốn liên doanh

  • Thread starter dragonking
  • Ngày gửi
D

dragonking

Guest
28/10/04
30
0
0
42
Hue
Mình có một vấn đề thế này. Công ty A đi góp vốn liên doanh bằng 2 chuyên gia, hàng tháng công ty vẫn phải trả lương (BHXH...) cho 2 người này. Mình không biết nên ghi giảm tài sản gì của công ty? :wall:

Nhờ mọi người giải quyết giúp.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Bạn đưa vào TSCĐ vô hình khác - 2138.

Hàng tháng bạn vẫn tính lương cho người ta như bình thường :

Nợ TK 641, 642/ Có TK 334

Nợ TK 334/ Có TK 111, 112...

dragonking nói:
Mình có một vấn đề thế này. Công ty A đi góp vốn liên doanh bằng 2 chuyên gia, hàng tháng công ty vẫn phải trả lương (BHXH...) cho 2 người này. Mình không biết nên ghi giảm tài sản gì của công ty? :wall:

Nhờ mọi người giải quyết giúp.
 
D

dragonking

Guest
28/10/04
30
0
0
42
Hue
Cám ơn bạn đã quan tâm. Mình cũng đã nghĩ như bạn. Tuy nhiên vấn đề là trước đó mình đâu có xem 2 chuyên gia này là TSCĐ vô hình đâu mà bạn lại ghi giảm TSCĐ vô hình. Chắc phải có một hướng giải quyết khác hợp lý hơn.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Thì khi phát sinh nghiệp vụ thì mới phát sinh tài khoản này chứ. Bạn sẽ thấy mình định khoản và sẽ mất luôn nhé:

Khi góp vốn : Nợ TK 128, 211/ Có TK 2138

Khi thu hồi vốn góp : Nợ TK 2138/ Có TK 128, 222

Nếu có lãi từ hoạt động góp vốn : Nợ TK 111, 112/ Có TK 515

dragonking nói:
Cám ơn bạn đã quan tâm. Mình cũng đã nghĩ như bạn. Tuy nhiên vấn đề là trước đó mình đâu có xem 2 chuyên gia này là TSCĐ vô hình đâu mà bạn lại ghi giảm TSCĐ vô hình. Chắc phải có một hướng giải quyết khác hợp lý hơn.
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
dragonking nói:
Cám ơn bạn đã quan tâm. Mình cũng đã nghĩ như bạn. Tuy nhiên vấn đề là trước đó mình đâu có xem 2 chuyên gia này là TSCĐ vô hình đâu mà bạn lại ghi giảm TSCĐ vô hình. Chắc phải có một hướng giải quyết khác hợp lý hơn.
Có một cách giải quyết khác đó là toàn bộ tiền lương + BHXH mà bạn trả cho 2 chuyên gia là vốn góp liên doanh.
Tức là góp vốn liên doanh bằng tiền.
 
D

dragonking

Guest
28/10/04
30
0
0
42
Hue
Phần tiền lương+BHXH được xem là Vốn góp liên doanh thì mình đồng ý. Nhưng khi phần vốn góp (giá trị vốn góp được công ty liên doanh chấp nhận) khác với số tiền lương và BHXH mình trả cho 2 chuyên gia thì mình không biết đưa vào đâu.
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
dragonking nói:
Phần tiền lương+BHXH được xem là Vốn góp liên doanh thì mình đồng ý. Nhưng khi phần vốn góp (giá trị vốn góp được công ty liên doanh chấp nhận) khác với số tiền lương và BHXH mình trả cho 2 chuyên gia thì mình không biết đưa vào đâu.
Vấn đề là bạn phải dựa vào biên bản góp vốn mà hai bên đã ký.
Việc chấp nhận tới đâu là do hai bên lãnh đạo quyết định.
Bạn cứ theo đó mà chấp hành thôi. Nếu họ chỉ chấp nhận số thấp hơn thì phân chênh lệch đó bạn đưa vào chi phí doanh nghiệp mà.
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
dragonking nói:
Phần tiền lương+BHXH được xem là Vốn góp liên doanh thì mình đồng ý. Nhưng khi phần vốn góp (giá trị vốn góp được công ty liên doanh chấp nhận) khác với số tiền lương và BHXH mình trả cho 2 chuyên gia thì mình không biết đưa vào đâu.
Thế có tình huống bên liên doanh lại chấp nhận chi phí cao hơn thì lại là 1 tình huống ngược lại ( vì là chuyên gia mà). Khi đó sẽ hạch toán như thế nào? Các bạn định khoản luôn một thể đi chứ.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Bác ơi, thế thì cứ đưa hai chuyên gia này vào TK 2138 - "Tài sản cố định vô hình khác" đi. Lương và bảo hiểm xã hội vẫn tính như bình thường tại DN có chuyên gia đem đi góp vốn.

Phần định khoản thì em đã định khoản bên dưới rồi.

Bathanh nói:
Thế có tình huống bên liên doanh lại chấp nhận chi phí cao hơn thì lại là 1 tình huống ngược lại ( vì là chuyên gia mà). Khi đó sẽ hạch toán như thế nào? Các bạn định khoản luôn một thể đi chứ.
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
Việc góp vốn liên doanh này phải dựa trên cơ sở là văn bản ký kết giữa 2 bên.
- Nếu văn bản qui định là góp vốn LD của công ty A là bằng lương + BHXH thì nó được coi là khoản góp vốn bằng tiền. Và lúc này nó chỉ đúng bằng lương + BHXH được trả cho 2 chuyên gia trên.
- Nếu văn bản qui định là góp vốn bằng chuyên gia. Thì mặc nhiên việc này phải được hiểu là đóng góp bằng chất xám của hai chuyên gia. Và lúc này nó được coi là TSCĐ vô hình. Vấn đề ở đây lại là định giá TSCĐ vô hình này.
 
D

dragonking

Guest
28/10/04
30
0
0
42
Hue
To nguyentuanh. 2 chuyên gia này là người lao động trong công ty của mình nên không thể đưa 2 chuyên gia vào TK 2138 được. Cho nên không thể hạch toán như là TSCĐ mang đi GVLD. Trường hợp giá trị Góp vốn < Tiền lương+BHXH thì đưa vào chi phí sxkd trong kỳ thì cụ thể là chi phí nào. Nếu Góp vốn > Tiền lương+BHXH thì đưa vào đâu? Bạn nào có thể định khoản cụ thể được không?
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Kính thưa các bác cho em tham gia chút ý kiến riêng thế này:

Trước hết là việc góp vốn liên doanh bằng hai chuyên gia của bác Rồng 76 là có vấn đề, có thể vấn đề chỉ là trong câu chữ bác nêu trên diễn đàn thôi, nhưng em nghĩ cũng cần phải xem xét lại mới ra được bản chất sự việc.

Thứ nhất, hai cái lão chuyên gia đó không phải là tài sản của DN nên không thể đem đi góp vốn được (híc, lởm khởm vi phạm nhân quyền đó), và cũng không thể coi khoản lương trả cho mấy lão đó là tiền đem đi góp vốn, vì nếu chỉ như vậy không thôi chúng ta sẽ có vô tội vạ các liên doanh góp vốn kiểu như vậy để rồi các luồng vận hành tài chính sẽ dối tung dối mù, thậm chí còn góp phần cho các loại tội phạm kinh tế hoạt động (như rửa tiền, hối lộ vv..). Vậy điều đầu tiên chúng ta phải khẳng định rằng cái mà DN đem đi góp vốn không phải là hai lão chuyên gia cùng chất xám của họ được thể hiện bằng đồng lương, cái mà Doanh nghiệp của Rồng 76 đem đi góp vốn chính là công nghệ, kinh nghiệm và tri thức vốn có của doanh nghiệp (không phải của riêng hai lão kia), những thứ đó nếu đã được định hình thành tài sản vô hình thì đó sẽ chính là cơ sở để xác định phần vốn góp. Vậy thì nên chăng chúng ta phải xem lại vấn đề ngay từ ban đầu là cái văn bản góp vốn của hai bên và việc định giá phần vốn góp mang tính vô hình đó, nó phải được định lượng bằng giá trị cụ thể thì mới đủ cơ sở để hình thành lên phần góp vốn liên doanh của DN Rồng 76.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Bây giờ chúng ta cứ cho rằng phần vốn góp đem đi tham gia liên doanh là tiền lương + BHXH của hai chuyên gia này. Và khi tham gia góp vốn sẽ có sự đánh giá chênh lệch so với số tiền này.

Theo em thì đưa khoản góp vốn này vào TK 2138 - TSCĐ Vô hình khác là hợp lý nhất. Vừa phản ánh đúng bản chất và hạch toán lại dễ dàng, đúng theo quy định luôn

* Khi tham gia góp vốn :

Nợ TK 128, 222 : Giá trị vốn góp được ghi nhận

Nợ (hoặc Có TK 412) : Phần chênh lệch

Có TK 2138 : Tiền lương + BHXH

* Khi thu hồi vốn góp :

Nợ TK 2138 : Tiền lương + BHXH

Có TK 128, 222 : Tiền lương + BHXH

Như vậy số dư trên TK 2138 sẽ không còn.

Nếu coi khoản lương + BHXH tham gia góp vốn là tiền thì không chính xác vì thực tế đâu có cầm được tiền này đâu, chúng ta chỉ "coi nó là tiền" thôi.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
À, các bác soi giúp em cái, bây giờ em mới nhớ ra!

Tự dưng lại ĐK Có 2138 trước, rồi Nợ 2138 sau thì có ổn không ạ? Em nói cái bài em viết bên dưới đấy!

Thú thật, đưa phần vốn góp đó vào TK 2138 thì có lý nhưng định khoản như vậy e không ổn.
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Bác Tú Anh đưa ra một lô định khoản làm em hoa hết cả mắt, theo em thì cách định khoản thế nào là không trọng yếu, vấn đề tiên quyết vẫn là bản chất nghiệp vụ, như em vừa nói trên đó, cái đề bài mà tác giả đưa lên đây đã có vấn đề, chúng ta cứ chạy theo đó đưa ra phương án hạch toán thì sẽ sai bét, em khẳng định lần nữa là cái tiền lương của hai lão chuyên gia không liên can gì tới giá trị góp vốn liên doanh ở trên, vấn đề ở chỗ tác giả đã đánh đồng hai vấn đề này làm một mà thôi.
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
HyperVN nói:
như em vừa nói trên đó, cái đề bài mà tác giả đưa lên đây đã có vấn đề, chúng ta cứ chạy theo đó đưa ra phương án hạch toán thì sẽ sai bét, em khẳng định lần nữa là cái tiền lương của hai lão chuyên gia không liên can gì tới giá trị góp vốn liên doanh ở trên, vấn đề ở chỗ tác giả đã đánh đồng hai vấn đề này làm một mà thôi.
Cũng chưa chắc là đầu bài có vấn đề đâu bác.
Và em cũng như bác nêu lại quan điểm riêng của mình :
- Việc góp vốn liên doanh này phải dựa trên cơ sở là văn bản ký kết giữa 2 bên.
- Vấn đề ở đây lại là định giá vốn góp được qui định trong văn bản ký kết liên doanh như thế nào.
Vì đúng là trên thực tế co một loại liên doanh rất hay:
Khi thực hiện tham gia đấu thầu để cần có một đơn vị đủ tiêu chuẩn đấu thầu thì phải cần có sự góp mặt của 2 đơn vị. Trong đó :
Một bên góp người, một bên góp tiền và thiết bị. Không biết khi thực hiện xong hợp đồng các đơn vị đó chia chác thế nào nhỉ.
Không biết đầu bài có thuộc loại này không nữa.
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Đó là tình huống của hai đơn vị cùng "liên danh" chứ không phải là "liên doanh" đầu bài tác giả đưa ra, trong liên danh thì người ta cần hội đủ năng lực để cùng thực hiện một vấn đề (ông này bổ khuyết cho ông kia), trong liên doanh thì vấn đề hoàn toàn khác đó.
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
HyperVN nói:
Đó là tình huống của hai đơn vị cùng "liên danh" chứ không phải là "liên doanh" đầu bài tác giả đưa ra, trong liên danh thì người ta cần hội đủ năng lực để cùng thực hiện một vấn đề (ông này bổ khuyết cho ông kia), trong liên doanh thì vấn đề hoàn toàn khác đó.
Vậy theo bác hiểu thế nào nếu có một đơn vị ghi thế này.
Công ty liên doanh...
Vốn ....
...
Thành viên....
Và trên thực tế đi thẩm tra lại thì một ông đóng tiền, một ông đóng người ( cái này khi thẩm tra mới biết mà lại biết ngoài lề)
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Trong thực tế có vấn đề như vậy, nhưng trong giấy chứng nhận góp vốn của công ty liên doanh thì chắc chắn không thể lấy con người ra làm vốn góp được. Chấp nhận rằng trong thực tế người ta làm như Nam nói "bên góp tiền, bên góp người", nhưng giấy tờ và kế toán phải tuân thủ pháp luật, vậy thì kế toán phải ghi nhận như thế nào trong vấn đề này, và ngay khi soạn thảo văn bản góp vốn người ta lên làm thế nào?
 
D

dragonking

Guest
28/10/04
30
0
0
42
Hue
Rất cám ơn mọi người đã quan tâm. Để em phân tích rõ một chút tình huống này. Thứ nhất,em khẳng định đây là Liên doanh, trên cơ sở công ty của em góp vốn bằng máy móc thiết bị, tiền mặt và 2 chuyên gia (được xem như là Tài sản vô hình về bản quyền công nghệ đối với Công ty Liên doanh). Giá trị của 2 chuyên gia được công nhận là 100 triệu đồng. Trong khi đó, công ty vẫn phải trả lương cũng như các khoản trích theo lương cho 2 chuyên gia này. Lương hàng tháng của họ là 1.000USD/1 người.
Các phần khác thì em vẫn hạch toán như bình thường riêng phần chuyên gia này không biết đưa vào đâu? Nhờ mọi người phân tích rõ và giải quyết giúp. Thanks!
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA