Thắc mắc về cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền vượt giờ của Giảng viên

  • Thread starter htkhai
  • Ngày gửi
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
H

htkhai

Guest
16/10/09
3
0
0
HCM
Kính chào,

Tôi là Giảng viên, tôi có thắc mắc về thuế Thu nhập cá nhân từ tiền dạy vượt giờ của tui như sau:
Trong năm học 2008-2009 (bắt đầu từ tháng 9/2008 đến 8/2009) tôi có dạy vượt số giờ nhiều hơn số giờ quy định, tính ra tiền là tổng cộng 57. 378.700 VND. Đến nay (ngày 16/10/2009), tôi được nhận số tiền trên và chịu mức thuế 30% (có trừ lũy tuyến), cụ thể như sau (kế toán của trường tính):
Tiền vượt giờ: 57.378.700
Lương tháng 10: 3.330.888
=> Tổng TN tháng 10: 60.709.588
Khấu trừ bản thân: 4.000.000
=> TN chịu thuế: 56.709588
Thuế TN cá nhân phải nộp là: 30%*56.709.588 - 5.850.000 = 11.162.876 VND

Như vậy trong tháng 10 này, tôi phải nộp thuế thu nhập cá nhân là: 11.162.876 VND

Cho tôi hỏi cách tính như trên có đúng hay không?
Cần chú ý thêm rằng:
- Khoảng tiền vượt giờ này tôi có được là do cả 1 năm làm việc từ 9/2008 - 8/2009, trong khi thuế thu nhập cá nhân theo tôi được biết thì chỉ áp dụng từ tháng 7/2009, vậy gần 1 năm trước đó chưa áp dụng thuế thu nhập cá nhân, vì vậy tại sao lại áp dụng thuế đó vào cho số tiền mà tui làm gần cả năm trước đó.

Tôi hỏi thêm là số tiền vựơt giờ này đựơc xem là tiền ngoài lương hay trong lương? vì lương tôi ký kết hợp đồng với nhà trường là 3.330.888 VND. Và nếu số tiền vượt giờ này là tiền ngoài lương theo hợp đồng thì nó chỉ được tính thuế là 10% sao lại tính lũy tuyến lên đến 30%?

Mong các bạn có kinh nghiệm, các luật sư giải đáp và tư vấn giúp.

Xin cảm ơn.

Kính chào
Huỳnh Tấn Khải
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
L

lamtientung

Cao cấp
17/8/09
1,132
1
38
thành phố Bắc Giang
Kính chào,

Tôi là Giảng viên, tôi có thắc mắc về thuế Thu nhập cá nhân từ tiền dạy vượt giờ của tui như sau:
Trong năm học 2008-2009 (bắt đầu từ tháng 9/2008 đến 8/2009) tôi có dạy vượt số giờ nhiều hơn số giờ quy định, tính ra tiền là tổng cộng 57. 378.700 VND. Đến nay (ngày 16/10/2009), tôi được nhận số tiền trên và chịu mức thuế 30% (có trừ lũy tuyến), cụ thể như sau (kế toán của trường tính):
Tiền vượt giờ: 57.378.700
Lương tháng 10: 3.330.888
=> Tổng TN tháng 10: 60.709.588
Khấu trừ bản thân: 4.000.000
=> TN chịu thuế: 56.709588
Thuế TN cá nhân phải nộp là: 30%*56.709.588 - 5.850.000 = 11.162.876 VND

Như vậy trong tháng 10 này, tôi phải nộp thuế thu nhập cá nhân là: 11.162.876 VND

Cho tôi hỏi cách tính như trên có đúng hay không?
Cần chú ý thêm rằng:
- Khoảng tiền vượt giờ này tôi có được là do cả 1 năm làm việc từ 9/2008 - 8/2009, trong khi thuế thu nhập cá nhân theo tôi được biết thì chỉ áp dụng từ tháng 7/2009, vậy gần 1 năm trước đó chưa áp dụng thuế thu nhập cá nhân, vì vậy tại sao lại áp dụng thuế đó vào cho số tiền mà tui làm gần cả năm trước đó.

Tôi hỏi thêm là số tiền vựơt giờ này đựơc xem là tiền ngoài lương hay trong lương? vì lương tôi ký kết hợp đồng với nhà trường là 3.330.888 VND. Và nếu số tiền vượt giờ này là tiền ngoài lương theo hợp đồng thì nó chỉ được tính thuế là 10% sao lại tính lũy tuyến lên đến 30%?

Mong các bạn có kinh nghiệm, các luật sư giải đáp và tư vấn giúp.

Xin cảm ơn.

Kính chào
Huỳnh Tấn Khải
- Sao lại là 30% thuế TNCN, tôi chưa rõ ?
 
Bong05

Bong05

Bà già khó tính
6/1/07
1,921
11
38
Nam Dinh
Chào thầy!
Có một số vấn đề vướng mắc của thầy mà em chưa được rõ thầy cho em hỏi thêm ạ!
Trong năm học 2008-2009 (bắt đầu từ tháng 9/2008 đến 8/2009) tôi có dạy vượt số giờ nhiều hơn số giờ quy định, tính ra tiền là tổng cộng 57. 378.700 VND
Theo em hiểu là 57.378.700 đ này là khoản tiền dậy thêm giờ của thầy từ Tháng 9/2008 đến tháng 6 năm 2009 có phải không ạ!
Nếu đúng là như trên thì tiền thuế TNCN của thầy sẽ được tính trên cơ sở như sau :
(Tổng tiền lương từ T9/2008 đến tháng 6/2009 + tiền làm thêm giờ 57.378.700 đ) : 10 tháng = số tiền lương bình quân 1 tháng.
Số tiền lương bình quân này sẽ được tính tiếp như sau:
Từ tháng 9 đến tháng 10 mỗi tháng thầy được giảm trừ đi 5 triệu : Phần chênh lệch từ lương bình quân thầy nhận -5tr = ??? số tiền này x % thuế theo luỹ tiến.
Tiền thuế TNCN của thầy từ tháng 1/2009 đến tháng 6/2009 được miễn.
Tôi hỏi thêm là số tiền vựơt giờ này đựơc xem là tiền ngoài lương hay trong lương? vì lương tôi ký kết hợp đồng với nhà trường là 3.330.888 VND. Và nếu số tiền vượt giờ này là tiền ngoài lương theo hợp đồng thì nó chỉ được tính thuế là 10% sao lại tính lũy tuyến lên đến 30%?
Tiền vượt giờ này của thầy vẫn được tính là thu nhập của thầy. Nếu tiền làm thêm giờ của thầy được trả thêm 100% hay 200% theo luật lao động. Thì khoản tiền tăng thêm do thầy dậy thêm giờ cũng mới được miễn.
Còn nếu thầy ký hợp đồng không thường xuyên với nhà trường thì toàn bộ số tiền khi thầy nhận sẽ được thu lại 10%. Và thầy sẽ quyết toán phần đó với cơ quan thuế!
Vì luật thuế TNCN còn mới nên đôi khi các em có tính chưa đúng thì mong thầy chỉ cho các em.
Chúc thầy luôn mạnh khoẻ!
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Kính chào,

Tôi là Giảng viên, tôi có thắc mắc về thuế Thu nhập cá nhân từ tiền dạy vượt giờ của tui như sau:
Trong năm học 2008-2009 (bắt đầu từ tháng 9/2008 đến 8/2009) tôi có dạy vượt số giờ nhiều hơn số giờ quy định, tính ra tiền là tổng cộng 57. 378.700 VND. Đến nay (ngày 16/10/2009), tôi được nhận số tiền trên và chịu mức thuế 30% (có trừ lũy tuyến), cụ thể như sau (kế toán của trường tính):
Tiền vượt giờ: 57.378.700
Lương tháng 10: 3.330.888
=> Tổng TN tháng 10: 60.709.588
Khấu trừ bản thân: 4.000.000
=> TN chịu thuế: 56.709588
Thuế TN cá nhân phải nộp là: 30%*56.709.588 - 5.850.000 = 11.162.876 VND

Như vậy trong tháng 10 này, tôi phải nộp thuế thu nhập cá nhân là: 11.162.876 VND

Cho tôi hỏi cách tính như trên có đúng hay không?
Cần chú ý thêm rằng:
- Khoảng tiền vượt giờ này tôi có được là do cả 1 năm làm việc từ 9/2008 - 8/2009, trong khi thuế thu nhập cá nhân theo tôi được biết thì chỉ áp dụng từ tháng 7/2009, vậy gần 1 năm trước đó chưa áp dụng thuế thu nhập cá nhân, vì vậy tại sao lại áp dụng thuế đó vào cho số tiền mà tui làm gần cả năm trước đó.

Tôi hỏi thêm là số tiền vựơt giờ này đựơc xem là tiền ngoài lương hay trong lương? vì lương tôi ký kết hợp đồng với nhà trường là 3.330.888 VND. Và nếu số tiền vượt giờ này là tiền ngoài lương theo hợp đồng thì nó chỉ được tính thuế là 10% sao lại tính lũy tuyến lên đến 30%?

Mong các bạn có kinh nghiệm, các luật sư giải đáp và tư vấn giúp.

Xin cảm ơn.

Kính chào
Huỳnh Tấn Khải

Theo quan điểm của tôi dẫn chiếu theo các quy định tại Luật thuế Thu nhập cá nhân và các văn bản hướng dẫn hiện hành thì việc tính số thuế TNCN phải nộp của bạn là chưa đúng.

- Khoản thu nhập tiền vượt giờ tính vào thu nhập thường xuyên là đúng vì theo thông tư 84/2008 thì

2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
2.1. Thu nhập từ tiền lương, tiền công là các khoản thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền, bao gồm:

2.1.1. Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công.

2.1.2. Các khoản phụ cấp, trợ cấp kể cả sinh hoạt phí mà người lao động nhận được, trừ một số khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định tại điểm 2.2 dưới đây.

2.1.3. Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng môi giới, tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút do viết sách, báo, dịch tài liệu; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền thu được từ các dịch vụ quảng cáo và từ các dịch vụ khác.

Tiền vượt giờ thuộc loại "tiền tham gia các hoạt động giảng dạy

Tuy nhiên vấn đề phức tạp ở chỗ về tính đơn giá vượt giờ. Nếu đúng Luật lao động thì tiền vượt giờ tính = 150% đơn giá giờ giảng bình thường của giáo viên.
Ví dụ: Giáo viên A có lương cơ bản và phụ cấp chức vụ (không tính phụ cấp đặc biệt ngành nghề) là 3.200.000 đ/tháng, số tiết phải dạy 1 năm là 400 tiết, số giờ nghiên cứu khoa học và công tác khác quy về tiết chuẩn là 80 tiết thì đơn giá 1 tiết là:
3.200.000 đ / ((400 + 80)/12) = 80.000 đ (1)

Đơn giá tiền lương vượt giờ = 150% x 80.000 = 120.000 đ/tiết.

Nếu trong năm học tổng số giờ chuẩn thực hiện là 1.000 giờ thì số tiết vượt giờ = 1.000 - 480 = 520 giờ chuẩn.

Số tiền vượt giờ là 520 x 120.000 = 62.400.000 đ.

Tuy nhiên theo Thông tư 84/2008 thì:

9. Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động:
9.1. Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.

Như vậy phần đơn giá vượt giờ ngoài 80.000 đ không phải chịu thuế TNDN.

Nhưng vấn đề lại phức tạp ở chỗ là các trừơng thừơng không trả đúng theo Luật lao động mà có Quy chế chi tiêu nội bộ và xác định khoản tiền vượt giờ theo một đơn giá nào đó.

Như thế thì cũng có thể áp dụng là coi như đơn giá đó = 150% đơn giá bình thường thì 1/3 của đơn giá đó (50% / 150%) không chịu thuế TNCN.

Vì nếu so đơn giá vượt giờ với đơn giá tính theo công thức (1) thì các trường thường trả thấp hơn, và nếu chỉ tính phần vượt trội trên đơn giá bình thừơng thì giáo viên sẽ bị thiệt kép: (a) Vừa bị trả tiền làm thêm không đúng Luật, và (b) vừa không được giảm phần thuế TNCN.

Vấn đề phức tạp hơn nữa là tiền vượt giờ thanh toán theo năm học, còn tiền thuế TNCN thì tính theo năm dương lịch, mà khoản tiền vượt giờ này giữa các năm lại không giống nhau.

Do đó khoản vượt giờ này có thể vận dụng theo TT84:

1.2.7. Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân thực hiện các dịch vụ mà không ký hợp đồng lao động như tiền nhuận bút; tiền dịch sách; tiền giảng dạy; tiền tham gia các Hiệp hội, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban quản lý; tiền thực hiện các dịch vụ khoa học kỹ thuật; dịch vụ văn hoá; thể dục thể thao; các dịch vụ tư vấn thiết kế xây dựng, dịch vụ pháp lý có tổng mức trả thu nhập từ 500.000 đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế trước khi trả cho cá nhân theo hướng dẫn sau:
- Khấu trừ 10% trên thu nhập áp dụng đối với các cá nhân đã có mã số thuế.
- Khấu trừ 20% trên thu nhập áp dụng đối với các cá nhân không có mã số thuế.

Nhưng làm như thế này thì sẽ thiệt cho các giáo viên có tổng số thu nhập cả năm bao gồm cả tiền vượt giờ chưa đến mức phải nộp thuế TNDN.

Do đó theo tôi thì có thể coi tiền vượt giờ thuộc năm nào thì tính vào thu nhập chịu thuế năm đó (cho cả 12 tháng).

Tuy nhiên TT160/2009 hướng dẫn miễn thuế TNCN của 6 tháng đầu năm 2009.
Với trừơng hợp của bạn, nếu vận dụng theo tinh thần trên và TT160/2009 thì
số tiền vượt giờ chịu thuế là: 57. 378.700 x 6/12 = 28.689.350 đ.

Đây là số thu nhập thường xuyên tính vào thu nhập chịu thuế cả năm. Nếu các khoản thu nhập thừơng xuyên của bạn chỉ có lương + phụ cấp là 3.330.888 thì thu nhập của 6 tháng cuối năm là: 3.300.888 x 6 + 28.689.350 = 48.496.678 đ.

Giảm trừ gia cảnh (giả sử chỉ có giảm trừ cho bản thân) trong 6 tháng là 4.000.000 x 6 = 24.000.000 đ.

Như vậy bạn phải nộp thuế TNCN trong trừơng hợp này, số thuế TNCN phải nộp năm 2009 tính như sau:
Thu nhập tính thuế 6 tháng:
48.496.678 - 24.000.000 = 24.494.678
Số thuế TNDN phải nộp = 24.494.678 x 5% = 1.224.734 đ.

(Thuế suất là 5% vì thu nhập tính thuế bình quân tháng = 24.494.678 /6 < 5.000.000 đ).

Số thuế TNCN này có thể thu ngay vào tháng 10 khi bạn nhận tiền vượt giờ.


Nếu trừ 1/3 số tiền vượt giờ ra khỏi thu nhập chịu thuế (Vì tiền vượt giờ là tiền làm thêm) thì số thu nhập chịu thuế trong 6 tháng cuối năm 2009 của bạn là:

3.300.888 x 6 + 28.689.350 x 2/3.

Lúc đó thu nhập tính thuế sẽ ít hơn và số thuế TNCN phải nộp năm 2009 cũng ít hơn.


Trên đây là ý kiến của tôi trên cơ sở vận dụng các quy định hiện hành về thuế TNCN. Bạn có thể copy và in đoạn này, so sánh với TT84, 190 để yêu cầu kế toán của trường tính lại số thuế TNCN.

Thân,
 
Sửa lần cuối:
H

htkhai

Guest
16/10/09
3
0
0
HCM
Xin cảm ơn câu trả lời rất chân thành và nhiệt tình của các bạn, thật sự lúc nhận tiền cũng ấm ức lắm (vì phải đóng thuế lên đến hơn 11 triệu - Lương GV mà phải đóng thuế đến 11 triệu!)
Do Khải dạy ở trường Dân lập, nên không tính tiền vượt giờ 1 tiết như quy định (150%) mà trường chỉ đưa ra quy định chung tiền vượt giờ là 55.000 đ/ 1 tiết (cho Thạc sỹ :( )

Đầu tuần tới tôi sẽ vào trường gặp lại cô kế toán mới được. Chắc có lẽ báo cô ấy thường xuyên truy cập www.webketoan.vn mới được.

Một lần nữa xin cảm ơn rất nhiều.

Huỳnh Tấn Khải
 
H

HOANGNAM

Cao cấp
17/10/04
1,257
17
38
58
Binh duong
Kính chào,

Tôi là Giảng viên, tôi có thắc mắc về thuế Thu nhập cá nhân từ tiền dạy vượt giờ của tui như sau:
Trong năm học 2008-2009 (bắt đầu từ tháng 9/2008 đến 8/2009) tôi có dạy vượt số giờ nhiều hơn số giờ quy định, tính ra tiền là tổng cộng 57. 378.700 VND. Đến nay (ngày 16/10/2009), tôi được nhận số tiền trên và chịu mức thuế 30% (có trừ lũy tuyến), cụ thể như sau (kế toán của trường tính):
Tiền vượt giờ: 57.378.700
Lương tháng 10: 3.330.888
=> Tổng TN tháng 10: 60.709.588
Khấu trừ bản thân: 4.000.000
=> TN chịu thuế: 56.709588
Thuế TN cá nhân phải nộp là: 30%*56.709.588 - 5.850.000 = 11.162.876 VND

Như vậy trong tháng 10 này, tôi phải nộp thuế thu nhập cá nhân là: 11.162.876 VND

Cho tôi hỏi cách tính như trên có đúng hay không?
Cần chú ý thêm rằng:
- Khoảng tiền vượt giờ này tôi có được là do cả 1 năm làm việc từ 9/2008 - 8/2009, trong khi thuế thu nhập cá nhân theo tôi được biết thì chỉ áp dụng từ tháng 7/2009, vậy gần 1 năm trước đó chưa áp dụng thuế thu nhập cá nhân, vì vậy tại sao lại áp dụng thuế đó vào cho số tiền mà tui làm gần cả năm trước đó.

Tôi hỏi thêm là số tiền vựơt giờ này đựơc xem là tiền ngoài lương hay trong lương? vì lương tôi ký kết hợp đồng với nhà trường là 3.330.888 VND. Và nếu số tiền vượt giờ này là tiền ngoài lương theo hợp đồng thì nó chỉ được tính thuế là 10% sao lại tính lũy tuyến lên đến 30%?

Mong các bạn có kinh nghiệm, các luật sư giải đáp và tư vấn giúp.

Xin cảm ơn.

Kính chào
Huỳnh Tấn Khải
Chào bạn !
Tôi có ý kiến về vấn đề này như sau : Tiền vượt giờ là tiền làm thêm giờ của giáo viên và như thế thì miễn thuế TNCN phần chênh lệch giữa đơn giá tính vượt giờ (1) và đơn giá lương giờ theo mức lương của bạn (2). Tuy nhiên nếu (1)<(2) thì không được miễn thuế TNCN.
 
Sửa lần cuối:
H

htkhai

Guest
16/10/09
3
0
0
HCM
Xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn, các anh chị đã tư vấn giải đáp giúp tôi.

Xin hỏi thêm anh HoangNam là có căn cứ (Thông tư) nào để đưa ra ý kiến như anh nói không?


Một lần nữa xin cảm ơn.
 
D

duonghiep

Cao cấp
8/12/08
549
0
0
TPHCM
Chào thầy!

Xem qua những thắc mắc của thầy, tôi nhận thấy cách tính của kế toán nhà trường có nhiều điểm không hợp lý như sau:

1. Kế toán không được gộp chung các khoảng thu nhập trong cả 2 năm để tính thuế như vậy, vì luật thuế TNCN mới chỉ có hiệu lực từ ngày 1/1/2009, năm 2008 không áp dụng luật này (trừ trường hợp thầy nhận thu nhập một lần tại thời điểm tính thuế).

2. Thuế suất áp 30% áp dụng cho thu nhập từ 52 triệu-80triệu/tháng. Trong trường hợp của thầy, kế toán cần phải tính ra thu nhập của từng tháng, rồi áp thuế suất tương ứng với thu nhập của tháng đó, trong đó mỗi tháng đều được giảm trừ 4 triệu thì mới hợp lý.

3. Phần thu nhập chênh lệch cao hơn bình thường có từ làm vượt giờ được miễn thuế. Điều này được hướng dẫn tại thông tư 84. Thầy có thể đề nghị kế toán nhà trường tách phần chênh lệch cao hơn bình thường này ra trước khi tính thuế.

Chúc thầy thành công.
 
B

bnw2006

Trung cấp
27/11/08
163
0
16
HCM
Kính chào,

Tôi là Giảng viên, tôi có thắc mắc về thuế Thu nhập cá nhân từ tiền dạy vượt giờ của tui như sau:
Trong năm học 2008-2009 (bắt đầu từ tháng 9/2008 đến 8/2009) tôi có dạy vượt số giờ nhiều hơn số giờ quy định, tính ra tiền là tổng cộng 57. 378.700 VND. Đến nay (ngày 16/10/2009), tôi được nhận số tiền trên và chịu mức thuế 30% (có trừ lũy tuyến), cụ thể như sau (kế toán của trường tính):
Tiền vượt giờ: 57.378.700
Lương tháng 10: 3.330.888
=> Tổng TN tháng 10: 60.709.588
Khấu trừ bản thân: 4.000.000
=> TN chịu thuế: 56.709588
Thuế TN cá nhân phải nộp là: 30%*56.709.588 - 5.850.000 = 11.162.876 VND

Như vậy trong tháng 10 này, tôi phải nộp thuế thu nhập cá nhân là: 11.162.876 VND

Cho tôi hỏi cách tính như trên có đúng hay không?
Cần chú ý thêm rằng:
- Khoảng tiền vượt giờ này tôi có được là do cả 1 năm làm việc từ 9/2008 - 8/2009, trong khi thuế thu nhập cá nhân theo tôi được biết thì chỉ áp dụng từ tháng 7/2009, vậy gần 1 năm trước đó chưa áp dụng thuế thu nhập cá nhân, vì vậy tại sao lại áp dụng thuế đó vào cho số tiền mà tui làm gần cả năm trước đó.

Tôi hỏi thêm là số tiền vựơt giờ này đựơc xem là tiền ngoài lương hay trong lương? vì lương tôi ký kết hợp đồng với nhà trường là 3.330.888 VND. Và nếu số tiền vượt giờ này là tiền ngoài lương theo hợp đồng thì nó chỉ được tính thuế là 10% sao lại tính lũy tuyến lên đến 30%?

Mong các bạn có kinh nghiệm, các luật sư giải đáp và tư vấn giúp.

Xin cảm ơn.

Kính chào
Huỳnh Tấn Khải

Chào bạn Khải!
Bạn có thể xác định số thuế TN của mình theo trình tự sau:
1/Căn cứ 2 TT dưới đây để xác định thuế TN từ tháng 1/2008 đến 31/12/2008

Thông tư 81/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 147/2004/NĐ-CP ngày 23/7/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.

Thông tư 12/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 81/2004/TT-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 147/2004/NĐ-CP ngày 23/7/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
2/ Tính thuế TNCN từ tháng 1/2009 đến 8/2009 xem TT 84/2008/TT-BTC, TT 62/2009/TT-BTC và TT 160/2009/TT-BTC.
3/Nếu không trở ngại gửi cho tôi bảng kê chi tiết TN và thuế TN đã nộp của bạn từ tháng 1/2008 đến tháng 8/2009 tôi sẽ tính thuế tn cho bạn theo đúng quy định.
vienhoang88@gmail.com
Thân,
 
Nguyet huong

Nguyet huong

Guest
Cách tính thuế của kế toán trường dân lập này áp dụng cho thầy là thu nhập của 1 tháng (tháng 10/2009), với thu nhập của 1 tháng là 60tr thì áp dụng biểu luỹ tiến theo TT 84 và TT62 với thuế suất là 30% là đúng.

Nhưng thu nhập được hưởng này (tiền dạy vượt giờ từ tháng 9/2008 đến tháng 8/2009) là: 57.378.700. Kế toán đã tính sai cho thầy rồi, tính đúng như sau:

- Tiền dạy vượt giờ bình quân 1 tháng là 57.378.700/12= 4.781.558 (nếu tính được tiền vượt giờ của từng tháng được thì lấy số tiền vượt giờ của từng tháng - vì năm thu nhập áp dụng 2 cách tính khác nhau: từ tháng 9 đến tháng 12/2008 áp dụng TT81, từ tháng 1 đến tháng 8/2009 áp dụng TT84 và TT62).

Thuế TNCN của năm 2008 áp dụng TT81:
Tiền lương cơ bản: 3.330.888
Tiền dạy vượt giờ: 4.781.558
((3.330.888+4.781.558) - 5.000.000)x10%= 311.244
Thuế TNCN phải nộp năm 2008 là: 311.224 x 4 tháng = 1.244.896

Thuế TNCN từ tháng 1 đến tháng 8/2009 áp dụng TT84 và TT62:
Thu nhập từ tháng 1 đến tháng 6/2009 được miễn hoàn toàn
Tính thuế tháng 7 và tháng 8/2009:
((3.330.888+4.781.558) - 4.000.000)x5%= 205.622
Thuế TNCN phải nộp của tháng 7 và 8/2009: 205.622 x 2 tháng= 411.244

Kết luận:
Khi thầy nhận được thu nhập vượt giờ từ tháng 9/2008 đến tháng 8/2009 là 57..378.700 thì phải nộp lại tiền thuế TNCN là: 1.244.896 + 411.244 = 1.656.140

Quyết toán thuế TNCN là năm dương dịch. Do vậy, năm 2008: nếu từ tháng 1 đến tháng 8/2008 thầy không có thu nhập ở đâu thì được hoàn trả lại 411.244 số thuế đã nộp vào Ngân sách Nhà Nước - Nhưng đến bây giờ nộp tờ khai quyết toán năm 2008 thì đã chậm rồi, nên tiền phạt chậm nộp tờ khai quyết toán còn nhiều hơn gấp 12 lần tiền hoàn thuế TNCN

Quyết toán năm 2009 thì chỉ quyết toán 6 tháng cuối năm
 
B

bnw2006

Trung cấp
27/11/08
163
0
16
HCM
Cách tính thuế của kế toán trường dân lập này áp dụng cho thầy là thu nhập của 1 tháng (tháng 10/2009), với thu nhập của 1 tháng là 60tr thì áp dụng biểu luỹ tiến theo TT 84 và TT62 với thuế suất là 30% là đúng.

Nhưng thu nhập được hưởng này (tiền dạy vượt giờ từ tháng 9/2008 đến tháng 8/2009) là: 57.378.700. Kế toán đã tính sai cho thầy rồi, tính đúng như sau:

- Tiền dạy vượt giờ bình quân 1 tháng là 57.378.700/12= 4.781.558 (nếu tính được tiền vượt giờ của từng tháng được thì lấy số tiền vượt giờ của từng tháng - vì năm thu nhập áp dụng 2 cách tính khác nhau: từ tháng 9 đến tháng 12/2008 áp dụng TT81, từ tháng 1 đến tháng 8/2009 áp dụng TT84 và TT62).

Thuế TNCN của năm 2008 áp dụng TT81:
Tiền lương cơ bản: 3.330.888
Tiền dạy vượt giờ: 4.781.558
((3.330.888+4.781.558) - 5.000.000)x10%= 311.244
Thuế TNCN phải nộp năm 2008 là: 311.224 x 4 tháng = 1.244.896

Thuế TNCN từ tháng 1 đến tháng 8/2009 áp dụng TT84 và TT62:
Thu nhập từ tháng 1 đến tháng 6/2009 được miễn hoàn toàn
Tính thuế tháng 7 và tháng 8/2009:
((3.330.888+4.781.558) - 4.000.000)x5%= 205.622
Thuế TNCN phải nộp của tháng 7 và 8/2009: 205.622 x 2 tháng= 411.244

Kết luận:
Khi thầy nhận được thu nhập vượt giờ từ tháng 9/2008 đến tháng 8/2009 là 57..378.700 thì phải nộp lại tiền thuế TNCN là: 1.244.896 + 411.244 = 1.656.140

Quyết toán thuế TNCN là năm dương dịch. Do vậy, năm 2008: nếu từ tháng 1 đến tháng 8/2008 thầy không có thu nhập ở đâu thì được hoàn trả lại 411.244 số thuế đã nộp vào Ngân sách Nhà Nước - Nhưng đến bây giờ nộp tờ khai quyết toán năm 2008 thì đã chậm rồi, nên tiền phạt chậm nộp tờ khai quyết toán còn nhiều hơn gấp 12 lần tiền hoàn thuế TNCN

Quyết toán năm 2009 thì chỉ quyết toán 6 tháng cuối năm


Cách tính của bạn nêu trên chưa đúng đâu nhé, năm 2008 phải quyết toán cả năm nên dữ lệu của tháng 10/2008 như anh Khải đã nêu thì chưa thể khẳng định được, riêng tháng 7+8/2009 chỉ tạm tính.
 
Nguyet huong

Nguyet huong

Guest
Cách tính của bạn nêu trên chưa đúng đâu nhé, năm 2008 phải quyết toán cả năm nên dữ lệu của tháng 10/2008 như anh Khải đã nêu thì chưa thể khẳng định được, riêng tháng 7+8/2009 chỉ tạm tính.
Đọc kỹ hướng dẫn trước khi viết bài đê
Quyết toán thuế TNCN là năm dương dịch. Do vậy, năm 2008: nếu từ tháng 1 đến tháng 8/2008 thầy không có thu nhập ở đâu thì được hoàn trả...
 
B

bnw2006

Trung cấp
27/11/08
163
0
16
HCM
Đọc kỹ hướng dẫn trước khi viết bài đê

Chào cô nương, nếu bài viết của tôi có ảnh hưởng đến danh dự thì xin công bố "Xin lỗi cô nhé".
Chân thành góp ý là: khi anh Khải post bài chưa nắm chắc về vệc tính thuế của mình và có nhận định là "có vấn đề". Qua bài post của anh Khải không thể khẳng định người ta tính thuế sai cho anh Khải. Xử lý dữ liệu "sai"/chưa đầy đủ thì kết quả sẽ sai gần như chắc chắn, trong khi người xin tư vấn lại muốn có kết quả như nhận định ban đầu, kết quả của quá trình sai đó chỉ có người được tư vấn biết được thôi, nhưng chắc chắn không tốt được.
Xin được phép không tranh luận thêm về vấn đề này nữa nhé.
Chúc thành đạt!
 
Nguyet huong

Nguyet huong

Guest
Ngày trước Anh viết văn chắc là giỏi lắm nhỉ, có mở bài, thân bài và kết luận cơ đấy
Như thế này mà không tranh luận nữa mới là lạ anh ơi
- Về phải kế toán nhà trường, chỉ biết thu nhập của thầy giáo từ tháng 9/2008 đến tháng 8/2009. do vậy, kế toán quyết toán trong khoảng thời gian đó là chuẩn.
- Về phía thầy giáo: biết đựơc thu nhập của mình trong năm 2008 là thế nào rồi, nên dưới bài viết nguyet huong đã nhắc nhở thấy rồi mà
 
Sửa lần cuối:
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA