Tính tồn quỹ cuối kỳ

  • Thread starter BinhLeClick007
  • Ngày gửi
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Em thấy các bác bàn quá nhiều về vấn đề này, nhưng thực ra nó rất đơn giản. Tú Anh rất hiểu về hình thức nghiệp vụ nhưng lại không thể giải thích được vì sao nó như thế.

Tôi có thể giải thích như thế này:

Tiền là tài sản của doanh nghiệp nó được hạch toán trên phần TS của bảng cân đối kế toán (B/S)

Bạn nào có thể định nghĩa giúp tôi chính xác tài sản là gì không nhỉ? tôi thì hiểu nôm na thế này, TS là tất cả nguồn lực của doanh nghiệp, thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp và phải đem lại lợi ích trong tương lai cho doanh nghiệp.

Như vậy chúng ta xét đến từ loại nghiệp vụ tại thời điểm cuối kỳ khiến cho có thể xuất hiện tiền đang chuyển:

- Khi các doanh nghiệp của bạn thanh toán công nợ phải trả: bạn viết ủy nhiệm chi và ra ngân hàng. Lúc này bạn đã coi như đã thanh toán, số tiền bạn chuyển đi nó không là TS của doanh nghiệp bạn nữa vì nó không thuộc quyền kiểm soát và không thể đem lại lợi ích trong tương lai cho doanh nghiệp bạn nữa. Khi đó không bao giờ khoản tiền bạn vừa chuyển lại xuất hiện trên tài khoản tiền đang chuyển của bạn => không bao giờ có số dư Có

- Cùng thời điểm đó, một khách hàng chuyển tiền thanh toán cho bạn, qua nghiệp vụ nào đó bạn biết rằng số tiền đã được chuyển, nhưng ra ngân hàng thì vẫn chưa thấy tiền về. Vậy bạn có thể biết chắc rằng khoản tiền đó đã có thể đem lại lợi ích trong tương lai cho doanh nghiệp bạn, vậy bạn nên hạch toán nó vào TS của doanh nghiệp dưới dạng tiền đang chuyển => lúc này phát sinh dư Nợ.

Việc hạch toán này sẽ rất thuận tiện cho việc đối chiếu công nợ sau này; và quan trọng hơn nó sẽ khiến cho báo cáo tài chính của bạn được trình bày một cách hợp lý hơn. Người đọc báo cáo sẽ có đánh giá sát thực hơn về khả năng tài chính của doanh nghiệp bạn (tiền có tính thanh khoản cao hơn phải thu => các chỉ tiêu về khả năng thanh toán sẽ khác)

Mong rằng các bạn nghiên cứu sâu hơn về một vấn đề, các bạn không nên đi sâu quá nhiều vào hạch toán => khiến những trường hợp tương tự không thể giải quyết được

Thân
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
B

BinhLeClick007

Guest
Cảm ơn các Pác đã quan tâm đến đề tài

Như vậy, khi tính số dư quỹ cuối kỳ chúng ta vẫn phải tính đủ cả ba yếu tố về tiền :
1. Tiền mặt tại quỹ (TK111)
2. Tiền gửi ngân hàng (Tk112)
3. Tiền đang chuyển (TK113)

Có đúng như thế ko các Pác !
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Số dư Tiền chứ không phải số dư Qũy

BinhLeClick007 nói:
Cảm ơn các Pác đã quan tâm đến đề tài

Như vậy, khi tính số dư quỹ cuối kỳ chúng ta vẫn phải tính đủ cả ba yếu tố về tiền :
1. Tiền mặt tại quỹ (TK111)
2. Tiền gửi ngân hàng (Tk112)
3. Tiền đang chuyển (TK113)

Có đúng như thế ko các Pác !
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Nedved lại nói chuyện lý thuyết rồi,
Khi các doanh nghiệp của bạn thanh toán công nợ phải trả: bạn viết ủy nhiệm chi và ra ngân hàng. Lúc này bạn đã coi như đã thanh toán, số tiền bạn chuyển đi nó không là TS của doanh nghiệp bạn nữa vì nó không thuộc quyền kiểm soát và không thể đem lại lợi ích trong tương lai cho doanh nghiệp bạn nữa. Khi đó không bao giờ khoản tiền bạn vừa chuyển lại xuất hiện trên tài khoản tiền đang chuyển của bạn => không bao giờ có số dư Có
HyperVN đã đặt giả thiết cụ thể ở bài trên (thực ra cũng không liên quan nhiều tới câu hỏi của tác giả đầu tiên - mình chỉ mạn phép khới nó lên đây để cùng thảo luận cho vui mà thôi), ở đây là vấn đề theo dõi séc, ủy nhiệm chi và độ trễ về mặt thời gian trong việc chuyển tiền qua ngân hàng, trường hợp séc đã viết rồi mà tiền trên tài khoản trong ngân hàng vẫn chưa chuyển đi thì cái séc đó được phản ánh thế nào? Nedved có thể đọc lại ví dụ thực tế mình nói trên đây, dĩ nhiên việc này cũng không quan trọng lắm đâu nếu bỏ qua việc theo dõi phát hành séc trên hệ thống kế toán, mình xin nhấn mạnh lại lần nữa là trong thực tế thời điểm bên mua và bên bán chấp nhận đã thanh toán với thời điểm dịch chuyển tài sản (tiền) từ bên mua sang bên bán là không đồng nhất, vẫn theo cái ý của Nedved về định nghĩa Tài sản "TS là tất cả nguồn lực của doanh nghiệp, thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp và phải đem lại lợi ích trong tương lai cho doanh nghiệp." thì số tiền tương ứng với giá trị trên tấm séc đã phát hành nằm trong tài khoản của doanh nghiệp sẽ không còn đem lại lợi ích cho tương lai của doanh nghiệp nó (vì biết chắc chắn nó sẽ được chuyển trả bên bán hàng) nhưng tại thời điểm ghi nhận đã thanh toán (bằng việc mang séc nộp cho người bán hàng) khoản tiền vẫn nằm trong tài khoản doanh nghiệp cơ mà, và tất nhiên trong trường hợp này khả năng thanh toán của doanh nghiệp phải ngoại trừ số tiền đã phát hành séc trên. Dĩ nhiên, khới ra câu chuyện hơi luyên thuyên này chỉ là thắc mắc nho nhỏ thôi, về mặt kế toán chưa thấy ai ghi nhận nó cả (nghĩa là ghi Có 113/Nợ 331 - khi phát hành séc - theo đúng lý thuyết kế toán) nhưng thắc mắc của mình là kế toán đã bỏ qua độ trễ về thời gian giữa điểm phát hành séc và điểm tiền chuyển ra khỏi ngân hàng, vậy trong báo cáo tài chính đánh giá các chỉ tiêu thanh toán có đúng nữa không? Lại lấy một ví dụ tuyệt đối hóa kiểu thế này: TK Ngân hàng dư nợ 100 triệu, DN đã phát hành một tờ sec đúng mệnh giá 100 triệu và đem trả tấm sec đó cho người bán hàng để họ mang tới ngân hàng yêu cầu chuyển trả, Kế toán không phản ánh giá trị này thì Khoản Tiền trên Bảng cân đối kế toán vẫn còn 100 triệu, vậy ảnh hưởng của nó thế nào?
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Có thể một số nghiệp vụ nào đấy tôi không rõ lắm. Như séc chẳng hạn, có bạn nào trả lời giúp tôi câu này được không? Khi viết séc rồi, số tiền trên séc vẫn nằm trong tài khoản thì doanh nghiệp có thể dùng số tiền đó để chuyển cho nơi khác (nếu cần gấp) được không?

Nếu câu hỏi trên có câu trả lời là "Có" thì lẽ tất nhiên số tiền đó thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp, do vậy phải để nó ở tài khoản tiền gửi ngân hàng chứ không được theo dõi nó ở tiền đang chuyển.

Khía cạch tiền đang chuyển chỉ được xem xét khi tiền đã ra khỏi ngân hàng mà vì lý do nào đấy bên nhận chưa nhận được tiền. Mặt khác, xét trên nguyên tắc trọng yếu, tiền đang chuyển chỉ nên xem xét vào thời điểm cuối kỳ phục vụ cho mục đích lập báo cáo tài chính. Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ kế toán không cần thiết phải xem xét đến tiền đang chuyển, khi nào tiền thực sự out hay in thì mới hạch toán.


To bác Hyper, bác xuống dòng vài cái để em còn dễ đọc, bác viết liền thế này thì mắt em cận mất

Thân
 
B

BinhLeClick007

Guest
To Nguyen_Tu_Anh :

Như vậy, số dư quỹ cuối kỳ và số dư tiền cuối kỳ khác nhau ở điểm nào vậy. Cuối kỳ DNghiệp thường sử dụng sổ quỹ cuối kỳ hay chỉ sử dụng sổ quỹ tiền mặt, sổ quỹ tiền gửi thôi.

Mong bạn giải đáp hộ mình.
Xin chân thành cảm ơn !
Chào !
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Số dư qũy và số dư tiền khác nhau ở thành phần tạo nên nó thôi.
Số dư qũy thì bạn lấy số dư nợ của một TK : 111
Số dư tiền thì bạn lấy tổng số dư nợ của ba TK : 111, 112, 113.
Người ta nói đến : sổ qũy tiền mặt 111 và số tiền gửi ngân hàng 112. Kế toán sử dụng cả hai loại sổ này vì nó phản ánh hai tài khoản khác nhau mà.
BinhLeClick007 nói:
To Nguyen_Tu_Anh :

Như vậy, số dư quỹ cuối kỳ và số dư tiền cuối kỳ khác nhau ở điểm nào vậy. Cuối kỳ DNghiệp thường sử dụng sổ quỹ cuối kỳ hay chỉ sử dụng sổ quỹ tiền mặt, sổ quỹ tiền gửi thôi.

Mong bạn giải đáp hộ mình.
Xin chân thành cảm ơn !
Chào !
 
H

hathu

Trung cấp
30/9/04
74
1
0
43
Ha Noi
nedved nói:
Có thể một số nghiệp vụ nào đấy tôi không rõ lắm. Như séc chẳng hạn, có bạn nào trả lời giúp tôi câu này được không? Khi viết séc rồi, số tiền trên séc vẫn nằm trong tài khoản thì doanh nghiệp có thể dùng số tiền đó để chuyển cho nơi khác (nếu cần gấp) được không?


Thân

Trả lời chú nedved tý nhé, năm nay chú ôn CPA rồi, học lại môn ngân hàng thương mại thì có ngay thôi, anh bỏ lâu cũng không nhớ lắm chỉ nhớ cái loại sec định mức hoặc sec bảo chi nó thanh toán như thế này thôi, nói chú tham khảo còn kế toán hạch toán thế nào thì ...tuỳ nghi di tản:

Doanh nghiệp muốn phát hành sec định mức hoặc sec bảo chi phải có tài khoản tiền ở ngân hàng. Khi có yêu cầu phát hành 2 laọi sec trên, ngân hàng sẽ chuyển tiền từ TKTG thông thường sang tài khoản đảm bảo thanh toán sec và phát hành số sec tương ứng với giá trị đảm bảo thanh toán này đồng thời cấp sec cho khách hàng (số sec cấp chỉ có giá trị tối đa = số tiền được bảo chi sec). Khi sử dụng hai loại sec trên, chủ tài khoản không thể dùng tiền từ tài khoản bảo chi cho các giao dịch khác. Khi đó, người bán nhận được tờ sec bảo chi và nộp vào ngân hàng là ngân hàng của bên bán có thể ghi có ngay vào TKTG và ghi phải thu bên phát hành sec (tham khảo thêm môn kế toán ngân hàng) vì tiền này đã được ngân hàng phát hành sec đảm bảo thanh toán (chắc chắn thu dược tiền). Như vậy thì bên bán ghi nhận kế toán là rõ ràng rồi, chỉ có bên mua thôi vì tại thời điểm đó, tiền có thể chưa được chuyển đi, có điều chắc chắn là chủ tài khoản cũng không thể dùng tiền này cho mục đích khác, anh nghĩ rằng, khi đó ghi vào tiền đang chuyển - ghi có 113 (trả khách hàng) cũng hợp lý cần thiết thì ghi rõ thêm là tiền này dùng bảo chi cho tờ sec xyz đã phát hành.
 
H

hathu

Trung cấp
30/9/04
74
1
0
43
Ha Noi
Nói chung, ghi nhận thế nào thì mọi người phải tham khảo thêm môn nghiệp vụ ngân hàng thương mại và kế toán ngân hàng để biết thêm chi tiết :))
 
B

BinhLeClick007

Guest
Như vậy, khi TK113 có số dư cuối kỳ thì nó chỉ được thể hiện trên BCĐKT và Sổ chi tiết TK thôi ah ?
Và không được kế toán sử dụng làm sổ báo cáo cuối kỳ ?

Mong bạn giải đáp tiếp thắc mắc này (hehehehe ...) !

Cảm ơn !
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA