IAS 02 sửa đổi 1993 cho phép tính giá trị hàng tồn kho theo một trong các phương pháp sau : FIFO, LIFO, bình quân gia quyền, đích danh. Tuy nhiên, IAS 02 sửa đổi 2003 đã không cho phép sử dụng phương pháp LIFO nữa.
Mỗi một phương pháp đều có một số mặt hạn chế của nó. Cụ thể : "Trong một thị trường không ổn định khi giá lên xuống thất thường, mỗi phương pháp có thể cho một kết quả khác nhau. Khi giá mua vào tăng lên qua các kỳ thì phương pháp FIFO cho kết quả của trị giá vốn thấp nhất, lãi gộp cao nhất. Trái lại, phương pháp LIFO cho kết quả trị giá vốn hàng bán cao nhất, lãi gộo thấp và thu nhập thuần thấp nhất. Kết quả của phương pháp bình quân gia quyền sẽ nằm giữa 2 phương pháp FIFO và LIFO, còn phương pháp thực tế đích danh thì hoàn toàn phụ thuộc vào những sản phẩm nào thực tế được tiêu thụ. Theo như phân tích trên, phương pháp thực tế đích danh có thể được chấp nhận vì nó hoàn toàn làm tương xứng giữa chi phí và thu nhập. Phương pháp bình quân gia quyền có khuynh hướng che giấu sự biến động giá, song có ưu điểm là khắc phục được hạn chế của những phương pháp còn lại và khối lượng tính toán ít. Phương pháp FIFO cung cấp một cách đánh giá hàng tồn kho trên BCĐKT sát với giá hiện hành của hàng hóa thay thế nhất. Phương pháp LIFO chọn chi phí phát sinh sau cùng để xác định trị giá của hàng bán, do đó kết quả của nó là sự tương xứng rõ nhất giữa chi phí hiện hành và thu nhập trên BCKQKD." - Trích từ Tạp chí kế toán số 52 bài Vận dụng những thay đổi của chuẩn mực kế toán quốc tế 02 Hàng tồn kho của tác giả Nguyễn Tuấn Anh, trang 31-32-33.
Trên đây chỉ là một phần của bài báo, bạn Letrans nên tham khảo thêm để biết thêm nhiều thông tin nhé !