Giá thành sản xuất-Phần mềm KT

  • Thread starter Việt Thành
  • Ngày gửi
V

Việt Thành

Guest
9/6/05
60
0
0
20
Hà Nội
Chào tất cả mọi người, em đang có khó khăn trong việc tính giá thành SP và lựa chọn phần mềm.Trước tiên em xin giới thiệu qua về Cty em chút nhé, và hiện tại em đang dùng Effect
1. Công ty em thuộc về SX, có một số đặc thù, theo em là hơi phức tạp chút xíu ( Có thể khó xây dựng được định mức chuẩn vì kết cấu NVL, tỷ trọng NVL, thay đổi luôn trong tháng, tuần...,mục đích là giảm chi phí NVL trong giá thành, cùng một SP có thể chạy trên các dây chuyền TSCĐ khác nhau, linh hoạt trong SX, không cố định, tất nhiên là các TSCĐ này có trị giá, thời gian sử dụng, công suất... khác nhau.... Thậm chí cùng SX ra một SP mà có thể trải qua các công đoạn SX khác nhau ( Có thể làm tắt ). Nói tóm lại rất linh hoạt trong SX.
2. SX của Cty em thường tạo ra SP hỏng ( Phế liệu thu hồi ) ở các khâu, nhưng phế liệu này không bán, cũng không vất đi, mà được Cty em cho vào tái chế để SX lại, chính nó làm đầu vào cho PX khác, công đoạn khác, hoặc được tái chế tại chính PX, công đoạn đó, nói tóm lại không vứt đi cái gì hết.
3. Thành phẩm trong kho có thể đem ra tái chế lại ( Nếu bị hỏng là đương nhiên), hoặc đang là thành phẩm này trong kho có thể đem ra tái chế lại TP khác...để đáp ứng kịp nhu cầu khách hàng ( Thị trường )
4. Để phục vụ cho Công tác quản trị, yêu cầu của Giám đốc, em tính giá thành chủ yếu ở hai dạng: Một vẫn là NVL, nhưng đã qua một số công đoạn SX ( Không bán, nhưng dự trữ tồn kho tương đối ) và hai là thành phẩm nhập kho ( Để bán )
5. Em chia thành Các PX khác nhau để tập hợp CPSX, trong PX đó sẽ thu được sản phẩm hỏng ( phế liệu thu hồi ) phế liệu này em lại chia thành hai dạng.
- Nếu quay lại SX ở PX đó thì gọi là sản phẩm dở dang, em vẫn theo dõi nhập, xuất, tồn, hàng ngày nhưng chỉ mặt lượng, để phục vụ cho việc lập kế hoạch cho bên SX, và theo dõi tiêu hao, em dùng tài khoản 1523 để theo dõi. Và cuối tháng em mới tiến hành đánh giá về giá trị, sản phẩm dở dang, tất nhiên ở đây giá trị đuợc tập hợp ở tài khoản 154 - Chi tiết theo PX, vì em tính giá thành theo tháng mà.
Để có thể quay lại PX đó thì tất nhiên nó phải qua một hoặc một số công đoạn của PX khác, những chi phí này em coi là chi phí PX phục vụ lẫn nhau.
- Nếu không quay lại PX này, thì em coi là phế liệu thu hồi từ PX này và làm đầu vào cho PX khác, tài khoản hạch toán là 1524
Nhưng đôi khi phế liệu thu hồi đuợc từ PX này, cùng một tên gọi vì nó chính là một, thường thì nó quay lại Sx ở chính PX đó, em gọi là BTP như ở trên đã nói, TK theo dõi là 1523 nhưng nhiều quá, lại quyết định điều chuyển một ít sang PX khác để làm việc khác, nó lại trở thành 1524, nhưng trong danh mục VLSP Hàng hoá đâu có một tên gọi lại có 2 tài khoản theo dõi. Vậy em đành coi là BTP của PX này lại phục vụ cho PX khác mà thôi, vì hàng ngày em chỉ theo dõi mạt lượng, vậy cuối tháng em lại cho tập hợp tất cả các trường hợp trên lại, sau đó xác định giá trị để làm điều chỉnh giảm chi phí ở PX này và tăng chi phí cho PX khác.
6. Phân bổ chi phí thì của em có thể là đích danh, cũng có thể là phân bổ theo hệ số, tỷ lệ... Tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng PX khác nhau và SP sản xuất.
7. Tất nhiên là em phải tổ chức công tác thống kê SP hỏng, phế liệu thu hồi, NVL xuất dùng không hết nhập lại kho, tổ chức kiểm kê cuối tháng...
Vậy em muốn hỏi ý kiến các Bác, theo kinh nghiệm của các Bác thì cách theo dõi và phương pháp kế toán của em đã tạm ổn chưa, và Cty em nên dùng phần mềm kế toán nào, vì em đang muốn thay đổi phần mềm, mà thị trường bây giờ nhiều quá, chẳng biết phần mềm nào Cty mình dùng là tối ưu nhất vì phần mềm nào cũng có ưu và nhược điểm, lại còn cả tối ưu về tài chính nữa. Các Bác giúp em với nhé, em viết có chỗ nào không hiểu, phiền các Bác nhắn tin lại và cho em số ĐT, em sẽ trao đổi trực tiếp cùng các Bác. Số của em là 0913572130 nhé, cảm ơn các Bác !
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Khó hiểu quá, sản phẩm này là sp gì thế?
Tuy vậy, mình cũng lưu ý bạn ở 2 điểm này:
- Định mức chỉ lập để đăng ký với cơ quan thuế, miễn sao khi SX, tổng NVL tiêu hao đừng vượt quá định mức. Tốt nhất bạn nên lấy định mức cao nhất ở các quy trình SX để xây dựng định mức đăng ký.
- Giá thành: Căn cứ vào CP NVL thực tế xuất kho. Khi SX có những trường hợp:
1. NVL thừa không dùng hết, hạch toán nhập kho ngược trở lại Nợ 152/Có 621-154
2. Phế liệu thu hồi dưới dạng NVL, nếu chưa tính giá thành nhập kho (Nợ 155/Có 154), hạch toán như TH 1, nếu đã tính giá sp nhập kho với giá trị là toàn bộ NVL đã xuất dùng thì hạch toán Nợ 152/Có 711. Nhập kho loại gì cứ đưa đúng vào danh mục NVL đó.
3. SP hõng xem như BTP, nếu tiếp tục SX để ra chính SP ban đầu, hay ở dây chuyền SP ban đầu, thì vẫn treo ở 154. Bạn phải tự đặt ra 1 tỷ lệ chi phí NVL/Nhân công trong BTP. Thí dụ tỷ lệ đó là 50%, trong kỳ 154 PS là 11tr, SX được 10 sp và 2 sp hõng thu hồi như BTP, thì bạn kết chuyển 10tr vào 155, 1 tr vẫn treo ở 154. BTP phải nhập kho và theo dõi riêng, không cần phải kê khai báo cáo NXT BTP với cơ quan thuế. Nếu BTP này lại đem đi làm thành SP khác, bạn chỉ kết chuyển ở 2 tiểu khoản 154 của 2 SP đó.
4. SP hõng xem như phế liệu, hạch toán như trường hợp 2. Bạn tính 1 tỷ lệ NVL nào đó rồi nhập kho, hoặc nhập kho theo đúng lượng NVL thu hồi được. hạch toán ghi giảm 154 hoặc ghi có 711 như trường hợp 2.

Đây là ý kiến chủ quan, sản xuất không khó nhưng đa dạng, bạn phải tìm hiểu kỹ để vận dụng cho chính xác.
 
S

supper

Guest
6/10/04
19
0
0
48
vietnam
Thế công ty bạn la công ty gì vậy , bạn có thể tiện nói tên công ty hay không?
Bạn có thể nêu rõ là công ty bạn sản xuất thành phẩm gì hay không , bởi vì muốn tính giá thành và quản lý giá thành thì cần phải hiểu rõ về sản phẩm sản xuất mới có thể đưa ra cách tính chính xác nhất
 
A

adcgiang

Guest
18/11/04
4
0
0
42
Can Tho
Chào các ban!
Đã lâu rồi không gặp nên hôm nay ghé sang thăm các bạn và có một ít chuyện mong muốn các bạn giúp đỡ dùm mình.
Minh đang nghiên cứu lĩnh vực sản xuất sản phẩm nên rất cần một số quyển sách liên quan đến giá thành. Các bạn có thể chỉ chỗ cho minh load về hoặc gởi qua email cho minh cũng được.
Cty mình đang sản xuất dưa hấu giống và sản xuất trong nghành dược phẩm.

Mong nhận được ý kiến từ quý bằng hữu.
Email: adc-giang@vnn.vn
lhgiangct@gmail.com
 
A

Asashihiru

Guest
9/12/05
7
0
0
TP CHM
adcgiang nói:
Chào các ban!
Đã lâu rồi không gặp nên hôm nay ghé sang thăm các bạn và có một ít chuyện mong muốn các bạn giúp đỡ dùm mình.
Minh đang nghiên cứu lĩnh vực sản xuất sản phẩm nên rất cần một số quyển sách liên quan đến giá thành. Các bạn có thể chỉ chỗ cho minh load về hoặc gởi qua email cho minh cũng được.
Cty mình đang sản xuất dưa hấu giống và sản xuất trong nghành dược phẩm.

Mong nhận được ý kiến từ quý bằng hữu.
Email: adc-giang@vnn.vn
lhgiangct@gmail.com
Neu ban muon doc ve cach tinh gia thanh cung nhu nhung thong tin co the tham khao thi ban tim sach hoc ACCA 1.2 do.
 
C

cuongdolla

Guest
Theo mình nghĩ ,bạn hãy tham khảo sách của Võ Văn Nhị có khi giúp ban gỡ rối vấn đề này
TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG TI BẠN LINH ĐỘNG THÌ BẠN PHẢI LING ĐỘNG HƠN!
 
T

TRANHAOVIC

Guest
10/11/05
1
0
0
409 Kim Ma Ba Dinh Ha Noi
trả lời bạn Việt Thành

Việt Thành nói:
Chào tất cả mọi người, em đang có khó khăn trong việc tính giá thành SP và lựa chọn phần mềm.Trước tiên em xin giới thiệu qua về Cty em chút nhé, và hiện tại em đang dùng Effect
1. Công ty em thuộc về SX, có một số đặc thù, theo em là hơi phức tạp chút xíu ( Có thể khó xây dựng được định mức chuẩn vì kết cấu NVL, tỷ trọng NVL, thay đổi luôn trong tháng, tuần...,mục đích là giảm chi phí NVL trong giá thành, cùng một SP có thể chạy trên các dây chuyền TSCĐ khác nhau, linh hoạt trong SX, không cố định, tất nhiên là các TSCĐ này có trị giá, thời gian sử dụng, công suất... khác nhau.... Thậm chí cùng SX ra một SP mà có thể trải qua các công đoạn SX khác nhau ( Có thể làm tắt ). Nói tóm lại rất linh hoạt trong SX.
2. SX của Cty em thường tạo ra SP hỏng ( Phế liệu thu hồi ) ở các khâu, nhưng phế liệu này không bán, cũng không vất đi, mà được Cty em cho vào tái chế để SX lại, chính nó làm đầu vào cho PX khác, công đoạn khác, hoặc được tái chế tại chính PX, công đoạn đó, nói tóm lại không vứt đi cái gì hết.
3. Thành phẩm trong kho có thể đem ra tái chế lại ( Nếu bị hỏng là đương nhiên), hoặc đang là thành phẩm này trong kho có thể đem ra tái chế lại TP khác...để đáp ứng kịp nhu cầu khách hàng ( Thị trường )
4. Để phục vụ cho Công tác quản trị, yêu cầu của Giám đốc, em tính giá thành chủ yếu ở hai dạng: Một vẫn là NVL, nhưng đã qua một số công đoạn SX ( Không bán, nhưng dự trữ tồn kho tương đối ) và hai là thành phẩm nhập kho ( Để bán )
5. Em chia thành Các PX khác nhau để tập hợp CPSX, trong PX đó sẽ thu được sản phẩm hỏng ( phế liệu thu hồi ) phế liệu này em lại chia thành hai dạng.
- Nếu quay lại SX ở PX đó thì gọi là sản phẩm dở dang, em vẫn theo dõi nhập, xuất, tồn, hàng ngày nhưng chỉ mặt lượng, để phục vụ cho việc lập kế hoạch cho bên SX, và theo dõi tiêu hao, em dùng tài khoản 1523 để theo dõi. Và cuối tháng em mới tiến hành đánh giá về giá trị, sản phẩm dở dang, tất nhiên ở đây giá trị đuợc tập hợp ở tài khoản 154 - Chi tiết theo PX, vì em tính giá thành theo tháng mà.
Để có thể quay lại PX đó thì tất nhiên nó phải qua một hoặc một số công đoạn của PX khác, những chi phí này em coi là chi phí PX phục vụ lẫn nhau.
- Nếu không quay lại PX này, thì em coi là phế liệu thu hồi từ PX này và làm đầu vào cho PX khác, tài khoản hạch toán là 1524
Nhưng đôi khi phế liệu thu hồi đuợc từ PX này, cùng một tên gọi vì nó chính là một, thường thì nó quay lại Sx ở chính PX đó, em gọi là BTP như ở trên đã nói, TK theo dõi là 1523 nhưng nhiều quá, lại quyết định điều chuyển một ít sang PX khác để làm việc khác, nó lại trở thành 1524, nhưng trong danh mục VLSP Hàng hoá đâu có một tên gọi lại có 2 tài khoản theo dõi. Vậy em đành coi là BTP của PX này lại phục vụ cho PX khác mà thôi, vì hàng ngày em chỉ theo dõi mạt lượng, vậy cuối tháng em lại cho tập hợp tất cả các trường hợp trên lại, sau đó xác định giá trị để làm điều chỉnh giảm chi phí ở PX này và tăng chi phí cho PX khác.
6. Phân bổ chi phí thì của em có thể là đích danh, cũng có thể là phân bổ theo hệ số, tỷ lệ... Tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng PX khác nhau và SP sản xuất.
7. Tất nhiên là em phải tổ chức công tác thống kê SP hỏng, phế liệu thu hồi, NVL xuất dùng không hết nhập lại kho, tổ chức kiểm kê cuối tháng...
Vậy em muốn hỏi ý kiến các Bác, theo kinh nghiệm của các Bác thì cách theo dõi và phương pháp kế toán của em đã tạm ổn chưa, và Cty em nên dùng phần mềm kế toán nào, vì em đang muốn thay đổi phần mềm, mà thị trường bây giờ nhiều quá, chẳng biết phần mềm nào Cty mình dùng là tối ưu nhất vì phần mềm nào cũng có ưu và nhược điểm, lại còn cả tối ưu về tài chính nữa. Các Bác giúp em với nhé, em viết có chỗ nào không hiểu, phiền các Bác nhắn tin lại và cho em số ĐT, em sẽ trao đổi trực tiếp cùng các Bác. Số của em là 0913572130 nhé, cảm ơn các Bác !
Vấn đề của bạn thì không có gì là khó cả. Chỉ có điều là nếu bạn sử dụng cách làm kế toán bằng sổ sách ghi tay thông thường, hay bằng Excel thì thật là vất vả.
Phần mềm kế toán VIC E-Account của Công ty Cổ phần Công nghệ VIC hoàn toàn có thể giải quyết vấn đề của bạn. Vì đây là phần mềm viết bằng công nghệ mới VB 6.0 CSDL SQL server2000. Cùng lúc cho phép rất nhiều người sử dụng và cho phép bạn khai báo động hoàn toàn theo ý muốn của bạn khi sử dụng chương trình.
Bạn vào website: http://www.vicvn.com để tham khảo thêm nhé.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA