Chuyện hài hước từ những cái cây ở ban công

  • Thread starter NPT
  • Ngày gửi
NPT

NPT

Cao cấp
7/6/06
2,083
12
38
53
Rừng Tây Nguyên
Tác giả: Nguyễn Quang Thiều
Bài đã được xuất bản.: 02/11/2009
Trong khi chúng ta chăm sóc có phần hơi thái quá những chậu cây trên ban công nhà mình, thì chúng ta lại lạnh lùng tàn phá những cái cây trên phố, trong công viên, các khu rừng...
LTS: Vụ việc ở Đà Lạt người ta đã đánh trốc gốc một cây mai cổ thụ nhiều tuổi nhất được coi là một ông Hoàng hoa mai khiến nhà báo Nguyễn Quang Thiều đau xót. Những hành động tàn phá cây xanh trong các công viên, trên phố, tại các khu rừng... để phục vụ cho cái lợi ích nhỏ nhoi của một số ít cá nhân là thiếu văn hoá, hay là dốt nát? Để có câu trả lời, mời đọc bài viết của nhà báo Nguyễn Quang Thiều.
Hầu hết trên ban công của mỗi ngôi nhà trong thành phố đều có những chậu cây. Chúng ta trồng những chậu cây trên ban công nhà mình để có màu xanh, để chống lại những cơn bão bụi, để chống lại cái nóng hầm hập của mùa hè và để ngắm nhìn nữa.

Vào ngày nghỉ cuối tuần, chúng ta ra tận ngoại thành hoặc bãi sông để lấy đất phù sa. Rồi chúng ta hì hục mồ hôi, mồ kê vác tải đất lên tận ban công tầng 2 tầng 3 và có khi tầng 5. Rồi chúng ta mua cây. Rồi chúng ta trồng. Sáng dậy chúng ta tưới cây dù có thể đến công sở chậm. Chẳng có gì quan trọng. Thiếu gì lý do với lãnh đạo về việc đi làm chậm của mình. Chiều về, chúng ta tưới cho cây trước rồi mới tắm cho mình. Đêm khuya đi ngủ, có người còn tưới cho cây một lần nữa. Khi xa nhà nhiều ngày trở về, nếu thấy cái cây vàng lá hay có vẻ thiếu nước, chúng ta xót xa, than thở và trách móc những người ở nhà không chăm sóc cái cây.

Quả là chúng ta đối xử với những cái cây trên ban công nhà mình như chăm sóc một sinh linh. Sự thật đúng là thế. Nhưng có một sự thật khác nữa. Một sự thật nực cười và thật tồi tệ. Đó là trong khi chúng chăm sóc thái quá những cái cây trên ban công nhà mình thì chúng ta lại thi nhau tàn phá những cái cây khác. Chúng ta tàn phá những cái cây trên phố, quanh hồ nước, trong công viên, cạnh những khu di tích văn hoá hay lịch sử... cho đến phá cả những khu rừng nguyên sinh hàng ngàn hécta.
Ngay cả những bãi cỏ đẹp trong thành phố mà hết thập kỷ này đếnthập kỷ khác chúng ta cứ phải để lù lù một cái biển như một lời van: "Xin đừng dẫm lên cỏ" nhưng chúng ta cứ vô tư dày xéo lên. Cỏ ấy có ở trên ban công nhà mình đâu mà phải gìn giữ. Chúng ta lại thay hết cái biển này đến cái biển khác: "Xin đừng ngắt hoa" nhưng chúng ta cứ ngắt đấy. Hoa đó có phải ở trên ban công nhà mình đâu mà không ngắt. Với những cái biển có dòng chữ ở nước khác: Xin (hãy)... thì tôi coi đó là lời nhắc nhở hoặc là mệnh lệnh. Nhưng ở nước ta thì tôi thấy đó là lời van xin. Thế mà van xin mãi chúng ta cũng chẳng tha cho. Chúng ta thật tồi tệ và đáng hổ thẹn.

Mấy hôm vừa rồi, tôi vừa đọc trên báo thấy ở Đà Lạt người ta đã đánh trốc gốc một cây mai cổ thụ nhiều tuổi nhất được coi là một ông Hoàng hoa mai. Những người có trách nhiệm ở đó giải thích vì cây mai đó nằm trong khu vực của một công trình sắp xây dựng. Hành động đó là vô cảm, thiếu văn hoá hay là dốt nát? Tôi nghĩ bạn đọc đã có câu trả lời.

Nếu họ phải xây dựng một công trình gì đó thì việc đầu tiên họ phải tìm cách bảo vệ cây mai kia trong khu vực xây dựng. Nếu không họ phải di chuyển cây mai ấy đến một nơi an toàn và chăm sóc nó. Quả thực tôi không hiểu được điều này. Nhưng ngẫm cho kỹ thì thấy chẳng có gì khó hiểu với những điều khó hiểu đang xảy ra ở xứ sở này.

Một lần đi trên một đường phố ở Boston - Mỹ, tôi nhìn thấy người ta đóng hộp gỗ quanh những gốc cây. Tôi nghĩ mãi không biết họ làm thế để làm gì bèn hỏi một người bạn Mỹ. Người bạn nói họ bảo vệ những cái cây vì chuẩn bị sửa chữa con đường. Họ sợ khi sửa đường vô tình làm hư hại những cái cây. Nghe vậy, tôi thực sự vừa thấy ngớ ngẩn vừa thấy xẩu hổ vì câu hỏi của mình.

Có nước, ở những khu chim làm tổ nhiều, người ta phải chăng những tấm lưới mềm dưới những vòm cây để những con chim non mùa sinh nở có rơi khỏi tổ cũng không bị trọng thương. Còn chúng ta đang sống với lối sống gì thì ai cũng biết. Trong khi chúng ta bỏ ra hàng có khi đến hàng triệu đồng để sở hữu một con chim trong lồng treo ở ban công và chăm sóc nó hơn cả một người con có hiếu chăm sóc cha mẹ thì chúng ta lại lăm lăm súng hơi săn lùng bắn giết những con chim trong những vòm cây.

Từ ngoài ban công bước vào, chúng ta thấy chính chúng ta hoặc bò rạp mình hoặc thuê những người giúp việc lau sàn nhà lát bằng những viên đá đắt tiền và không cho người khác đi giày dép vào nhà. Tôi đã chứng kiến một ông tỏ ra giận dữ khi mẹ mình đi dép từ ngoài sân vào nhà. Nhưng trong lúc ấy, chúng ta lại ngang nhiên đổ rác tuỳ tiện ra phố và tè bậy cả những nơi công cộng.

Bây giờ, quá nhiều gia đình chúng ta tìm mua đủ loại máy lọc nước cho gia đình nhưng lại công khai làm ô nhiễm nặng nề những hồ nước, những con sông... Rồi chúng ta lại lấy nước từ những hồ, những sông ấy vào bể chứa nhà mình rồi lại lùng sục những trang quảng cáo trên báo, trên các trang Web để tìm mua những thứ máy móc với hy vọng giúp chúng ta tạo ra những nguồn nước tinh khiết. Đây là sự hài hước hay là sự đần độn của con người(?).

Chúng ta đang sống một lối sống ích kỷ, vô trách nhiệm và thiếu hiểu biết. Chúng lầm tưởng những cái cây trên ban công, những sàn nhà sạch bóng, những bình nước dùng trong gia đình tinh khiết... sẽ cứu được chúng ta còn "thiên hạ" có làm sao cũng chẳng ảnh hưởng gì đến cá nhân chúng ta. Lối sống này đã trở thành một căn bệnh trầm kha của chúng ta. Lối sống này đang lây truyền ra toàn xã hội. Lây truyền đến độ chúng ta hung hăng và trắng trợn nhổ tung gốc một cái cây đẹp như thế, lấp cả một hồ nước như thế, xoá một phần lớn công viên như thế... để xây những khu kinh doanh.

Lây truyền đến độ có những nhà máy của chúng ta giết chết cả một con sông và đe doạ sự sống của cư dân đôi bờ, nhưng lại nộp hồ sơ để hòng giành giải những sản phẩm tốt. Những giải thưởng này không vì lợi ích của con người và trái đất. Nó gián tiếp hay trực tiếp phục vụ những lợi ích kinh doanh của chúng ta mà thôi. Hãy nhớ rằng: cả một cơ thể đầy bệnh tật thì đừng mong một ngón tay không bệnh tật. Đấy là sự hài hước hay là sự ngu dốt của con người.

Tất cả những hành động đó xuất phát từ sự thiếu hiểu biết, từ sự vô cảm, từ thói ích kỷ hợm hĩnh của chúng ta. Chúng ta tưởng rằng chặt một cái cây, lấp một hồ nước, đầu độc một con sông, tàn phá một cánh rừng... chẳng hề ảnh hưởng gì tới cái cây trên ban công hay bình nước trong bếp nhà chúng ta. Nhưng khi chúng ta yên trí ngủ say trong ngôi nhà của mình với lòng tin rằng đó là một pháo đài bất khả xâm phạm mà chúng ta hì hục xây dựng và trang bị suốt một đời người thì linh hồn của những cái cây đã chết, linh hồn của những hồ nước bị lấp, linh hồn của những con sông bị đầu độc...đ êm đêm trở về bay trên giấc ngủ chúng ta và nói: Các người đang tàn lụi và đang trở thành những kẻ điên rồ.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
NPT

NPT

Cao cấp
7/6/06
2,083
12
38
53
Rừng Tây Nguyên
Ngôn ngữ của tiếng còi

TTCT - Mọi người được quyền cùng nhau ra đường, cùng nhau chen lấn và cùng nhau... nhấn còi! Một người bạn nước ngoài của tôi đã đúc kết như vậy sau một thời gian tập thích nghi với cuộc sống ở Việt Nam. Câu đúc kết ấy khiến tôi giật mình khi nghĩ đến một thực trạng sâu xa hơn, đó là thói quen, ngôn ngữ đối thoại mà chúng ta chọn lựa mỗi khi lái xe ra đường.
Cái mà chúng ta vẫn gọi là giữ gìn không gian công cộng, nhiều lúc rất buồn cười ở chỗ chúng ta vừa đứng trong cuộc lại vừa ngoài cuộc, vừa là nạn nhân vừa là tác nhân. Ví dụ: mọi người đều bị căng thẳng bởi tiếng ồn nhưng rồi mọi người đều tự nhiên nhấn còi inh ỏi.

Nếu nhìn ở khía cạnh tâm lý có thể thấy việc nhấn còi inh ỏi khi đi đường thể hiện một cách giải tỏa xung năng tâm lý bị ức chế bởi sự ngột ngạt của bối cảnh, sự hối thúc vội vàng của nhịp sống đô thị cộng với những rối ren của phương thức di chuyển, giao thông.

Từ đó tiếng còi là phương tiện “bày tỏ”: tranh giành đường sá để được việc mình: nhấn còi!; kẹt xe không còn đường thoát: cùng nhau nhấn còi!; đèn vàng chuyển sang đèn xanh: nhấn còi thúc giục!; dằn mặt nhau: nhấn còi!; qua mặt nhau: nhấn còi!...

Cứ như thể phương tiện ngôn ngữ phổ biến nhất khi đi trên đường là tiếng còi. Mọi người đang dùng tiếng còi để “nói chuyện” với nhau đầy căng thẳng và gay gắt. Không riêng gì xe máy, cả những phương tiện công cộng như xe buýt, xe hơi gia đình và cả xe hơi công vụ cũng tha hồ nhấn còi.

Có những chiếc xe buýt trang bị còi âm lượng lớn có thể gây bùng tai người đi xe máy bên cạnh, có những chủ nhân xe hơi sẵn sàng đi “độ” những chiếc còi có sức “khủng bố” đinh tai nhức óc để dằn mặt người khác... Cuộc giao tiếp với nhau bằng tiếng còi trên đường phố hằng ngày diễn ra theo kiểu “kẻ nào nhấn còi lớn thì kẻ đó thắng”.

Nếu có dịp đứng trên cao nhìn xuống đám kẹt xe sẽ thấy sự kinh khủng của một đám đông náo loạn đang rúc vào nhau, ken kín mọi khoảng hở, tiếng động cơ rần rần và tiếng còi bắt đầu náo nhiệt như một bản hòa tấu hỗn tạp những thanh âm đe dọa sự ổn định của mọi thần kinh! Điều này hiếm thấy ở những thành phố lớn khác mà tôi đã đi qua.

Ngay tại một thành phố thủ đô nhỏ nhưng rất cảm tình là Vientiane của Lào, nơi cũng có người đi xe máy và phương tiện vận chuyển thô sơ, công cộng khá cao trên đường nhưng rất hiếm khi nghe tiếng còi xe. Người Lào nói với tôi rằng chỉ nhấn còi khi thấy cần phải chào nhau vui vẻ, không nhấn còi vì... “lên máu” như khi ra đường ở Việt Nam.

Đường phố huyên náo luôn tiềm tàng những nguy cơ, căn bệnh tinh thần đối với thị dân. Tôn trọng không gian công cộng có khi bắt đầu từ chuyện hãy biết tiết chế những tiếng còi khi đi trên đường. Đó cũng là cách hạn chế ô nhiễm và góp phần tìm sự bình yên cho tinh thần chính mình mỗi khi ra đường.

NGUYỄN VĨNH NGUYÊN
 
NPT

NPT

Cao cấp
7/6/06
2,083
12
38
53
Rừng Tây Nguyên
Đòi cái không có

“Nói là đồng hành với DN, nhưng thay vì hướng dẫn, giúp đỡ, cán bộ thuế lại luôn vặn vẹo và tìm cách phạt chúng tôi”. Ông Lâm Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Gia Phát (Tiền Giang), là đơn vị cung ứng, xuất khẩu gạo ủy thác cho Tổng công ty lương thực miền Nam (Vinafood), bức xúc.

Ông Tuấn nói DN đã làm đúng quy định của Bộ Tài chính và hướng dẫn của Vinafood nhưng khi lập hồ sơ xin hoàn thuế thì bị Cục Thuế Tiền Giang ra quyết định xử phạt vì lý do: hóa đơn GTGT lập sau thời điểm mở tờ khai hải quan và hàng hóa thực tế đã xuất khẩu. Thực tế, Công ty Gia Phát ủy thác cho Vinafood xuất khẩu 550 tấn gạo theo hợp đồng ngoại ngày 22.12.2008 và tờ khai hải quan mở ngày 9.2.2009. Tuy nhiên, ngày bắt đầu xếp hàng 11.2.2009 và ngày kết thúc xếp hàng là 27.2.2009 nên hóa đơn và vận đơn đường biển đều ghi ngày 27.2.2009. Căn cứ theo đó nên DN phải xuất hóa đơn ngày 27.2.2009. Nhưng cơ quan thuế cho rằng DN đã xuất hóa đơn trễ đến 18 ngày (so với ngày mở tờ khai hải quan) nên xử phạt.

Mặc dù đã trình cho cơ quan thuế tất cả các văn bản có liên quan, nhưng ngày 13.10.2009, Cục Thuế Tiền Giang vẫn ra quyết định bác đơn khiếu nại của Công ty Gia Phát “vì đã không cung cấp được thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan thuế...”. Ông Tuấn lắc đầu ngao ngán: “Vinafood đã trả lời thẳng là không thể cung cấp, trong khi cơ quan thuế thì cứ khăng khăng đòi cái mà chúng tôi không có”!

Hoàng Phương
( nguồn thanh niên)
 
NPT

NPT

Cao cấp
7/6/06
2,083
12
38
53
Rừng Tây Nguyên
Hết “chê” người học cao lại tuyển ngành... trên mây

(Dân trí) - Dư luận những tưởng chị Hương đã tìm thấy công lý sau phiên tòa sơ thẩm nhưng hóa không phải: Sau 2 phiên tòa, án sơ thẩm bị hủy, người lao động không những bị “treo” việc mà còn vướng vào một cuộc chiến pháp lý khó tìm lối ra.
Sở Nội vụ Quảng Bình “tiền hậu bất nhất”

Sau hai lần hoãn xử phúc thẩm, ngày 8/9/2009 TAND tối cao đã mở phiên phúc thẩm xét xử vụ án hành chính thuộc loại “vô tiền khoáng hậu” giữa nguyên đơn là chị Trần Thị Diệu Hương (SN 1982, ở xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch) và bị đơn là Sở Nội vụ Quảng Bình.

Tại tòa, đại diện Sở Nội vụ cho rằng do tin tưởng nên chỉ xem xét danh sách do Sở Y tế Quảng Bình trình sang mà không kiểm tra kỹ, vì thế không phát hiện chị Hương không thuộc đối tượng tuyển dụng theo quy định của Sở Nội vụ.

Theo đại diện này, Sở không công nhận kết quả trúng tuyển với chị Hương sau khi phát hiện ra sai sót nói trên và cho rằng đó là trách nhiệm của Sở Y tế, dù trước đó chính đề án tuyển dụng của Sở Y tế cũng như kết quả tuyển dụng đã được Sở Nội vụ ký duyệt.

Một điều khá khôi hài là nếu tuyển người đúng như ngành mà Sở Y tế thông báo (sau khi được Sở Nội vụ phê duyệt) là “Cử nhân cao đẳng công nghệ chế biến lương thực - thực phẩm” thì có lẽ chỉ có thể tuyển ở… cung trăng.

Bởi trước đó Bộ GD&ĐT đã có công văn trả lời TAND tỉnh Quảng Bình, khẳng định cụm từ “công nghệ chế biến lương thực - thực phẩm” không có trong danh mục ngành đào tạo của bất cứ trường ĐH, CĐ nào tại nước CH XHCN Việt Nam.

Khi tòa đưa ra dẫn chứng này, đại diện bị đơn vẫn một mực tuyên bố: đã không có chức danh như đề án tuyển dụng thì không tuyển, còn đã tuyển thì phải tuyển đúng ngành trên!

Trả lời câu hỏi của HĐXX, đại diện Sở Y tế khẳng định chị Hương là người có bằng chuyên môn tương đương, có đủ tiêu chuẩn nhất trong số các ứng viên xét tuyển vào chức danh này. Đại diện TTYTDP cũng khẳng định chị Hương làm tốt nhiệm vụ được giao trong hơn 3 tháng làm việc.

Việc Sở Nội vụ duyệt tuyển ngành học “lạ” chưa hề có ở nước ta có lẽ vẫn chưa lạ bằng chính cách giải thích “tiền hậu bất nhất” của Sở này. Bởi trước đó, khi vụ việc được báo chí phanh phui, Sở này đã giải thích lý do hủy kết quả tuyển dụng chị Hương là vì theo đề án chỉ tuyển cao đẳng, chứ không tuyển những người tốt nghiệp… đại học như chị Hương

Vậy là sau một lần nói đi và một lần nói lại, dư luận cuối cùng vẫn không thể hiểu Sở Nội vụ Quảng Bình không chấp nhận chị Hương là vì chị học cao quá hay vì chị không được đào tạo một ngành không tồn tại!

“Họa vô đơn chí”

Quay lại phiên phúc thẩm, sau khi đại diện Sở Nội vụ đưa ra lý lẽ cho rằng TAND tỉnh Quảng Bình thụ lý vụ án là không đúng quy định (Pháp lệnh cán bộ, công chức không quy định việc khởi kiện quyết định hành chính, còn nếu chị Hương khởi kiện TTYTDP vì đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được pháp luật cho phép nhưng đã… hết thời hiệu), HĐXX đã quyết định tạm hoãn phiên tòa vì có nhiều tình tiết cần làm rõ mà tại tòa chưa thể làm sáng tỏ.

Ngày 28/10 vừa qua, phiên tòa nối lại và tuyên hủy án sơ thẩm của TAND tỉnh Quảng Bình vì vi phạm quy trình tố tụng.

Bước ra khỏi phòng xử án, chị Hương chẳng hiểu mình sẽ làm gì tiếp theo khi TAND tối cao tuyên hủy án. Khóc tức tưởi, chị Hương hỏi bố: “Ba ơi, giờ con có được kiện nữa không? Nếu kiện thì kiện ai và kiện ở đâu để nỗi oan mất việc của con được giải quyết?”.

Lê bước đi bên cạnh con gái, ông Trần Xuân Hùng - người thương binh già từng một thời vào sinh ra tử ở chiến trường B và C cũng chỉ biết ngơ ngác quay sang hỏi các đồng đội cũ cùng ông vào dự tòa: “Giờ phải kiện lại à? Kiện như thế nào, kiện ai và đến bao giờ con tôi mới được đi làm lại?”.

Vụ án tạm khép theo cách trên khiến chị Hương rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan: muốn kiện tiếp Sở Nội vụ thì “vướng” Pháp lệnh cán bộ, công chức, ngược lại, muốn kiện TTYTDP huyện Bố Trạch vì chấm dứt hợp đồng thì đã hết thời hiệu.

Như vậy là sau 2,5 năm mất việc oan vì quyết định “trời ơi” bị dư luận lên án của Sở Nội vụ - quyết định mà các đại biểu HĐND tỉnh Quảng Bình (trong kỳ họp cuối tháng 7/2007) đánh giá là “đi ngược lại sự phát triển của xã hội”, chị Hương vẫn chưa thể đòi lại công bằng, hơn nữa lại rơi vào một cuộc chiến pháp lý chưa có lối thoát.

Trên các văn bản giấy tờ, tỉnh Quảng Bình nói đang đẩy mạnh chính sách thu hút nhân tài. Qua vụ việc này xem ra Sở Nội vụ đang phản ánh một thực tế trái ngược.

Hồng Kỹ
 
NPT

NPT

Cao cấp
7/6/06
2,083
12
38
53
Rừng Tây Nguyên
Chuyện thường ngày: Cấm ai?

TT - Ông tổng thống nước Ghana ở châu Phi vừa được giới truyền thông cả thế giới khen vì đã từ chối một món quà điếu đóm nhân dịp Giáng sinh vừa qua. Hành động được coi là thể hiện thái độ chống tham nhũng quyết liệt.

- Tưởng gì! Mấy chuyện đó đâu có lạ lẫm gì, ở mình cũng có vậy! Thậm chí có tới hàng trăm...

- Thật à?

- Thì đó, hồi tháng 10, Chính phủ báo cáo với Quốc hội rằng trong năm 2009 có 211 cán bộ, công chức nộp lại tiền, quà biếu. Tổng số tiền, quà trị giá... 66,5 triệu đồng!

- Đáng hoan nghinh!

- Bao nhiêu vị ấy mà nộp có 66,5 triệu đồng, tính ra mỗi vị được điếu đóm hơn ba trăm ngàn, đáng sá gì. Khen thì khen cho đúng chuyện, khen kiểu này e hình thức đấy.

- Không hẳn đâu! Ăn thua là chỗ này: quà gốc thì 66,5 triệu, nhưng muốn cho nó lên thành 66,5 tỉ cũng không có khó!

- Là sao?

- Ví dụ tết nhứt, tặng sếp chậu cây cảnh đáng giá ba trăm ngàn. Sau tết quành lại, “thưa anh em... muốn mua”, và trả giá 3 tỉ!

- Chà chà... Chiêu này mà tung ra thì “lượng sếp tuy thưa nhưng khó lọt” đây!

- Nhưng vỏ quýt dày có móng tay nhọn. Hiện rất nhiều tỉnh chỉ thị: cấm cán bộ, công chức, doanh nghiệp mang hoa, tiền, quà đến nhà lãnh đạo!

- Lạ nhỉ?

- Có gì lạ đâu?

- Sao không cấm lãnh đạo nhận tiền, quà mà lại cấm người mang tặng?

- Ừ há!
( nguồn tuổi trẻ)
 
NPT

NPT

Cao cấp
7/6/06
2,083
12
38
53
Rừng Tây Nguyên
Nỗi xấu hổ ở sân bay quốc tế Nội Bài

Qua những gì được chứng kiến ở sân bay Nội Bài, nhà báo Nguyễn Quang Thiều lo lắng bởi một thứ không phát triển mà còn đang tụt xuống một cách tệ hại: đó là văn hoá sống của người Việt Nam.
Đêm ngày 29/12, tôi đến sân bay quốc tế Nội Bài đón mấy người bạn quốc tế vào dự Hội nghị quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới. Đã gần nửa đêm nhưng sân bay vẫn nhộn nhịp. Các chuyến bay quốc tế đến Việt Nam mỗi ngày một nhiều hơn. Và lúc này, mọi người đã nghĩ đến một sân bay quốc tế lớn hơn nhiều lần sân bay Nội Bài bây giờ để đáp ứng sự phát triển của đất nước.

Tôi thường xuyên đến sân bay Nội Bài trong suốt mười mấy năm qua nên dễ dàng chứng kiến sự phát triển kinh tế của đất nước qua việc mở mang sân bay và qua những vị khách từ các nước trên thế giới đến với chúng ta. Thế nhưng, cũng qua những gì mình chứng kiến ở sân bay Nội Bài, tôi thấy có một thứ không phát triển mà còn đang tụt xuống một cách tệ hại: đó là văn hoá sống của người Việt Nam.

Đêm đó, giữa những phương tiện vật chất hiện đại và nhiều tiền như xe hơi, thang máy, ghế ngồi, hệ thống điều hoà, trang bị của các nhân viên hàng không và an ninh cửa khẩu cùng với thời trang của những người Việt Nam có mặt ở đó lại là một hành động thiếu văn hoá trầm trọng.

Trên nền nhà bóng như mặt gương la liệt vỏ hạt hướng dương, vỏ cam, quýt và giấy gói bánh, kẹo. Và trên những dãy ghế là một số công dân Việt Nam ăn mặc đẹp, mang đồ trang sức đắt tiền, dùng điện thoại di động đời mới nhất rất điềm nhiên vứt những thứ rác kia xuống sàn. Họ là những bà, những cô và cả những cháu gái nữa. Nghĩa là đủ các thế hệ của xã hội Việt Nam với một nền kinh tế đang phát triển nhưng lại làm một điều không văn minh và thiếu văn hoá.
Hầu hết những người nước ngoài đi qua đều nhìn họ một cách ngạc nhiên. Hành động xả rác ở ngay một nơi cộng cộng giống như cửa chính của đất nước khi những vị khách quốc tế đặt chân đến ngôi nhà Việt Nam làm cho những vị khách này không thể hiểu nổi đất nước chúng ta đang sống với một lối sống như thế nào. Và không chỉ những vị khách nước ngoài mà chính những người Việt Nam có ý thức chứng kiến cảnh ấy cũng không thể hiểu nổi.

Nếu những người đó xả rác ở bếp ăn, góc sân nhà họ hay trong hẻm phố sâu của họ thì còn có một lý do nào đó để tôi tự thanh minh cho họ. Nhưng nơi họ ngang nhiên xả rác là phòng đợi sân bay quốc tế tại thủ đô của đất nước. Nơi phải nói là khá đẹp, sạch sẽ và rất đông người mà một con cún của ai đó đưa đến chưa chắc đã dám tè bậy. Những người vứt vỏ hạt hướng dương, vỏ cam quýt, giấy gói bánh kẹo không chỉ là mấy người lớn mang thói quen cũ khó thay đổi mà cả mấy người trẻ và cả các cháu nhỏ. Chính thế mà hình ảnh ấy phần nào trở thành một minh chứng cay đắng về sự thất bại trong việc giáo dục công dân ở Việt Nam.

Đây quả là điều vô cùng lo lắng về ý thức sống của người Việt Nam. Đó là một lối sống tuỳ tiện, đầy hưởng thụ cá nhân, không xấu hổ với những hành động phi văn hoá và vô trách nhiệm với các lợi ích của cộng đồng mà chúng ta nhìn thấy ở nhiều nơi, nhiều lúc và ở nhiều tầng lớp xã hội. Lối sống này giống như một tảng đá nặng kéo đôi cánh đang muốn bay lên của dân tộc. Trước một lối sống như vậy đang ngày càng lan rộng thì chúng ta lại chẳng hề để ý đến hay loan báo như loan báo về một loại virus gây bệnh mới trong khi chúng ta tổ chức quá nhiều các hoạt động chào mừng cái này chào mừng cái kia một cách tốn phí tiền của và nặng thói chủ nghĩa hình thức.

Quả thực, với nhiều cố gắng, chúng ta cũng đẩy được cỗ xe dân tộc đi được một đoạn đường nào đấy. Nhưng với nhiên liệu duy nhất cho cỗ xe dân tộc là các công dân với ý thức sống như vậy thì hỏi cỗ xe dân tộc chúng ta sẽ có thể đi nhanh, đi xa được bao lâu?
Tác giả: NGUYỄN QUANG THIỀU
 
NPT

NPT

Cao cấp
7/6/06
2,083
12
38
53
Rừng Tây Nguyên
Tại sao không có cướp bóc, hỗn loạn ở Nhật Bản

Mọi người trên khắp toàn cầu đều nhận thấy một điều lạ thường trong thảm họa đang diễn ra tại Nhật Bản sau trận động đất và sóng thần - không hề có người hôi của, mà ngược lại họ tỏ ra đoàn kết và rất có trật tự.


Sự hỗn loạn, trộm cắp luôn tiếp diễn sau các thiên tại như động đất, bão lũ và sóng thần. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn vắng mặt sau trận động đất mạnh 9 độ Richter tại Nhật Bản. Thay vào đó, mọi người xếp hàng dài, trật tự bên ngoài các quầy hàng thực phẩm, trong khi nhân viên cố gắng phân phát đều lượng thức ăn và nước uống có hạn.
"Sự hôi của không xảy ra tại Nhật Bản", CNN dẫn lời Gregory Pflugfelder - một chuyên gia văn hóa Nhật Bản tại Đại học Columbia nói. "Tôi không chắc có từ ngữ đó có xuất hiện trong đầu người Nhật không nữa".
Trong khi đó, trong những thảm họa gần đây như động đất năm ngoái ở Chile, lũ lụt năm 2007 ở Anh, hay cơn bão Katrina ở Mỹ, tình trạng phạm tội và cướp bóc diễn ra táo tợn.
"Có vẻ như điều ấn tượng hơn cả sức mạnh công nghệ của Nhật Bản là sức mạnh xã hội của quốc gia này, khi các siêu thị giảm giá và chủ cửa hàng mời mọi người nước uống khi tất cả cùng đoàn kết với nhau để sống sót. Và ấn tượng hơn cả, không hề có chuyện hôi của", Ed West của Daily Telegraph viết.
West cho biết việc sự vắng mặt hành vi xấu xa này là hoàn toàn lạ lẫm trong xã hội loài người. Tình trạng hôi của tại Chile sau trận động đất năm ngoái tồi tệ đến nỗi quân đội phải nhập cuộc. Ở New Orleans, Mỹ, cơn bão Katrina cũng gây nên tình trạng cướp bóc đến mức kinh hoàng.
Vậy đâu là lý do khiến Nhật Bản có được sức mạnh này? Các tờ báo lý giải điều này.
Kỷ luật, kỷ luật, và kỷ luật

"Người Nhật Bản đang thể hiện điều mà họ đã được dạy dỗ và tập huấn ngay từ khi còn bé - trật tự và kiên cường", Federico D. Pasqual tại The Philippine Star nói. "Tại trường học, các bữa trưa miễn phí, nhưng thường "đạm bạc", và trẻ con học cách đón nhận và xử lý những thời điểm khó khăn. Thảm họa này là một trong những thời điểm đó, và việc định hình thái độ đó để nó ăn vào trong máu bây giờ đã có hiệu quả".
Người Nhật không lạ gì trước khó khăn

Câu trả lời đơn giản chính là "sự lịch thiệp muôn đời của người Nhật đang tỏa sáng", Thomas Lifson viết trên The American Thinker nói. Nhưng đó chỉ là một phần của điều đang diễn ra. Xã hội Nhật Bản đã được rèn giũa qua nhiều thế hệ để mọi thứ đi vào nề nếp - duy trì trật tự và cư xử chuẩn mực. Sức mạnh xã hội to lớn của quốc gia này đã giúp Nhật Bản vượt qua sự tàn phá của Thế chiến II, và so với nó thì những vấn đề đang diễn ra cũng chỉ là tương đối nhỏ.
Người Nhật không cao siêu, chỉ là khác biệt

"Người Nhật được giáo dục rằng sự quy củ và đồng thuận là giá trị cốt lõi", James Picht, The Washington Times, cho biết. Với người Mỹ, luôn đề cao chủ nghĩa cá nhân, thì những giá trị đó nghe có vẻ khó chịu. Những lúc bình thường, việc chú ý tới vẻ bề ngoài và các quy tắc có vẻ cứng nhắc, nhưng vào thời điểm khó khăn, những đức tính này sẽ đánh bại nhu cầu "cướp giật". Nền văn hóa Nhật Bản không cao siêu, nó chỉ đơn giản được cấu tạo để phù hợp với việc duy trì trật tự xã hội ngay sau một thảm họa lớn.
Song Minh
( Nguồn VN-epxress)


 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA