Mỗi tuần một chuyên đề

Ví dụ về cách tính giá trị dở dang cuối kỳ theo các phương pháp tính giá :bình quân ;fifo;lifo

  • Thread starter Thanh Nam
  • Ngày gửi
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,123
113
HCM
www.famaconsulting.vn
[FONT=&quot]MỘT VÍ DỤ VỀ CÁCH TÍNH GIÁ TRỊ DỞ DANG CUỐI KỲ THEO CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ :BÌNH QUÂN ;FIFO;LIFO[/FONT]​
[FONT=&quot]1/Các khái niệm trừu tượng trong phương pháp tính giá thành :[/FONT]
[FONT=&quot]Như chúng ta đã biết, hiện tại có rất nhiều phương pháp tính toán giá thành được trình bày đầy đủ trên các giáo trình của các trường đại học và các viện, tuy vậy ở đây chúng tôi muốn cùng bạn đọc trở lại tìm hiểu sâu hơn một vài nhân tố quan trọng trong các phương pháp tính giá thành đã được biết .[/FONT]
[FONT=&quot]Đa phần các doanh nghiệp sử dụng tài khoản sản phẩm dở dang (SPDD) để phản ánh các chi phí phát sinh trong kỳ và tính giá thành sản phẩm, số dư của tài khoản này phản ánh rằng giá trị của các sản phẩm còn đang làm dở chưa hoàn thành tại ngày làm báo cáo. Như vậy SPDD vừa là yếu tố đầu vào, vừa là một yếu tố đầu ra trong hệ thống kế toán giá thành, ta có thể tóm lược các khái niệm căn bản đầu vào, đầu ra của hệ thống kế toán giá thành như bảng sau : (H1)[/FONT]
[FONT=&quot]
Chi tiết bài viết vui lòng đọc file đính kèm.

Thông tin phản hồi của bạn đọc xin được gởi về theo địa chỉ : qandien@gmail.com [/FONT]hoặc trao đổi tại topic này.
[FONT=&quot] Tác giả: CN Quách Nguyễn Ân Điển[/FONT]
 

Đính kèm

  • giatri_ddck_keyfa08.rar
    23.1 KB · Lượt xem: 575
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Thảo luận về cách phương pháp tính giá thành

Trước tiên rất cảm ơn Ban quản trị đã dốc công sức để cho ra đời một bản tin nội bộ cho Webketoan, cảm ơn các tác giả vì những bài viết rất hay và bổ ích.

Tuy nhiên tôi thấy có một số vấn đề sau muốn trao đổi với tác giả của bài viết Các phương pháp tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ

1. Mặc dù tác giả không phải là dân nghiên cứu nhưng khi viết bài tác giả nên tham khảo các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành để bài viết có bố cục chặt chẽ và thuyết phục hơn, đặc biệt cần phải có danh mục các tài liệu tham khảo. (Tất nhiên không thể yêu cầu chặt chẽ như một bài báo nghiên cứu được - Vì đây không phải là tạp chí khoa học mà chỉ là bản tin nội bộ).

2. Chính vì không có danh mục tài liệu tham khảo nên tôi chưa đánh giá cao về mặt học thuật của bài viết.

Thực chất bài viết bàn về cách trình bày Báo cáo sản xuất (Kê khối lượng, tính chi phí một đơn vị - giá thành, phân bổ chi phí cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang cuối) trong hệ thống kế toán chi phí theo quá trình sản xuất (Process Costing). Tuy nhiên khi trình bày các bảng kê tính giá trị một sản phẩm tương đương và phân bổ chi phí thì hơi rối. Tác giả có thể tham khảo cách trình bày Báo cáo sản xuất trong cuốn Cost accounting - A managerial Emphasis của Horngren, Datar, Foster (Các sách Kế toán chi phí của trừơng ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh cũng có các mẫu báo cáo).

Trong khá nhiều sách Kế toán chi phí tôi đã từng đọc (trong đó có 2 cuốn là Cost accounting - A managerial EmphasisCost accounting - Traditions and Innovations là 2 trong các cuốn theo tôi là viết tốt nhất về Kế toán chi phí) thì không thấy sách nào nói về tính khối lượng tương đương theo LIFO và Đích danh. Ngoài FIFO và Bình quân ra thì còn một phương pháp nữa liên quan đến tính giá hàng tồn kho là phương pháp định mức (Chi phí định mức, có phân tích biến động chi phí).

Do vậy theo tôi thì trong lý thuyết và thực tế không tồn tại các phương pháp LIFO và Đích danh.

Tác giả có bàn về việc áp dụng các phương pháp. Ở đây tôi đồng ý với quan điểm là phương pháp Bình quân đơn giản và được áp dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên phương pháp FIFO lại cung cấp thông tin tốt hơn cho đánh giá của nhà quản trị. Mặt khác thì lập trình báo cáo sản xuất FIFO theo tôi cũng không quá phức tạp.

Một đôi điều muốn được trao đổi cùng tác giả./.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA