Kính mời các cao thủ nhào vô ..:)

  • Thread starter Vualua
  • Ngày gửi
A

Acc242

Cao cấp
4/5/04
285
1
18
HCMC
Truy cập trang
Các bác tranh luận sôi nổi về việc đàm phán gia nhập WTO. Đại lộ này đang dần hiện ra với VN. Tuy nhiên, DN VN đã có chuẩn bị gì cho cuộc chơi này? Tác động của WTO khi VN trở thành member thì ngành nào sẽ bị ảnh hưởng, mức độ như thế nào, VN sẽ làm gì để tranh thủ các lợi thế cũng như hạn chế các tiêu cực khi gia nhập WTO?

Theo mình thì ngành ngân hàng đang chuẩn bị cuộc chơi này khá rầm rộ đặc biệt là hệ thống ngân hàng thương mại. Nhưng hiện tại hầu hết các ngân hàng thương mại VN đều theo đuổi chiến lược cả ngân hàng bán buôn và bán lẻ. Vậy thế thượng phong của họ có thể duy trì được không ôm cả bán buôn và bán lẻ?

Tại hạ chỉ có vài lời như vậy xin các cao thủ chỉ giáo
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
L
Lật tìm lại bài cũ để xem về những phân tích của chúng ta, mình nghĩ cần khuấy động lại chủ đề này. Xuất phát của việc này là do mình đọc một bài phỏng vấn Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, trước hết xin trích đăng và mong mọi người tiếp tục thảo luận về nội dung này.

Vào WTO: Việt Nam bỏ lỡ một nước cờ


(VietNamNet) - Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt khẳng định nếu không có sự chỉ đạo quyết liệt từ cấp cao, chưa chắc VN có thể gia nhập WTO vào năm 2006.

Trong cuộc trao đổi mới đây, nhà lãnh đạo tâm huyết với vấn đề hội nhập của đất nước này đã phân tích về những cơ hội bị bỏ lỡ trong tiến trình gia nhập WTO để nêu ý khẳng định nói trên.

Chấp nhận luật chơi chung

PV- Ông đánh giá thế nào về việc Việt Nam phải hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, trong đó có việc gia nhậo Tổ chức Thương mại thế giới WTO?

VVK- Trên thế giới hiện nay, hội nhập, mà cao và sâu hơn là toàn cầu hóa, là một xu thế tất yếu, không thể khác. Xu thế này rất mới nhưng tích cực cho phát triển. Trong đó gia nhập WTO là một bước đi cần thiết.

Tất nhiên, trong tích cực cũng có khó khăn chứ không phải lúc nào cũng trơn tru. Vào cuộc chơi đó, để vượt qua những khó khăn, thách thức, chúng ta phải phát huy hết nội lực của mình. Nội lực ấy, quan trọng nhất là con người. Phải làm sao phát huy được khả năng của mỗi người để làm nên nội lực chung ấy của đất nước. Mở rộng hơn nữa dân chủ, tự do để khả năng của mỗi người được sử dụng tối đa.

Tôi rất hứng thú với phát biểu của Thủ tướng Singapore gần đây rằng, một thời gian nào đó Chính phủ của nước này sẽ có những thành viên không phải là người Singapore. Hay là ở Hàn quốc, người ta đã đặt ra yêu cầu là các tập đòan đa quốc gia của nước này tiến tới xóa bỏ phương thức quản lý kiểu gia đình trị. Nếu Hàn Quốc không có đủ người có tầm để đứng đầu các tập đoàn này, người ta sẵn sàng thuê những người giỏi nhất của nước ngoài. Đó là những nét mới rất đáng suy nghĩ trong việc phát huy nguồn lực con người.

Ngoài ra, theo tôi nghĩ, muốn bước vào cuộc hội nhập rộng lớn thì phải tập dược cho người Việt Nam mình quen dần và chấp nhận những luật chơi chung của thế giới. Có như vậy chúng ta mới giành được thế chủ động và thành công.


VN đã bỏ lỡ cơ hội ở New Zealand

PV- Trước đây, Việt Nam đặt mục tiêu gia nhập WTO vào tháng 12.2005 nhưng đã lỡ nhịp. Ông nhìn nhận như thế nào về việc này?

VVK- Phải thú thật là tôi cảm thấy rất đau. Chúng ta đã lỡ một nước cờ. Chính xác hơn, chúng ta đã từng bỏ mất một nước cờ.

Hồi cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Bill Clinton, nếu chúng ta sớm ký kết Hiệp định Thương mại song phương với Mỹ tại một hội nghị quốc tế ở New Zealand thì có khả năng chúng ta gia nhập WTO sớm, thậm chí sớm hơn cả một vài nước vào dịp đó. Lúc ấy, phải nói rằng Chính phủ của Bill Clinton tỏ ra mạnh mẽ trong việc thúc đẩy nhanh việc ký kết và đã chọn New Zealand là nơi diễn ra sự kiện này. Mỹ cũng hàm ý ủng hộ chúng ta gia nhập WTO sau đó. Ở vào thời điểm đó các điều kiện mà Mỹ đặt ra thuận lợi hơn bây giờ và thế của Mỹ có mức khác hơn bây giờ.

PV- Vì sao, thưa ông?

VVK- Lúc đó, có ý kiến khác trong đội ngũ lãnh đạo của chúng ta. Có ý kiến nếu Việt Nam đã tính tóan kỹ thì việc ký kết không với Tổng thống này thì ký với Tổng thống khác, có gì đâu mà vội, rằng nếu ký thì ký ở Thủ đô hai nước, hoặc là Hà Nội, họăc là Washington, không ký ở một nước thứ 3...

Chúng ta đã do dự rồi bỏ lỡ một cơ hội để đến hôm nay không chỉ đã trễ một, mà là vài nước cờ.

Trung Quốc và một số nước đã vào WTO sau đó.

PV- Và bây giờ, VN đang vấp phải rào cản từ phía Washington?

VVK- Tôi thấy việc đám phán hiện nay khó khăn hơn trước. Nếu so với trước đây, cái “giá” họ nêu ra đã cao hơn trước nhiều. Chúng ta gặp khó khăn trong đàm phán với Mỹ so với trước đây, điều này không đáng ngạc nhiên. Cũng không lọai trừ khả năng các nước lớn bắt tay với nhau để “ra giá” cao hơn đối với các nước nhỏ.

Phải quyết liệt trong chỉ đạo ở cấp cao

PV- Đúng là trên báo chí, các thành viên đàm phán có giải thích rằng do đối tác Mỹ đặt ra những đòi hỏi quá cao so với khả năng Việt Nam. Vì thế có những quan điểm cho rằng chúng ta chúng ta sẽ không vào WTO bằng mọi giá. Ý kiến của ông?

VVK- Đương nhiên, không có bất cứ cuộc đàm phán song phương hay đa phương nào lại chấp nhận thoả thuận bằng bất cứ giá nào, mặc dù có những khó khăn bên ngoài cũng như bên trong của mình như tôi đã nói trên.

Ngay bây giờ, không phải mọi người đều thấy hết sự cần thiết giống nhau và thấy cần có sự chuẩn bị tốt hơn nữa. Tất nhiên, không phải vào WTO chỉ có mặt thuận. Nhưng vào đó chúng ta sẽ có thêm cơ hội cũng như phải đương đầu với không ít thách thức để phấn đấu vươn lên, đuổi kịp các nước trong khu vực.

Tôi biết các đồng chí lãnh đạo hiện thời đều thuận hơn đưa Việt Nam vào WTO. Đó là xu hướng chính và họ đang tìm một giải pháp khả dĩ sòng phẳng hơn.

PV- Theo ông,có phải vì thiếu một sự cân phân đầy đủ thông tin nên đã có sự do dự đó không?

VVK- Trong lãnh đạo có những cách tiếp cận khác nhau, đó là chuyện bình thường. Nhưng theo tôi, cái thiếu là mình gần như chưa có một bộ phận tham mưu tổng hợp chuyên đề đủ tin cậy để có thể phân tích tất cả mọi khía cạnh các vấn đề tư vấn cho lãnh đạo. Bộ phận này phải giải đáp thẳng thắn tất cả các vấn đề của lãnh đạo đặt ra.

PV- Mục tiêu thời gian gia nhập WTO giờ đây đã lùi lại. Theo ông chúng ta phải làm gì để đẩy nhanh tiến trình đàm phán?

- Cần phải có một sự chỉ đạo tập trung hơn ở cấp cao. Nếu không có sự chỉ đạo như vậy, sẵn sàng tháo gỡ bất kỳ rắc rối nào trong quá trình đàm phán thì chưa chắc chúng ta có thể trở thành thành viên WTO vào năm 2006. Trong khi đó càng để chậm thì càng có nhiều vấn đề phát sinh.

Câu hỏi này xin tiếp tục dành lại để chúng ta thảo luận....
 
H

Ha vu Dung

Guest
21/12/05
17
0
0
HCM
Việt Nam có nhiều triển vọng gia nhập WTO vào năm 2006. Vào giữa năm 2006 thì không chắc, nhưng vào cuối năm tới thì chắc hơn. Cho tới nay Việt-Nam đã hoàn tất các cuộc thương thuyết song phương trong khuôn khổ WTO với 21 nước và lãnh thổ, kể cả Đài Loan. Trong 6 nước còn lại Việt-Nam cần phải tiếp tục thương thuyết bao gồm Hoa-Kỳ, Úc, Tân Tây Lan, Mễ Tây Cơ, Honduras, và Dominican Republic. Từ nay đến giữa năm 2006, Việt-Nam có triển vọng hoàn tất thương thuyết với 6 nước này.

Một số đối tác thương mại với Việt-Nam gồm Trung Quốc, Cuba, và Ấn Độ đã ủng hộ Việt-Nam về đòi hỏi rằng Việt-Nam cần được hưởng quy chế ưu đãi vì lợi tức trung bình hàng năm cho mỗi người của Việt-Nam còn thấp ($530) và kinh tế Việt-Nam đang chuyển tiếp từ một chế độ chỉ huy qua hệ thống thị trường.
Thứ nhất là Việt-Nam cần phải hoàn tất những cuộc thương thuyết song phương với 6 nước đối tác còn lại. Thứ hai là phải hoàn tất một cuộc thương thuyết đa phương sau khi tất cả mọi thương thuyết song phương đã đạt được kết quả. Cuối cùng là việc gia nhập WTO của Việt-Nam cần phải được đưa ra Đại Hội Đồng của WTO để biểu quyết.

Về lãnh vực nội bộ, Việt-Nam cần phải xúc tiến những cải tổ về luật pháp cho phù hợp với tiêu chuẩn của WTO. Đây là một công tác đòi hỏi nhiều thời giờ và chuyên môn. Trong nửa năm đầu của năm 2005, Quốc Hội Việt-Nam đâ thông qua được 15 bộ luật bao gồm Luật Dân Sự, Luật Thương Mại, Luật Kiểm Toán, Luật Về Những Thỏa Hiệp Quốc Tế, Luật Quan Thuế, Luật Về Thuế Xuất Nhập Khẩu, Luật Về Khoáng Sản, Và Luật Khiếu Nại Và Tố Giác.

Ngoài ra Việt-Nam trong thời gian ngắn ngủi còn lại của năm 2005 còn phải tu chính và soạn thảo 14 bộ luật mới bao gồm Luật về Tài Sản Trí Tuệ, Luật về Chuyển Ngân và Buôn Bán Qua Hệ Thống Điện Tử, Luật Doanh Nghiệp Thống Nhất, Luật Đầu Tư Thống Nhất, Luật Về Thuế Trị Giá Gia Tăng, và Luật về Thuế Tiêu Thụ.
Vào đầu năm 2005, ông Nguyễn Xuân Thắng, Giám Đốc Viện Nghiên Cứu Kinh Tế và Chính Trị Quốc Tế của Việt-Nam, cho biết thủ tục làm luật hiện nay rất rườm rà và những giới chức có thẩm quyền cần trên 5 năm mới có thể soạn và phê chuẩn các luật mới cho phù hợp với điều kiện để vào WTO.

Hiện nay Việt-Nam gặp khó khăn nhiều nhất từ phía Hoa-Kỳ, một thị trường xuất cảng quan trọng bậc nhất đối với Việt-Nam. Những đòi hỏi do Hoa-Kỳ đặt ra với Việt-Nam là mở rộng các khu vực viễn thông, dịch vụ nhập cảng, phân phối, ngân hàng, cải tổ môi trường đầu tư và ngoại thương. Ngoài ra Hoa-Kỳ muốn Việt-Nam thực hiện những cam kết về việc ngăn cấm vi phạm những tài sản trí tuệ như sách báo, băng hình, v.v. Theo tổ chức Business Software Alliance, Việt-Nam là một trong những quốc gia vi phạm quyền sở hữu phần mềm điện toán nhiều nhất thế giới với tỉ lệ 95%. Cuộc điều nghiên của Heritage Foundation và Wall Street Journal đánh giá Việt-Nam thấp nhất trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra, Việt-Nam còn phải làm sáng tỏ một số vấn đề như bao cấp, môi trường đầu tư, chính sách thuế khóa, và đặc biệt là quyền thương mại, cách vận hành và điạ vị của những doanh nghiệp nhà nước. Những quốc gia đối tác như Hoa-Kỳ, Thuỵ Sĩ, Úc, và Liên Hiệp Âu Châu đặc biệt lưu tâm đến lãnh vực này. Do đó việc cải tổ khu vực quốc doanh là cấp thiết do đòi hỏi của các nước này mà còn để gia tăng khả năng cạnh tranh của Việt-Nam.

Theo phúc trình mới nhất của Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới (World Economic Forum – WEF) vừa phổ biến, Việt-Nam tụt hạng về năng lực cạnh tranh. Vào năm 2004 Việt-Nam đứng hàng thứ 77. Năm nay WEF xếp Việt-Nam vào hạng 81 trong số 117 nước. Việt-Nam thua kém về sức cạnh tranh đối với hầu hết những Đông Nam Á, ngoại trừ Campuchia và có thể Lào và Miến Điện nhưng hai nước sau cùng không được xếp hạng trong bản phúc trình của WEF. Do đó trong thời gian tới Việt-Nam phải cải tiến khả năng cạnh tranh kinh doanh.

Việt-Nam là một kinh tế phi thị trường. Theo luật Thương Mại, Hoa-Kỳ chỉ có thể ký kết buôn bán với Việt-Nam tạm thời. Mỗi năm Quốc Hội Hoa-Kỳ lại phải cứu xét lại các hiệp định thương mại với Việt-Nam. Do đó hiện nay Hoa-Kỳ chỉ cho Việt-Nam quy chế thương mại bình thường (normal trade relation) tạm thời. Muốn vào được WTO, trước hết Việt-Nam phải được hưởng quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (permanent normal trade relation - PNTR). Quốc Hội Hoa-Kỳ phải họp để biểu quyết về việc này. Khóa họp hiện nay của Quốc Hội Hoa-Kỳ 109 đến ngày Lễ Tạ Ơn trên thực tế là chấm dứt. Buôn bán với Việt-Nam không phải là ưu tiên số một của Quốc Hội Hoa-Kỳ lúc này, trong khi những nhà lập pháp Hoa-Kỳ không vui lòng về những vụ vi phạm nhân quyền và đàn áp tôn giáo tiếp diễn ở Việt-Nam.

Mới đây để trả lời một cuộc phỏng vẫn của các ký giả, Đại Sứ Hoa-Kỳ tại Hà-Nội Michael Marine nói: “Tôi không tin sẽ có một triển vọng về việc [Quốc Hội Hoa-Kỳ] sẽ bỏ phiếu cho Việt-Nam hưởng quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn trước tháng 12.” Đại Sứ Marine cũng chỉ trích Việt-Nam về việc không thi hành đầy đủ những cam kết về việt thi hành Hiệp Định Thương Mai Mỹ Việt (BTA) đã bắt đầu có hiệu lực vào cuối năm 2001. Ông nói “Làm nửa vời hoặc chỉ thực hiện trên giấy tờ và không làm trên thực tế không mang lại lợi ích gì cho Việt-Nam.”

Kinh nghiệm của Hoa-Kỳ về việc Việt-Nam thi hành BTA và việc Trung Quốc không thực thi những sự cam kết sau khi đã vào WTO đã một phần làm cho các hội viên của WTO cứu xét căn kẽ hơn đối với việc cho Việt-Nam gia nhập tổ chức này.

Theo ý tôi, điều quan trọng hơn cả là liệu Việt-Nam đã sẵn sàng chưa. Thật bất hạnh câu trả lời là chưa. Ông Phạm Chi Lân thuộc Ủy Ban Nghiên Cứu của văn phòng Thủ Tướng nhận xét rằng mặc dù các doanh nghiệp Việt-Nam đều muốn Việt-Nam mau chóng vào WTO, nhưng những doanh nghiệp này biết rất ít về những vấn đề Việt-Nam phải đối phó khi trở thành một hội viên.


Mới đây ông Trương Đình Tuyển, Bộ Trưởng Bộ Thương Mại Việt-Nam tuyên bố rằng Việt-Nam không muốn gia nhập WTO với bất cứ giá nào và nếu không trở thành hội viên trước tháng 6, 2006, Việt-Nam sẽ mất xung lực đối với các cuộc thương thảo và niềm tin vào tổ chức quốc tế này. Tôi nghĩ đây là một lối nói lẫy. Tất cả các hội viên của WTO đều ủng hộ quy chế hội viên của Việt-Nam. Khác với Tổ chức Liên Hiệp Quốc hay Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, việc gia nhập WTO không tự động mà phải theo những điều kiện do các hội viên hiện hữu quy định. Việt-Nam phải trả một giá đắt vì những suy tính sai lầm trong nửa thế kỷ vừa qua và vì sự chậm trễ trong việc cải tổ kinh tế. Trước sau Việt-Nam sẽ vào WTO. Việt-Nam sẽ phải trả một giá đắt hơn nếu chần chờ như đình hoãn ký Hiệp Định Thương Mại với Hoa-Kỳ trước đây hay đứng ngoài WTO.
 
A

AC3K

Cao cấp
27/6/05
679
6
18
HCM
Mình cũng rất tâm đắc vấn đề thời sự này.

Việc Bush hay bất cứ một nhà lãnh đạo nước nào có ủng hộ hay không thì cũng phải tự thân Việt Nam cải tổ hòa nhịp và bắt nhịp với sự phát triển của thế giới.

Mà nói về được gia nhập WTO thì trước hết Việt Nam phải thực hiện tốt trước khi gia nhập vào theo cá nhân tôi thì là vấn đề THAM NHŨNG

Nếu Việt Nam thực hiện tốt vấn đề này thì theo mình mọi chuyện rồi sẽ tốt từ Quan hệ ngoại giao, Chính sách luật pháp, Ngân hàng..........Mặc dù nghe có vẽ mẫu thuẫn, THAM NHŨNG VÀ những chính sách này có quan hệ gì nhau nhỉ?
 
L
Không thể vui hơn!!!

Hôm nay, một ngày có thể sẻ đi vào lịch sử. Tôi mừng đến lặng người khi nhận được tin này: Đàm phán Việt Mỹ về việc VN gia nhập WTO đã xong!!!
Xin trích đăng bài tường thuật của Vietnamnet để chia sẻ với mọi người:


Đàm phán Việt - Mỹ về WTO: Đã đạt được thỏa thuận!
06:18' 12/05/2006 (GMT+7)

(VietNamNet) - Tin mới nhất từ Washington, đàm phán về gia nhập WTO giữa Việt Nam và Mỹ vừa kết thúc. Hai bên đã đi tới được thoả thuận cuối cùng. Một nguồn tin đáng tin cậy của VietNamNet từ Washington D.C cho biết.

Mặc dù những chi tiết của bản thoả thuận này chưa được công bố, nhưng thông tin VietNamNet có được cho thấy, những khúc mắc cơ bản nhất cản trở việc tìm kiếm tiếng nói chung giữa Việt Na - Mỹ đã được giải quyết.

Dự kiến, sáng ngày 13/5 (giờ Washington D.C), Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển sẽ có một thông báo chính thức về kết quả đàm phán.

(VietNamNet tường thuật những diễn biến đàm phán dưới đây theo giờ Washington, cách Hà Nội 13 tiếng đồng hồ theo giờ GMT)

Bộ trưởng Tuyển hủy chuyến bay vào giờ chót

Vòng đàm phán Việt - Mỹ thứ 12 về gia nhập WTO đã trải qua những giờ phút cam go nhất. Đến sáng 12/5, mọi dấu hiệu cho thấy đàm phán sẽ thất bại nhưng hai bên đã nối lại thương thảo và đi tới được thỏa thuận trong những phút cuối cùng.

Đến 1h sáng 13/5, đoàn đàm phán Việt Nam vẫn đang ngồi chờ kết quả từ cuộc hội ý giữa Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển và lãnh đạo cấp cao phái đoàn Mỹ. Cuộc hội thảo này được đặt rất nhiều hy vọng, khi trước đó, mọi thỏa thuận giữa phái đoàn 2 phía tưởng chừng như đã không thể tìm được tiếng nói chung, khi mọi vướng mắc về dệt may vẫn chưa được giải quyết rốt ráo.

Thậm chí, lúc 10h tối 12/5, vẫn chưa thấy bất kỳ thành viên nào rời khỏi phòng đàm phán tại Trụ sở Đại diện Thương mại Mỹ. Hồi 8h tối, một người Mỹ mang các túi cơm hộp vào phòng họp.
Soạn: AM 776193 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Trương Đình Tuyến trong một cuộc đàm phán. Ảnh: Tân Hoa Xã.

9h tối ngày 12/5, liên lạc điện thoại với đại diện ngoại giao Việt Nam tại Washington, báo giới chỉ nhận được những câu trả lời chung chung về thời tiết: "Ttrời đầy mây nhưng cũng có thể có nắng...".

Một thành viên trong đoàn đàm phán cho biết cả hai phía đều bước vào cuộc đàm phán với nỗ lực và quyết tâm cao, hy vọng khi rời phòng đàm phán có thể "có cái gì cầm tay".

Tuy không ai tiết lộ chi tiết nào về phiên đàm phán nhưng giọng nói đều lộ vẻ căng thẳng và mệt mỏi. Cũng không có thành viên nào có thể dự đoán được khi nào phiên đàm phán cường độ cao này sẽ kết thúc.

Nguồn tin riêng của VietNamNet cho hay, đến thời điểm này, hầu như mọi thông tin đều đã bị phong toả. Ngay cả các phóng viên giỏi săn tin của Mỹ cũng không biết được gì thêm về diễn biến trên bàn đàm phán.

Cũng nguồn tin này cho biết lúc 11h sáng 12/5, phiên đàm phán bổ sung giữa Việt Nam và Mỹ về vấn đề gia nhập WTO bắt đầu. Cuộc đàm phán với Mỹ về WTO đã kéo dài hơn dự kiến 1 ngày.

Được biết, xe của Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển đã không rời sứ quán đúng 9h sáng để ra sân bay rời Washington đi Manila dự Hội nghị Bộ trưởng các nước ASEAN như dự định. Điều đó cũng có nghĩa là Bộ trưởng Tuyển sẽ ở lại Washington để quyết định những thoả thuận quan trọng theo như nhiệm vụ được giao.

Thông tín viên VietNamNet cho hay, sau một cuộc điện thoại lúc 5h sáng với Hà Nội, ông Tuyển đã quyết định huỷ chuyến bay, ở lại để trực tiếp chỉ đạo cuộc đàm phán rất cam go này.

4h sáng 12/5 theo giờ Washington, các thành viên đoàn đàm phán mới rời trụ sở Đại diện Thương mại Mỹ để về khách sạn nghỉ ngơi.

Điều đó có nghĩa, đoàn đàm phán Việt Nam chỉ có 5 - 6 tiếng đồng hồ để ngủ sau 19 tiếng làm việc liên tục.

Cuộc đấu trí căng thẳng

Như vậy, cuộc đàm phán quan trọng nhất quyết định tấm thẻ hội viên cho Việt Nam vào WTO đã sang đến ngày thứ 4, kéo dài hơn dự kiến 1 ngày.

Lúc 12h đêm 11/5, phía Việt Nam mới nhận được phản hồi từ phía Mỹ với những đòi hỏi mà chính giới doanh nghiệp Mỹ quan tâm đến thị trường Việt Nam cũng đã phải thốt lên là “không thể nào chấp nhận được”: Mỹ kéo dài thời gian tới 12 năm đối xử với Việt Nam như là một nước chưa có kinh tế thị trường; áp đặt chế độ hạn ngạch lên hàng dệt may bất cứ khi nào Việt Nam có dấu hiệu bao cấp, trợ giá...

Đoàn đàm phán Việt Nam đã kiên nhẫn thương lượng cho tới gần 4 giờ sáng nhưng kết quả chỉ là một tín hiệu: Đôi bên còn có thể gặp lại vào chiều hôm sau.

Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển - người theo các cuộc đàm phán Việt Mỹ từ nhiều năm nay. Ảnh: AFP

10h30 tối 11/5 (giờ Washington), VietNamNet đã liên hệ với Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Tâm Chiến. Thông tin từ Washington cho biết, ông đang cùng đoàn đàm phán Việt Nam ngồi tại Trụ sở Đại diện Thương mại Mỹ để chờ phản hồi từ phía Mỹ.

Vào 8h tối 11/5 (tức 9h sáng, giờ Hà Nội), Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển đã gặp Đại diện Thương mại Mỹ Susan Schwab. Sau đó, bà Schwab cùng phái đoàn đàm phán của Mỹ đã rút vào phòng riêng hội ý.

Trước đó, hai bên đã có cuộc thảo luận cực kỳ căng thẳng suốt từ 9h sáng cho tới 8h tối ngày 11/5.
Thông tín viên đặc biệt của VietNamNet từ Washington cho biết, các thành viên đoàn đàm phán Việt Nam đã có một ngày làm việc vất vả. Hầu như chưa có ai kịp ăn tối và vẫn đang ngồi chờ đợi tại trụ sở của Đại diện Thương mại Mỹ.

Nguồn tin của VietNamNet cho hay, nếu tuyên bố kết thúc đàm phán thì biên bản thoả thuận song phương Việt - Mỹ sẽ được chuẩn bị để ký kết tại Hà Nội hoặc TP. HCM nhân dịp bà Đại diện Thương mại Susan Schwab sang dự Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC.

"Gai góc" dệt may

Mức độ căng thẳng của cuộc thương thảo Việt - Mỹ lần này đã được dự báo trước bởi hai phía đang đi tới những điểm cuối cùng. Tuy nhiên, sự căng thẳng và khó khăn trên thực tế đã vượt ra ngoài dự đoán.

Theo nguồn tin riêng của VietNamNet, vấn đề "gai góc" nhất khiến tiến trình đàm phán Việt - Mỹ kéo dài hơn dự định lại xuất phát từ Quyết định 55 của Việt Nam về huy động nguồn vốn 4 tỉ USD hỗ trợ dệt may (được đăng tải trên một tờ báo của Việt Nam).

Ngay trước khi hai bên bước vào đàm phán, tại cuộc gặp với Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển, phía Mỹ đã đưa ra cảnh báo gay gắt về kế hoạch này, xem đó như là trợ cấp Chính phủ đối với ngành dệt may.

Trong khi đó, theo thống kê thực tế của phía Việt Nam thì trợ cấp của chính phủ trong ngành này chỉ vào khoảng 300 triệu USD.

Bộ trưởng Tuyển đã giải thích với phía Mỹ: đây là chính sách định hướng cho nhân dân để huy động vốn phát triển hiệu quả ngành dệt may. Bộ trưởng Tuyển chứng minh: với nguồn thu của Chính phủ Việt Nam không thể đủ sức có 4 tỷ USD trợ cấp cho ngành này.

Theo nguồn tin riêng của VietNamNet, vấn đề này đã gây ra căng thẳng giữa hai bên ngay trước giờ vào bàn thương lượng, thậm chí suýt dẫn đến việc huỷ bỏ đàm phán.

Một chuyên gia người Mỹ phân tích: sở dĩ Mỹ "làm căng" với Việt Nam vì những kinh nghiệm "cay đắng" của người Mỹ với Trung Quốc. Sau khi Trung Quốc vào WTO, dệt may của nước này đã ồ ạt tràn vào thị trường Mỹ, nuốt chửng những nhà sản xuất nội địa.

Nếu hiểu được nỗi "ám ảnh" này của người Mỹ về sự lớn mạnh Trung Hoa, sẽ thấy sự "gay gắt" của Mỹ với vấn đề trợ cấp dệt may của Việt Nam là có cơ sở, ông này nói.

Hơn nữa, đối với Mỹ, dệt may luôn là vấn đề hết sức nhạy cảm về chính trị. Các tập đoàn dệt may nội địa luôn có tiếng nói trọng lượng đối với Quốc hội Mỹ.

Vì thế, theo lời chuyên gia trên, Việt Nam cần làm rõ với phía Mỹ rằng Việt Nam không phải là Trung Quốc, không đủ lực để "đổ hàng" vào nước Mỹ và Việt Nam cũng có cách làm ăn hoàn toàn khác với Trung Quốc.

"Cửa" vào WTO đã mở?!

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời một quan chức trong Chính phủ Mỹ nói rằng: “Vấn đề bao cấp hàng dệt may (đang được thảo luận căng thẳng trong đàm phán) chỉ là một phần trong khung bao cấp rộng lớn mà Hoa Kỳ mong muốn Việt Nam sửa đổi”.

Phía Mỹ coi những khoản đầu tư thông qua các công ty của Nhà nước là một kênh bao cấp quan trọng. Những chính sách khuyến khích đầu tư trong một số ngành nông nghiệp giờ đây đôi bên cũng phải nhìn nhận là “bao cấp”.

Những khoản đầu tư của nhà nước được coi là bao cấp này sẽ trở thành tiêu chí để phía Mỹ công nhận Việt Nam có phải là một nền kinh tế thị trường hay không để từ đó áp dụng những chính sách (bao gồm cả thuế) có lợi hay bất lợi với Việt Nam.

Ngoài ra, phía Mỹ cũng tiếp tục đòi hỏi VN phải mở cửa thị trường thịt bò và các sản phẩm thịt bò, yêu cầu VN bỏ thuế đặc biệt đối với các loại rượu mạnh, đòi VN phải mở cửa hơn nữa lĩnh vực dịch vụ chuyển phát nhanh (EMS). Vấn đề nhập khẩu các ấn phẩm văn hóa, phim ảnh, xuất bản vào thị trường VN cũng được phía Mỹ nêu ra.

Trong khi đó, hai bên lại đạt được thoả thuận trong những lĩnh vực từng được coi là "nhạy cảm" và khó mở cửa với Việt Nam như viễn thông, tài chính, phân phối và năng lượng.

Trong những ngày qua, nếu như phía Việt Nam đã hạ quyết tâm kết thúc đàm phán với Mỹ ngay trong tháng 5 này để kịp gia nhập WTO thì phát biểu trên báo chí giới chức Mỹ lại nói cuộc thương lượng để VN vào WTO không nên "vội vàng" vì còn một số điểm chưa giải quyết như bảo hộ và khả năng tiếp cận thị trường của thiết bị xây dựng, xe hơi, môtô...

Hãng AFP dẫn lời một quan chức giấu tên nói Mỹ "thận trọng hơn một số nước khác... và quyền lợi cũng đa dạng hơn nhiều".

Quan chức này cho biết thêm Mỹ không muốn rơi vào tình huống mà "tin tốt là có được mức thuế rất thấp và tin xấu là sản phẩm vẫn bị cấm".

Việt Nam đã hạ quyết tâm gia nhập WTO trước thềm Hội nghị Cấp cao APEC diễn ra vào tháng 11 năm nay.

VietNamNet sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin mới nhất về thỏa thuận vừa đạt được giữa Việt Nam và Mỹ, một kết quả có ý nghĩa quyết định tới tấm thẻ hội viên WTO của Việt Nam năm 2006.

*
Việt Lâm
Vietnamnet
 
A

act

Guest
29/11/05
85
1
0
TP Hồ Chí Minh
Thứ Tư, 31/05/2006, 20:35 (GMT+7)

Ký thỏa thuận WTO Việt - Mỹ


17g 15 ngày 31-5, tại Dinh Thống nhất, Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự và Phó đại diện Thương mại Mỹ, Đại sứ Karan Bhatia, đã ký vào biên bản thỏa thuận song phương mở đường cho Việt Nam gia nhập WTO.

Lễ ký diễn ra dưới sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Vũ Khoan, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển, trưởng đại diện Thương mại Mỹ được đề cử, Đại sứ Susan C. Schwab.

Toàn bộ thành viên hai đoàn đàm phán cũng có mặt tại lễ ký kết. Những ly rượu vang đã được uống cạn sau khi hai bên trao cho nhau biên bản thỏa thuận.

Ngày lịch sử và thỏa thuận lịch sử


Các đại diện phía Mỹ dường như không tiếc lời ca ngợi khi nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa của bản thỏa thuận bằng những từ: "lịch sử và lớn lao" (historic and great agreement).

Thông cáo báo chí của phía Mỹ nói "Mỹ và Việt Nam đã ký bản thỏa thuận lịch sử". Riêng Phó Đại diện Thương mại Mỹ Karan Bhatia, người vừa đặt bút ký vào biên bản khẳng định: "Hôm nay là một ngày lịch sử cho cả Việt Nam và Hoa Kỳ".

"Đây là một thỏa thuận lớn cho nước Mỹ bởi nó mở ra một thị trường đầy sức sống và đang lên... Đồng thời cũng mở ra cánh cửa để Việt Nam gia nhập vào hệ thống thương mại toàn cầu.

Thông qua thỏa thuận này, Việt Nam sẽ trở nên minh bạch hơn trong hệ thống luật lệ thương mại, tăng cường tự do hóa kinh tế mang lại lợi ích cho người dân và tạo ra sân chơi bình đẳng hơn giữa các DN Việt Nam và nước ngoài", ông Bhatia nói.

Theo biên bản thỏa thuận, Việt Nam sẽ miễn thuế hoàn toàn cho các sản phẩm IT như máy vi tính, bán dẫn. Việt Nam cũng đồng ý áp thuế 0% với máy bay.

94% các sản phẩm công nghiệp của Mỹ khi vào Việt Nam sẽ chịu mức thuế dưới 15%, trong khi 3/4 nông sản xuất khẩu của Mỹ sẽ chịu mức thuế từ 15% trở xuống.

Các nhà cung cấp dịch vụ của Hoa Kỳ cũng được quyền tiếp cận rộng hơn thị trường viễn thông (cả thị trường vệ tinh), phân phối, dịch vụ tài chính và năng lượng.

Thông cáo chính thức của phía Mỹ nói rằng, thỏa thuận này sẽ tạo ra những cơ hội mới hết sức quan trọng cho các nhà sản xuất và xuất khẩu công nghiệp, nông nghiệp cũng như các nhà cung cấp dịch vụ của Mỹ.

Vị Phó Đại diện thương mại Mỹ, người đã cùng ông Trương Đình Tuyển trải qua những giờ phút cam go nhất trong cuộc đàm phán với Mỹ cũng nói thêm về khía cạnh "lịch sử" của một bản thỏa thuận về thương mại này:

"Đây thực sự là bước đi lịch sử trong quan hệ hai nước chúng ta. Nó đánh dấu việc vượt qua một chướng ngại vật trên con đường bình thường hóa quan hệ đầy đủ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Mười một năm trước đây, Mỹ và Việt Nam đã đồng ý thực hiện một lộ trình bình thường hóa quan hệ. Chính quyền của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đều đã đi theo lộ trình này và bản thỏa thuận mà chúng ta ký kết hôm nay sẽ đưa chúng ta tới gần hơn tới mục tiêu chung: Việt Nam gia nhập WTO".

Một chi tiết khác được nhiều người lưu ý: lễ ký kết đã diễn ra ngay tại Dinh Thống Nhất, từng là biểu tượng quyền lực một thời của chế độ cũ do Mỹ hậu thuẫn hơn 30 năm trước.

Trong khi đó, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển, người đã trực tiếp tham gia chỉ đạo và tham gia đàm phán tại vòng cuối cùng ở Washington hồi trung tuần tháng 5 vừa qua chỉ nói:

"Đây là sự kiện đánh giá bước phát triển mới trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Tôi đánh giá cao nỗ lực không mệt mỏi của cả hai đoàn đàm phán để đi tới thỏa thuận này".

Lạc quan về PNTR

Trong khi một số giới sản xuất dệt may Hoa Kỳ lên tiếng phản đối bản thỏa thuận thì những tiếng nói đa số trong chính giới và cộng đồng doanh nghiệp Mỹ tỏ ra lạc quan về khả năng Quốc hội nước này sẽ nhanh chóng trao Quy chế Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam.

"Chúng tôi tin rằng sự ủng hộ để thông qua PNTR là rất mạnh mẽ và chúng tôi sẽ làm việc chặt chẽ với hai đảng trong Quốc hội nhằm hoàn tất tiến trình này càng sớm càng tốt", Phó Đại diện Thương mại Mỹ khẳng định.

Trao đổi với báo giới, ông Bhatia nói thêm rằng: "Trong quá trình đàm phán, USTR luôn tham vấn với các nghị sĩ Quốc hội và đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ nhiều nghị sĩ và cộng đồng doanh nhân Hoa Kỳ. Họ nhận thức được tầm quan trọng to lớn của việc Việt Nam tham gia vào hệ thống thương mại toàn cầu.

Đang có những tín hiệu rất tốt và tôi lạc quan về khả năng Việt Nam sẽ được trao PNTR trong thời gian sớm nhất để kịp gia nhập WTO trong năm nay".

Về vấn đề này, Bộ trưởng Trương Đình Tuyển cung cấp thêm thông tin: Ngày ông đến Mỹ, có 40 doanh nghiệp Mỹ tham gia vào Liên minh hành động ủng hộ VN gia nhập WTO. Một tuần sau khi ông rời Mỹ, con số này tăng lên đến 100 doanh nghiệp.

"Cũng trong thời gian ở Mỹ, tôi gặp 13 nghị sĩ và không khí chủ đạo là ủng hộ trao PNTR cho Việt Nam", ông Tuyển cho biết.

Theo Vietnamnet
 
H

hoangaccounting

To put one's family first
22/9/05
836
2
18
HCMC
www.baobinhdinh.com.vn
Thuận lợi - Khó khăn - Lưu ý

Sẵn đây chúng ta "bình luận" một cách khách quan xem những thuận lợi, khó khăn, và những điều cần lưu ý sau khi gia nhập WTO thử nhé các bác.
Đặc biệt là trong làm ăn, ký kết hợp đồng với các DN Mỹ, châu Âu chúng ta cần chú ý những điều gì.
Anh chị nào xung phong mở đầu đê.
 
T

tinhco

Trung cấp
14/11/04
65
0
6
Chau Thanh
hoangaccounting nói:
Sẵn đây chúng ta "bình luận" một cách khách quan xem những thuận lợi, khó khăn, và những điều cần lưu ý sau khi gia nhập WTO thử nhé các bác.
Đặc biệt là trong làm ăn, ký kết hợp đồng với các DN Mỹ, châu Âu chúng ta cần chú ý những điều gì.
Anh chị nào xung phong mở đầu đê.

ồ hay quá! em đang học Trường Ngoại Thương nên thấy đề tài này rất cần thiết và thú vị. Những thuận lợi và khó khăn khi gia nhập WTO trong Trường cũng có học nhưng còn chung chung lắm. Các anh chị hãy "bình luận" cho em út này học hỏi nhé.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA