hạch toán riêng thuế GTGT của nhóm mặt hàng

  • Thread starter haineu
  • Ngày gửi
H

haineu

Guest
20/9/09
2
0
1
34
thanh hoa
xin hỏi mọi người : nếu DN sản xuất 2 mặt hàng, một thuộc diện chịu thuế GTGT và một thì ko. Khi mua 1 loại nguyên liệu tổng hợp đầu vào mà ko hạch toán riêng đc cho 2 loại thì làm sao để tách VAT của nguyên liệu để sản xuất mặt hàng chịu thuế và để tính thuế?:025:
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
VTM

VTM

Guest
14/10/05
5,506
81
48
TÂY NAM BỘ
xin hỏi mọi người : nếu DN sản xuất 2 mặt hàng, một thuộc diện chịu thuế GTGT và một thì ko. Khi mua 1 loại nguyên liệu tổng hợp đầu vào mà ko hạch toán riêng đc cho 2 loại thì làm sao để tách VAT của nguyên liệu để sản xuất mặt hàng chịu thuế và để tính thuế?:025:
Khấu trừ VAT bạn phải phân bổ theo tỉ lệ doanh thu.

Trích TT 129/BTC :
c.2. Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh số chịu thuế giá trị gia tăng so với tổng doanh số của hàng hoá, dịch vụ bán ra.
 
S

sontcdn1

Guest
30/5/09
2
0
0
46
Nha Trang
Ðề: hạch toán riêng thuế GTGT của nhóm mặt hàng

Theo hướng dẫn TT129 (nay là 06/2012): Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh số chịu thuế giá trị gia tăng so với tổng doanh số của hàng hoá, dịch vụ bán ra. Tuy nhiên các ông thuế vẫn chưa hiểu cách nào là hạch toán riêng của kế toán cũng như của TT hướng dẫn, nên các ổng đều yêu cầu phải phân bổ theo tỷ lệ DT bán ra của các hoạt động!!!. Tuy nhiên, giữa phân bổ và hạch toán riêng khác nhau hoàn toàn:
- Phân bổ là việc phân chia chi phí phát sinh chung cho các đối tượng sử dụng theo tiêu thức nhất định.
+ Việc hạch toán riêng chỉ thực hiện được khi đã xác định được chủ thể, đối tượng sử dụng chi phí;
+ Còn hạch toán phẩn bổ là không xác định được chủ thể, đối tượng sử dụng chi phí, khi hạch toán phải căn cứ theo tiêu thức nhất định để phân chia chi phí đó cho từng chủ thể, đối tượng sử dụng.
Như thế mà mấy ông thuế vẫn cải nhưng mình vẫn phải chịu thua thôi chứ nói ai hiểu bây giờ?. Tại vì hôm trước đơn vị mình mới gặp phải trường hợp này:
Tại Đơn vị mình khi chi phí phát sinh, trước tiên, kế toán căn cứ vào mục đích sử dụng, sau đó là căn cứ vào nơi (địa điểm) phát sinh chi phí để tập hợp hạch toán riêng chi phí phát sinh trong kỳ theo từng đối tượng chịu chi phí của từng hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế và không chịu thuế và phân tích các chi phí đó theo yêu cầu quản lý (theo khoản mục chi phí, theo yếu tố chi phí… ) nhằm phản ảnh chính xác chi phí đã thực hiện của từng hoạt động và thuế GTGT cũng được hạch toán riêng tương ứng với chi phí của từng hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế và không chịu thuế.
Tuy nhiên, do trong khoản thời gian này DN chưa có phát sinh doanh thu cho cả hai hoạt động nên các ổng không chấp nhận kiểu hạch toán riêng theo như mô tả trên (nên đã loại bỏ tất cả thuế GTGT đầu vào đã kê khai khấu trừ). Điều này DN cũng bó tay với các ổng luôn, kiện nhưng chẳng được gì, vì có nắm được vấn đề về hạch toán riêng đâu? Chính vì vậy các bạn phải chú ý trường hợp này (kể cả hạch toán riêng theo hd TT123 cũng vậy).
 
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA