Nợ thuế do nguyên nhân khách quan sẽ được miễn phạt chậm nộp

  • Thread starter mrhung
  • Ngày gửi
mrhung

mrhung

Nguyễn Trọng Hùng
23/4/08
340
19
18
Hà Giang
webketoan.vn
Đó là đề nghị mới đây của Bộ Tài chính gửi Thủ tướng Chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp tục hoạt động xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp nợ thuế do nguyên nhân khách quan sẽ được miễn phạt chậm nộp. Ảnh minh hoạ.

Tuy nhiên hỗ trợ trên chỉ được áp dụng tạm thời đối với những DN nợ tiền phạt chậm nộp thuế có nguyên nhân khách quan.

Theo quy định của Luật Quản lý thuế, nếu DN còn nợ phạt chậm nộp thuế thì sẽ không được hưởng ân hạn thuế khi làm thủ tục hải quan đối với lô hàng XNK tiếp theo. Nếu muốn được ân hạn thuế thì DN phải được ngân hàng bảo lãnh. Ngoài việc không được hưởng ân hạn thuế, DN còn bị cơ quan Hải quan áp dụng các biện pháp cưỡng chế (như trích tiền từ tài khoản ngân hàng, không cho đăng ký tờ khai hải quan...) nếu số tiền nợ phạt kéo dài hơn 90 ngày.

Quy định trên nhằm hối thúc các DN nộp thuế XNK đúng hạn, tránh việc nợ đọng kéo dài, thất thu cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên xét từ góc độ DN trong bối cảnh suy giảm kinh tế hiện nay, các DN có nợ phạt chậm nộp thuế nếu không được tiếp tục họat động XNK hoặc bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế hải quan khác sẽ tiếp tục gặp khó khăn. Thực tế cho thấy một số DN phải hoạt động cầm chừng, một số khác có nguy cơ phá sản, ngừng hoạt động. Chính vì vậy khả năng thanh toán hết các khoản nợ thuế và nợ phạt chậm nộp thuế là rất khó.

Thế nào là do khách quan?

Bên cạnh một số DN cố tình trây ỳ nợ thuế, nợ tiền phạt chậm nộp thuế, có nhiều nguyên nhân khách quan dẫn đến DN nợ phạt chậm nộp thuế như DN gặp phải thiên tai, tai nạn bất ngờ trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra còn do tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1998 hoặc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 dẫn đến DN có khó khăn về tài chính phải ngừng hoạt đôỉng hoặc hoạt động cầm chừng nên DN không bố trí được kịp thời nguồn vốn để nộp thuế.

Một nguyên nhân được xác định là khách quan là do cơ chế chính sách của Nhà nước thay đổi phát sinh các khoản phải nộp, phạt chậm nộp tăng thêm, như nợ phạt chậm nộp phát sinh từ nguyên nhân do chính sách chưa rõ ràng về đối tượng, mã số, mức thuế suất, giá tính thuế, xuất xứ, chính sách miễn, giảm, hoàn thuế, thủ tục kê khai thuế...

Trong những trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nên đã hiểu và áp dụng khác nhau. Bởi lẽ DN tự khai, tự nộp thuế, đã bán hàng, hạch toán kinh doanh theo số thuế đã kê khai và được cơ quan thuế, hải quan chấp nhận.

Tuy nhiên, sau một thời gian, có những trường hợp sau 3-5 năm hoặc lâu hơn, cơ quan Hải quan, cơ quan Thuế kiểm tra sau thông quan hoặc thanh tra thuế đã truy thu thuế, xử phạt chậm nộp đối với số thuế truy thu thêm.

Thực tế đã có một số trường hợp vì số tiền thuế truy thu quá lớn, để đảm bảo tính khả thi của việc truy thu, cơ quan thuế, hải quan đã phải cho nộp theo phân kỳ nên thời gian nợ thuế kéo dài, số tiền phạt chậm nộp vì thế cũng tăng. Do đó các DN này càng gặp khó khăn trong việc nộp tiền phạt chậm nộp.

Một nguyên nhân nữa là do chính sách của Nhà nước thay đổi liên quan đến hoạt động của DN nên DN bị động, không phải do chủ quan của DN. Chẳng hạn như thay đổi chính sách đầu tư, chính sách thuế hoặc từ đối tượng không chịu thuế thành đối tượng chịu thuế... Ngoài ra, nợ phạt chậm nộp còn có nguyên nhân khách quan bất khả kháng khác như khách hàng nước ngoài huỷ hợp đồng, gặp thiên tai, tai nạn bất ngờ…

Gỡ khó ra sao?

Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 30-6-2009 nợ phạt chậm nộp của hàng hóa XNK là 472 tỷ đồng (trong đó do nguyên nhân khách quan khoảng hơn 200 tỷ đồng); nợ phạt chậm nộp của các loại thuế sản xuất, kinh doanh trong nước là 979 tỷ đồng (trong đó do nguyên nhân khách quan khoảng hơn 500 tỷ đồng).

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan dẫn đến số nợ thuế và nợ phát chậm nộp thuế trên đây, một nguyên nhân xét từ góc độ pháp luật, đó là trước thời điểm 1-1-2006 Luật thuế XNK cho phép DN được nợ thuế mà không ràng buộc điều kiện phải là DN chấp hành tốt pháp luật thuế như Luật hiện hành. Quan trọng nhất vẫn là sự hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật của một số DN chưa cao, thậm chí lợi dụng lách sự thông thoáng của Luật thuế XNK trước đây để trây ì, không chịu nộp thuế đúng hạn…

Theo tờ trình Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ Tài chính đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành quyết định giao Bộ Tài chính miễn phạt chậm nộp thuế thuôỉc các nguyên nhân khách quan, nếu DN đã nộp hết nợ gốc. Đây là biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN, góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, kích cầu đầu tư.

Trong thời gian chờ Thủ tướng xem xét miễn phạt chậm nộp thuế thuộc các nguyên nhân khách quan, Bộ Tài chính đề nghị Thủ tướng cho phép tạm thời chưa áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại Điều 93 Luật Quản lý thuế đối với các DN trên, với điều kiện ngoài các khoản nợ phạt chậm nộp thuế do các nguyên nhân khách quan, DN không có khoản nợ quá hạn quá 90 ngày nào khác và có cam kết chấp hành quyết định cuối cùng của Bộ trưởng Bộ Tài chính về số tiền phạt chậm nộp thuế.

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, đối với những DN nợ thuế đã nộp hết số nợ gốc theo cam kết, nếu được xóa hoặc miễn khoản phạt chậm nộp sẽ tác động tích cực tới việc nộp số nợ đọng của DN.
SANOTC
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA