cả nhà ơi giúp tôi với

  • Thread starter haibv
  • Ngày gửi
H

haibv

Guest
6/5/05
6
0
0
44
Ha Noi
Tôi thấy trong một số bảng cân đối kế toán, trong phần nợ ngắn hạn các khoản như:thuế và các khoản phải nộp nhà nước, phải trả công nhân viên, phải trả người bán... lại là số âm. Theo tôi trong bảng cân đối kế toán chỉ có các khoản dự phòng mới mang dấu âm, còn lại đề phải mang giá trị dương. Như vậy đúng hay sai? Các bác giải thích cho tôi với!

Cảm ơn các bác rất nhiều!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
ketoan4mat

ketoan4mat

Cao cấp
24/4/03
3,906
17
38
Sài Gòn đẹp lắm
Mình nghĩ vẫn có thể là số âm được mà. Đó là số thuế mà NN còn nợ , số tiền lương thanh toán bị dư .....
 
A

anhvu

Cao cấp
11/10/03
213
0
16
Truy cập trang
Du thi no nam o ben No chu khong phai du am o ben co, chac cau nham roi. Xem lai di
 
H

haibv

Guest
6/5/05
6
0
0
44
Ha Noi
mình nghĩ không phải thế vì số tiền thanh toán tiền lương dư thì sẽ hạch toán vào khoản phải thu của công nhân viên chứ ai lại để ở phần phải trả công nhân viên?
 
H

haibv

Guest
6/5/05
6
0
0
44
Ha Noi
mình vẫn cho rằng ngoài các khoản dự phòng ra thì không bao giờ có số âm trong bảng cân đối kế toán cả. Vì các tài khoản chỉ có một loại (hoặc là dư nợ hoặc là dư có) trừ tài khoản phải thu và phải trả khách hàng. Vậy thì làm sao âm được?
 
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,030
410
83
46
Ninh Thuận
To haibv, khi lên bảnc CĐKT thì âm của khỏan phải nộp cho nhà nước thể hiện khoản nợ của nhà nước đối với doanh nghiệp bạn ạ!
 
P

putin

Guest
14/1/05
69
0
6
42
HN
tất nhiên là có thể âm được mà. Nó là dư nợ. Bạn dùng phần mềm kế toán nên thấy thế là đúng, máy hiểu là số âm khi lên báo cáo còn chắc chắn là dư nợ rồi mà bạn biết dư nợ là gì rồi
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
haibv nói:
Tôi thấy trong một số bảng cân đối kế toán, trong phần nợ ngắn hạn các khoản như:thuế và các khoản phải nộp nhà nước, phải trả công nhân viên, phải trả người bán... lại là số âm. Theo tôi trong bảng cân đối kế toán chỉ có các khoản dự phòng mới mang dấu âm, còn lại đề phải mang giá trị dương. Như vậy đúng hay sai? Các bác giải thích cho tôi với!

Cảm ơn các bác rất nhiều!
Bạn có thấy có 1 số điểm như thế này trên BCĐKT:
1. Các khoản phải thu của khách hàng ( TK131): khi có dư có - khách hàng ứng trước, thì có 1 chỉ tiêu tương ứng bên phần nguồn vốn - Nợ ngắn hạn.
2. tương tự như vậy khỏan phải trả người bán (Tk331) khi có dư nợ - ứng trước tiền hàng cho nhà cung cấp, thì lại có 1 chỉ tiêu tương ứng bên phần tài sản - TSLĐ.
Rất tiếc là các khoản phải trả NSách, phải trả nhân viên lại không có chỉ tiêu cho phần mà công ty ứng trước cho các đối tượng này. cho nên nó buộc phải dùng số âm, và phản ánh bên nguồn vốn.
ý nghĩa của nó chỉ có vậy thôi bạn ạ.
mong rằng, sau này, BCĐKT sẽ được thiết lập một cách bao quát hơn. hìiiiiiiiii
 
H

haibv

Guest
6/5/05
6
0
0
44
Ha Noi
Mình đã xem lại sách rồi, Không bao giờ có giá trị âm với bất kỳ khoản mục nào trong BCĐKT đâu ngoại trừ các khoản dự phòng. Vì nếu âm bên phần tài sản thì chuyển sang phần nguồn vốn và nguợc lại. Theo hệ thống kế toán mới được sửa chữa thì các tai khoản thanh toán (334, 338, 331...) - Sách xuất bản tháng 10/2004 đều có cả dư nợ và dư có hết. Các bạn xem lại đi xem minh có nhầm không nhe!
 
N

naiduong

Guest
2/5/05
5
0
0
Ha Noi
Bathanh nói:
Bạn có thấy có 1 số điểm như thế này trên BCĐKT:
1. Các khoản phải thu của khách hàng ( TK131): khi có dư có - khách hàng ứng trước, thì có 1 chỉ tiêu tương ứng bên phần nguồn vốn - Nợ ngắn hạn.
2. tương tự như vậy khỏan phải trả người bán (Tk331) khi có dư nợ - ứng trước tiền hàng cho nhà cung cấp, thì lại có 1 chỉ tiêu tương ứng bên phần tài sản - TSLĐ.
Rất tiếc là các khoản phải trả NSách, phải trả nhân viên lại không có chỉ tiêu cho phần mà công ty ứng trước cho các đối tượng này. cho nên nó buộc phải dùng số âm, và phản ánh bên nguồn vốn.
ý nghĩa của nó chỉ có vậy thôi bạn ạ.
mong rằng, sau này, BCĐKT sẽ được thiết lập một cách bao quát hơn. hìiiiiiiiii

Toi doc thay rat nhieu y kien ve van de nay. Nhung toi ung ho y kien cua Bathanh. Ban nay co y kien nguoc lai xin giai thich ro rang hon
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Xin bổ sung ông thứ 3. Âm tiền lương phải trả cán bộ công nhân viên: Điều này có thể xảy ra đối với các doanh nghiệp sử dụng đơn giá tiền lương (khoản sản phẩm - doanh số vv..) để trích lập quỹ lương (thường thấy ở các DNNN - khi cuối năm có sự điều chỉnh đơn giá tiền lương), sau đó chi trả theo hệ số lương cơ bản như quy định của nhà nước, sẽ có thời kỳ số thực trả (tính theo đơn giá lương cơ bản) lớn hơn số trích quỹ (Nợ Phí/Có nguồn quỹ lương) do vậy sẽ sinh ra số âm, số dư này không được ghi nhận là khoản phải thu khác (phải thu từ người lao động) vì người lao động không có trách nhiệm hoàn trả số lương đã hưởng đó.
 
H

haibv

Guest
6/5/05
6
0
0
44
Ha Noi
Mình chốt lại ý kiến thế này nhé: Mình đã trực tiếp hỏi phó khoa kế toán trường đại học kinh tế QD hà nội và cô ấy có quan điểm như sau: Trong BCĐKT chỉ có các khoản dự phòng và lỗ là âm, còn lại không bao giờ có số âm trong bảng cân đối kế toán cả. mình thấy thế là hoàn toàn hợp lý
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
haibv nói:
Mình chốt lại ý kiến thế này nhé: Mình đã trực tiếp hỏi phó khoa kế toán trường đại học kinh tế QD hà nội và cô ấy có quan điểm như sau: Trong BCĐKT chỉ có các khoản dự phòng và lỗ là âm, còn lại không bao giờ có số âm trong bảng cân đối kế toán cả. mình thấy thế là hoàn toàn hợp lý
Thế cái chỉ tiêu Hao mòn tài sản cố định là số dương hay số âm vậy bạn?
 
P

putin

Guest
14/1/05
69
0
6
42
HN
haibv nói:
Mình chốt lại ý kiến thế này nhé: Mình đã trực tiếp hỏi phó khoa kế toán trường đại học kinh tế QD hà nội và cô ấy có quan điểm như sau: Trong BCĐKT chỉ có các khoản dự phòng và lỗ là âm, còn lại không bao giờ có số âm trong bảng cân đối kế toán cả. mình thấy thế là hoàn toàn hợp lý
Thực sự nếu bạn đang đi làm thì bạn có thực tế và sẽ hiểu còn nếu thực sự bạn đang đi học thì mình có thể hiểu quan điểm của bạn. Mặt khác nếu bạn không thấy tin lắm vào bathanh thì bạn xem lại chu trình hạch toán của tk âm đó (334) xem con đường đi của nó là bạn hiểu ngay thôi còn bàn luận thì chỉ có thể nói chung chung và đưa ra những phán đoán sát nhất với thực tế thôi.
Chúc bạn tìm ra được vấn đề
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
haibv nói:
Theo hệ thống kế toán mới được sửa chữa thì các tai khoản thanh toán (334, 338, 331...) - Sách xuất bản tháng 10/2004 đều có cả dư nợ và dư có hết. Các bạn xem lại đi xem minh có nhầm không nhe!
Tài khoản thanh toán ý bạn nói là sao? có phải là những tài khoản theo dõi công nợ?
Không chỉ có sách xuất bản 10/2004, mà từ ngày sinh ra các chế độ kế toán thì việc theo dõi công nợ vẫn được theo dõi theo từng đối tượng, và như vậy, có chuyện muôn đời là có thể có số dư Nợ hoặc dư có ( ứng trước/trả thừa hoặc còn phải thu/còn phải trả) cho mỗi đối tượng nợ. Và do đó trên các tài khoản theo dõi đều có khả năng phát sinh kết quả là đồng thời có số dư 2 bên.
Về điều này thì bạn không có nhầm nhọt.
Có mỗi thuật ngữ bạn dùng hơi buồn cười thôi:
Theo hệ thống kế toán mới được sửa chữa....
Nghe như sửa nhà hay sửa máy móc thiết bị ấy. hì
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Không sao đâu haibv, bạn đang bàn luận trong khu vực dành cho thực tế do vậy không thể đem đi hỏi các chuyên gia lý thuyết được, vài phân tích bên trên về nguyên nhân dẫn đến việc có số âm trên báo cáo tài chính chưa làm bạn đồng ý sao??
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
HyperVN nói:
Không sao đâu haibv, bạn đang bàn luận trong khu vực dành cho thực tế do vậy không thể đem đi hỏi các chuyên gia lý thuyết được, vài phân tích bên trên về nguyên nhân dẫn đến việc có số âm trên báo cáo tài chính chưa làm bạn đồng ý sao??
Vấn đề này cũng thuần túy lý thuyết đó HyperVN ạ.
Các chỉ tiêu được nhặt từ dư có các TK mà ghi ở bên phần tài sản của BCĐKT thì phải ghi số âm. ( và ngược lại).
Điều này dễ hiểu như nguyên lý kế toán thôi mà.
vả lại, số âm trên báo cáo tài chính chứ không phải số âm trên sổ kế toán, mong các bạn lưu ý nhé.
 
G

Gia Linh

Guest
30/1/05
357
2
0
24
VN
haibv nói:
mình vẫn cho rằng ngoài các khoản dự phòng ra thì không bao giờ có số âm trong bảng cân đối kế toán cả. Vì các tài khoản chỉ có một loại (hoặc là dư nợ hoặc là dư có) trừ tài khoản phải thu và phải trả khách hàng. Vậy thì làm sao âm được?
Bạn cho rằng, là việc bạn cho, bạn hòan toàn có quyền làm điều đó mà.
Tài khoản thì chỉ có số dư, lấy đâu ra số âm.
Nhưng chỉ tiêu trên bảng CĐKT thì chỉ có 1, nếu dư nợ trên TK thì ghi thế nào? mà lỡ dư có thì ghi thế nào?
Trong cuộc đời, Bạn đã bao giờ nhìn thấy 1 cái BCĐKT nào chưa? ( cho dù có số liệu hay form không có số liệu)
 
N

naiduong

Guest
2/5/05
5
0
0
Ha Noi
Tôi xin đưa 1 ví dụ về số âm trên bang CĐKT. Ở Công ty tôi làm báo cáo quý I-2005, số dư TK 33311 là dư nợ khi đưa vào bảng CĐKT trên mục phải trả NS là số âm. Nếu bạn nào cho rằng bảng CĐKT không có số âm cho tôi biết phải đưa vào mục nào.
Còn về các khoản phải thu phải trả thì không có số âm, ví dụ TK 131 có cả dư nợ, có cả dư có thì phần dư nợ là phải thu khách hàng phần dư có là khách hàng ứng tiền trước.
 
P

putin

Guest
14/1/05
69
0
6
42
HN
đơn giản và dễ hiểu là nợ phải trả thì nhặt bên có 331 và 131, 138, phải thu nhặt bên nợ 131 và 331,338. Còn tài khoản 131 và 331 không có số dư âm, bạn có thể nhìn trên bảng cân đối số phát sinh sẽ thấy
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA