Đọc báo giùm bạn: Tin Kinh Tế - Xã Hội

  • Thread starter pipi134
  • Ngày gửi
pipi134

pipi134

Trung cấp
11/11/09
152
5
0
36
Sơn Tây
Cảm nhận của các doanh nghiệp là lạc quan hơn về triển vọng kinh doanh. Có một sự hài lòng cao từ phía doanh nghiệp dành cho các chính sách của Chính phủ. Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức”.=:) :015:
Giám đốc khu vực Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), ông Simon Andrews khái quát lại kết quả báo cáo điều tra cảm nhận môi trường kinh doanh 2009, được tổ chức này công bố sáng nay, căn cứ trên số liệu được tổng hợp từ tháng Chín năm nay.
Nhìn nhận tích cực hơn:015:
Trái với cảm nhận kém thuận lợi của năm ngoái, báo cáo của IFC cho thấy, có gần 2/3 doanh nghiệp được hỏi nhận định tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian tới là tích cực; hơn 3/4 doanh nghiệp cho biết sẽ mở rộng kinh doanh trong 3 năm tới.
Cụ thể, mức điểm bình quân mà các doanh nghiệp đánh giá về môi trường kinh doanh của Việt Nam năm 2009 là 2,21/4 điểm, tăng so với mức 1,9 điểm của năm 2008. Thậm chí, mức độ lạc quan còn cao hơn so với năm 2007 (2,14 điểm), thời điểm trước khủng hoảng kinh tế xảy ra trên diện rộng.
Trong khi đó, tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá môi trường kinh doanh ở mức độ kém cũng giảm từ 30% trong năm 2008 xuống còn 14,63% trong điều tra năm nay.
“Điều này cho thấy sau một năm khó khăn, điều kiện kinh doanh của Việt Nam đang dần trở nên tích cực hơn trong con mắt cộng đồng kinh doanh”, báo cáo nhận định.
Đối với năm 2010, các doanh nghiệp đánh giá ở mức 2,62/4 điểm, cao hơn nhiều nhìn nhận triển vọng kinh doanh của năm ngoái. Kỳ vọng trong 3 năm tới cũng cao hơn, khi có tới 83,21% doanh nghiệp cho biết sẽ mở rộng kinh doanh trong giai đoạn này (con số của cuộc điều tra trước là 78%).
Tuy nhiên, tỷ lệ này không đồng đều giữa hai khu vực doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Có đến 88,02% doanh nghiệp trong nước cho biết sẽ mở rộng kinh doanh trong 3 năm tới, so với con số 72,94% của doanh nghiệp FDI.
Tuy nhiên, vẫn có 1,42% doanh nghiệp cho biết sẽ giảm quy mô kinh doanh, 2 doanh nghiệp cho biết sẽ đóng cửa doanh nghiệp trong 3 năm tới. Trong số doanh nghiệp có tương lai “tiêu cực ny”, chỉ có một doanh nghiệp trong nước, còn lại là doanh nghiệp FDI.
Mc độ kỳ vọng về môi trường kinh doanh lên cao cho thấy, các doanh nghiệp đang đặt nhiều niềm tin hơn vào việc phục hồi của nền kinh tế, về môi trường kinh doanh được cải thiện hơn trong tương lai gần, báo cáo của IFC “chốt” lại.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
pipi134

pipi134

Trung cấp
11/11/09
152
5
0
36
Sơn Tây
phần cuối: Hài lòng với quản lý vĩ mô
Trong 14 chỉ số riêng biệt về cảm nhận môi trường kinh doanh 2009 của các doanh nghiệp, những vị trí đứng đầu có sự “đổi ngôi”, nhưng vẫn là những chỉ tiêu quen thuộc của năm ngoái.
“Quản lý vĩ mô” được đánh giá cao nhất, với 2,64/4 điểm, “soán” ngôi của “Tiếp cận thông tin”, đẩy chỉ số này xuống vị trí thứ hai với 2,5 điểm. “Tiếp cận vốn” năm nay lên được một bậc, đứng vị trí thứ ba với 2,48 điểm. Trong khi đó, “Khả năng cạnh tranh trong khu vực” năm ngoái nằm ở TOP 2 thì nay xuống xếp thứ 4, đạt 2,44 điểm.
“Cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao thành công của Chính phủ trong việc kiềm chế lạm phát và điều hành nền kinh tế Việt Nam vượt qua giai đoạn khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua”, báo cáo rút ra kết luận.
Tuy nhiên, các vị tí cuối bảng không có sự thay đổi nhiều sau một năm qua. Lần lượt các vị trí “đội sổ” là: “Cơ sở hạ tầng” được 1,96 điểm; “Bảo vệ sở hữu trí tuệ” đạt 1,99 điểm; “Giải quyết tranh chấp và thực thi phán quyết của tòa án” nhận được 2,03 điểm; “Khả năng tiếp cận ngoại tệ” là 2,08 điểm; “Hiệu quả dịch vụ hành chính” đạt 2,09 điểm…
Cơ sở hạ tầng tiếp tục là quan ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước. Có tới 87,8% doanh nghiệp nước ngoài và 83% doanh nghiệp trong nước đánh giá cơ sở hạ tầng là Kém và Rất kém. Đặc biệt, có tới 95,6% doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đánh giá chất lượng cơ sở hạ tầng Kém và Rất kém.

Trong khi đó, sau nhiều năm, tiếp cận ngoại tệ trở thành vấn đề nóng tại Việt Nam. Có 74% doanh nghiệp được điều tra đánh giá rằng khả năng tiếp cận ngoại tệ Kém, hoặc Rất kém. Tính riêng khối doanh nghiệp hoạt động thương mại, tỷ lệ này lên đến 78%.

Cũng nằm trong những lĩnh vực không nhận được sự hài lòng của doanh nghiệp còn có vấn đề giải quyết tranh chấp và thực thi phán quyết của toàn án, trọng tài kinh tế. Có đến 90% doanh nghiệp FDI đánh giá vấn đề này ở mức Kém hoặc Rất kém, trong khi tỷ lệ này ở các doanh nghiệp trong nước là 77%.
Cải thiện còn ít :(
Báo cáo của IFC cho rằng, năm nay một số lĩnh vực có tiến bộ đáng kể trong cải thiện môi trường kinh doanh. Nổi bật nhất là “Cải thiện và đơn giản hóa thủ tục hành chính Nhà nước”, khi có tới 53,95% doanh nghiệp điều tra đánh giá có cải thiện.

Hai lĩnh vực xếp kế tiếp cũng được nhiều doanh nghiệp đánh giá có sự chuyển biến là “Cải thiện hệ thống thông tin, viễn thông”, với 49,48% doanh nghiệp đánh giá có cải thiện; tiếp đến là “Đối xử bình đẳng hơn giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” (43,3%).
Trong khi đó, lĩnh vực được đánh giá ít chuyển biến nhất qua điều tra là “Các quy định và thủ tục đất đai thông thoáng, tiếp cận đất dễ dàng hơn” chỉ có 15,12% doanh nghiệp đánh giá có chuyển biến; “Thuê và sa thải lao động dễ dàng hơn” chỉ 17,53% doanh nghiệp đánh giá có cải thiện; “Thời gian thương lượng và trả các khoản thuế ngắn hơn” chỉ nhận được sự hài lòng của 18,21% doanh nghiệp điều tra.
Tổng hợp phiếu điều tra của năm nay, báo cáo cũng cho biết những khuyến nghị chính của doanh nghiệp đối với Chính phủ. Năm giải pháp hàng đầu bao gồm: tiếp tục cải cách hành chính, bải bỏ các giấy phép, quy định, thủ tục không cần thiết hay không nhất quán; tiếp tục cải thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng; ngăn chặn và kiểm soát tham nhũng; cải cách việc soạn thảo và ban hành văn bản pháp quy theo hướng kịp thời, hoàn chỉnh, đồng bộ và tuân thủ các thông lệ quốc tế; và cải cách hệ thống giáo dục đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của doanh nghiệp.
 
pipi134

pipi134

Trung cấp
11/11/09
152
5
0
36
Sơn Tây
Triển vọng kinh tế 2010: Lạc quan và thận trọn (nguồn: vneconomy.com.vn)

Lạc quan và thận trọng, các chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp hướng về năm 2010 với những kỳ vọng mới, nhưng cũng lường đến không ít trở ngại.
Ngày 1/12, Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức hội thảo “Kịch bản kinh tế năm 2010”. Tại đây, những con số và dự báo lạc quan đã được đưa ra, nhưng cũng đi cùng dự báo sẽ khó "cất cánh" khi còn nhiều tác động trái chiều, những biến động khó lường níu kéo.
Một năm “sẽ tốt hơn”
Theo chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM, năm 2010, kinh tế vĩ mô sẽ đạt những kết quả tốt hơn năm 2009. Tốc độ tăng trưởng GDP sẽ ở khoảng 6,5%, cao hơn mức 5,2% dự kiến cho cả năm nay; kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng trở lại khoảng 6% thay vì có thể âm 10% trong năm 2009; CPI tiếp tục được giữ ở mức dưới 7%; nhập siêu sẽ giảm...
Để đạt được những kết quả dự kiến trên, một yêu cầu mà TS. Lịch nhấn mạnh là Chính phủ cần tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ ổn định trong năm tới. Giá trị VND nên giữ ổn định nhưng vẫn phải điều chỉnh linh hoạt theo tỷ giá đồng USD nhằm kích thích xuất khẩu, vừa giảm nhập siêu và giữ thăng bằng cán cân tổng thể.
Chính sách lãi suất mà chuyên gia này dự báo là sẽ tiếp tục duy trì thực dương, bên cạnh yêu cầu giải quyết được sự mất cân đối trong cơ cấu tín dụng ngắn hạn và trung – dài hạn, hệ thống ngân hàng thương mại được củng cố và tiếp tục phát triển thị trường vốn.
Không đưa ra những con số dự báo cụ thể, nhưng TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Nghiên cứu Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fullbright, cũng cho rằng yếu tố lạc quan 2010 là nền kinh tế đang trên đà phục hồi; thể hiện ở GDP tăng liên tục các quý vừa qua, tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp gần như đã trở lại bình thường, tổng doanh số bán lẻ vẫn tăng trưởng cao.
Chuyên gia Vũ Thành Tự Anh nhấn mạnh rằng sự lạc quan đó nhận được sự ủng hộ từ dấu hiệu hồi phục của kinh tế thế giới, thể hiện ở những quốc gia lớn như Mỹ, Nhật Bản và khu vực đồng Euro. “Tôi cho rằng hai điểm sáng nổi bật nhất cho năm 2010 là kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu đang phục hồi, sẽ có tác động tích cực tới kinh tế Việt Nam”, TS. Tự Anh nhấn mạnh.
Ngoài ra, một diễn biến thuận lợi và cụ thể khác được ông cho là “cơ may” đối với Việt Nam là đồng USD đang tiếp tục xu thế giảm giá. Điều này góp phần giảm bớt áp lực giảm giá VND và đối với chính sách điều hành tỷ giá – một bài toán khó khăn với nhiều tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2008 và 2009.
Một kịch bản lạc qan được GS. Nguyễn Quang Thái, Tổng thư ký Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam đưa ra là nền kinh tế Việt Nam có thể tạo đột phá, nhưng có lộ trình và những bước đi thích hợp để chuyển mạnh sang mô hình mới, với yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế được tiến hành dựa trên chất lượng, năng suất và hiệu quả. Các chỉ tiêu kinh tế theo đó có thể vừa phải, nhưng hướng đến chất lượng, đảm bảo ổn định vĩ mô, phát triển khoa học công nghệ, tăng cường năng lực cạnh tranh.
Một kịch bản khác theo GS. Nguyễn Quang Thái, có nhiều khả năng hơn, là các điều kiện phát triển chỉ có cải tiến nhẹ trong thế giới cạnh tranh gay gắt, các vấn đề tồn đọng không được xử lý kiên quyết theo hướng đi vào chất lượng. Ở kịch bản này, một số chỉ tiêu kế hoạch có thể đạt được như tăng trưởng GDP trên 6%, nhưng lo ngại mà chuyên gia này đặt ra là có thể nguy cơ lạm phát quay lại, mất ổn định vĩ mô và xã hội, đất nước khó khăn dài hạn trong xu thế trì trệ và không phát triển bền vững...
Trọng lực ngoài quốc doanh
Tại hội thảo, một nội dung được các chuyên gia tập trung phân tích là Chính phủ cần đánh giá lại hiệu quả của các hoạt động đầu tư, hiệu quả sản xuất của các thành phần kinh tế để có những điều chỉnh và phát huy hợp lý, tạo nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng mạnh và bền vững hơn trong năm 2010. Điểm chung được kỳ vọng là sức bật của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Câu hỏi mà TS. Trần Du Lịch đặt ra là “Làm thế nào để phục hồi bền vững, khắc phục được sự tồn tại của cơ cấu nền kinh tế thiếu cạnh tranh?”. Một dẫn chứng mà ông đưa ra là hệ số ICOR bình quân giai đoạn 1995 – 2008 của Việt Nam là 5,11. Dữ liệu cụ thể trong hệ số này cho thấy, ngoài khu vực ngoài quốc doanh thể hiện hiệu quả hơn với 3,56, khu vực đầu tư nước ngoài cũng ở mức cao là 5,05, đặc biệt khu vực quốc doanh lên tới 7,55.
Đó cũng là một điểm hạn chế của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, theo nhìn nhận của TS. Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh – Đại học Ngân hàng Tp.HCM, khi cung vốn nhiều nhưng tỷ suất đầu tư thấp; để tạo được 1 đồng phải cần tới gần 8 đồng đầu tư như dẫn chứng ở trên. Theo đó, vấn đề Chính phủ cần xem xét là gia tăng đầu tư hay chất lượng đầu tư trong thời gian tới..
 
pipi134

pipi134

Trung cấp
11/11/09
152
5
0
36
Sơn Tây
Lạc quan và thận trọng, các chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp hướng về năm 2010 với những kỳ vọng mới, nhưng cũng lường đến không ít trở ngại.
Ngày 1/12, Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức hội thảo “Kịch bản kinh tế năm 2010”. Tại đây, những con số và dự báo lạc quan đã được đưa ra, nhưng cũng đi cùng dự báo sẽ khó "cất cánh" khi còn nhiều tác động trái chiều, những biến động khó lường níu kéo.
Một năm “sẽ tốt hơn”
Theo chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM, năm 2010, kinh tế vĩ mô sẽ đạt những kết quả tốt hơn năm 2009. Tốc độ tăng trưởng GDP sẽ ở khoảng 6,5%, cao hơn mức 5,2% dự kiến cho cả năm nay; kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng trở lại khoảng 6% thay vì có thể âm 10% trong năm 2009; CPI tiếp tục được giữ ở mức dưới 7%; nhập siêu sẽ giảm...
Để đạt được những kết quả dự kiến trên, một yêu cầu mà TS. Lịch nhấn mạnh là Chính phủ cần tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ ổn định trong năm tới. Giá trị VND nên giữ ổn định nhưng vẫn phải điều chỉnh linh hoạt theo tỷ giá đồng USD nhằm kích thích xuất khẩu, vừa giảm nhập siêu và giữ thăng bằng cán cân tổng thể.

Chính sách lãi suất mà chuyên gia này dự báo là sẽ tiếp tục duy trì thực dương, bên cạnh yêu cầu giải quyết được sự mất cân đối trong cơ cấu tín dụng ngắn hạn và trung – dài hạn, hệ thống ngân hàng thương mại được củng cố và tiếp tục phát triển thị trường vốn.
Không đưa ra những con số dự báo cụ thể, nhưng TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Nghiên cứu Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fullbright, cũng cho rằng yếu tố lạc quan 2010 là nền kinh tế đang trên đà phục hồi; thể hiện ở GDP tăng liên tục các quý vừa qua, tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp gần như đã trở lại bình thường, tổng doanh số bán lẻ vẫn tăng trưởng cao.
Một kịch bản khác theo GS. Nguyễn Quang Thái, có nhiều khả năng hơn, là các điều kiện phát triển chỉ có cải tiến nhẹ trong thế giới cạnh tranh gay gắt, các vấn đề tồn đọng không được xử lý kiên quyết theo hướng đi vào chất lượng. Ở kịch bản này, một số chỉ tiêu kế hoạch có thể đạt được như tăng trưởng GDP trên 6%, nhưng lo ngại mà chuyên gia này đặt ra là có thể nguy cơ lạm phát quay lại, mất ổn định vĩ mô và xã hội, đất nước khó khăn dài hạn trong xu thế trì trệ và không phát triển bền vững...
Trọng lực ngoài quốc doanh
Tại hội thảo, một nội dung được các chuyên gia tập trung phân tích là Chính phủ cần đánh giá lại hiệu quả của các hoạt động đầu tư, hiệu quả sản xuất của các thành phần kinh tế để có những điều chỉnh và phát huy hợp lý, tạo nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng mạnh và bền vững hơn trong năm 2010. Điểm chung được kỳ vọng là sức bật của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Câu hỏi mà TS. Trần Du Lịch đặt ra là “Làm thế nào để phục hồi bền vững, khắc phục được sự tồn tại của cơ cấu nền kinh tế thiếu cạnh tranh?”. Một dẫn chứng mà ông đưa ra là hệ số ICOR bình quân giai đoạn 1995 – 2008 của Việt Nam là 5,11. Dữ liệu cụ thể trong hệ số này cho thấy, ngoài khu vực ngoài quốc doanh thể hiện hiệu quả hơn với 3,56, khu vực đầu tư nước ngoài cũng ở mức cao là 5,05, đặc biệt khu vực quốc doanh lên tới 7,55.
Đó cũng là một điểm hạn chế của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, theo nhìn nhận của TS. Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh – Đại học Ngân hàng Tp.HCM, khi cung vốn nhiều nhưng tỷ suất đầu tư thấp; để tạo được 1 đồng phải cần tới gần 8 đồng đầu tư như dẫn chứng ở trên. Theo đó, vấn đề Chính phủ cần xem xét là gia tăng đầu tư hay chất lượng đầu tư trong thời gian tới.
Cụ thể hơn, TS. Vũ Thành Tự Anh cho rằng cần phân tích cụ thể hơn trong cơ cấu hiệu quả đầu tư của các thành phần kinh tế để phát huy những động lực cho tăng trưởng. Và theo ông, một trọng lực hiện nay và đang tạo xu hướng là sức mạnh và đóng góp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; điều này sẽ tiếp tục thể hiện trong năm 2010.
Dẫn chng, trong giá trị sản xuất công nghiệp 11 tháng qua, tăng trưởng của khu vực ngoài quốc doanh đã bật mạnh từ tháng 7 trở lại đây, bên cạnh khối đầu tư nước ngoài; trong khi đó, khu vực quốc doanh lại ở mức thấp và có xu hướng giảm dần. 3 tháng gần nhất, so với cùng kỳ 2008, tăng trưởng của khu vực quốc doanh lần lượt giảm mạnh từ 8,5%, 6,8% và còn 6,1% trong tháng 11; trong khi khu vực ngoài quốc doanh sau khi giảm từ 16,5% xuống 15,7% trong tháng 10 đã tăng trở lại 17,3% trong tháng 11.
Dẫn chứng trên đặt ra yêu cầu Chính phủ xem xét lại việc định hướng các hoạt động đầu tư, sự hỗ trợ và điều chỉnh hợp lý cho các khu vực để hướng tới đà tăng trưởng mạnh hơn và bền vững hơn trong dài hạn.
Lo ngại nhiều biến động
Tại hội thảo, dòng chảy thời sự của nền kinh tế những ngày qua được đề cập đến như những điển hình của biến động, thay đổi chính sách mà các doanh nghiệp phải đối diện. Đó là biến động của lãi suất, tỷ giá và những điều chỉnh chính sách liên quan; là sự khôn lường của thị trường vàng, phản ứng thái quá của thị trường chứng khoán...
Theo bà Lại Thu Trúc, Giám đốc Tài chính và Đầu tư Công ty Cổ phần Doanh thương Mỹ Á, khó khăn nổi bật hiện nay là việc dự báo, tiếp nhận các thông tin dự báo về chính sách, thay đổi của thị trường, bởi tình hình kinh tế hiện nay biến động không ngừng và việc dự báo phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
“Tôi nhận thấy dự báo về vĩ mô, các chuyên gia theo các trường phải lạc quan, thận trọng, nhưng doanh nghiệp chúng tôi thì theo trường phải duy lý, cái nào có lý thì chúng tôi tin. Với chính sách, chúng tôi quan tâm ở việc giám sát thực hiện, bởi khi đưa ra nó thực thi chậm, chưa đúng thì cũng không đưa đến kết quả tốt”, bà Trúc nói.
Trong khi đó, theo ý kiến của một số doanh nghiệp, điều họ cần hiện nay là sự ổn định về môi trường kinh doanh, về chính sách quản lý và điều hành nền kinh tế. TS. Vũ Thành Tự Anh cũng nhấn mạnh rằng, doanh nghiệp có thể tự lực, không trông chờ hỗ trợ từ Chính phủ, nhưng họ cần một môi trường vĩ mô ổn định trong khi đã có quá nhiều biến động mạnh thời gian qua, cũng như dự báo sẽ tiếp tục khó lường trong thời gian tới.
Hai rủi ro và khả năng có biến động lớn được TS. Tự Anh đề cập đến là áp lực phá giá VND và rủi ro tỷ giá, nguy cơ lạm phát cao trở lại trong năm 2010. Và một lo ngại được ông nói đến là rủi ro về môi trường chính sách; điều đã thể hiện ở hai lần thay đổi trong năm 2009 và mỗi lần là “quay 180 độ”. Hay như cách nói của TS. Trần Du Lịch, doanh nghiệp hiện vẫn “nơm nớp” với những biến động của tỷ giá và nguy cơ lạm phát cao trở lại.
Thế nhưng, theo quan điểm của TS. Lê Thẩm Dương, cần nhìn nhận và thích nghi với những thay đổi của chính sách. “Doanh nghiệp vẫn ngại chính sách thay đổi, nhưng tôi lại cho rằng việc thay đổi là đương nhiên, thay đổi để ổn định hơn chứ không phải chỉ muốn thay đổi. Nếu không thay đổi thì làm sao tạo được ổn định? Doanh nghiệp cần sống chung và thích nghi với những thay đổi đó”, ông Dương nói.
Lo ngại mà TS. Dương nhấn mạnh là những biến động của thị trường, đã và đang tạo ra những khó khăn khó giải đối với hoạt động của doanh nghiệp.
Ông phân tích: “Hàm của nền kinh tế có nhiều biến, khôn lường và có những trường hợp không chạy theo những quy luật thông thường. Đó là đặc trưng của thị trường những ngày vừa qua, như giá vàng, phản ứng suy giảm thái quá trên thị trường chứng khoán... Hay chỉ cần một tin đồn thôi cũng có thể tạo những xáo trộn không theo quy luật kinh tế vĩ mô”. Và điều này, ngoài năng lực quản lý và điều hành của nhà hoạch định chính sách, còn phụ thuộc vào khả năng thích nghi, xoay xở của mỗi doanh nghiệp.
 
pipi134

pipi134

Trung cấp
11/11/09
152
5
0
36
Sơn Tây
Del Vecchio, tỷ phú được mệnh danh “Vua kính Italia”

tập 1 : Người thợ đầu tiên làm nên những chiếc kính này là Leonardo Del Vecchio. Cuộc đời ông ngỡ như một câu chuyện cổ tích về giấc mơ của một cậu bé cô nhi viện, giấc mơ thoát nghèo và hiện thực lại là sự giàu có hạng tỷ phú cùng thương hiệu “Vua kính Italia”.:016:Đứng thứ 71 trong danh sách những người giàu nhất thế giới do tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn, Del Vecchio đã xây dựng đế chế kính mắt Luxottica của mình từ những mảnh ghép không trọn vẹn của cuộc đời mình. Bắt đầu từ năm 1961 với một nhà máy chỉ có một phòng và 12 công nhân. Ngày nay, thương hiệu Luxottica của Del Vecchip đã có đến 35.000 nhân viên trên khắp thế giới và sản xuất gần 100.000 đôi mắt kính một ngày.Từ con số không và những tháng năm nhọc nhằnNhững thành công của ông chủ 73 tuổi này là kết quả của một quá trình vật lộn với cuộc sống từ khi còn trong bụng mẹ. Sinh ra trong một gia đình bần cùng ở thành phố Milan (Italia), Del Vecchio đã mất đi người cha ngay từ khi ông mới được 4 tháng tuổi trong bụng mẹ.Có gia đình mà cũng như không, Del Vecchio đã phải sống trong cô nhi viện đến 7 năm từ khi lọt lòng mẹ. Quãng thời gian trong cô nhi viện Martinitti ở thành phố Milan đã dạy cho cậu bé Del Vecchio tính tự lập cùng khả năng tìm tòi, sáng tạo để tự làm những thứ mình thích. Khéo tay, viết chữ đẹp, chăm chỉ làm việc và biết nghe lời, Del Vecchio được các sơ rất quý mến.Del Vecchio bắt đầu làm việc năm 14 tuổi và không bao giờ ngừng làm việc. Đến nay, ông vẫn làm việc 14 tiếng một ngày cho dù đang ở trụ sở của Luxottica tại Agordo hay ở bất cứ một văn phòng chi nhánh nào của công ty mình.Rời cô nhi viện trở về nhà, hoàn cảnh gia đình vẫn khó khăn như trước, Leonardo làm đủ mọi việc để phụ mẹ. Leonardo được nhận vào làm tại một xưởng sản xuất phụ tùng ô tô và gọng kính.Công việc tại xưởng khá nặng nhọc đối với một cậu bé 14 tuổi, nhưng phải đương đầu với cuộc sống, phải kiếm tiền là động lực giúp cậu chiến thắng những vết trầy xước trên tay do những lần sơ ý bị dao mài kính cắt phải, và đôi chân tê cứng vì phải đứng làm việc đến hơn 14 tiếng mỗi ngày.Cũng từ xưởng này, cậu bé Leonardo được phát hiện là có đôi tay vàng và một đầu óc nhanh nhạy, tinh tế. Chủ xưởng nhận ra điều đó và quyết định cho cậu chỉ làm ở xưởng sản xuất khung kính đồng thời cử cậu đi học vẽ và khắc tại trung tâm đào tạo nghề của thành phố. Chẳng bao lâu sau, khi mới 17 tuổi, Leonardo đã trở thành xưởng trưởng quản lý hơn 20 thợ
 
pipi134

pipi134

Trung cấp
11/11/09
152
5
0
36
Sơn Tây
tập2: Lập gia đình khi mới 21 tuổi, Leonardo tiếp tục cuộc sống vất vả tưởng như không nhìn thấy mặt trời của mình. Cậu thanh niên Leonardo phải làm việc đến 20 tiếng một ngày để kiếm đủ tiền nuôi vợ và hai con thơ. Ban ngày đi làm lĩnh lương, ban đêm ông làm thêm bất cứ việc gì để có thêm thu nhập cho gia đình.Ý nghĩ tiếp tục thôi thúc trong đầu Leonardo là phải vượt ra khỏi khung kính của xưởng thợ, phải làm được chiếc kính của riêng mình. Leonardo quyết định chuyển gia đình đến thành phố Agordo, quê hương của nghề làm kính với 90% thị phần. Cũng trong thời gian đó, rất nhiều nghệ sĩ rock&roll từ Mỹ đến Italia biểu diễn. Họ mặc quần jeans, những chiếc áo chim cò. Và cả khi biển vào mùa hè, hàng ngàn người ra biển tắm, cưỡi mô tô nước và đeo kính râm. Một ý tưởng lóe lên trong suy nghĩ của Leonardo, kính không đơn thuần chỉ để bảo vệ mắt mà còn là mode, là thể hiện gu thời trang của từng người.Với số vốn nho nhỏ sau những năm lao động cực nhọc, Leonardo bắt đầu mở xưởng sản xuất kính tại nhà. Lần đầu tiên lao vào công việc mới mẻ này, cả gia đình cùng nhau phụ giúp ông.Leonardo kể: “Trong những năm 60-70, khi làm những đôi mắt kính, tôi đã khắc bằng tay những hoa văn bằng nhôm mà người ta quen thấy trên những gọng kính thời bấy giờ!”. Vợ ông tô màu từng gọng kính một, con ông dán những băng dính lên các phần gọng mà khách hàng muốn giữ lại màu sắc tự nhiên. Cứ như thế Luxottica cho ra đời những sản phẩm của chính mình.Từ xưởng sản xuất gia đình, ông thuê thêm 14 thợ và kêu gọi hỗ trợ tài chính từ những tổ chức xúc tiến kinh tế trong nước. Và thương hiệu Luxottica cùng dây chuyền sản xuất kính công nghiệp được manh nha từ đó. Bước đầu tiên chinh phục thị trường, Leo cho sản xuất hàng loạt kính râm gọng to, che khuất nửa gương mặt. Ngay cả khi chiều buông, tại các bãi biển người ta cũng đeo kính để tham gia vũ hội. Kính dường như đã là “một phần không thể thiếu của cuộc sống”.Trước đây, phần lớn các cơ sở đều sản xuất theo công đoạn: một xưởng chuyên sản xuất gọng kính, một xưởng chuyên sản xuất càng kính, xưởng thứ ba là mắt kính và cuối cùng là xưởng lắp kính. Có nhà sản xuất chuyên về gọng kính nhựa, người khác lại gọng kính sắt. Như vậy để chiếc kính ra đến thị trường là rất khó khăn và rất chậm, chứ chưa nói đến bộ sưu tập các kiểu kính.Leonardo nhận ra điểm yếu này và quyết định thành lập nhà máy riêng của mình. Đó không phải là kính nữa mà là nghệ thuật, phù hợp với từng bộ váy áo, complet, thậm chí đến cả giày dép, túi xách... Sau khi chuẩn bị cả một thời gian dài, vào năm 1961 tại thành phố Agordo, Leonardo Del Vecchio khai trương hãng Luxottica. Nói cách khác, nhà doanh nhân trẻ đã sẵn sàng cho việc chinh phục các đỉnh cao trong sản xuất kính
 
pipi134

pipi134

Trung cấp
11/11/09
152
5
0
36
Sơn Tây
Gian lận kế toán trong vụ phá sản của Lehman Brothers (Phần 2)
Hơn một năm sau sự kiện phá sản của một trong năm ngân hàng đầu tư lớn nhất phố Wall, Lehman Brothers, bản báo cáo gồm 9 phần với hơn 2.200 trang về điều tra chi tiết về nguyên nhân sụp đổ của ngân hàng ngày đã được ban hành, ngày 11/03/2010. Báo cáo được lập bởi Anton R, Valukas, Chủ tịch của Công ty luật Jenner & Block, đồng thời là Thanh tra do toà án chỉ định, được tờ The Economist đánh giá là xác thực, rõ ràng và gây tác động lớn.
Lehman được lợi gì?
 
pipi134

pipi134

Trung cấp
11/11/09
152
5
0
36
Sơn Tây
Theo báo cáo điều tra, từ thời điểm giữa năm 2007 đến quí I năm 2008, Lehman đã tăng cường sử dụng giao dịch Repo 105 trên hệ thống toàn cầu. Có thời điểm giá trị tài sản mà Lehman đã “hô biến” khỏi bảng cân đối kế toán nhằm giảm hệ số nợ lên đến gần 50 tỷ USD
Đây chính là giai đoạn thị trường tài chính phố Wall tăng cường mối quan ngại về tình trạng áp dụng thái quá đòn bẩy tài chính của các ngân hàng đầu tư. Các ngân hàng lớn, bao gồm cả Lehman Brothers, đang đứng trước sức ép phải giảm bớt quy mô tài sản. Tuy nhiên, một thực tế lúc đó tài sản do Lehman nắm giữ đang dần mất tính thanh khoản do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng cho vay mua nhà dưới chuẩn. Do đó, Repo 105 có thể là một cứu cánh cho lãnh đạo của Lehman khi việc bán bớt tài sản là rất khó khăn.

Ngoài ra, theo báo cáo điều tra, một trong những nguyên nhân chính Lehman sử dụng Repo 105 để giảm hệ số nợ là nhắm tới phương pháp đánh giá của Hãng đánh giá định mức tín nhiệm S&P nhằm duy trì hệ số tín nhiệm. Lehman cho rằng phương pháp của S&P tập trung vào đánh giá ảnh hưởng của hệ số nợ của các ngân hàng.

Trách nhiệm của kiểm toán viên

Báo cáo cũng dành một phần để đề cập tới trách nhiệm của kiểm toán viên của Lehman lúc đó là Công ty kiểm toán Ernst & Young (E&Y) tại Mỹ. Báo cáo mô tả các thủ tục kiểm toán của E&Y là “cẩu thả” và các kiểm toán viên của E&Y đã rất “sơ suất” khi thực hiện kiểm toán.

Theo báo cáo, giám đốc của E&Y lãnh đạo cuộc kiểm toán tại Lehman, William Schlich đã cho biết E&Y đã biết và thảo luận nhiều lần chính sách kế toán của Lehman đối với Repo 105 và đã đồng thuận với chính sách kế toán này.

Tờ DailyMail của Anh cho rằng E&Y đã thiếu sự cẩn trọng trong xét đoán nghề nghiệp. Tờ báo cũng cho rằng cho dù báo cáo của Valukas không có cáo buộc nghiêm trọng nào, E&Y có thể phải chịu các hình phạt nhất định. Scandal này có thể ảnh hưởng tới uy tín toàn cầu của E&Y.

Kết luận

Thủ thuật của Lehman được chính các cựu nhân viên của họ gọi với các mỹ từ như “Xảo thuật kế toán” hay “một cách lười nhác để làm đẹp bảng cân đối kế toán”. Một phản hồi của độc giả của tờ The Economist còn châm biếm “hỡi các kế toán, hãy tập trung vào các phép tính và dành sự sáng tạo cho Apple!”.

Sự kiện gian lận kế toán với giao dịch Repo 105 của Lehman gợi cho chúng ta nhớ lại một bài viết liên quan đến lợi nhuận ngân hàng năm 2008 được đăng trên vneconomy. Trong bài viết cũng chỉ ra dạng giao dịch tương tự mà các ngân hàng Việt Nam áp dụng đối với trái phiếu tại thời điểm kết thúc năm tài chính 2008.


Phan Lê Thành Long, MBA, CPA, CMA
Phó Tổng Giám đốc
Công ty TNHH Kiểm toán Quốc gia Việt Nam


Tài liệu tham khảo:

Báo cáo Đánh giá của Valukas

DailyMail (2010), Will Lehman Brothers and Repo 105 allegations bring down Ernst & Young?

The Economist (2010, Oh, Brother – Shinning a harsh light on Lehman’s bankrupcy
 
pipi134

pipi134

Trung cấp
11/11/09
152
5
0
36
Sơn Tây
Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế: Việt Nam và sự khác biệt
Trong những năm gần đây, chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) đã có những thay đổi rất lớn, thậm chí chúng ta đã dùng một số chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IAS/ IFRS) áp dụng cho Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn có những điểm khác nhau rất đáng kể giữa VAS và IFRS. Trong bài viết này tác giả chỉ đề cập những khác nhau mà chúng có thể ảnh hưởng lớn đến các quyết định của nhà đầu tư.
1. Các vấn đề chung và báo cáo kết quả kinh doanh

1.1. Các báo cáo tài chính giữa niên độ. Trong các chuẩn mực VAS 02, 07, 23 liên quan đến việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng giảm giá chứng khoán, hay các điều chỉnh lãi lỗ, phần của nhà đầu tư trong các công ty liên kết, liên doanh và các sự kiện phát sinh sau ngày của bảng cân đối kế toán chỉ điều chỉnh cho báo cáo cuối niên độ. Nghĩa là nếu các sự kiện này phát sinh trong các kỳ giữa niên độ, sẽ không được ghi nhận trong các báo cáo giữa niên độ mà chỉ trình bày ở các báo cáo cuối năm. Trong các tình huống này, IAS yêu cầu phải điều chỉnh vào ngày của bảng cân đối kế toán (giữa và cuối niên độ).
 
pipi134

pipi134

Trung cấp
11/11/09
152
5
0
36
Sơn Tây
1.2. Báo cáo tài chính hợp nhất. Theo VAS, các báo cáo tài chính hợp nhất chỉ bắt buộc vào cuối năm, các báo cáo giữa niên độ không bắt buộc mà chỉ khuyến khích lập báo cáo tài chính hợp nhất, các tập đoàn chỉ phải công bố báo cáo riêng của công ty mẹ. Thực tế, năm 2008 đã phát sinh trường hợp công ty mẹ VinashinPetro có kết quả kinh doanh rất tốt, nhưng công ty con Đại Nam 100% vốn của VinashinPetro lại bị lỗ rất nặng. Theo VAS, trong năm tập đoàn này chỉ công bố các báo cáo tài chính giữa niên độ của công ty mẹ với kết quả kinh doanh rất tốt. Giá cổ phiếu của VinashinPetro đã tăng rất mạnh. Khi báo cáo tài chính hợp nhất với kết quả rất xấu được công bố, giá cổ phiếu của Công ty đã giảm gần như rơi tự do. Theo IAS/IFRS, các doanh nghiệp phải điều chỉnh, lập và công bố các báo cáo tài chính hợp nhất cho các báo cáo tài chính năm cũng như giữa niên độ.

1.3. Đo lường và trình bày lãi trên mỗi cổ phiếu (EPS). EPS là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng và phổ biến mà nó ảnh hưởng rất lớn đến giá cổ phiếu của công ty. Theo VAS, lãi được dùng để tính EPS bao gồm cả các khoản lãi không dành cho các cổ đông phổ thông như lãi để trích quỹ khen thưởng, phúc lợi cho nhân viên và các quỹ khen thưởng không phải cho các cổ đông. Quy định này của VAS không phản ánh trung thực và hợp lý kết quả và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Theo IAS, những khoản thưởng này sẽ được tính vào chi phí để trừ ra khỏi lãi cho việc tính EPS. Ví dụ, năm 2008, Công ty Vinamilk và Than Núi Béo đã trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi tương ứng 10% và 30% lợi nhuận thuần sau thuế, do vậy EPS của các công ty này công bố trên các báo cáo tài chính theo VAS là cao hơn so với EPS tính theo IFRS tương ứng là 10% và 30%.

1.4. EPS pha loãng (Diluted EPS) là một chỉ tiêu rất quan trọng cho các nhà đầu tư để dự đoán EPS của doanh nghiệp trong những năm tới. Mặc dù trong VAS 30 có yêu cầu chỉ tiêu EPS suy giảm (pha loãng) nhưng trong thông tư hướng dẫn không quy định rõ ràng và trong biểu mẫu thống nhất của báo cáo kết quả kinh doanh không có chỉ tiêu này, nên các doanh nghiệp không trình bày EPS pha loãng. IAS quy định EPS cơ bản và EPS pha loãng phải được trình bày trên bề mặt của Báo cáo kết quả với mức độ nổi bật như nhau.

1.5. Chia cổ tức bằng cổ phiếu, khác với IAS, VAS và thực tế các công ty không điều chỉnh hồi tố EPS cho những năm trước đó. Trong những trường hợp này, việc phân tích xu hướng EPS qua các năm theo số liệu EPS gốc (không điều chỉnh) sẽ bị sai lệnh rất nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến các quyết định của nhà đầu tư.

1.6. Nhận cổ tức bằng cổ phiếu. VAS ghi là một khoản thu nhập theo mệnh giá khoản cổ tức được nhận. Tuy nhiên, theo IAS, kế toán không ghi tăng thu nhập vì bản chất của nó không hề tăng thu nhập (giá tham chiếu giảm tương ứng), IAS chỉ ghi một bút toán ghi nhớ để ghi tăng số lượng cổ phiếu đầu tư tăng lên và ghi giảm giá vốn của mỗi cổ phiếu đầu tư xuống tương ứng, nhưng tổng giá vốn cổ phiếu không đổi.

1.7. Khái niệm lãi hoạt động kinh doanh (Operating income). Để việc so sánh và quản trị được tốt hơn, IAS định nghĩa lãi hoạt động kinh doanh là các khoản lãi lỗ từ các hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, nó không bao gồm các khoản thu nhập và chi phí tài chính như của VAS.

2. So sánh giữa VAS và IAS trong các khoản mục của bảng cân đối kế toán

2.1. Thành phẩm, theo IAS và VAS được tính theo phương pháp giá thành thông thường (Normal costing) nghĩa là chi phí sản xuất chung phân bổ theo mức độ hoạt động bình thường của doanh nghiệp nhưng trên thực tế đa phần công ty Việt Nam vẫn tính giá thành theo phương pháp thực tế, phân bổ chi phí chung theo thực tế hàng tháng. Điều này làm cho giá thành sản phẩm có thể biến động rất lớn giữa các tháng, nên tác dụng của giá thành trong việc tham chiếu cho việc định giá bán bị hạn chế.

2.2. Tài sản sinh vật và các sản phẩm nông nghiệp thu hoạch từ các tài sản sinh vật của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông (lâm, ngư) nghiệp, theo VAS chỉ được tính theo giá phí, nhưng IAS 41 quy định tính theo giá trị hợp lý (giá thị trường) trừ đi chi phí điểm bán.

2.3.Tài sản cố định hữu hình: IAS cho phép sử dụng mô hình giá trị hợp lý của tài sản cố định nếu nó có thể đo lường một cách đáng tin cậy hoặc sử dụng mô hình giá vốn như VAS. Nếu sử dụng mô hình giá trị hợp lý, giá trị thay đổi của tài sản cố định được ghi tăng, giảm vốn chủ sở hữu, không ghi vào lãi lỗ. Tuy nhiên, nếu dùng mô hình giá trị hợp lý, doanh nghiệp vẫn phải báo cáo cả giá vốn để nhà đầu tư có thêm thông tin tham chiếu.
 
pipi134

pipi134

Trung cấp
11/11/09
152
5
0
36
Sơn Tây
2.4. Bất động sản đầu tư, IAS quy định doanh nghiệp có thể dùng mô hình giá trị hợp lý để đo lường giá trị bất động sản đầu tư trừ khi nó không thể đo lường một cách đáng tin cậy, do vậy phải dùng mô hình giá phí như VAS. Theo mô hình giá trị hợp lý, sự thay đổi của giá trị hợp lý của bất động sản đầu tư được ghi vào lãi lỗ trong báo cáo kết quả. Tuy nhiên, khi dùng mô hình giá trị hợp lý, trong phần thuyết minh, doanh nghiệp phải thuyết minh giá gốc của nó để nhà đầu tư có thể tự đánh giá và so sánh.

2.5. Các khoản lỗ giảm giá trị tài sản (Impairment loss): IAS quy định đối với tài sản cố định hữu hình, vô hình hay tài sản tài chính khi có khoản giảm giá trị tài sản phát sinh (do tài sản bị hư hỏng, do tiến bộ của kỹ thuật…), nó phải được ghi nhận ngay vào báo cáo tài chính kỳ đó. VAS không yêu cầu ghi nhận các sự kiện này. Điều này làm báo cáo tài chính theo VAS giảm đi tính đáng tin cậy, do nó không phản ánh đúng giá trị của doanh nghiệp.

2.6. Các quỹ không thuộc vốn chủ sở hữu: Khác với VAS, IAS yêu cầu vốn chủ sở hữu không bao gồm các quỹ không thuộc các cổ đông như quỹ khen thưởng phúc lợi. Các khoản khen thưởng phúc lợi, kể cả các chương trình thưởng cổ phiếu cho nhân viên cũng được ghi nhận và báo cáo là chi phí nhân viên và ghi nợ phải trả cho nhân viên chứ không ghi tăng vốn chủ sở hữu. Vì các quỹ khen thưởng, phúc lợi nhân viên thường khá lớn chiếm từ 5 -15% tổng số lãi thuần sau thuế nên việc báo cáo các quỹ này trong vốn chủ sở hữu làm cho các báo cáo tài chính theo VAS bị méo mó rất nhiều, ảnh hưởng lớn đến các chỉ số tài chính quan trọng như ROE và do vậy có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyết định của nhà đầu tư.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA