Suy nghĩ gì khi KCCP để xác định KQKD cho trường hợp TK loại 6,8 có số dư CÓ???

  • Thread starter Kế Toán Già Gân
  • Ngày gửi
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Nhờ các bạn xem lại trường hợp dưới đây và suy nghĩ gì sau khi kết chuyển chi phí để xác định kết quả kinh doanh (KQKD). Giả sử, số liệu trong tháng như sau :

+ Doanh thu (tk 511) : Dư Có : 5 triệu
+ Chi phí bán hàng (TK 641) : Dư Nợ : 2 triệu
+ Chi phí quản lý (TK642) : Dư Có : 3 triệu (Số dư có : Lý do ghi giảm phí, do thu lại tiền đóng học phí do lớp học không tổ chức được). Tháng trước, đã hạch toán vào phí. (Nợ 642/Có 112 : 3 triệu). Vì lớp học không tổ chức được, nên cơ sở giảng dạy đã chuyển tiền trả lại cho đơn vị nên kế toán của doanh nghiệp tháng này đã hạch toán ghi giảm chi phí (Nợ 112/Có 642 : 3 triệu)
+ Giá vốn hàng bán (TK 632) : Dư Nợ : 4 triệu

Khi thực hiện kết chuyển để xác định KQKD thì có kết quả là lãi cho trường hợp này

Bước 1 :

TK 911 lúc bấy giờ sẽ được tập hợp các doanh thu và chi phí để xác định KQKD trong kỳ như sau :
Đối ứng Nợ 911 và ghi Có các TK sau : 2 triệu (Có TK 641) + 4 triệu (Có TK 632) = tổng Nợ TK 911 : 6 triệu
Đối ứng Có 911 và ghi Nợ các TK sau : 5 triệu (Nợ 511) + 3 triệu (Nợ 642) = Tổng Có TK 911 : 8 triệu.

Bước 2 : Xác định KQKD, tính lãi lỗ
Có 4212/Nợ 911 : (8 triệu – 6 triệu) == > Lãi 2 triệu

Nhận thấy, kết chuyển chi phí để xác định KQKD thông qua TK 911
+ Đa phần, ghi Nợ 911 thường đối ứng ghi Có với TK loại 6 và loại 8 và
Ghi Có 911 thường đối ứng ghi Nợ TK loại 5 và 7, thế nhưng trường hợp trên thì lại có ghi Nợ 642/ghi Có TK 911 : 3 triệu thì bút toán này nó có đúng với qui trình xác định KQKD không?

Sao không hạch toán giảm phí đó qua bút toán như sau :

Cách thứ nhất :

1.- Lúc thu lại học phí : hạch toán Nợ 112/Có 642 : 3 triệu
2.- Do TK 642 lúc bấy giờ dư Có, có thể hạch toán như thế này được không ? Nợ TK 642/Có 711

Cách thứ hai :

1.- Lúc thu lại học phí : hạch toán Nợ 112/Có 711 : 3 triệu

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TÀI KHOẢN 911 - XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

Bên Nợ:
- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán;
- Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác;
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp;
- Kết chuyển lãi.


Bên Có:
- Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán trong kỳ;
- Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Kết chuyển lỗ.

Nhờ các bạn cho ý kiến thêm trường hợp các TK loại 6,8 khi có số dư CÓ trước khi kết chuyển chi phí để xác định KQKD.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
S

songcham

Cao cấp
17/7/08
533
4
18
HCM
Cảm ơn bạn đã đưa một ví dụ cụ thể và đặt câu hỏi trên nhiều góc cạnh khác nhau.
Đúng là, có nhiều vấn đề khó giải quyết chung chung mà phải dựa trên tình huống cụ thể thì mới xác lập cách thức giải quyết tốt được.
Với ví dụ "Tiền học phí thu lại" tôi xin đưa vài ý kiến như sau:
- Cách hạch toán Ghi C642/N112 khi thu lại tiền, cuối kỳ kết chuyển N642/C911 là cách gần gũi, dễ hiểu và đúng với bản chất nghiệp vụ phát sinh hơn cả. Khi bạn chi tiền ra, bạn đã xác định loại chi phí này ở dạng chi phí quản lý 642 thì khi thu tiền về (giống như huỷ bút toán) bạn ghi ngược lại để giảm phát sinh chi phí này.
- Ở các cách hạch toán theo đề nghị đưa số chi phí được giảm vào tài khoản 711 e rằng không phù hợp. Tài khoản 711 dùng xử lý các khoản thu nhập ngoài hoạt động sxkd bình thường cuả doanh nghiệp, các khoản thu nhập "khác bình thường", các khoản thu nhập có được từ các năm tài chính trước và các khoản NSNN hoàn lại. "Tiền học phí thu lại" là khoản thu giảm phí cuả hoạt động sản xuất kinh doanh rất đỗi bình thường, sao lại muốn đối xử khác thường với nó. Nếu biết nói, nó ắt sẽ phản đối.
- Nếu như phải đi vòng qua TK911 thì cũng là 3 xôi về 1 chõ vì rằng cuối kỳ vẫn phải kết chuyển từ 711 về 911 mà thôi!
- Nếu như xét thấy khoản thu về này được chi vào chi phí hoạt động sxkd cuả các năm trước thì trong năm tài chính này bạn mới nghĩ tới 711.

Bạn ngờ rằng liệu bút toán ghi N642/C911 có đúng với quy trình xác định KQKD hay không và muốn mở rộng ra cho các trường hợp khác liên quan tới việc dư có các tài khoản chi phí khi xác định KQKD? Và bạn đã dẫn "Kết cấu và nội dung phản ánh cuả tài khoản 911" để minh thị nghi ngờ cuả bạn. Tôi cũng xin đưa một vài ý kiến:
- Việc hạch toán nghiệp vụ theo một kết cấu như thế là cái chung nhất mà chế độ kế toán nhắm tới trong khi ví dụ bạn đưa ra lại hết sức đặc biệt (tôi không có ý định nói là chi phí-thu nhập khác thường). Đặc biệt ở chỗ, chi phí này xảy ra trong một tháng mà không đủ nhỏ để bị bù qua bởi các chi phí cùng loại trong cùng tài khoản. Nói cách khác dễ hiểu hơn, nó đặc biệt chỉ xảy ra một lần trong năm rồi thôi, mang án chung thân "dư có" đến tận cuối năm tài chính.
- Trong trường hợp trên bạn phải lần ra mục tiêu cuả tài khoản 911-Xác định KQKD. CĐKT có nói: "Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh KQHĐSXKD và các hoạt động khác cuả doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm", bao gồm: 1/kết quả hoạt động SXKD; 2/kết quả hoạt động tài chính; 3/kết quả hoạt động khác.
Riêng khu vực 1, nó là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và: giá vốn hàng bán; chi phí bán hàng; chi phí quản lý.
Từ đây cho thấy đưa số dư tài khoản 642 nói riêng, các tài khoản chi phí nói chung, dù dư có hay dư nợ, vào 911 để tìm số chênh lệch giữa 2 vế nói trên chính là đã đáp ứng mục tiêu cuả tài khoản 911. Bạn có thể thêm nhánh đặc biệt này vào quy trình nếu muốn mà không làm thương tổn đến mục tiêu quản lý hoặc chuẩn mực kế toán.
 
V

vutiendai

Sơ cấp
25/9/09
16
1
3
40
Tu Liem - Ha Noi
essvietnam.vn
Cảm ơn bạn đã đưa một ví dụ cụ thể và đặt câu hỏi trên nhiều góc cạnh khác nhau.
Đúng là, có nhiều vấn đề khó giải quyết chung chung mà phải dựa trên tình huống cụ thể thì mới xác lập cách thức giải quyết tốt được.
Với ví dụ "Tiền học phí thu lại" tôi xin đưa vài ý kiến như sau:
- Cách hạch toán Ghi C642/N112 khi thu lại tiền, cuối kỳ kết chuyển N642/C911 là cách gần gũi, dễ hiểu và đúng với bản chất nghiệp vụ phát sinh hơn cả. Khi bạn chi tiền ra, bạn đã xác định loại chi phí này ở dạng chi phí quản lý 642 thì khi thu tiền về (giống như huỷ bút toán) bạn ghi ngược lại để giảm phát sinh chi phí này.
- Ở các cách hạch toán theo đề nghị đưa số chi phí được giảm vào tài khoản 711 e rằng không phù hợp. Tài khoản 711 dùng xử lý các khoản thu nhập ngoài hoạt động sxkd bình thường cuả doanh nghiệp, các khoản thu nhập "khác bình thường", các khoản thu nhập có được từ các năm tài chính trước và các khoản NSNN hoàn lại. "Tiền học phí thu lại" là khoản thu giảm phí cuả hoạt động sản xuất kinh doanh rất đỗi bình thường, sao lại muốn đối xử khác thường với nó. Nếu biết nói, nó ắt sẽ phản đối.
- Nếu như phải đi vòng qua TK911 thì cũng là 3 xôi về 1 chõ vì rằng cuối kỳ vẫn phải kết chuyển từ 711 về 911 mà thôi!
- Nếu như xét thấy khoản thu về này được chi vào chi phí hoạt động sxkd cuả các năm trước thì trong năm tài chính này bạn mới nghĩ tới 711.

Bạn ngờ rằng liệu bút toán ghi N642/C911 có đúng với quy trình xác định KQKD hay không và muốn mở rộng ra cho các trường hợp khác liên quan tới việc dư có các tài khoản chi phí khi xác định KQKD? Và bạn đã dẫn "Kết cấu và nội dung phản ánh cuả tài khoản 911" để minh thị nghi ngờ cuả bạn. Tôi cũng xin đưa một vài ý kiến:
- Việc hạch toán nghiệp vụ theo một kết cấu như thế là cái chung nhất mà chế độ kế toán nhắm tới trong khi ví dụ bạn đưa ra lại hết sức đặc biệt (tôi không có ý định nói là chi phí-thu nhập khác thường). Đặc biệt ở chỗ, chi phí này xảy ra trong một tháng mà không đủ nhỏ để bị bù qua bởi các chi phí cùng loại trong cùng tài khoản. Nói cách khác dễ hiểu hơn, nó đặc biệt chỉ xảy ra một lần trong năm rồi thôi, mang án chung thân "dư có" đến tận cuối năm tài chính.
- Trong trường hợp trên bạn phải lần ra mục tiêu cuả tài khoản 911-Xác định KQKD. CĐKT có nói: "Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh KQHĐSXKD và các hoạt động khác cuả doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm", bao gồm: 1/kết quả hoạt động SXKD; 2/kết quả hoạt động tài chính; 3/kết quả hoạt động khác.
Riêng khu vực 1, nó là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và: giá vốn hàng bán; chi phí bán hàng; chi phí quản lý.
Từ đây cho thấy đưa số dư tài khoản 642 nói riêng, các tài khoản chi phí nói chung, dù dư có hay dư nợ, vào 911 để tìm số chênh lệch giữa 2 vế nói trên chính là đã đáp ứng mục tiêu cuả tài khoản 911. Bạn có thể thêm nhánh đặc biệt này vào quy trình nếu muốn mà không làm thương tổn đến mục tiêu quản lý hoặc chuẩn mực kế toán.
Thanks bạn vì bài viết và bài trả lời rất hay, mình đồng ý với câu trả lời đầy thuyết phục của Songcham. Không cần phải bổ sung thêm gì nữa, vấn đề đã quá rõ ràng!
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA