1. Nguyên tắc hạch toán kế toán nghiệp vụ đồng tài trợ giữa các Tổ chức tín dụng:
1.1. Đối với hình thức cho vay, cho vay hợp vốn:
- TCTD thành viên tham gia cho vay hợp vốn (gọi tắt là TCTD thành viên) phải hạch toán số tiền đã chuyển cho TCTD đầu mối cho vay hợp vốn (gọi tắt là TCTD đầu mối) để cho vay bên nhận tài trợ như khoản phải thu; Hạch toán kịp thời vào tài khoản cho vay thích hợp khi TCTD đầu mối đã cho vay (giải ngân) số tiền này cho khách hàng; Thực hiện việc phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro cho vay theo đúng quy định hiện hành;
- TCTD đầu mối phải hạch toán số tiền đã nhận được từ TCTD thành viên để cho vay bên nhận tài trợ như khoản phải trả và khi giải ngân số tiền này phải hạch toán như khoản phải thu để thanh toán với TCTD thành viên (không được hạch toán vào tài khoản cho vay của tổ chức mình). TCTD đầu mối chỉ hạch toán vào tài khoản cho vay số tiền cho vay khách hàng đối với số tiền của tổ chức mình. Để theo dõi toàn bộ các khoản cho vay hợp vốn, thu nợ bên nhận tài trợ, TCTD đầu mối phải mở sổ theo dõi (ngoại bảng).
- TCTD đầu mối và TCTD thành viên thoả thuận về định kỳ đối chiếu, xác nhận và thanh toán các khoản phải thu, phải trả về cho vay hợp vốn, nhưng phải đảm bảo thanh toán kịp thời, đầy đủ cho nhau trước thời điểm lập Báo cáo tài chính năm theo chế độ quy định (tài khoản phải thu, phải trả về cho vay hợp vốn phải hết số dư).
1.2. Đối với hình thức bảo lãnh, đồng bảo lãnh:
- Các TCTD tham gia đồng tài trợ (TCTD đầu mối và các TCTD thành viên) chỉ hạch toán ngoại bảng phần giá trị nghĩa vụ bảo lãnh của tổ chức mình theo Hợp đồng đồng tài trợ.
- Trường hợp phải trả thay khách hàng thì từng TCTD tham gia bảo lãnh, đồng bảo lãnh chỉ hạch toán vào tài khoản trả thay khách hàng số tiền đã trả thay theo nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết của tổ chức mình trong Hợp đồng đồng tài trợ.
2. Hạch toán kế toán nghiệp vụ đồng tài trợ của các TCTD:
2.1 - Hạch toán nghiệp vụ đồng tài trợ dưới hình thức cho vay, cho vay hợp vốn:
a- Tại TCTD thành viên:
- Khi chuyển tiền cho TCTD đầu mối, hạch toán:
Nợ TK 203 "Góp vốn để đồng tài trợ" (Mở tiểu khoản cho từng TCTD đầu mối)
Có TK Thích hợp (tiền mặt, tiền gửi…)
- Khi nhận được Thông báo, kèm theo các chứng từ, tài liệu theo quy định tại Hợp đồng đồng tài trợ do TCTD đầu mối chuyển sang để thanh toán về số tiền đã cho khách hàng vay; số tiền thu nợ; và rủi ro phát sinh trong cho vay (nếu có), sau khi kiểm soát khớp đúng, chính xác, TCTD thành viên xử lý và hạch toán:
+ Đối với số tiền góp vốn mà TCTD đầu mối đã cho vay bên nhận tài trợ:
Nợ TK Cho vay thích hợp (Tiểu khoản khách hàng vay)
Có TK 203 "Góp vốn để đồng tài trợ"
+ Đối với số tiền TCTD đầu mối đã thu nợ khách hàng vay và chuyển trả, hạch toán:
Nợ TK Thích hợp (tiền mặt, tiền gửi...)
Có TK Cho vay thích hợp
+ Đối với rủi ro do các nguyên nhân khách quan, chủ quan từ phía khách hàng gây nên không trả được nợ (gốc, lãi) do TCTD thành viên phải chịu trách nhiệm xử lý trong phạm vi phần góp vốn đồng tài trợ của mình: Thực hiện ngay việc chuyển nợ quá hạn, trích lập dự phòng cho khoản vay có rủi ro theo đúng quy định hiện hành của Thống đốc NHNN.
b - Tại TCTD đầu mối:
- Khi nhận được tiền góp vốn để cho vay đồng tài trợ của TCTD thành viên chuyển sang, hạch toán:
Nợ TK Thích hợp (tiền mặt, tiền gửi)
Có TK 413 "Nhận vốn để cho vay đồng tài trợ" (Tiểu khoản mở cho từng TCTD thành viên)
- Khi cho vay bên nhận tài trợ:
*/ Bằng số tiền của bản thân TCTD đầu mối, hạch toán:
Nợ TK Cho vay khách hàng
Có TK Thích hợp (Tiền mặt, tiền gửi của khách hàng)
*/ Bằng số tiền góp vốn của (các) TCTD thành viên, hạch toán:
Nợ TK 369 "Các khoản khác phải thu" (Tiểu khoản mở cho từng TCTD thành viên)
Có TK Thích hợp (Tiền mặt hoặc tiền gửi của khách hàng…)
Đồng thời thanh toán ngay với các TCTD thành viên về số tiền đa xcho khách hàng vay, hạch toán:
Nợ TK 413 "Nhận vốn để cho vay đồng tài trợ" (Tiểu khoản TCTD thành viên)
Có TK 369 "Các khoản khác phải thu" (Tiểu khoản TCTD thành viên)
- Khi thu nợ bên nhận tài trợ, ghi:
+ Nếu là thu nợ số tiền của chính bản thân TCTD đầu mối:
Nợ TK Thích hợp của khách hàng trả nợ
Có TK Cho vay khách hàng
+ Nếu là thu nợ số tiền của (các) TCTD thành viên:
Nợ TK Thích hợp của khách hàng trả nợ
Có TK 4699 "Các khoản chờ thanh toán khác (tiểu khoản mở theo từng TCTD thành viên)
Đồng thời phải hoàn trả ngay số tiền đã thu nợ cho TCTD thành viên, hạch toán:
Nợ TK 4699 "Các khoản chờ thanh toán khác (Tiểu khoản TCTD thành viên)
Có TK Thích hợp (tiền mặt, tiền gửi)
- TCTD đầu mối còn phải hạch toán ngoại bảng đối với toàn bộ các khoản cho vay, thu nợ bên nhận tài trợ (mở Sổ theo dõi theo từng khách hàng vay), lập, lưu giữ đầy đủ các chứng từ, sổ sách kế toán cho vay theo đúng quy định hiện hành nhằm theo dõi quá trình cho vay, thu nợ, thu lãi và các rủi ro phát sinh, làm cơ sở để đối chiếu, thanh toán với (các) TCTD thành viên theo đúng thoả thuận tại Hợp đồng đồng tài trợ.
2.2- Hạch toán nghiệp vụ đồng tài trợ dưới hình thức bảo lãnh, đồng bảo lãnh:
2.2.1- Hạch toán cam kết bảo lãnh, đồng bảo lãnh:
- TCTD đầu mối cũng như TCTD thành viên chỉ hạch toán phần giá trị nghĩa vụ bảo lãnh của tổ chức mình theo hợp đồng đồng tài trợ:
Nhập TK 921 "Cam kết bảo lãnh cho khách hàng" (TK cấp III thích hợp)
- Khi nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt hoặc phải trả thay cho khách hàng được bảo lãnh, hạch toán:
Xuất TK 921 "Cam kết bảo lãnh cho khách hàng" (TK cấp III thích hợp)
2.2.1- Hạch toán trả thay cho khách hàng theo cam kết bảo lãnh:
a- Tại TCTD đầu mối:
Tùy theo trình tự và thủ tục xử lý nguồn vốn trả thay khách hàng giữa TCTD đầu mối và các TCTD thành viên quy định tại Hợp đồng đồng tài trợ để có xử lý và hạch toán thích hợp, cụ thể:
- Nếu Hợp đồng đồng tài trợ quy định TCTD đầu mối chịu trách nhiệm ứng trước để trả thay toàn bộ giá trị bảo lãnh:
+ Khi thực hiện trả thay, hạch toán:
Nợ TK Các khoản trả thay khách hàng (TK 241 hoặc 242): Số tiền trả thay theo nghĩa vụ bảo lãnh của tổ chức mình
Nợ TK 369 "Các khoản khác phải thu": Số tiền ứng ra để trả thay cho các TCTD thành viên
Có TK Thích hợp (Tiền gửi, tiền mặt): Tổng số tiền trả thay cho khách hàng theo cam kết bảo lãnh
+ Khi nhận được số tiền trả thay của các TCTD thành viên, hạch toán:
Nợ TK Thích hợp (Tiền mặt hoặc tiền gửi)
Có TK 369 "Các khoản khác phải thu"
- Nếu Hợp đồng đồng tài trợ quy định các TCTD thành viên chuyển tiền cho TCTD đầu mối để TCTD đầu mối thực hiện nghĩa vụ trả thay:
+ Khi nhận được tiền trả thay của các TCTD thành viên, hạch toán:
Nợ TK Thích hợp (Tiền gửi hoặc tiền mặt...)
Có TK 4699 "Các khoản chờ thanh toán khác" (Mở tiểu khoản theo từng TCTD thành viên)
+ Khi trả thay cho khách hàng, hạch toán:
Nợ TK Các khoản trả thay khách hàng thích hợp (TK 241 hoặc 242): Số tiền trả thay theo nghĩa vụ của tổ chức mình
Nợ TK 4699 "Các khoản chờ thanh toán khác" (Tiểu khoản nêu trên): Số tiền trả thay của TCTD thành viên
Có TK Thích hợp (Tiền mặt, tiền gửi...): Tổng số tiền trả thay khách hàng theo cam kết bảo lãnh
- Khi thu hồi được số tiền đã trả thay khách hàng, TCTD đầu mối phải xử lý theo đúng quy định tại Hợp đồng đồng tài trợ trong việc thu lại số tiền đã trả thay của tổ chức mình và chuyển trả cho các TCTD thành viên.
b- Tại TCTD thành viên:
+ Khi thực hiện trả thay, hạch toán:
Khi thực hiện trả thay cho khách hàng theo Hợp đồng đồng tài trợ, hạch toán:
Nợ TK Các khoản trả thay khách hàng (TK 241 hoặc 242): Số tiền trả thay theo nghĩa vụ bảo lãnh của tổ chức mình
Có TK Thích hợp (Tiền gửi, tiền mặt)
Hòm thư của Bạn không thể gửi được? Đành post lên đây vậy.