Góp ý chuẩn mực kế toán đợt 5

  • Thread starter NgânGiang
  • Ngày gửi
N

NgânGiang

Cố lên! Cố lên...
10/5/05
202
0
0
21
Trong Mây mù
www.baominh.com.vn
Vừa rồi (13/05/2005) có bác nào đi dự hội thảo mở rộng về ban hành 4 chuẩn mực kế toán đợt 5 không?
Các chuẩn mực chuẩn bị ra bao gồm:
Chuẩn mực số 11: - Hợp nhất kinh doanh
Chuẩn mực số 19: - Hợp đồng bảo hiểm
Chuẩn mực số 18: - Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng
Chuẩn mực số 30: - Lãi trên cổ phiếu

Trong quá trình hội thảo chưa có ai góp ý gì cả, có lẽ mọi người ngại. Em đang định gửi thư góp ý, đại ý là:
Trong quá trình giảng về chuẩn mực số 18, điểm 29 nói về Tài sản tiềm ẩn:
" Các tài sản tiềm ẩn phát sinh ra từ các sự kiện không được lên kế hoạch từ trước hoặc các sự kiện khác chưa được dự tính dẫn đến khả năng có thể thu được thêm lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Ví dụ, một khoản bồi thường đơn vị đang tiến hành các thủ tục pháp lý khi kết quả chưa chắc chắn"
Ở đây làm gì có thu được thêm lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp, chỉ có bù đắp mà thôi. Đến như vụ "Trần Nghĩa Vinh" vừa rồi DNTN gian lận để lấy thiệt hại của nhà nước, bù đắp cho 1 nửa tổn thất đã xảy ra với DNTN mà thôi
Nếu lấy ví dụ cho trường hợp giá trị tài sản tăng lên nhờ CLTG hay bất động sản tăng giá có được không nhỉ?

Tại điểm 10 chuẩn mực số 19:
Để công khai, doanh nghiệp phải áp dụng:
(a). Chuẩn mực này đối với phần bảo hiểm;
(b). Chuẩn mực - "Công cụ tài chính" đối với khoản tiền đặt cọc.
Nhưng chuẩn mực "Công cụ tài chính" chưa ban hành thì Em biết phải áp dụng lảm sao đây (và nghe nói sẽ không ban hành trong vòng mấy năm tới vì còn phải kiểm tra việc thực hiện các chuẩn mực đã ban hành)
... còn nữa nhưng gửi thế này đã, không có lại đứt gánh như lúc nãy thì mệt lắm
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
L
Đề nghị Đ/c Tú Anh post dự thảo chuẩn mực đợt 5 vào đây để anh em tham khảo và góp ý kiến. Ý kiến đóng góp sẽ tập hợp gửi tới Vụ Chế độ kế toán, Bộ Tài chính.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Yên tâm, yên tâm. Sẽ có thôi nhưng chưa ngay được, các bác đừng sốt ruột nhé! Khi nào có thì bác tranvanhung se post lên cho bà con tham khảo.
letrans nói:
Đề nghị Đ/c Tú Anh post dự thảo chuẩn mực đợt 5 vào đây để anh em tham khảo và góp ý kiến. Ý kiến đóng góp sẽ tập hợp gửi tới Vụ Chế độ kế toán, Bộ Tài chính.
 
N

NgânGiang

Cố lên! Cố lên...
10/5/05
202
0
0
21
Trong Mây mù
www.baominh.com.vn
Nguyen Tu Anh nói:
Yên tâm, yên tâm. Sẽ có thôi nhưng chưa ngay được, các bác đừng sốt ruột nhé! Khi nào có thì bác tranvanhung se post lên cho bà con tham khảo.
Vẫn tin tưởng các bác. Nhưng cũng cần nhanh chứ!
Đến tháng 7/05 ban hành 4 cái trên rồi thì góp ý cho "Thông tư hướng dẫn sửa đổi chuẩn mực à".
Thách bác nào tìm được thông tư như thế đấy hi... hi... hi...
Em chỉ có bản cứng ở đây thôi, làm sao mà gửi
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Hì hì, mai hoặc ngày kia là có thôi. Các bác cứ lo vớ vẩn. Mọi người trên WKT có trách nhiệm lắm đó. Đặc biệt là Supmod tranvanhung.
NgânGiang nói:
Vẫn tin tưởng các bác. Nhưng cũng cần nhanh chứ!
Đến tháng 7/05 ban hành 4 cái trên rồi thì góp ý cho "Thông tư hướng dẫn sửa đổi chuẩn mực à".
Thách bác nào tìm được thông tư như thế đấy hi... hi... hi...
Em chỉ có bản cứng ở đây thôi, làm sao mà gửi
 
B

bsc

Guest
14/5/05
16
0
0
22
na
NgânGiang nói:
Trong quá trình hội thảo chưa có ai góp ý gì cả, có lẽ mọi người ngại. Em đang định gửi thư góp ý, đại ý là:
Trong quá trình giảng về chuẩn mực số 18, điểm 29 nói về Tài sản tiềm ẩn:
" Các tài sản tiềm ẩn phát sinh ra từ các sự kiện không được lên kế hoạch từ trước hoặc các sự kiện khác chưa được dự tính dẫn đến khả năng có thể thu được thêm lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Ví dụ, một khoản bồi thường đơn vị đang tiến hành các thủ tục pháp lý khi kết quả chưa chắc chắn"
Ở đây làm gì có thu được thêm lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp, chỉ có bù đắp mà thôi. Đến như vụ "Trần Nghĩa Vinh" vừa rồi DNTN gian lận để lấy thiệt hại của nhà nước, bù đắp cho 1 nửa tổn thất đã xảy ra với DNTN mà thôi
Cái khái niệm này dịch nguyên từ khái niệm contingent asset trong IAS 37, Par. 31, cho nên không có vướng mắc gì về nghĩa cả. Chỉ có điều người giảng họ hiểu đến đâu và họ giải thích thế nào thôi. Bản chất của contingent asset nó có KHẢ NĂNG mang lại lợi ích kinh tế cho DN nhưng khả năng đó không chắc chắn (not probable) nên không ghi nhận là tài sản.

Không thể nói là "làm gì có thu được THÊM lợi ích", vì khi ghi nhận một khoản mục trong báo cáo tài chính người ta quan tâm tới việc nó có đáp ứng đủ tiêu chuẩn trong định nghĩa hay không và có đo lường được hay không. Chẳng hạn vác một cục tiền đi mua ô tô nếu đặt dưới giác độ THÊM lợi ích thì rõ ràng là không làm tăng thêm lợi ích (vì tăng ô tô thì tiền lại giảm đi - đâu có thêm lợi ích theo nghĩa bạn ám chỉ đúng không?) thế chẳng nhẽ không ghi nhận tài sản là cái ô tô à?

Mà ngay cả trong trường hợp cơ sở lý luận yếu nhất mà bạn cho "chỉ là sự bù đắp" thì chẳng nhẽ sự bù đắp đó không làm phát sinh tài sản cho DN chăng? và nếu xét trên quan điểm "tăng THÊM lợi ích" của bạn thì chẳng nhẽ sự bù đắp không làm tăng thêm lợi ích chăng? hãy so sánh giữa không được bù đắp và được bù đắp thì nếu được bù đắp nó sẽ làm tăng THÊM lợi ích so với không được bù đắp rồi còn gì!

NgânGiang nói:
Nếu lấy ví dụ cho trường hợp giá trị tài sản tăng lên nhờ CLTG hay bất động sản tăng giá có được không nhỉ?
Cái này thì lại không liên quan gì đến contingent asset nữa rồi vì nó gắn với một tài sản đã có - existing asset. Khi đó nếu lợi ích kinh tế gắn với tài sản có tăng thì sẽ test thử xem giá trị tăng có xác định được một cách tin cậy hay không? có bằng chứng khách quan hay không... để ghi tăng giá trị tài sản và ghi nhận unrealized profit - đây là vấn đề về đo lường (measurement) chứ không phải vấn đề về ghi nhận (recognition) như của trường hợp contingent asset.

Còn về việc góp ý với ban soạn thảo chuẩn mực thì có lẽ khó đấy nhỉ? tôi có thể xem là quen biết với chỗ anh Mai vụ trưởng và chị Đoan vụ phó vụ chế độ kế toán mà chẳng bao giờ có ý tưởng góp ý hehehehe. Cái quy trình và cách làm của nước ta thì mọi người biết rồi đấy, có góp ý được không?
 
N

NgânGiang

Cố lên! Cố lên...
10/5/05
202
0
0
21
Trong Mây mù
www.baominh.com.vn
Cảm ơn bác BSC đã cho 1 bài về sử dụng từ ngữ
Em viết tiếp dưới đây, mong bác sửa thêm cho. Được sửa nhiều thì càng tiến bộ chứ sao
Em nói thật, Em chưa đủ trình độ để mang mấy mấy cái thuật ngữ nước ngoài về áp dụng như bác. Em cứ nghĩ sao nói vậy thôi. Đọc đoạn này của Bác, em vẫn chưa thông
"Mà ngay cả trong trường hợp cơ sở lý luận yếu nhất mà bạn cho "chỉ là sự bù đắp" thì chẳng nhẽ sự bù đắp đó không làm phát sinh tài sản cho DN chăng? và nếu xét trên quan điểm "tăng THÊM lợi ích" của bạn thì chẳng nhẽ sự bù đắp không làm tăng thêm lợi ích chăng? hãy so sánh giữa không được bù đắp và được bù đắp thì nếu được bù đắp nó sẽ làm tăng THÊM lợi ích so với không được bù đắp rồi còn gì!"
Em nói tới bù đắp là nói bù lại 1 phần giá trị cái đã mất chứ hiếm khi bù được toàn bộ giá trị cái đã mất, mong gì bù đắp cao hơn nữa. Em không muốn nói kiểu "Tái Ông mất ngựa" nhưng cũng không muốn quên cái đã mất mà chỉ tính từ đoạn liệu có được bù đắp như bác đâu!!!
Còn đoạn sau nữa, Em thấy Bác có vẻ là nhà nghiện cứu, có khi còn làm to nữa ấy chứ vì quen ... cơ mà. Chắc bác làm to nên hay ra lệnh chứ ít khi góp ý.
 
L

Lan-Giao

Guest
8/6/04
113
2
0
42
HCMC
NgânGiang nói:
"Mà ngay cả trong trường hợp cơ sở lý luận yếu nhất mà bạn cho "chỉ là sự bù đắp" thì chẳng nhẽ sự bù đắp đó không làm phát sinh tài sản cho DN chăng? và nếu xét trên quan điểm "tăng THÊM lợi ích" của bạn thì chẳng nhẽ sự bù đắp không làm tăng thêm lợi ích chăng? hãy so sánh giữa không được bù đắp và được bù đắp thì nếu được bù đắp nó sẽ làm tăng THÊM lợi ích so với không được bù đắp rồi còn gì!"
Em nói tới bù đắp là nói bù lại 1 phần giá trị cái đã mất chứ hiếm khi bù được toàn bộ giá trị cái đã mất, mong gì bù đắp cao hơn nữa. Em không muốn nói kiểu "Tái Ông mất ngựa" nhưng cũng không muốn quên cái đã mất mà chỉ tính từ đoạn liệu có được bù đắp như bác đâu!!!
NgânGiang: Cái tổn thất thì đã là sunk cost rồi. Standard-setter người ta đứng trên quan điểm "tăng thêm lợi i'ch" so với thời điểm balance hiện tại (QD1), còn bạn lại hiểu nó theo quan điểm so với thời điểm trước khi tổn thất xảy ra (QD2). Như vậy bạn chỉ cần hiểu standard được lập ra dựa vao quan điểm/principle gì thôi, và áp dụng nó như thế, có gì phải bàn cãi. Nếu người ta sửa theo QD2 của bạn thì lại có NgânGiang khác bảo không, phải theo QD1 mới đúng thì sao? ^^
 
N

NgânGiang

Cố lên! Cố lên...
10/5/05
202
0
0
21
Trong Mây mù
www.baominh.com.vn
Ấy chết, Bác đừng tự ái thế, Bác 3 tuổi là hơn em 1 - Sao lại chấp với em!
Mình nêu ý kiến thảo luận để lấy ý kiến nhiều người
Văn bản PL càng rõ mình càng dễ áp dụng. Chứ để Em vận dụng sai rồi bị phạt không lẽ các Bác mừng sao?
 
N

NgânGiang

Cố lên! Cố lên...
10/5/05
202
0
0
21
Trong Mây mù
www.baominh.com.vn
Lan-Giao nói:
NgânGiang: Cái tổn thất thì đã là sunk cost rồi. Standard-setter người ta đứng trên quan điểm "tăng thêm lợi i'ch" so với thời điểm balance hiện tại (QD1), còn bạn lại hiểu nó theo quan điểm so với thời điểm trước khi tổn thất xảy ra (QD2). Như vậy bạn chỉ cần hiểu standard được lập ra dựa vao quan điểm/principle gì thôi, và áp dụng nó như thế, có gì phải bàn cãi. Nếu người ta sửa theo QD2 của bạn thì lại có NgânGiang khác bảo không, phải theo QD1 mới đúng thì sao? ^^
Nếu khi tổn thất xảy ra, ghi vào phải thu (các đối tượng: cá nhân gây tổn thất, nhà Bảo hiểm)
Chờ kết quả ngã ngũ rồi mới hạch toán vào các khoản mục phù hợp thì chuyện sẽ khác đấy!
Các bác cho ý kiến về chuẩn mực nhá, có mỗi 1 cái ví dụ của chuẩn mực mà nhiều ý kiến quá.
Sau này chuẩn mực ban hành mà còn có nhiều cách hiểu khác nhau thì làm sao mà áp dụng?
 
L

Lan-Giao

Guest
8/6/04
113
2
0
42
HCMC
NganGiang: Khi ton that xay ra thi thuong la nguoi ta ghi giam Tai san da ton that. Khi con dang tien hanh cac thu tuc phap ly ma chua co the finalise duoc la ban se nhan duoc boi thuong bao nhieu thi khoan tai san ban du doan se duoc boi thuong neu ban thang kien la 1 contigent asset. Neu ban duoc phep ghi contigent asset vao trong BCTC (phai disclose trong note neu to khong nham) thi den khi ban that su duoc boi thuong bao nhieu thi ban adjust chenh lech nay thoi. To cam thay vi du trong chuan muc ve contigent asset nhu ban noi thi cha co gi la khong phu hop ca. Luc do, ban co kha nang la se duoc boi thuong va ban tam tinh khoan do va goi la contigent asset. The thoi. Theo to, cach hieu nhu bsc noi la hop ly vi ban co duoc boi thuong bao nhieu hay khong duoc boi thuong thi ban van phai ghi nhan cai ton that cua ban vao so ngay khi no xay ra roi. Neu ban duoc boi thuong thi ton that cua ban se giam di/loi ich tang len, neu khong thi ton that cua ban se khong doi. Khoan boi thuong do neu nhan duoc se duoc ghi nhan la asset ngay thoi diem ban chac chan se nhan duoc, nhung vi gio chua biet la se nhan duoc hay khong nen goi la contigent asset. Sorry, to lai khong go duoc TV co dau.
 
N

NgânGiang

Cố lên! Cố lên...
10/5/05
202
0
0
21
Trong Mây mù
www.baominh.com.vn
Lan-Giao nói:
NganGiang: Khi ton that xay ra thi thuong la nguoi ta ghi giam Tai san da ton that. Khi con dang tien hanh cac thu tuc phap ly ma chua co the finalise duoc la ban se nhan duoc boi thuong bao nhieu thi khoan tai san ban du doan se duoc boi thuong neu ban thang kien la 1 contigent asset. ....
Bsc nói:
Cái khái niệm này dịch nguyên từ khái niệm contingent asset trong IAS 37, Par. 31

Em đã thú thật là chưa hề đọc tới các chuẩn mực kế toán quốc tế.
Các bác làm ơn chỉ giúp em từ "gốc" mà chuẩn mực số 19 dịch ra tiếng Việt gọi là "Sự giảm giá trị của các tài sản tái bảo hiểm"

Bác Tú Anh với Bác Hùng nhanh post bài để bà con tham gia cho thêm phần sôi nổi. Em thấy có khá nhiều điểm hay đấy, nhưng e rằng với điều kiện hiện tại, đa số chúng ta chưa theo được cái hay ấy.
Ví dụ nợ tính theo chiết khấu là hay, nhưng có quá nhiều món (hàng trăm ngàn) nợ lớn, nhỏ với các thời hạn trả nợ khác nhau thì sức đâu mà tính. Không biết ở chỗ các bác thế nào, chứ theo chỗ em thấy tính chiết khấu cho hàng mua/bán với doanh số lớn thì đuợc chứ theo hạn trả nợ cuả các món nợ thì khó quá.
 
N

NgânGiang

Cố lên! Cố lên...
10/5/05
202
0
0
21
Trong Mây mù
www.baominh.com.vn
Chuẩn bị có hội thảo về Chuẩn mực số 19: - Hợp đồng bảo hiểm. (ngày 27/6) Tôi sẽ đi dự, nhờ bà con góp ý các điểm sau nhé:
1. Xác định giá trị hợp lý của công cụ phái sinh gắn với hợp đồng bảo hiểm và kế toán thay đổi giá trị hợp lý (Đoạn 05-06)
2. Công khai khoản tiền đặt cọc (đoạn 08-09) có nên quy định như nội dung chuẩn mực hay Việt Nam chỉ chọn 1 trong 2 trường hợp
3. Kiểm tra tính đầy đủ của khoản nợ (đoạn 12-16)
a. Tính giá trị hiện tại của luồng tiền phát sinh trong tương lai làm cơ sở so sánh kiểm tra
b. So sánh theo giá trị ghi sổ
4. Chi phí khai thác phân bổ (hiện hành không phân bổ)
5. Tài sản tái bảo hiểm giảm giá trị được kế toán vào Báo cáo kết quả kinh doanh; (Đoạn 17)
6. Thay đổi chính sách kế toán
a. Lãi suất thị trường hiện hành (đoạn 20)
b. Tiếp tục thực hiện các chính sách kế toán hiện hành (đoạn 21)
c. Thận trọng (đoạn 22)
d. Tỷ suất đầu tư trong tương lai (đoạn 23-25)
7. Phần không đảm bảo được ghi nhận là nợ phải trả hay là vốn chủ sở hữu nếu xác định được, trường hợp không xác định được thì toàn bộ hoạt động bảo hiểm được coi như khoản nợ phải trả?
Việt Nam có nên quy định như vậy để doanh nghiệp tự lựa chọn hay chỉ quy định nợ phải trả (nếu xác định được khoản không đảm bảo) (đoạn 29-30)
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA