Để thủ tục hành chính không còn hành là chính, điều đó tùy thuộc vào bạn

  • Thread starter tranvanhung
  • Ngày gửi
tranvanhung

tranvanhung

Gãi ngứa
20/2/04
2,976
10
38
21
Biên Hoà - Đồng Nai
Mặc dù kể từ ngày 10/08/2009 Bộ tài chính đã tiến hành công bố Ban hành Bộ thủ tục hành chính thuộc lãnh vực tài chính trong đó có các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế. Thiết nghĩ đây sẽ là cơ sở tiêu chuẩn để các Cục thuế, chi cục thuế và doanh nghiệp tham khảo và thực hiện. Mặc dù vậy, giữa quy định và thực tế thì lại là 1 khoảng cách xa vời để đi đến thống nhất thực hiện. Nhân dịp đọc được 1 tình huống phản ánh thông qua hệ thống đối thọai doanh nghiệp của UBND TP.HCM về vấn đề mua hóa đơn, tôi xin mạn phép lập 1 đề tài thảo luận trong diễn đàn với hi vọng các bạn phản ánh lại các vấn đề của thủ tục hành chính mà bạn cho rằng "Hành là chính" nhằm giúp cho các cơ quan thực thi pháp luật xem xét lại và thực hiện cho đúng các quy định. Các vấn đề góp ý cần mang tính xây dựng và chân thành nhằm giúp các cơ quan có liên quan xem xét và điều chỉnh lại hành vi của mình cho đúng mực.

Bộ thủ tục hành chính các bạn có thể tham khảo tại đây: http://thutuchanhchinh.webketoan.vn/index.htm

Tình huống tham khảo:

"Công ty chúng tôi đại diện cho các Doanh nghiệp đóng tại địa bàn quận Bình Tân nêu lên những bức xúc đến Cục Thuế TP.HCM như sau:
1/ Khi làm hồ sơ ban đầu tại chi cục thuế Bình Tân, chúng tôi bị "choáng" khi nhân viên ở đây đưa ra một danh sách được gọi là "những điều doanh nghiệp cần biết" dài như cái "sớ táo quân", nào là "Bảng liệt kê tài sản, biên bản giao nhận vốn", "Bảng điều lệ hoạt động đơn vị", rồi lại hỏi "sao vốn nhiều quá, ngành nghề sao nhiều vậy?", đáng chú ý là trong đó nói HS pháp lý ban đầu theo Công văn 1257/CT-TTHT ngày 12/12/2006 (đúng ra là Công văn 12750/CT-TTHT ngày 12/12/2006) không biết đây là sự "nhầm lẫn" của Chi cục thuế Q.Bình Tân hay là "cố ý" để DN không thể tham khảo Công văn này? vì theo công văn số 12750/CT-TTHT ngày 12/12/2006 của Cục Thuế TP.HCM về Hồ sơ quản lý thuế ban đầu thì hoàn toàn lại khác.


2/ Rắc rối chưa dừng tại đó, khi chúng tôi nộp đơn mua hóa đơn, cán bộ thuế yêu cầu phải có hóa đơn đầu vào thì mới bán hóa đơn, với giải thích là "anh không có đầu vào thì mua hóa đơn làm gì?", mặc cho tôi đã nói trong Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002, Thông tư số 99/2003/TT-BTC ngày 23/10/2003 đâu có yêu cầu hóa đơn đầu vào, và các chi cục thuế khác cũng không yêu cầu, đồng thời chúng tôi cũng giải thích: "do ngành nghề đặc thù của DN là mua đi bán lại, không mua hàng trước để trữ tại DN, khi có mối thì chúng tôi mới mua hàng và giao thẳng cho khách hàng, mà khi đó mới đi mua hóa đơn thì đâu kịp xuất cho khách hàng", tuy nhiên với vẻ mặt lạnh như tiền vị cán bộ thuế này trả lời chắc nịch là "không, đây là qui định của chi cục" (vậy là qui định của chi cục "lớn" hơn Thông tư của Bộ Tài chính??), buộc lòng chúng tôi phải "kiếm" hóa đơn đầu vào cho đủ "thủ tục" và kèm theo "phong bì". Những tưởng sóng yên biển lặng, nhưng chúng tôi đã lầm, sau khi mua hóa đơn được 01 tháng, quản lý thuế lại yêu cầu cầm cuốn hóa đơn lên để kiểm tra (mặc dù chúng tôi có nộp báo cáo thuế và báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn), biết là cán bộ thuế sai nhưng chúng tôi vẫn bấm bụng cầm lên cho xong chuyện, lên tới nơi chúng tôi lại phải ngồi đợi cả buổi, trong khi chờ đợi, chúng tôi thấy cán bộ thuế đập bàn, đập ghế la mắng DN xối xả, như là DN đang đi xin ân huệ từ cơ quan thuế vậy. Đợi cả tiếng đồng hồ, cuối cùng cũng đến lượt tôi, và tôi cũng không ngoại lệ, câu đầu tiên luôn là "bộ DN anh định trốn thuế hả?" như là muốn "nắn gân" vậy, nhưng sau khi thấy tôi điềm tĩnh trả lời, và hỏi lại:"tại sao cơ quan thuế lại bắt DN cầm hóa đơn lên cc thuế?" và "điều này được qui định tại văn bản nào?" thì lúc này cán bộ thuế mới dịu giọng và giải thích là kêu DN cầm hóa đơn lên để cơ quan thuế hướng dẫn DN xuất hóa đơn (trời sao mà tốt thế!), tuy nhiên sau đó vài tuần cán bộ thuế lại gọi cho chủ DN yêu cầm cầm cuốn hóa đơn lên nữa (chắc tại vì lần trước không đưa "phong bì"?), đến lúc này thì chúng tôi hết chịu nổi, và nhất định không cầm lên nữa đồng thời yêu cầu cán bộ thuế nếu muốn kiểm tra, thanh tra vấn đề gì thì cứ ra Thông báo bằng văn bản đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu theo mẫu số 01/KTTT theo đúng qui định tại Thông tư 60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007.


Đó là một số hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực điển hình của một số cán bộ thuế tại CC thuế Bình Tân mà các DN phải chịu trong suốt thời gian qua.

Trong khi đó, triển khai thực hiện Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước giai đoạn 2007-2010 (Đề án 30/CP). Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính đã hoàn thành việc xây dựng và công bố công khai Bộ Thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực thuế, phí, lệ phí (gồm 330 thủ tục) trên các Trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và tại cơ quan Thuế các cấp để doanh nghiệp, người dân biết và dễ dàng thực hiện, và Bộ tài chính cũng đang "kêu gào" đơn giản hoá ít nhất 30% các thủ tục hành chính hiện có thì tại CC thuế Bình Tân lại có những hành vi đi ngược lại với chủ trương đúng đắn trên.

Vậy đại diện các DN, chúng tôi đề nghị Cục Thuế TP,HCM rà soát, kiểm tra lại các thủ tục hành chính tại CC thuế Bình Tân, để chủ trương đúng đắn của Chính phủ có thể lan tỏa tận các quan Nhà nước địa phương."
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Hoakhe

Hoakhe

Trung cấp
22/12/09
167
4
18
Ninh Bình
Thủ tục hành chính (TTHC) - có thể nói đây luôn là một vấn đề bức xúc trong những vấn đề bức xúc mà cả xã hội cùng quan tâm.

Hiện nay, giai đoạn 2 của đề án 30 đang được thực hiện , với mục tiêu là đơn giản hóa 30% TTHC mà các cấp các ngành đang phấn đấu để thực hiện.

Như anh Tranvanhung nói trên, việc CCT quận Bình Tân giải quyết hồ sơ làm việc ban đầu với DN như vậy là do việc thực thi thủ tục của riêng CQ thuế nơi đây, trong đó có thể nói đến yếu tố con người. Chính con người, là những người đề ra thêm các TTHC dựa trên các văn bản quy định, các văn bản mang tính hướng dẫn, chính con người thực thi công vụ trong một số công đoạn của cả dây chuyền TTHC đôi khi đã cố tình làm ảnh hưởng đến việc giải quyết TTHC cho người dân và DN.

Cùng một công việc, nhưng chúng ta thường nghe nói nơi này giải quyết thế này, nơi khác giải quyết thế kia, muôn hình vạn trạng.

Xin nêu một ví dụ:

Cách đây mấy tháng, các phương tiện thông tin như Báo, Đài truyền hình đã nêu lên việc quá tải khi giải quyết bán hóa đơn (HĐ) quyển tại Chi cục thuế (CCT) quận A. Nhiều DN phải đợi chờ sang ngày hôm sau mới mua được HĐ. Trả lời về vấn đề này, một cán bộ tại CCT quận này nói rằng do các DN thường tập trung vào thời điểm cuối tháng (hay đầu tháng gì đó tôi không nhớ rõ) để mua HĐ nên dẫn đến quá tải.

Qua việc giải quyết bán HĐ quyển ở 2 CCT mà tôi thấy như sau:
• Tại CCT quận B: DN chỉ cần đem theo: Sổ mua HĐ, BCTHSDHĐ của tháng trước liền kề thời điểm cần mua HĐ, giấy giới thiệu, bản photo CMND của người đi mua HĐ, dấu vuông theo quy định. Khi đủ những thứ này, CBT giải quyết bán HĐ cho DN rất nhanh chóng.
• Tại CCT quận A (đã có lúc quá tải ... nêu trên): DN đem theo: Sổ mua HĐ, BCTHSDHĐ cho các HĐ đã mua lần trước sử dụng cho đến thời điểm cần mua HĐ, giấy giới thiệu, bản photo CMND của người đi mua HĐ, dấu vuông theo quy định và mang theo các cuốn HĐ đã mua lần trước. CB thuế lật xem các cuốn HĐ mà DN đã sử dụng, sau đó mới giải quyết bán HĐ.
Như vậy, thời gian để CBT quận A lật kiểm tra HĐ và giải quyết bán HĐ xong cho 1 DN thì tại CCT quận B đã có thể giải quyết bán HĐ xong cho 2 DN.
Hiện nay, khi mua HĐ tại CCT quận A, DN tôi không còn phải đem theo các cuốn HĐ đã mua lần trước nữa.

Nêu lên điều này để chúng ta thấy, thủ tục hành chính đã, đang và sẽ được các cấp các ngành quan tâm cải cách, đơn giản hóa đến mức thấp nhất mà vẫn đảm bảo yếu tố hợp pháp, sự cần thiết và tính hợp lí.

Hy vọng trong thời gian tới, chúng ta sẽ ít nghe đến và có thể sẽ không còn nghe đến cụm từ “hành là chính” mà lâu nay người dân và DN vẫn thường kêu ca.
 
tranvanhung

tranvanhung

Gãi ngứa
20/2/04
2,976
10
38
21
Biên Hoà - Đồng Nai
Việc mua hóa đơn phải làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ấn chỉ tới ngày gần nhất ngày xin mua (chứ không phải là tháng gần nhất đâu nhé) thì tôi cũng đã gặp phải. Cũng xin nói ngay rằng trong bộ thủ tục hành chính không có quy định này (quy định tại đây: http://thutuchanhchinh.webketoan.vn/thuthucthue/cuc/hoadon/153.htm ) thế nhưng bộ phận bán hóa đơn của chi cục thuế nọ đã yêu cấu như thế. Phát huy tinh thần cái nào quy định mình làm, không quy định mình không làm vì thế tôi liền đi kiện với chị trưởng phòng về vấn đề này (nói thật là do cẩn thận tôi có cầm kèm theo cuốn hóa đơn, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ấn chỉ của tháng trước đó). Câu trả lời của chị trường phòng cũng rất đơn giản: Nếu không có báo cáo mới nhất chị đâu biết em sử dụng hóa đơn còn hết thế nào mà bán :wall::wall::wall: => Lý do này nghe có vẻ hợp lý nhưng cũng xin nói ngay là luật không quy định doanh nghiệp phải sử dụng hết hóa đơn thì mới được mua hóa đơn tiếp theo để sử dụng. Việc đôi co có thể dẫn đến kết quả là tôi có thể mua được hóa đơn nếu vấn cứ nêu ra cái quy định đã được công bố bởi tổng cục thuế trước đó nhưng suy đi tính lại thì điều đó không có lợi gì vì mất thời gian nhưng kết quả chưa chắc được như ý. Tôi liền đặt cuốn hóa đơn đã sử dụng hết lên bàn chị trưởng phòng để kiểm chứng và quả thật là có tác dụng ngay. Chỉ cần liếc qua cuốn hóa đơn rồi lật lật vài đường, chị liền cho tôi mấy chữ vào cái tờ báo cáo hóa đơn ấn chỉ của tháng trước đó mà tôi có mang theo. Thế là tôi được mua hóa đơn. Tôi mang cái mớ giấy tờ quay lại bàn bán hóa đơn để lấy hóa đơn và tất nhiên là nhận được cái nhìn không mấy thiện cảm từ chị chuyên viên phải giải quyết vấn đề này. Cuối cùng dù phải vận dụng nhiều tài lẻ thì tôi cũng có thể mua được cuốn hóa đơn mà đúng lý ra thì nó không đến nỗi khó khăn như thế. Vài hôm sau tôi có việc lên Cục thuế (cấp trên của chi cục trên) và đã thẳng thừng khiếu nại lên Trường phòng tuyên truyền hỗ trợ về thủ tục trên và có nhận được lời hứa là sẽ cho kiểm tra và chấn chỉnh lại tuy nhiên không biết tình hình hiện nay đã khá hơn chưa.

Nói ra điều này để thấy rằng nền hành chính của Việt Nam nhìn chung vẫn còn trong tình trạng "Phép vua thua lệ làng" chứ chưa thể có ngay 1 nền hành chính minh bạch được. Hy vọng khỏang chục năm sau thì có lẽ sẽ đỡ hơn phần nào.

Còn bạn, hãy kể cho chúng tôi những tình huống mà bạn đã bị hành bởi các thủ tục hành chính để các cơ quan xem lại mình và thực hiện cho công tâm.
 
Hoakhe

Hoakhe

Trung cấp
22/12/09
167
4
18
Ninh Bình
Việc mua hóa đơn phải làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ấn chỉ tới ngày gần nhất ngày xin mua (chứ không phải là tháng gần nhất đâu nhé) thì tôi cũng đã gặp phải. Cũng xin nói ngay rằng trong bộ thủ tục hành chính không có quy định này ...
Đến thời điểm hiện tại, DN mà tôi đang làm thuộc địa bàn quận B mà tôi nói ở bài trên vẫn chấp nhận BCTHSDHĐ của tháng trước liền kề khi mua hoá đơn lần kế tiếp, mấy năm rồi vẫn thế.

Vậy nên khi làm việc thêm tại quận A, tôi vẫn làm BCTHSDHĐ như vậy thì CQT nơi đây y/c làm lại BCTHSDHĐ đến ngay thời điểm mua hoá đơn.

Để cho mọi việc được thuận buồm xuôi gió thì hầu hết người dân và doanh nghiệp luôn chấp hành theo đúng quy định tại nơi cần giải quyết thủ tục hành chính. Mọi việc đúng sai mấy ai có thời gian quan tâm, chỉ những trường hợp quá bức xúc thì người dân và doanh nghiệp mới lên tiếng, nhưng khi lên tiếng cũng chưa chắc đã được giải quyết và giải đáp một cách thoả đáng. Vậy nên Ông Bà ta có câu "chờ được vạ thì má đã sưng", "tiền mất tật mang"...

Giá như các cơ quan ban ngành có những đợt lấy ý kiến người dân và doanh nghiệp về cải cách TTHC thông qua các phiếu góp ý, gửi trực tiếp phiếu này xuống cho người dân (thông qua các tổ dân phố), và gửi trực tiếp cho các doanh nghiệp. Từ những phiếu góp ý này, từng cơ quan ban ngành sẽ thấy cụ thể, thực tế những vấn đề cần cải cách TTHC để có hướng đề xuất, cải cách TTHC một cách đơn giản hơn mà vẫn đảm bảo tính hợp pháp.

Khi có việc cần đến các cơ quan ban ngành, chúng ta thường thấy các hộp thư góp ý, nhưng mấy ai quan tâm đến hộp thư góp ý này? Nhìn thấy đó, nghĩ đến đó, nhưng chỉ mong sao cho công việc nhanh chóng xong rồi về. Cái hộp thư góp ý cứ như một vật trang trí cho cơ quan ban ngành thêm nghiêm minh.

Chúng ta hãy cùng hy vọng sẽ thấy nhiều điều tốt đẹp hơn trong thời gian tới với nền hành chính nước nhà.
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Vấn đề xin cấp Chứng từ khấu trừ thuế ở Cục Thuế TPHCM

Việc khấu trừ thuế TNCN tại nguồn là DN đã làm thay việc thu thuế cho nhà nước rồi. Thế nhưng để xin cấp chứng từ khấu trừ là cả mốt công việc vất vả.

Các thông tin về DN đã được cung cấp và nộp cho cơ quan thuế đầy đủ rồi, và trong Thông Tư cũng không yêu cầu các giấy tờ phải công chứng. Thế nhưng ở Cục Thuế TPHCM để được cấp chứng từ khấu trừ thuế thì:
- Giấy CNĐKKD, giấy CN đăng ký thuế phải được công chứng trong thời gian 6 tháng
- Giấy CMND của người đi xin cấp chứng từ phải đem ra địa phương công chứng, còn giá trị trong thời gian 6 tháng
- Giấy giới thiệu phải đích thân người Đai Diện Pháp Luật ký ( nếu không thì phải có giấy uỷ quyền cho người được uỷ quyền ký "Giấy giới thiệu"). Không hiểu ở Cục Thuế TPHCM bộ phận hành chánh văn phòng có được Cục Trưởng CỤc Thuế lập uỷ quyền viết "Giấy giới thiệu" hay không?

Những việc trên cũng đã hành DN đi tới lui nhiều lần mới được cấp chứng từ khấu trừ TTNCN. Đó là chuyện không thay đổi.

Bên cạnh đó thi để được cấp " Chứng từ khấu trừ" thì đơn vị phải thu tiền thuế của ngưới ta trước, rồi lập bảng kê số ngunòi đã bị khấu trừ thuế, số tiền trả, số tiền thuế đã khấu trừ rồi thì Cục Thuế mới cấp đúng số chứng từ bằng số người khấu trừ đó.
Tôi không đồng ý vì trong luật không quy định điều này. Vè nguyên tắc, khi khấu trừ tiền thuế là phải cấp cho ngay người ta chứng từ khấu trừ. Người bị khấu trừ có quyền yêu cầu điều đó. Còn theo kiểu Cục Thuế TPHCM làm thì sau khi bị kháu trừ TTNCN thì người bị khấu trừ phải chờ đợi DN đi "xin' để được cấp chứng từ khấu trừ. Thật là vô lý

Lập luận của cán bộ thuế là: cấp nhiều về DN không sử dụng mà không báo cáo rồi làm sao? Tôi bảo: cứ căn cứ theo quy định về báo cáo mà xử phạt, và DN tự chịu trách nhiệm về số chứng từ mà mình đã nhận. Cuối cùng thì tôi cũng đã mua được chứng từ khấu trừ mà không cần phải lập bảng kê.

Qua đó cho thấy Cục Thuế TPHCM gặp 1 số khó khăn trong việc quản lý chứng từ khấu trừ nên đã kiểm soát bằng cách này: phát từng tờ chứng từ khi đã có số liệu chính xác. Nhưng đây là công việc của cơ quan thuế thì cơ quan thuế tự nghiên cứu cách giải quyết chứ không thể vì vậy mà hành DN
 
  • Like
Reactions: Vũ Tiểu Điệp
tranvanhung

tranvanhung

Gãi ngứa
20/2/04
2,976
10
38
21
Biên Hoà - Đồng Nai
Cái vụ này đúng là khó vì không hiểu sao lại không có trong bộ cơ sở dữ liệu về thủ tục hành chính đã được công bố nên mỗi nơi làm mỗi khác. Hôm vừa rồi Cục thuế thành phố HCM có tổ chức 1 hội nghị về đơn giản hóa thủ tục hành chính sau đó VTV1 có làm 1 phóng sự về vấn đề này sau khi buổi hội thảo kết thúc. Nói chung là chuyện kêu gào của doanh nghiệp là không phải bàn cãi vì nhiều thủ tục hết sức rườm rà và vô lý trong đó có những lọai quy trình, giấy tờ không cần thiết phải có. Vấn đề nhức đầu mà nhiều doanh nghiệp than phiền nhất đó là chuyện hòan thuế VAT. Sau khi chiếu phóng sự về hội thảo có 1 phần đó là chiếu phần ý kiến phản biện của cả các đại diện của hiệp hội doanh nghiệp Tp.HCM và trưởng ban pháp chế của cục thuế thì mình ghi nhận thấy rằng giấc mơ cải thiện TTHC của doanh nghiệp có lẽ vẫn còn quá xa vời vì các bộ thuế đã chủ trương đá phần khó cho doanh nghiệp. Hi vọng đây chỉ là đại diện cho ý chí của cục thuế Tp.HCM còn các nơi khác thì sẽ tốt hơn.

Cũng vấn đề xin cấp biên lai thuế TNCN thì tại Đồng Nai có khác, thậm chí là khác rất nhiều. Doanh nghiệp chỉ cần làm 1 công văn xin cấp biên lai (cái này DN không mất tiền mua nên gọi là cấp), 1 tờ giấy giới thiệu và người đi nhận cầm theo 1 cái CMDN khỏi cần photo là có thể nhận được. Khi có đủ 3 thứ trên DN sẽ nhận được số lượng biên lai theo nhu cầu và được cấp thêm 1 cuốn sổ quản lý biên lai này (khác với sổ mua hóa đơn).

Quy trình này được coi là khá thoáng vì suy cho cùng doanh nghiệp đã phải làm thay công việc của Cục (Chi cục) thuế là cấp biên lai cho người nộp thuế mà đã không được hưởng đồng thù lao nào cả (không hiểu sao doanh nghiệp lại không được ký hợp đồng ủy quyền thu thuế vì đây là lọai thuế gián thu, có lẽ nghành thuế không muốn mất đi 0.5% giá trị thu thuế chăng). Đúng ra vì lý do trên mà Cục thuế phải thấy trách nhiệm phải cung cấp biên lai của mình vì nếu suy nghĩ ngược lại nếu tôi bị khấu trừ thuế nhưng không nhận được biên lai thì liệu tôi có chấp nhận hay không trong trường hợp tôi không phải là nhân viên của doanh nghiệp và khỏan thu nhập này là khỏan thu nhập không thường xuyên ? Không lẽ sau khi bị khấu trừ thuế, tôi phải quay lại để chờ được cấp biên lai thu thuế ?

Xét về góc độ quản lý nhà nước về quản lý biên lai thuế TNCN không phải là khó hay phức tạp gì vì hàng tháng doanh nghiệp đã phải là báo cáo tình hình sử dụng biên lai cho cục thuế, báo cáo tình hình khấu trừ và nộp thuế TNCN. Không hiểu vì lý do gì mà cục thuế Tp.HCM cho rằng sợ quản lý không nổi, phải chăng vì do năng lực của cán bộ thuế hay lại vì lý do hành doanh nghiệp như trường hợp đã nêu ở bài số 1 nêu trên ?.

Thường thì doanh nghiệp làm ăn đứng đắn hay bị thiệt thòi do 1 số doanh nghiệp là ăn không đứng đắn gây nên nhưng không thể qua đó để đánh đồng tất cả các doanh nghiệp với nhau. Tại sao cục thuế không tiến hành đánh giá, phân lọai doanh nghiệp để qua đó đánh giá mức độ rủi ro cho từng doanh nghiệp để có cách ứng xử cho phù hợp, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp họat động. Nghành thuế thường hay nói là Doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng của ngân sách vì thế cấn phải chăm sóc và nuôi dưỡng nguồn thu này để nguồn thu ngày càng phát triển nhằm nâng cao sự đóng góp cho ngân sách nhưng thử hỏi với những vấn đề đơn giản nêu trên, liệu nghành thuế đã làm đúng như những gì mình nói. Đánh rằng nghành thuế cũng có những lý do, những khó khăn của riêng mình nhưng cũng cần phải chia sẻ với doanh nghiệp chứ không phải cứ đá phần khó cho doanh nghiệp như hiện nay.
 
tranvanhung

tranvanhung

Gãi ngứa
20/2/04
2,976
10
38
21
Biên Hoà - Đồng Nai
Thủ tục hành chính thuế : Trước hết phải cải cách về hành xử

DĐDN vừa trao đổi với một số luật sư (LS) chuyên về tư vấn, thực hiện các thủ tục về thuế. Các LS cho rằng dù ngành thuế đang có nhiều TTHC rườm rà, bất cập, khó hiểu và khó thực hiện nhưng cải cách TTHC thuế trước hết phải cải cách về cách hành xử, thực hiện.
Phục vụ chứ không phải ra lệnh


LS Trần Xoa- GĐ Cty Luật TNHH Minh Đăng Quang cho rằng vấn đề trước hết là phải cải cách và thay đổi cách hành xử của cán bộ ngành thuế theo hướng thân thiện, phục vụ. LS Xoa nêu một ví dụ đơn giản: Trang web của Cục thuế TP HCM hiện rất cũ kỹ, thiếu cập nhật các quy định mới, còn nhiều nội dung, quy định đã hết hiệu lực. Ví dụ như hiện trang web này còn đăng tải tên và số điện thoại của rất nhiều cán bộ đã nghỉ làm, một số quyết định- thông tư không còn hiệu lực…
Ông Xoa cũng cho rằng nhiều cán bộ thuế địa phương không thực hiện đúng theo các quy định của Bộ TC, tổng cục mà “đẻ” thêm một số quy định. LS Xoa kể một câu chuyện mà ông đã trải qua về vấn đề hoàn thuế: Nhiều DN là khách hàng của ông than phiền với ông là các quy định do ông tư vấn thì dễ hiểu và đơn giản, nhưng thực tế khi làm thủ tục tại Cục thuế TP HCM thì không đơn giản. Khi ông Xoa cùng đi với DN đến Cục thuế TP HCM để tìm hiểu, thì người cán bộ thuế nói với DN là “dẫn LS đi làm chi, nghe lời LS làm chi, chị cứ nghe tôi hướng dẫn…”. Còn DN thì nói với ông là “Thầy hiểu luật thuế, mà không hiểu luật khác!”.
LS Xoa cũng cho rằng nhiều cán bộ thuế đã thể hiện cách hành xử theo cách tùy ý và chứng minh điều này bằng một số ví dụ: Luật quy định quy trình khi DN gửi đơn khiếu nại thì cán bộ thuế nhận đơn, gửi giấy mời DN đến giải quyết, nhưng Cục thuế TP HCM thì gọi hẹn ngày giải quyết với DN bằng điện thoại, rồi đưa thư mời. Hoặc ví dụ, Thông tư 60 của Bộ Tài chính không quy định việc đánh thứ tự A, B, C vào văn bản, nhưng Cục thuế TP HCM lại buộc DN phải đánh thứ tự A, B, C vào văn bản. Ngoài ra, quy định này chỉ gửi cho các phòng ban nội bộ và các chi cục mà không gửi cho DN nên DN không biết, dẫn đến kết quả nhiều hồ sơ của DN bị trả lại…


Phải có bộ quy tắc ứng xử
LS Mai Trần – Văn phòng LS Trần Mai cho rằng, ngành thuế phải ban hành một Bộ quy tắc ứng xử làm chuẩn mực để DN- người nộp thuế và cán bộ thuế bình đẳng. Cần ban hành từ điển giải thích từ ngữ ngành thuế, niêm yết và công khai tất cả các quy định chi tiết của ngành thuế cho từng loại hồ sơ.
LS Nguyễn Văn Nam – Phó Tổng GĐ dịch vụ thuế và tư vấn Cty TNHH Ernst & Young chuyên tư vấn thuế, thành lập DN nước ngoài cho rằng đa số vướng mắc hiện nay là trong thực hiện, chứ chưa phải trong vấn đề đáp ứng các TTHC. LS Nam góp ý: Phải thực hiện các nguyên tắc chung như:
Nguyên tắc ưu tiên, những vấn đề mà quy định hiện nay của ngành thuế chưa đủ thì cho DN chọn giải pháp, sau này nếu luật có các quy định mới thì áp dụng nguyên tắc không hồi tố cho mọi cấp độ văn bản.
Nguyên tắc nhất quán, mọi thông tư – văn bản do cấp trên ban hành thì cấp dưới phải thực hiện như nhau dù ở các địa phương khác nhau.
Nguyên tắc thực chi – các khoản chi của DN không thể có hóa đơn, chứng từ nhưng không vi phạm pháp luật và có thể chứng minh bằng các loại giấy tờ khác thì được hạch toán giảm thuế. Phải tôn trọng thông lệ quốc tế. Ví dụ ngành thuế đòi hỏi các Cty nước ngoài tại VN khi chi tại nước ngoài thì các hóa đơn chứng từ của khoản chi đó phải có con dấu, nhưng nhiều nước đã không còn dùng con dấu. Tại nhiều nước đã không còn dùng hợp đồng kinh tế (HĐKT) trong một số trường hợp nhưng tại VN buộc phải có HĐKT… Có thể thay các giấy tờ quy định tại VN bằng một số giấy tờ khác có giá trị tương đương. Ví dụ, thay HĐKT bằng phiếu chi, biên nhận… Cơ quan thuế không được can thiệp khi DN thu – chi những khoản mà pháp luật VN không cấm. Ngành thuế phải có trách nhiệm quyết toán thuế khi DN yêu cầu. Cần áp dụng chính sách ân xá – khoan hồng trong lĩnh vực thuế. Thực tế là đang có nhiều DN từng thiếu thuế- trốn thuế nay muốn minh bạch thuế thì nên tạo điều kiện cho DN, chỉ truy thu khoản nợ thuế mà không phạt và phải giữ bí mật cho DN.


(Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp)
 
tranvanhung

tranvanhung

Gãi ngứa
20/2/04
2,976
10
38
21
Biên Hoà - Đồng Nai
Cải cách thủ tục hành chính: Ai cũng muốn nghe !

Hãy bắt đầu mục này bằng thông tin sau: Tổng cục Thuế vừa công bố, trong năm 2010, ngành thuế sẽ cắt giảm khoảng 40% thủ tục hành chính thuế hiện hành. Đồng thời, cũng trong năm 2010, tổng cục sẽ nỗ lực nhân rộng mô hình chuẩn về thủ tục hành chính thuế.

Còn nhớ, cũng theo Tổng cục Thuế công bố, trong năm 2009 ngành đã sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ 258 thủ tục hành chính thuế. Hiện, quy trình, thủ tục toàn ngành thuế còn lại tổng số 330 thủ tục các cấp từ Tổng cục tới cấp Chi cục. Như vậy, nếu trong năm 2010 tổng cục bãi bỏ được 40% thủ tục hành chính, thì số thủ tục còn lại sẽ là trong khoảng 200 thủ tục. Ngoài ra là việc áp dụng quy trình chuẩn, công khai sẽ giúp giảm thiểu được thời gian dành cho thủ tục hành chính của DN. Đồng thời còn có tác dụng nâng cao hiệu quả quản lý thuế của ngành.
Từ lâu nay, thủ tục hành chính liên quan tới ngành thuế luôn là điểm nóng trong quan hệ giữa người dân, DN với các cơ quan chức năng. Mỗi lần đến kỳ nộp báo cáo thuế, mua hóa đơn, hay bị thanh tra thuế… là mỗi lần DN dở khóc dở cười với cán bộ thuế. Dù ngành thuế đã áp dụng phần mềm kê khai thuế một cách phổ biến, nhưng cũng chỉ đỡ được một phần những rắc rối có thể gặp phải nếu kê khai thuế theo cách cũ…
Vậy thì ngành thuế sẽ làm thế nào để ngày càng giảm bớt, hiện đại hóa các thủ tục hành chính liên quan tới lĩnh vực quản lý của mình ? Hiện, do các hoạt động tin học hóa quy trình, thủ tục thuế đang được tiến hành với tốc độ nhanh. Nên không khó hình dung việc cải cách quy trình thủ tục liên quan tới thuế sẽ phụ thuộc vào khả năng liên thông về thông tin khai báo, thủ tục giữa ngành này với các cơ quan khác như bảo hiểm, ngân hàng, kho bạc… Chẳng hạn như thống nhất một địa chỉ kê khai nộp thuế với các cơ quan kho bạc, bảo hiểm…, rồi dựa vào dữ liệu kê khai có sẵn để giải quyết các yêu cầu về thuế... Là khuyến khích hình thức nộp thuế qua mạng, qua tài khoản ngân hàng… Là khuyến DN sử dụng hình thức hóa đơn tự in.
Nhìn vào các đầu công việc ngành thuế dự kiến tiến hành cải cách thủ tục về thuế, có thể thấy sự thay đổi trong quan niệm quản lý của cơ quan thuế với DN. Hình thức quản lý qua giám sát chặt chẽ bằng văn bản, giấy tờ đang dần bị thay thế bằng hình thức giám sát, quản lý qua thông tin tự khai của DN, người dân. Và đó chính là điều DN, người dân mong chờ ở các thủ tục hành chính. Khi đối tượng nộp thuế được tôn trọng đúng với vị trí, đóng góp của họ cho xã hội, thì tính tự giác trong kê khai, vì thế, cũng sẽ được nâng cao. Ở chiều ngược lại, tính tự giác, trung thực trong kê khai của đối tượng quản lý cũng là mong muốn cao nhất của chính các cơ quan quản lý. Và vì thế, thông tin về việc ngành thuế phấn đấu giảm được 40% thủ tục về thuế trong năm 2010 có thể coi là thông tin mà DN và công dân nào cũng muốn được nghe, được hi vọng và chứng kiến nhất trong năm tới.


(Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp)
 
tranvanhung

tranvanhung

Gãi ngứa
20/2/04
2,976
10
38
21
Biên Hoà - Đồng Nai
Thủ tục hành chính thuế : Phải đơn giản từ... con người

Tại hội nghị về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) thuế do Tổng cục Thuế vừa tổ chức, rất nhiều DN đã than thở về các thủ tục hành chính thuế hiện nay rườm rà, trùng lắp.


Ông Đinh Nam Dinh- Phó chủ tịch Hiệp hội vận tải hàng hóa TP HCM chứng minh, để được hoàn thuế sau một năm, Cty ông phải nộp khoảng 20 kg giấy tờ như giấy tờ đăng ký xe, giấy phép hoạt động xe, giấy phép kinh doanh... trong khi mỗi tháng DN đã nộp tất cả các loại giấy tờ này để nộp thuế.


Câu chuyện về thời gian và con người
Bà Lê Thị Minh Chi - Kế toán Cty Robot (thiết bị điện) cho rằng những loại giấy tờ về hoạt động của DN như ngành nghề kinh doanh, giấy phép kinh doanh, giấy tờ về nhân thân người nộp thuế... chỉ cần phải nộp cho ngành thuế một lần. Có rất nhiều loại hóa đơn ngành thuế không nói là phải lưu bao nhiêu năm, làm cho DN không có chỗ để cất vì quá nhiều. Bà tin rằng ngành thuế đang vô cùng vất vả khi lưu giữ và lục tìm lại các loại giấy tờ của DN, do số lượng quá lớn.
Một lãnh đạo Cty An Phong - siêu thị Maxximax cho rằng hiện có nhiều cán bộ thuế thích đưa người nộp thuế vào các tình cảnh éo le, thậm chí cố ý gây khó khăn cho người nộp thuế. DN này cũng than thở nỗi niềm chung của tất cả các siêu thị là ngành thuế chưa có quy định về trách nhiệm của người khai thuế. Do vậy, do mỗi siêu thị có 30 - 40 ngàn mặt hàng nên không thể biết hết tỷ lệ thuế từng mặt hàng, buộc phải căn cứ vào tỷ lệ thuế do người bán kê để tính giá mua và giá bán. Tuy nhiên, tỷ lệ thuế này khi siêu thị quyết toán thuế thì nhiều khi tăng lên 5 - 10% do Nhà nước tăng vào thời điểm đó hoặc do người bán khai sai. Thế là siêu thị phải chịu phạt oan.
Ông Lê Hoài Trung - Phó GĐ Sở Nội vụ TP HCM nhìn nhận: Không riêng gì TTHC thuế mà TTHC trong các ngành khác đang có quá nhiều thủ tục, giấy tờ trùng nhau, nhiều thành phần hồ sơ mà ngành quản lý buộc DN - người dân phải nộp đi nộp lại. Lẽ ra bộ hồ sơ phải ngày càng mỏng đi do những loại giấy tờ nào đã nộp thì không cần nộp lại, đằng này bộ hồ sơ ngày càng dày thêm do một mặt phải nộp lại các loại giấy tờ cũ, một mặt nộp thêm loại giấy tờ mới. Ông đặt câu hỏi: Tại sao hầu như ngành nào cũng yêu cầu DN - người dân phải nộp cho mình những loại giấy tờ do ngành khác quản lý ?


Giải pháp nào ?
Ông Dinh hiến kế, cần gói gọn vấn đề này vào 4 nội dung là: Thủ tục đăng ký - khai thuế - nộp thuế- quyết toán thuế. Việc yêu cầu DN nộp trùng lặp giấy tờ là do ngành quản lý yếu về xử lý và lưu giữ tài liệu thiếu liên kết với nhau.
Nhiều DN còn cho rằng ngành thuế lập hồ sơ từng DN vào máy tính, thiếu cái gì thì yêu cầu DN bổ sung và không nên yêu cầu DN nộp lại các hồ sơ đó nữa. Ngành thuế cũng phải ban hành quy định thời hạn phải lưu của từng loại giấy tờ. Ví dụ hóa đơn bán hàng, cùi giữ xe chỉ nên lưu khoảng 1 năm. Có rất nhiều loại giấy tờ có thể bỏ bớt vì đã có giấy tờ khác chứng minh nội dung đó. Ví dụ: Khi xe vận chuyển hàng đi trên đường, ngành thuế yêu cầu phải có đủ 3 loại giấy tờ gồm: lệnh điều động, phiếu xuất kho, hợp đồng với đại lý ký gửi hoặc HĐ thuê gian hàng hội chợ (nơi chở hàng đến. Nên bỏ lệnh điều động, vì trong 2 loại giấy tờ còn lại đã chứng minh hàng từ kho đi đến nơi nào, nguồn gốc hàng, và hàng kinh doanh hợp pháp.
Theo ông Trung, mỗi ngành phải loại bỏ các yêu cầu buộc DN nộp những loại giấy tờ không thuộc lĩnh vực mình quản lý.
Thủ tướng đã chỉ đạo phải giảm tối thiểu 30% TTHC hiện nay. Đây thực sự là một cuộc cách mạng thể hiện tư duy phục vụ của nền hành chính tiến bộ.
Luật sư Trần Xoa - GĐ Cty TNHH Minh Đăng Quang chuyên tư vấn thuế khẳng định: Việc cần làm ngay trong công cuộc cải cách TTHC thuế là xây dựng “nụ cười công sở”. Và điều quan trọng hơn nữa, để thủ tục hành chính thuế không khiến DN “sợ”, mỗi cán bộ ngành thuế phải thực sự coi DN là khách hàng, là thượng đế.

(Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp)
 
P

pthanhha

Guest
22/5/09
4
0
0
44
Hà Nội
Chào cả nhà.
Em đây cũng gặp nhiều tình huống bất bình cho DN khi đến cơ quan thuế.
Em nộp báo cáo quyết toán HĐ năm vào ngày 01/03( do nhầm là ngày nộp là 28/02 nên nghĩ là ngày đó vào cn nên có thế lùi 1 ngày). Đến nơi, em thấy rất nhiều DN cũng như DN mình. Nghe các DN nộp buổi sáng là cài phong bì 200 là qua nên em và DN khác cũng làm như thế, nhưng các bạn biết không cài pbì vào thì sắc xuất trúng vào ai Dn nào thì vẫn bị phạt( tức là 10 DN thì 2 Dn bị làm giấy phạt )mà họ bắt DN chờ đợi mấy tiếng mới giải quyết chứ, không hiểu cơ quan thuế làm ăn kiểu gì nữa
Trong khi đó ở chi cục khác họ vẫn linh động cho DN đến ngày 1/3, sau ngày đó mới bị phạt.Thử hỏi cải cách hành chính ở đâu chứ????
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA