Hạch toán chênh lệch tỷ giá.

  • Thread starter Le Hoai Phong
  • Ngày gửi
L

Le Hoai Phong

Guest
20/4/05
30
0
0
45
HCM city
Chào các bạn, mình đang rất quan tâm về vấn đề "chênh lệch tỷ giá hạch toán theo tỷ giá thưc tế". rất mong được tìm hiểu và nhận sự góp ý của các bạn.
Xin trình bày những suy nghĩ của mình như sau:

Sử dụng phương pháp tỷ giá thực tế, khi giao dịch bằng tiền ngoại tệ:

Ta xem ngoại tệ như là 1 loại hàng hoá để dễ phân tích, tôi lấy ví dụ ngoại tệ là USD tôi gọi là hàng hoá USD có giá mua và bán là giá thời điểm mua hoặc bán, số lượng là số USD được giao dịch:

Vấn đề 1:
đánh giá chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình giao dịch đưa vào TK 413 ( có thể 515 hoặc 635)

Tôi xin giải thích thuật ngữ "chênh lệch tỷ giá phát sinh": bản chất là lời hoặc lỗ trong quá trình giao dịch ngoại tệ. Như 1 hàng hoá bất kì nào khác để biết được lời và lỗ thì phải biết được: giá bán, số lượng bán, thành tiền bán hàng và giá vốn của số lượng hàng đã bán.
Chênh lệch tỷ giá phát sinh = thành tiền bán - giá vốn hàng bán (trong mỗi giao dịch)
Để xác định giá vốn hàng bán cho mặt hàng USD thì ta phải chọn phương pháp tính giá xuất kho (ví dụ: xuất kho theo giá bình quân, LIFO, FIFO, đích danh...). Thực tế điều này mà áp dụng cho ngoại tệ là rất phức tạp, bởi vậy hiện nay các doanh nghiệp áp dụng phương pháp tỷ giá thực tế không đánh giá chênh lệch tỷ giá trong mỗi giao dịch phát sinh. Điều này cũng được cơ quan quản lý nhà nước chấp nhận ( kể cả các giáo trình, tài liệu hướng dẫn thực hành kế toán cũng chấp nhận như vậy).

Vậy không có chênh lệch tỷ giá cho phương pháp này, tương ứng các soft ware Accounting cũng ko nên đánh giá chênh lệch tỷ giá khi đã chọn phương háp hạch toán theo tỷ giá thực tế.
Đặt vấn đề một người mua hàng thanh toán tiền = ngoại tệ là 1000 USD tỷ giá tại thời điểm là 15.500. Sau đó trả lại 500 USD tiền hàng và doanh nghiệp trả lại 500 USD vào thời điểm đó có tỷ giá là 16.000 thì có ảnh hưởng chênh lệch tỷ giá ko. Như đã trình bày khi chọn phương pháp hạch toán tỷ giá thực tế là ta đã bỏ qua phần chênh lệch rồi, cho nên trong trường hợp chênh lệch thì rõ ràng đấy nhưng ta cũng ko tính chênh lệch.

Vấn đề 2:
chênh lệch tỷ giá cuối kỳ
Thuật ngữ chênh lệch tỷ giá cuối kỳ được giải thích: đến ngày 31/12 hàng năm ta có số lượng ngoại tệ xác định ví dụ 1000 và được quy đổi theo tiền việt là 15.680.000 đồng nhưng tỷ giá ngày 31/12 là 16.000. vậy thì nếu quy số USD ở trên ra tiền việt theo ngày
31/12 thì số tiền quy đổi là 16.000.000 đồng. Khoảng chênh lệch này ko phải là lợi nhuận mà có ý nghĩa làm tăng hoặc giảm tổng giá trị tài sản (nguồn vốn) theo ngày 31/12 để phù hợp thực tế.
Vì vậy theo ví dụ trên đến ngày 31/12 hàng năm ta phải làm bút toán điều chỉnh chênh lệch tỷ giá cuối kỳ.
Cụ thể: N 1112 C 413
320.000 320.000
Mong nhận được sự góp ý và trao đổi của các bạn.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
L

Le Hoai Phong

Guest
20/4/05
30
0
0
45
HCM city
Cảm ơn ý kiến của bạn.
Mình đã đọc forum bạn hướng dẫn rồi nhưng nói thật mình ko hiểu khi bạn nói " ko hiểu bản chất chênh lệch tỷ giá". Rất mong bạn làm rõ vấn đề.
Cảm ơn nhiều.
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Có hai khái niệm về CLTG: relised và unrelised foreign exchange difference

Ta có thể hiểu nôm na như thế này

Relised: Tức là CLTG đã thực sự phát sinh khi thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ, và khoản lỗ/lãi CLTG được ghi nhận vào chi phí/thu nhập trong kỳ và được tính vào thu nhập chịu thuế khi quyết toán thuế thu nhập

Unrelised: Có nghĩa là CLTG chưa thực sự phát sinh. CLTG này, theo chuẩn mực, vẫn được đưa vào lãi/lỗ trong kỳ nhưng không được tính vào thu nhập chịu thuế và lợi nhuận chia lãi cho cổ đông (nếu có)

Đó chính là 2 vấn đề mà bạn đã nêu ở trên. Tuy nhiên, vấn đề của bạn nêu ra chỉ là cách tính và cách ghi nhận mà chưa rõ được bản chất. CLTG không thể được xem xét giống như hàng tồn kho như bạn đề cập, vì hàng tồn kho được theo dõi theo giá gốc.

Nếu trong quá trình thực hiện các giao dịch ngoại tệ người ta không xác định được luôn CLTG nào là relised hay unrelised mà hạch toán theo giá thực tế (hoặc giá hạch toán) như bạn đã đề cập ở vấn đề 1, thì toàn bộ CLTG trong kỳ sẽ được kết chuyển vào CLTG đánh giá lại cuối kỳ. Lúc này, CLTG là unrelised và sẽ được xử lý theo đúng chuẩn mực đã đề cập.

Do vậy, nếu ta phân biệt được bản chất của nghiệp vụ thì rất dễ dàng cho cách ứng xử phù hợp trong mọi tình huống mà không cần phải quá đắn đo trong việc tính toán hay ghi chép

Vấn đề này đã được viết ở đây http://www.webkiemtoan.com/viewtopic.php?p=642#642
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Le Hoai Phong nói:
....Vậy không có chênh lệch tỷ giá cho phương pháp này, tương ứng các soft ware Accounting cũng ko nên đánh giá chênh lệch tỷ giá khi đã chọn phương háp hạch toán theo tỷ giá thực tế...

Có hay không phụ thuộc vào người thực hiện, chứ không phụ thuộc vào accounting software.

Thân
 
L

Le Hoai Phong

Guest
20/4/05
30
0
0
45
HCM city
Nedved ơi, cho mình cảm ơn nhé. Mình cũng muốn bạn giúp làm rõ vài vấn đề, dựa trên bài trả lời của Nedved có vài chỗ mình cũng chưa thông suốt được.
Mình lấy VD: bảng cân đối phát sinh của Cty ABC, ngày 01/01/05 như sau:
N 1112 >< C411
1000USD*15.000 >< 1000USD*15.000
Phát sinh trong kỳ
Ngày 31/01/05 bán 200 USD thành tiền việt, tỷ giá17.000
Ngày 01/12/05 mua 200 USD bằng tiền việt, tỷ giá 16.000
Ngày 31/12/02 đánh giá lại TS, áp dụng tỷ giá 16.500
Vậy theo PP hạch toán theo tỷ giá thực tế, ta có kết quả (trước khi đánh giá lại TS): (giai đoạn 1)
N 1112 >< C411 >< N 1111
800USD*15000 >< 1000*15000 >< 200*(17000-16000)
200USD*16000
Sau đó đánh giá lại tài sản áp dụng tỷ giá ngày 31/12/05 của ngân hàng trung ương: 16.500 (giai đoạn 2)
N 1112 >< C 413
1000*16.000 - 800*15.000 -200*16.000 >< tương ứng
nedved nói:
Nếu trong quá trình thực hiện các giao dịch ngoại tệ người ta không xác định được luôn CLTG nào là relised hay unrelised mà hạch toán theo giá thực tế (hoặc giá hạch toán) như bạn đã đề cập ở vấn đề 1, thì toàn bộ CLTG trong kỳ sẽ được kết chuyển vào CLTG đánh giá lại cuối kỳ. Lúc này, CLTG là unrelised và sẽ được xử lý theo đúng chuẩn mực đã đề cập.
nedved có thể dựa trên trên lý thuyết của bạn và vd của mình để làm rõ được ko? nếu được thì mỗi phần diễn giải bạn nên đưa ra một vd cụ thể nhé.
nedved nói:
CLTG không thể được xem xét giống như hàng tồn kho như bạn đề cập, vì hàng tồn kho được theo dõi theo giá gốc.
Giải thích giùm phần trích dẫn này nhé.
Cảm ơn nhiều.
 
L

Le Hoai Phong

Guest
20/4/05
30
0
0
45
HCM city
Cảm ơn bác Nedved nhé, mình đã hiểu ý bác rồi ( đúng là mình ko có căn bản thật). Mong bác chỉ giáo thêm bài gửi các kỳ sau nhé.
Nếu bác rảnh mời bác uống cafe nhé. Vui lòng nhá máy: 0918.559.116 - Phong.
Mail: dinhphong@walla.com
Trân trọng
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA