Tài chính trong thực nghiệm

  • Thread starter Vualua
  • Ngày gửi
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
Phấn này dành cho các bạn đưa ra những kinh nghiệm đã kinh qua trong công việc quản lý và kinh doanh . Các vấn đề hỏi đáp về hướng xử lý khi gặp một tình huống cụ thể trong kinh doanh .
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
Xin chuyển tạm một chuyên mục VL đang viết dở ngoài Home . vnn . vn để các bạn tiện tham khảo

VẤN ĐỀ XỬ LÝ CÁC RỦI RO TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ....

1-Sử dụng các tiện ích bảo lãnh ngân hàng và bảo hiểm rủi ro cho nợ của doanh nghiệp .

Trong thời gian vừa qua, có rất nhiều bạn gửi mail cho mình nói về những khó khăn trong công tác quản lý nợ. Đặc biệt trong số này hầu hết đã và đang làm tại một doanh nghiệp nhất định.Một số câu hỏi gây cho Vualua khá nhiều ngạc nhiên vì sự suy nghĩ rất đơn giản.

Để tiện cho mọi người và cả vualua nữa mình nghĩ tốt nhất là tạo một TL ở đây để mọi ngưoì tiện theo dõi và trao đổi cùng (Bạn nào có cao kiến tham gia cùng nhé).Để mở đầu TL mình chỉ xin đề cập đến một vấn đề tác nghiệp tài chính để đảm bảo các rủi ro có thể xảy ra có liên quan đến công nợ trong kinh doanh.

Trước hết, vấn đề cần nhấn mạnh đối với một người làm công tacs quản lý công nợ là việc đánh giá khả năng thanh khoản của khách hàng khi có ý định cấp tín dụng. Thwục tês kinh doanh không bao giờ cos thể thực hiện được nêus không cho khách hàng nợ lại. Bao nhiêu là vừa đủ?????10% hay 90 %???? Thực tế không dễ trả lơi như vậy. Khi bạn biết chăcs là tên khách hàng kia nếu bán sẽ không có khả năng tả đúng hạn, trong khi đó nếu không cho nợ sẽ mất cơ hội bán hàng đó cộng thêm vơis thúc ép từ bộ phận bán hàng nữa. lúc đó bạn phải làm gì?

Thông thường ai cũng phải kiểm tra lại thông tin "tiền sử" của khách. Bạn cos thể xem lại dòng tiền trên báo cáo dòng tiền của khách (Không nên xem lỗ lãi của khachs hàng vì điều đó không nois nên việc khách hàng cos khả năng chi trả). Nêu món tiền đó quá lớn bạn cos thể yêu cầu một buổi gặp khách hàng để đàm phán và cần biết rõ kế hoạch trả nợ của khách hàng. Những khoản đó sẽ lấy ở đâu và bao giờ.....Xin thưa rằng công việc bans hàng và cấp tín dụng cho khách là hai việc đọoc lập nhau. Nêus khách hàng có đến ngân hàng vay cũng phải làm việc như vậy và còn bị hởi cung dã man hơn nữa là khác.

Những gì trên đây là bước chuẩn bị cho bạn ra quyết định.

Ngoại trừ một số công ty kinh doanh kiểu consumer good có khả năng thanh khoản rất cao. Phần còn lại bạn phải quyết định vấn đề nợ này trước khi hai bên đặt bút vào bản hợp đồng.

Đối với các dự án xây dựng hay cung cấp thiết bị hoặc tương tự, bạn cos thể yêu cầu khách hàng mở một bảo lãnh ngân hàng theo đúng thời hạn tín dụng quy định trong hợp đồng. Bạn cosf thể trả mức phí mở bảo lãnh này thay cho khách hàng nếu bị phàn nàn về chi phí vì thực chất mức phí này rất nhỏ. Các khoản phí này được tính như một chi phí trực tiếp thực hiện hợp đồng. Nếu quá thời hạn quy định, bạn có thể cầm tờ bảo lãnh và các chứng từ gửi ngân hàng yêu cầu thanh toán. Lúc đó ngân hàng sẽ thanh toán cho bạn và cấp lại tín dụng cho khachs hàng cũng như chịu toàn bộ khoản nợ của khách hàng theo điều khoản bảo lãnh quy định.

Trong trường hợp không khả thi cho việc ngân hàng chấp nhận đứng ra bảo lãnh. Bạn có thể sử dụng bảo hiểm thanh toán như một công cụ hạn chês rủi ro.Hiện nay có rất nhiều các nhà cung cấp loại hình dịch vụ này. Có nghĩa là nếu bạn quá thowì hạn thanh toán theo diều khoản tín dụng bạn sẽ được chi trả từ nhà bảo hiểm. Các nhà bảo hiểm nueoéc ngoài sẽ chi trả cho bạn nếu bạn có đầy đủ bằng chững theo thoả thuạan BH quy định và bên BH sẽ gánh khảon nợ nayf thay bạn. Mức phí tuỳ thuộc và ráat linh động, từ 0.36% đến 1% trị giá thực hiện hợp đồng.Bạn cos thể tính mức phis trên vào chi phis dự án cungx như các khoản thuế nhà thầu phải đóng nếu mua bảo hiểm của nước ngoài.

Vấn đề còn lại là tập hợp bằng cứ và chứng từ. Các ngân hàng bảo lãnh cũng như nhà thầu bảo hiểm rất khắt khe trong việc chấp nhận tahnh toán. Bạn phải đảm bảo hợp đồng là một hợp đồng mua bán có hiêu lực, có đầy đủ bằng cứ giao hàng hay thực hiện công việc theo đúng hợp đồng, có đầy ddủ chứng từ chuẩn đôis với mỗi khâu. Một sai sót rất lớn khi giao hàng là người của bên khách hàng nhận hàng không đuwợc chỉ định hoặc chỉ ddịnh do ngươì khác không phải ngươì đại diện hợp đồng uỷ quyền. Sẽ ra sao khi khách hàng nói không nhận đưọc hàng hoặc ngươì nhận hàng nghỉ việc hay tương tự?????Bạn cần phải lưu ý những điều tương tự vì bạn là cánh tay mặt của công ty và không ai tha thứ cho sai làm đó cả.

Xin mơì các bạn thảo luận tiếp các vấn đề có liên quan. Nếu bạn nào quan tâm thêm về vấn đề này có thể nói chuyện trực tiếp với VL qua hộp thư nghiepketoan@yahoo.com vì hộp thư cũ đã đầy. Xin cám ơn bạn đọc tin này
 
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
2-Một số xử lý tình huống thực tế trong công tác quản lý nợ

- Tận dụng đặc thù của kỳ báo cáo để gia hạn nợ .

Trong thực tế, đôi khi khả năng thanh toán đúng hạn theo thoả thuận gặp khó khăn. Phần vì kế hoạch thanh toán của khách hàng không đạt được như dự kiến, một phần nữa do phía doanh nghiệp không đạt được các tiến độ giao hàng hay hoàn thành công việc theo đúng yêu cầu của khách hàng. Bạn cần đến một số tác nghiệp cụ thể để kiểm soát tốt công việc quản lý.

Một vấn đề bộ phận tài chính kế toán rất lưu ý là ảnh hưởng của vấn đề nợ và tồn kho có tác động rất lớn đến vòng quay vốn và những vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp lên ROC khi hệ thống kế toán đóng sổ và ra báo cáo tài chính.Do vậy việc cải thiện các chỉ tiêu trên là một yêu cầu rất lớn để có một ROC mong muốn tốt nhất khi ra báo cáo tài chính.Nếu bạn là một người nắm hệ thống hạch toán và quản lý tài chính, các mục tiêu giảm số ngày nợ và giảm tồn kho vào thời điểm cuối tháng mang ý nghĩa thực tế hơn rất nhiều.

Bạn có thể mất công đòi nợ cả tháng nhưng số dư nợ vẫn cao vào thời điểm cuối tháng thì khi ban giám đốc xem báo cáo tài chính vẫn phàn nàn về khả năng của bạn. Một vấn đề khá ranh mãnh trong quản lý tài chính có thể mang lại một kết quả khả quan hơn dựa vào tính đặc thù của công việc thiết lập báo cáo tài chính thường được lập vào cuối tháng. Hãy xem xét vấn đề này như sau : Vào thời điểm từ đầu tháng đến ngày 20 hàng tháng, tại sao bạn không nói với khách hàng những câu có cánh về việc nhân nhượng cam kết trả nợ hay ra hạn thêm để chứng tỏ bạn có thiện chí và thông báo siết nợ thẳng tay vào cuối tháng nhỉ. Bạn nhân nhượng cho họ nhưng vào thời điểm cuối tháng bạn đề nghị nghiêm túc về việc thanh toán và đảm bào đúng kế hoạch sẽ mang cơ hội thắng lợi rất lớn cho bạn, tại sao lai không làm chứ?

Theo kinh nghiệm, nếu không tính đến khả năng nợ khó đòi mang lại. Một dòng tiền có được khả năng thanh khoản cao khi bạn thu hồi được số nợ ngang bằng hoặc lớn hơn doanh so tháng đó. Thực tế cho thấy để đạt được điều này, bạn cần lên kế hoạch siết nợ và phối hợp với bộ phận kế toán của khách hàng đảm bảo rằng các khoản doanh nghiệp sẽ nhận được đi vào tài khoản trước khi tháng kết thúc. Về phần bạn, hãy chi trả lương, thực hiện các tác nghiệp sớm để tránh công việc bận bịu nhiều vào cuối tháng-Thời gian để bạn lưu tâm nhiều đến công tác thu hồi nợ?
 
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
3- Đánh giá các khả năng rủi ro có thể xảy ra đối với nợ khách hàng

3.1 Vấn đề hợp đồng kinh tế và hợp đồng vô hiệu
Hợp đồng kinh tế là những thỏa thuận cơ bản giữa hai bên bán và mua về các nghĩa vụ và quyền lợi trước pháp luật và ràng buộc lấn nhau trong việc thực thi các việc mua bán trao đổi hàng hóa . Đây không là một định nghĩa theo chính tắc mà là một cách diễn tả cụ thể . Có những hợp đồng được lập thanh bản đẩy đủ và những thỏa thuận như đơn hàng có chấp thuận hay thỏa thuận miệng đôi khi cũng có giá trị như một hợp đồng kinh tế .

Ngoài các điều kiện kinh tế khác như thỏa thuận mua bán , giao hàng, địa điểm chủng loại .. vv thì một trong những điều khoản cơ bản là quy định về hình thức và thời hạn thanh toán .Một điều khoản nữa là vấn đề tranh chấp hợp đồng và cấp phán quyết về chanh chấp giữa hai bên .

Để đảm bảo quyền lợi của mỗi bên tham gia hợp đồng cũng như tránh các tranh trấp đáng tiếc vì lợi ích mỗi bên thì việc lập một hợp đồng chặt chẽ và phù hợp quy định pháp luật là thực sự cần thiết .Ngoài các tranh chấp vì các điều khoản không chặt chẽ chúng ta cần phải quan tâm đến tính hiệu lực của hợp đồng .Vì sao cần nhân tố này ????

Trên thực tế , có rât nhiều hợp đồng mà khi hai bên vác nhau ra tòa mới biết là hợp đồng đã lập là một hợp đồng VÔ HIỆU !-Điều mà cả hai bên nghe phán quyết của tòa án mới biết . Cũng thực tế cho thấy là có rât nhiều phi vụ đã thực hiên trót lọt mà không có xảy ra tranh chấp nhưng thực tế hợp đồng là VÔ HIỆU mà cả hai bên tham gia hợp đồng , do thiều hiểu biết hoặc quan liêu mà không biết đó là một hợp đồng vô hiệu .

Về nguyên nhân thì có rất nhiều vấn đề cấu thành khiến hợp đồng được lập được coi là vô hiệu , tức là không có hiệu lực về mặt luật pháp . Bên A ký một hợp đồng với bên B nhưng người ký hợp đồng không phải là đại diện hợp pháp của công ty hoặc do cấp phó ký nhưng không hề có bất kỳ sự ủy quyền nào từ chủ pháp nhân của công ty .Về trị giá hợp đồng cũng có thể mang lại một mầm mống về tính vô hiệu của hợp đồng , Người được ủy quyền thay mặt công ty ký đã ký trị giá hợp đồng vượt quá mức quy đinh cho phép được ủy quyền ký .Một số nguyên nhân khác như ký nội dung sai với ngành nghề kinh doanh đã đăng ký hay việc thực hiện hợp đồng không tiến hành hay dừng giũa chừng do vi phạm các quy đinh pháp luật mà hợp đồng không điều chỉnh dãn đến hai bên không tiến hành hoàn tất nghĩa vụ với nhau .Nói chung là có rất nhiều nguyên nhân cả bên trong và ngoài doanh nghiêp có thể mang lại sự vô hiệu của hợp đồng kinh tế .

Như vậy một khi hợp đồng đã là vô hiệu , khả năng rủi ro trong thu hồi nợ là rất lớn nếu có tranh chấp kinh tế . Có những trường hợp do bên mua cố ý biết là hopwj đồng vô hiêu nhưng họ vẫn tiến hành và nợ tiền không nghĩ đến chuyện trả . Trường hợp khác khi xảy ra nợ quá hạn và tranh chấp . Các trường hợp trên khi mang nhau ra cơ quan pháp luật giải quyết thì không có đủ căn cứ để tòa án phán quyết lợi ích kinh tế cho hai bên và tòa tuyên bố hợp đồng vô hiệu .

Một số trường hợp khác do hai bên phát sinh nợ quá hạn và không có giấy tờ xác nhận nợ hay ký kết lại giữa hai bên trong trường hợp 6 tháng . Số nợ này mặc dù có đủ bằng cứ nhưng vẫn không làm căn cứ phán quyết của tòa án dẫn đến sự thua thiệt vì nợ khó đòi hoặc bị bùng nợ của bên mua đối với bên bán .

Đó là một số vấn đề rất thực tiến mà Vualua đã gặp phải trong quá trình làm việc . Nếu các bạn đang làm công tác này xin để ý đến vấn đề này khi tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế .

Kỳ sau : Xử lý nợ khó đòi và vấn đề xảy ra tranh chấp kinh tế
 
V

Vo Thuyen

Guest
8/11/03
12
0
0
Đầu năm mới xin phép tiếp tục chia sẻ phần kinh nghiệm đối với chủ đề của Vualua đưa ra về quản lý nợ.

Ở đây tôi xin đề cập đến phần quản lý nợ đối với mô hình kinh doanh: nhà phân phối - đại lý bán sỉ, lẻ (- người mua cuối cùng). Chủng loại hàng hoá: vật liệu, thiết bị điện dân dụng.

Các công ty trong lĩnh vực này đang sử dụng tỷ lệ chiết khấu trên bảng giá làm công cụ để đòi nợ ví dụ: Giá lẻ là 100 đồng, nếu là đại lý mua thì được chiết khấu 10% với thời gian trả nợ là 15 ngày. Nếu đại lý trả tiền tươi trong vòng 3 ngày sẽ hưởng thêm 2%.

Tuy nhiên điểu này sẽ phát sinh lắm rắc rối vì có thể đại lý mua lắt nhắt, nên nhà phân phối lại ra một qui định là tất cả các phát sinh đến ngày 15 và ngày cuối tháng sẽ được hưởng thêm 2% nếu thanh toán trong vòng 3 ngày.

Điều này kích thích đại lý quay vòng thanh toán nhanh hơn và giảm thiểu rủi ro trong hạn mức tín dụng. Chỉ cần đại lý bỏ qua 2 kỳ thành toán (đại lý mất 4% lợi nhuận) là có thể nâng mức cảnh giác.

Tất nhiên có những trường hợp bất khả kháng đại lý phải giãn nợ, lúc ấy nhân viên kinh doanh phụ trách đại lý ấy phải kiểm tra và đưa đại lý vào khu vực theo dõi đặc biệt.

Nếu có ai co phương pháp quản lý nợ nào hay hơn và hiệu quả hơn, xin chia sẻ cho mọi người tham khảo.
 
R

richarddang

Guest
Xem bạn vualua hướng dẫn về các đề tài có liên quan đến tài chính tôi thật sự cảm kích vì ít ra các bạn trẻ nói chung hay các bạn sinh viên sẽ có thêm nhiều kiến thức. Tuy nhiên tôi thấy nếu bạn vualua cho thêm một vài bài tập thực hành để các bạn khác cùng giải thì công lao của bạn sẽ tăng lên gấp bội, mặc dù vẫn biết một người có tấm lòng tốt bao giờ cũng quan niệm là thi ân bất cầu báo. Nếu tôi không lầm thì hình như bạn vualua cũng từng du học ở Australia hay sao mà bạn lại lấy thí dụ ngày kết toán là vào ngày 30 tháng 6 hàng năm. Mong sẽ được thọ giáo nơi bạn nhiều hơn nữa.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA