help me understand financial ratios

  • Thread starter haibv
  • Ngày gửi
H

haibv

Guest
6/5/05
6
0
0
44
Ha Noi
Tôi có một số băn khoăn về các tỉ lệ tài chính, rất mong các bạn trả lời giúp tôi.
- Cách tính: vòng quay vốn lưu động = doanh thu thuần/VLĐ bình quân.
Tôi thấy cách tính này có vấn đề làm sao ấy. Vì đâu phải chỉ có vốn lưu động là làm ra doanh thu thuần mà trong doanh thu thuần còn có cả khấu hao, lãi vay... Vậy thi tính cách đấy làm sao mà hợp lý được.
Tương tự cho vòng quay các khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho.
- Tôi vẫn còn rất nhiều băn khoăn về cách tính NPV và IRR theo hai quan điểm quan điểm: Cho lãi vay vào dòng tiền (Quan điểm của chủ đầu tư) và quan điểm tổng đầu tư (Quan điểm tổng đầu tư). Tôi rất mong ai có một báo cáo nghiên cứu khả thi nào đó mà cho là chuẩn, gửi cho tôi, nếu không thì chỉ gửi phần phân tích tài chính dự án thôi cung được, sau đó tôi sẽ comment ý kiến của mình. Xin gửi cho tôi vào địa chỉ haivib@yahoo.com

Xin cảm ơn rất nhiều!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
haibv nói:
Tôi có một số băn khoăn về các tỉ lệ tài chính, rất mong các bạn trả lời giúp tôi.
- Cách tính:
vòng quay vốn lưu động = doanh thu thuần/VLĐ bình quân.
Tôi thấy cách tính này có vấn đề làm sao ấy. Vì đâu phải chỉ có vốn lưu động là làm ra doanh thu thuần mà trong doanh thu thuần còn có cả khấu hao, lãi vay... Vậy thi tính cách đấy làm sao mà hợp lý được.

bạn cứ định nghĩa theo công thức đi:
chỉ tiêu bạn đưa ra phản ánh thế nào? ( nó là cái gì?)
Nó phản ánh rằng 1 đ VLĐBQ trong kỳ đã tạo ra dc mấy đồng DSthuần. Đơn giản chỉ có vậy thôi.
Và nó để làm gì?
Nó nói rằng, với cùng 1 vòng quay như vậy, để tạo nhiều DS hơn -> đòi hỏi DN phải bổ xung thêm bao nhiêu VLĐ nữa.
Nó cũng nói thêm rằng, nếu ko bổ xung VLĐ -> để tăng DS thì phải tăng vòng quay VLĐ lên.
Còn giải pháp nào để tăng vòng quay VLĐ?
thì bạn lại phải mổ xẻ tiếp:
Vốn lưu động và phần vốn tài trợ cho những khoản TSLĐ nào? và làm sao tăng chu chuyển TS ở các phần này? ( cân đối nguồn hàng tồn kho khoa học, tăng cường thu hồi công nợ v.v và v.v)
Đại loại như vậy.
Tất cả các chỉ tiêu tương quan nào đều có khả năng phân tích trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các chỉ tiêu khác. Bạn cứ thử xem với các chỉ tiêu khác.
tôi có thể đưa ra VD cho bạn mấy chỉ tiêu củ chuối này:
1. DS/số lượng lao động; DS/Quỹ lương.
2. DS/Khách hàng v..v
Chắc chẳng có sách nào đưa ra những chỉ tiêu kiểu này, nhưng nó cũng có ý nghĩa kinh tế, điều quan trọng là việc phân tích nó sẽ đem lại điều gì cho công tác quản trị doanh nghiệp, cho các quyết định đầu tư, phát triển hoặc thu hẹp hoạt động, và cuối cùng cũng nhằm 1 mục tiêu duy nhất là: tối ưu hóa lợi nhuận.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA