Trao đổi về Luật kế toán

  • Thread starter linhnv
  • Ngày gửi
L

linhnv

Guest
Mục 3 điều 20 của Luật kế toán có ghi: "Chứng từ kế toán chi tiền phải do người có thẩm quyền ký duyệt chi và kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền ký trước khi thực hiện ..."
Tôi thấy điều này không thực tiễn lắm . Có lẽ nó chỉ đúng đối với doanh nghiệp Nhà nước, còn doanh nghiệp ngoài QD thì thực tiễn lại khác . Ví dụ: chắc nhiều bạn cũng biết hiện nay chứng từ chi qua Ngân hàng, Ngân hàng cũng chỉ đòi hỏi 1 chữ ký của doanh nghiệp, chứ không đòi hỏi phải 2 chữ ký nữa . Nghĩa là chứng từ chi qua NH chỉ có 1 chữ ký của chủ doanh nghiệp và ko cần chữ ký của kế toán trưởng .
Nhân đây tôi cũng thấy vai trò của Kế toán trưởng doanh nghiệp NN khác rất xa so với kế toán trưởng của doanh nghiệp Ngoài QD... Kế toán trưởng ngoài QD là người làm thuê, còn Kế toán trưởng DNNN là người giữ tiền cho nhà nước tại DN. Luật quy định chung cho cả 2 loại này cũng hơi bất hợp lý .
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
48
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Điều bạn đang nói rất đúng đó, nhưng luật là luật, chúng ta mong muốn đạt tới chuẩn mực trong sự hạn chế của một nền kinh tế còn yếu kém về nhiều mặt, nhưng những gì mà luật quy định thì toàn thế giới hiện người ta đang làm, một DN bất kỳ đều cần có Kế toán trưởng - người nắm tay hòm chìa khóa - mặc dù chỉ là trên danh nghĩa thôi, bạn thử đề cử một phương án phù hợp hơn xem có được không, nền kinh tế gia đình vẫn tồn tại và khả năng quản lý kinh tế còn hạn hẹp, thử nghĩ xem một mai DN ngoài quốc doanh lớn mạnh thì tầm quan trọng của Kế toán trưởng sẽ là thế nào, kiểu gia đình trị sẽ không còn thỏa mãn nữa phải không . Với nền kinh tế nhiều thành phần như hiện nay thì luật không thể làm chiều lòng bạn.
 
HaiTam

HaiTam

Nguyễn Hải Tâm
Thành viên BQT
7/11/02
2,180
597
113
TP.HCM
www.webketoan.vn
Khi quy mô doanh nghiệp lớn lên đến một tầm cỡ nhất định thì tức khắc sẽ phát sinh nhu cầu quản lý tài chính kế tóan bài bản, nếu người chủ không thức tỉnh thì không sớm thì muộn sẽ thấy hậu quả ngay.
Bởi vì nền kinh tế chúng ta mới chuyển đổi, chứ nếu phát triển thực sự thì doanh nghiệp là doanh nghiệp bình đẳng chứ làm gì có sự phân biệt loại này lọai khác.
 
L

linhnv

Guest
Có lẽ chỉ có Việt Nam đề cao sự quan trọng của Kế toán trưởng, còn các nước phát triển thì không như vậy . Nếu các bạn đã đọc cuốn sách BBC Anh văn thương mại thì sẽ thấy vai trò của kế toán trưởng trong sơ đồ cơ cấu tổ chức như thế nào ? Ở đây lưu ý các bạn rằng khi doanh nghiệp phát triển thì sẽ có thêm Giám đốc tài chính nhiệm vụ khác hẳn với Kế toán trưởng . Đó là chưa kể hội đồng QT có kiểm toán nội bộ nữa .
Qua thực tiễn tôi thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ các nước quản lý đều thực hiện theo phương thức thông thoáng trước, hậu kiểm sau . Tôi lấy ví dụ sửa chửa mấy móc chẳng hạn, một khi phòng kỹ thuật và Giám đốc đã quyết định rồi thì việc chi tiền được thực hiện ngay lập tức, KTT ko được can thiệp vào, việc đó nhằm mục đích cho công việc luôn luôn trôi chảy, còn giả sử có vấn đề về giá cả, hoặc như thế nào đó thì sẽ họp kiểm điểm sau...Cũng giống như thời bao cấp thì Nhà nước cái gì cũng đòi kiểm tra trước, còn bây giờ đã thông thoáng hơn, có phân loại có loại hảng hóa cho thông quan ngay và có chế độ hậu kiểm ...
 
HaiTam

HaiTam

Nguyễn Hải Tâm
Thành viên BQT
7/11/02
2,180
597
113
TP.HCM
www.webketoan.vn
À mình không đề cao tuyệt đối vai trò KTT một khi DN đã có Giám đốc tài chính nhưng đa số DN vừa và nhỏ ở VN hiện nay thì người KTT ít nhiều thực hiện vai trò của GĐ tài chính.

Bạn có thể không thấy sự can thiệp trực tiếp của KTT (hay GĐTC) nhưng người Giám đốc khi quyết định sẽ căn cứ vào những thông tin giá cả; đáng giá hiệu quả; tự làm hay thuê ngòai; khả năng tài chính hiện tại; ... mà những thông tin này thì do chính KTT (hay GĐTC) cung cấp.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA