bài toán về lãi suất các loại rút trước và rút lãi sau?

  • Thread starter girllonely
  • Ngày gửi
G

girllonely

Guest
23/9/09
4
0
0
34
bac giang
Giả sử ngân hàng đã hạch toán toàn bộ lãi cộng dồn dự trả cho một khách hàng gửi tiết kiệm có kỳ hạn 6 tháng. Nhưng chưa đến ngày đáo hạn khách hàng đó đã đến xin rút gốc trước hạn.Ngân hàng đồng ý và ngân hàng đó sẽ xử lý khách hàng đó như thế nào ? trong các trường hợp sau đây:
1, Ngân hàng trả lãi định kỳ hàng tháng
2, Ngân hàng trả lãi sau
3, Ngân hàng trả lãi trước
( Và cho em ví dụ minh họa luôn nha)
em xin cám ơn rất rất nhiều ! có gì giúp em với , em mới được học kế toán ngân hàng mà, chưa biết nhiều mong mọi người chỉ bảo cho em tiến bộ hơn!!!!!!! Thank's
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
G

girllonely

Guest
23/9/09
4
0
0
34
bac giang
mọị người ơi giúp em với nhanh lên em đang cần gấp mà!!!!!
 
N

nyhakata

Guest
23/9/09
3
0
0
33
hcm
Công thức tính trả lãi trước, trả lãi sau
Ví dụ: có 30 triệu đồng, muốn gửi ngân hàng 3 tháng.
NH quy định trả lãi sau là 0.87%/tháng,
trả lãi trước là 0.80%/tháng và
trả lãi hàng tháng là 0.83%/tháng.
Lãi suất ngân hàng đặt ra luôn luôn theo sự tính toán có lợi cho ngân hàng, người gửi tiền thấy được thì gửi, thấy không được thì tìm ngân hàng khác.
Cơ sở tính toán là làm sao thu hút được tiền tiết kiệm để đem cho vay. Khi không có người vay nữa thì không cần tiền nữa, ngân hàng sẽ giảm lãi suất.
Công thức tính
- Lãi trả sau
Bạn gửi vào 30 triệu, sau 3 tháng bạn sẽ nhận được 30 triệu X (1 + 0,0087 X 3) = 30.783.000₫.
Tỉ lệ giữa số tiền sau 3 tháng và số ban đầu là:
30.783.000/30.000.000 = 1,0261
- Lãi trả trước:
Bạn gửi vào 30 triệu, bạn nhận lại được ngay 30 triệu X 0,0080 X 3 = 720.000₫; tương đương với việc bạn gửi vào 29.280.000₫ và sau 3 tháng bạn sẽ nhận được 30 triệu.
Tỉ lệ giữa số tiền sau 3 tháng và số ban đầu là:
30.000.000/29.280.000 = 1,0246.
=>Tỉ lệ này thấp hơn trường hợp trên, do đó Th này là có thể.
- Lãi hàng tháng:
Bạn gửi vào 30 triệu, mỗi tháng bạn nhận lại 30 triệu X 0,0083 = 249.000₫ Và sau 3 tháng bạn nhận được tổng cộng 30.000.000 + 3 X 249.000 = 30.747.000₫.
Vậy chọn phương án 3, ngân hàng trả lãi trước .
-------------------------------------------------------------------------

Pà kon ngó tí xíu nè !

Vì là tiền thân của Quỹ Hỗ trợ phát triển, hoạt động của Ngân hàng tài chính phát triển Việt Nam trên tinh thần là một ngân hàng chính sách của Chính phủ, là công cụ thực hiện chính sách đầu tư phát triển của nhà nước và xuất khẩu.Cam kết với khách hàng về dịch vụ vay ngắn hạn và dài hạn với mức lãi suất thấp.
Xem chi tiết cụ thể trên wedsite: " http://nganhangonline.com/ "
------------------------------------------------------------------
Ngan hang tai chinh
Ngan hang HSBC | Ngan hang ANZ
Ngan hang VietcomBank | Ngan hang VietinBank
 
N

nguyenthithuhuong

Guest
7/9/09
13
0
0
ha noi
Ví dụ:1/1/0x khách hàng gửi tiêt kiệm có kỳ hạn 6 tháng, số tiền 120 tr.lãi suất không kỳ hạn là 0.3%/tháng. khách hàng đến rút tiền 15/4/0x.

1/1/0x, ngân hàng hạch toán: N: 1011 : 120
C: 4232/ 6 tháng/ KH: 120

TH1: lãi trả cuối kỳ, ls 1.5%/tháng.
ngân hàng hạch toán lãi dự trả cuối mỗi tháng 1,2,3. N: 801: 120*1.5%
C: 4911 : 120*1.5%
15/4. số dư trên tài khoản 4911 là : 3*120*1.5%
khách hàng rút trước hạn nên ngân hàng tính lãi cho khách hàng theo lãi suất không kỳ hạn là: 120*0.3%*(3+15/30).đòng thời thực hiện thoái chi trên tài khoản chi phí lãi đã hạch toán. N: 4232 : 120
N: 4911: 120*1.5%*3
C: 801 : [120*1.5%*3] - [120*0.3%*(3+15/30)]
C: 1011: 120+ 120*0.3%*(3+15/30)

TH2: trả lãi hàng tháng. gs lãi suất vẫn là 1.5%/tháng.
cuối các tháng 1,2,3: N: 801: 120*1.5%
C: 1011: 120*1.5%
15/4: N: 4232: 120
C: 801: 120*1.5%*3 - 120*0.3%*(3+15/30)
C: 1011: 120 _ 120*1.5%*3 + 120*0.3%*(3+14/30)

TH3: trả lãi trước, để cho đơn giản ta giả sử lãi suất vẫn là 1.5%/tháng
1/1/0x: N: 1011: 120 - 120*1.5%*6
N: 388: 120*1.5%*6
C: 4232: 120
cuối mỗi tháng: N: 801: 120*1.5%
C: 388: 120*1.5%
15/4: N: 4232: 120
C: 801: 120*1.5%*3 - 120*0.3%*(3 +15/30)
C: 388: 120*1.5%*3
C:1011: 120 - 120*1.5%*6 + 120*0.3%*(3+ 15/30).

Thời điểm hạch toán dự thu và thời điểm thoái chi trong ví dụ này đều trong cùng một kỳ kế toán nên khi thoái chi vẫn thoái chi trên tài khoản 801 ( theo nguyên tắc chi ở đâu thì thoái chi ở đó). trên thực tế, giả sử khách hàng gửu tiền vào 1/10 và rút tiền 15/1, tại ngày 31/12 chúng ta đã kết chuyển hết số dư trên tài khoản 801 để xác định kết quả kinh doanh, giả sử ngan hàng chỉ hạch toán các khoản thu chi tiền gửi vào cuối tháng thì tại ngày 15/1 số dư trên tài khoản 801 bằng 0, nêu thực hiện thoái chi trên tài khoản 801 thì tài khoản này sẽ có số dư có => không đúng bản chất tài khoản chi phí. vì vậy, đối với trường hợp này ta ghi có trên tài khoản thu nhập khác số tiền thoái chi.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA