Thông tư 201/2009/TT-BTC: Hướng dẫn hạch toán chênh lệch tỷ giá

  • Thread starter Khuatquangthin
  • Ngày gửi
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Khuatquangthin

Khuatquangthin

0034APC
BỘ TÀI CHÍNH
-------------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------------------
Số: 201/2009/TT-BTC
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2009

THÔNG TƯ
Hướng dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá trong doanh nghiệp
--------------------------------

- Căn cứ Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008;

- Căn cứ Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

- Căn cứ Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 5/2/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác;

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng tại công văn số 2225/VPCP-KTTH ngày 9/4/2009 của Văn phòng Chính phủ về việc xử lý chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá trong doanh nghiệp như sau:


PHẦN A - QUY ĐỊNH CHUNG


Điều 1. Đối tượng, phạm vi áp dụng:

Thông tư này áp dụng cho doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. Thông tư không áp dụng đối với các doanh nghiệp chuyên kinh doanh mua bán ngoại tệ.

Đối với các doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở các Hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ các nước, nếu Hiệp định có các quy định về xử lý chênh lệch tỷ giá khác với hướng dẫn tại Thông tư này thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.


Điều 2. Các từ ngữ sử dụng trong Thông tư này được hiểu như sau:

1. “Ngoại tệ” là đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán của một doanh nghiệp.
2. “Nghiệp vụ ngoại tệ” là chỉ các nghiệp vụ thu chi bằng ngoại tệ và để tính giá.
3. “Tỷ giá hối đoái” là tỷ giá trao đổi giữa hai loại tiền (sau đây gọi tắt là tỷ giá).
4. “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” là chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ kế toán với tỷ giá quy đổi tại thời điểm điều chỉnh của cùng một loại ngoại tệ.

Điều 3. Doanh nghiệp có các nghiệp vụ ngoại tệ thực hiện hạch toán các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái theo quy định của chế độ kế toán hiện hành.

Tỷ giá quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam thực hiện theo quy định tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp.

Điều 4. Những ngoại tệ mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không công bố tỷ giá quy đổi ra "Đồng" Việt Nam thì thống nhất quy đổi thông qua đồng đô la Mỹ theo tỷ giá giao dịch của ngân hàng mà doanh nghiệp mở tài khoản tại thời điểm thực tế phát sinh hoặc đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ.


PHẦN B - QUY ĐỊNH CỤ THỂ


Điều 5. Toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động sản xuất kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (của doanh nghiệp vừa sản xuất kinh doanh, vừa có hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản) được hạch toán ngay vào chi phí tài chính hoặc doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ.

Điều 6. Nội dung xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái:

1. Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái của nghiệp vụ ngoại tệ trong kỳ:

1.1. Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập:
Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư xây dựng và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh lũy kế, riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán. Khi tài sản cố định hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng thì chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng được phân bổ dần vào thu nhập hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh cụ thể:
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng được phân bổ dần vào thu nhập tài chính của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 5 năm kể từ khi công trình đưa vào hoạt động.

- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm được phân bổ dần vào chi phí tài chính của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 5 năm kể từ khi công trình đưa vào hoạt động.

1.2. Thời kỳ doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh:

Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp đang hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ sẽ được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí trong năm tài chính cụ thể:

a. Đối với nợ phải thu:
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng tính vào thu nhập tài chính trong kỳ.
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào chi phí tài chính trong kỳ.

b. Đối với nợ phải trả:
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào thu nhập tài chính trong kỳ.
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng tính vào chi phí tài chính trong kỳ.

1.3. Thời kỳ giải thể, thanh lý doanh nghiệp:

a. Đối với nợ phải thu:
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng tính vào thu nhập thanh lý doanh nghiệp.
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào chi phí thanh lý doanh nghiệp.

b. Đối với nợ phải trả:
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào thu nhập thanh lý doanh nghiệp.
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng tính vào chi phí thanh lý doanh nghiệp.

1.4. Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ do việc mua, bán ngoại tệ:
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng tính vào thu nhập tài chính trong kỳ.
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào chi phí tài chính trong kỳ.

2. Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ:

Cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp phải quy đổi số dư tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ ra "đồng Việt Nam” theo tỷ giá quy định tại Điều 3 của Thông tư này. Khoản chênh lệch giữa tỷ giá sau khi quy đổi với tỷ giá đang hạch toán trên sổ kế toán được xử lý như sau:

2.1. Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ ngắn hạn (1 năm trở xuống) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì không hạch toán vào chi phí hoặc thu nhập mà để số dư trên báo cáo tài chính, đầu năm sau ghi bút toán ngược lại để xoá số dư.

2.2. Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản nợ dài hạn (trên 1 năm) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì được xử lý như sau:

a. Đối với các khoản nợ phải thu dài hạn:
Đối với các khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ, công ty phải đánh giá lại số dư cuối năm của các loại ngoại tệ, sau khi bù trừ, chênh lệch còn lại được xử lý như sau:
- Trường hợp chênh lệch tăng được hạch toán vào thu nhập tài chính trong năm.
- Trường hợp chênh lệch giảm được hạch toán vào chi phí tài chính trong năm.

b. Đối với các khoản nợ phải trả dài hạn:
Đối với khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, công ty phải đánh giá lại số dư cuối năm của các loại ngoại tệ, sau khi bù trừ, chênh lệch còn lại được xử lý như sau:

- Trường hợp chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái thì chênh lệch tỷ giá hạch toán vào chi phí tài chính trong năm và được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái vào chi phí làm cho kết quả kinh doanh của công ty bị lỗ thì có thể phân bổ một phần chênh lệch tỷ giá cho năm sau để công ty không bị lỗ nhưng mức hạch toán vào chi phí trong năm ít nhất cũng phải bằng chênh lệch tỷ giá của số dư ngoại tệ dài hạn phải trả trong năm đó. Số chênh lệch tỷ giá còn lại sẽ được theo dõi và tiếp tục phân bổ vào chi phí cho các năm sau nhưng tối đa không quá 5 năm.

- Trường hợp chênh lệch giảm thì được hạch toán vào thu nhập tài chính.

Khi thanh lý từng khoản nợ phải thu, nợ phải trả dài hạn, nếu tỷ giá thanh toán thực tế phát sinh cao hơn hoặc thấp hơn tỷ giá đang hạch toán trên sổ sách thì phần chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh được xử lý như quy định tại điểm 1.2 khoản 1 Điều 6 của Thông tư này.
PHẦN C - ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 7. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 44/TC-TCDN ngày 8/7/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá trong doanh nghiệp nhà nước và Thông tư số 38/2001/TT-BTC ngày 05/6/2001 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 44/TC-TCDN ngày 8/7/1997.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

haxuyen

Sơ cấp
14/10/09
48
0
0
ha noi
Có một vấn đề gây thắc mắc ở thông tư 201 đó là:
trong TT201 có đoạn:
"Trường hợp chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái thì chênh lệch tỷ giá hạch toán vào chi phí tài chính trong năm và được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái vào chi phí làm cho kết quả kinh doanh của công ty bị lỗ thì có thể phân bổ một phần chênh lệch tỷ giá cho năm sau để công ty không bị lỗ nhưng mức hạch toán vào chi phí trong năm ít nhất cũng phải bằng chênh lệch tỷ giá của số dư ngoại tệ dài hạn phải trả trong năm đó. Số chênh lệch tỷ giá còn lại sẽ được theo dõi và tiếp tục phân bổ vào chi phí cho các năm sau nhưng tối đa không quá 5 năm."
Vậy cho mình hỏi: "chênh lệch tỷ giá của số dư ngoại tệ dài hạn phải trả năm đó" là phần nào??????
 
A

august08

Sơ cấp
8/11/08
26
1
8
Ha noi
Đấy là phần chênh lệch tỷ giá của số nợ dài hạn đến hạn trả trong năm đó. Ví dụ: bạn có tổng số nợ dài hạn là 3 tỷ, trong đó nợ đến hạn trả trong năm đó là 2tỷ thì bạn phân bổ dự phòng ít nhất phải bằng số dự phòng của 2tỷ.
 
A

august08

Sơ cấp
8/11/08
26
1
8
Ha noi
Ví dụ: trong năm bạn có tổng nợ dài hạn 3tỷ, bạn có 2tỷ là nợ dài hạn đến hạn trả thì khi phân bổ chênh lệch tỷ giá bạn phải phân bổ ít nhất là bằng phần chênh lệch tỷ giá của 2 tỷ.
 
C

CUHOANGHAO

Guest
17/7/09
1
0
0
tp HCM
Có một vấn đề gây thắc mắc ở thông tư 201 đó là:
trong TT201 có đoạn:
"Trường hợp chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái thì chênh lệch tỷ giá hạch toán vào chi phí tài chính trong năm và được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái vào chi phí làm cho kết quả kinh doanh của công ty bị lỗ thì có thể phân bổ một phần chênh lệch tỷ giá cho năm sau để công ty không bị lỗ nhưng mức hạch toán vào chi phí trong năm ít nhất cũng phải bằng chênh lệch tỷ giá của số dư ngoại tệ dài hạn phải trả trong năm đó. Số chênh lệch tỷ giá còn lại sẽ được theo dõi và tiếp tục phân bổ vào chi phí cho các năm sau nhưng tối đa không quá 5 năm."
Vậy cho mình hỏi: "chênh lệch tỷ giá của số dư ngoại tệ dài hạn phải trả năm đó" là phần nào??????
thì minh lấy số dư ngoại tệ phải trả dài hạn chia cho số năm phải trả.
 
H

huyenksa

Guest
31/12/08
1
0
1
37
TP. Hồ Chí Minh
cho mình hỏi, giả sử năm tính thuế hiện tại là năm 2009, vậy "chênh lệch tỷ giá của số dư ngoại tệ dài hạn phải trả năm đó", năm đó ở đây là 2009 hay 2010?
 
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,032
125
63
50
Hà nội
vnuni.net
Đây là box đăng tin về văn bản pháp luật. Các bài trao đổi cụ thể thì post trong các box nghiệp vụ tương ứng nhé.

Topic closed
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA