Phí dịch vụ ngân hàng!

  • Thread starter CHI MINH
  • Ngày gửi
C

CHI MINH

Guest
Vừa rồi mình có nhập 1 tài sản trị giá trên 5000EURO.Ngân hàng có tính phí dịch vụ thanh toán qua ngân hàng là 260.000VND (có 10% VAT) như vậy mình có đưa số tiền 260.000 VND này vào giá trị của TSCĐ trên được không? Xin các bạn chỉ giúp. CÓ người bảo mình rằng đưa vào chi phí 642 nhưng mình nghĩ như vậy thì không đúng vì số tiền 260.000 dùng để thanh toán cho TSCĐ đó nên có thể xem như là phí dịch vụ vận chuyển hay chi phí lắp đặt chạy thử v.v.. của TSCĐ như thế mới đúng phải không?
(Lô hàng này mình chưa thanh toán qua hải quan nữa.Vì chưa về tới VN)
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
W

WhoamI

Cao cấp
CHI MINH nói:
CÓ người bảo mình rằng đưa vào chi phí 642 nhưng mình nghĩ như vậy thì không đúng vì số tiền 260.000 dùng để thanh toán cho TSCĐ đó nên có thể xem như là phí dịch vụ vận chuyển hay chi phí lắp đặt chạy thử v.v.. của TSCĐ như thế mới đúng phải không?
(Lô hàng này mình chưa thanh toán qua hải quan nữa.Vì chưa về tới VN)
Làm sao mà có thể xem như phí dịch vụ vận chuyển hay chi phí lắp đặt chạy thử v.v.. của TSCĐ được. Vì đây là chi phí liên quan đến việc bác thanh toán tiền mua hàng - chi phí mua dịch vụ mua ngoài TK 6427 (Mua dịch vụ thanh toán qua ngân hàng của Ngân Hang). Nếu bác lựa chọn một hình thức thanh toán khác không mất phí thì sao, hoặc đến 10 năm sau khi khấu hao hết cái TSCĐ của bác thì bác mới phát sinh cái nghiệp vụ thanh toán cho người bán qua Ngân hàng thì sao nữa ....hehe...em cứ ví dụ 1 cách trực quan & củ sắn vậy để chứng minh là hoạt động thanh toán cho khoản chi phí mua TSCĐ của bác tác rời với giá trị của TSCĐ. Bản chất hơn em sẽ nghiên cứu lại cái Chuẩn mực về TSCĐ! Nếu bác cũng quan tâm thì mời bác vào thư viện Download về nhé!

Suy ra người nào đó quân sư cho bác theo em là chính xác rồi đấy! :biggrin: Thanks you người ta đi nhé! hehe!
 
Sửa lần cuối:
M

minh91

Guest
14/4/05
135
0
0
47
Hanoi
Theo mình về nguyên tắc đây là chi phí phát sinh cho việc mua TSCĐ cho nên phải đưa vào nguyên giá TSCĐ. Tuy nhiên, do nó quá bé lại phát sinh ở nơi xa tít tắp (cố lên, cứ đi rồi sẽ tới) cho nên bạn có thể cho vào chi phí 642 cũng được. Các bác thuế sẽ ko nỡ lòng nào hành bạn vì 260.000 đồng đâu. Mà cho vào đây nó đơn giản hơn nhiều.
 
W

WhoamI

Cao cấp
minh91 nói:
Theo mình về nguyên tắc đây là chi phí phát sinh cho việc mua TSCĐ cho nên phải đưa vào nguyên giá TSCĐ.
Vậy nguyên tắc ở đây là nguyên tắc nào ạ? Bác đưa ra cái lý thuyết phục hơn chứ bác nói vì khoản chi phí này do nó quá bé lại phát sinh ở nơi xa tít tắp (cố lên, cứ đi rồi sẽ tới) mà cho nó vào 642 em nghe không ổn! :lol:
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Xem lại về cách xác định nguyên giá tài sản cố định đi bạn!

Không phải cứ có bất cứ chi phí nào liên quan đến TSCĐ là tống tuốt tuồn tuột vào nguyên giá TSCĐ cả. Và cũng không phải bất cứ chi phí nào quá bé hay nơi phát sinh chi phí xa tít tắp liên quan đến TSCĐ mà không đưa nó vào nguyên giá TSCĐ.

260.000đ mà nhỏ hả? Kế toán mà lệch 1đ thì cũng phải tìm "lòi mắt" đấy!

minh91 nói:
Theo mình về nguyên tắc đây là chi phí phát sinh cho việc mua TSCĐ cho nên phải đưa vào nguyên giá TSCĐ. Tuy nhiên, do nó quá bé lại phát sinh ở nơi xa tít tắp (cố lên, cứ đi rồi sẽ tới) cho nên bạn có thể cho vào chi phí 642 cũng được. Các bác thuế sẽ ko nỡ lòng nào hành bạn vì 260.000 đồng đâu. Mà cho vào đây nó đơn giản hơn nhiều.
 
D

duch2010

Guest
21/11/02
36
0
0
TP HCM
Theo ý kiến của tôi phí dịch vụ ngân hàng phải được đưa vào TK 642, không thể đưa vào nguyên giá TSCĐ bởi vì chi phí này phát sinh là do bạn ủy nhiệm ngân hàng thanh toán cho nhà cung cấp. Chi phí này không phải là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng phải không bạn. Bạn có thể đặt câu hỏi nếu không có phí dịch vụ ngân hàng này thì tài sản có ở trạng thái sẵn sàng sử dụng không ?. Câu trả lời chắc chắn là không có chi phí này thì tài sản vẫn ở trạng thái sẵn sàng sử dụng. Vậy cho nên chi phí này đưa vào TK 642 là hợp lý và chính xác.
 
B

BaoNgoc01

Guest
17/6/05
39
0
0
50
HCM city
Phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng cho tài sản mà cty bạn sắp nhập về bạn nên đưa vào giá trị tài sản, không thể lý luận như một bạn ở trên được. Bản chất của nó là một trong những chi phí liên quan đến việc hình thành tài sản mà.
 
M

minh91

Guest
14/4/05
135
0
0
47
Hanoi
WhoamI nói:
Vậy nguyên tắc ở đây là nguyên tắc nào ạ? Bác đưa ra cái lý thuyết phục hơn chứ bác nói vì khoản chi phí này do nó quá bé lại phát sinh ở nơi xa tít tắp (cố lên, cứ đi rồi sẽ tới) mà cho nó vào 642 em nghe không ổn! :lol:
Điều 4 Thông tư 206 có ghi:
[font=.VnTime]Nguyªn gi¸ tµi s¶n cè ®Þnh h÷u h×nh mua s¾m (kÓ c¶ mua míi vµ cò) lµ gi¸ mua thùc tÕ ph¶i tr¶ céng (+) c¸c kho¶n thuÕ (kh«ng bao gåm c¸c kho¶n thuÕ ®­îc hoµn l¹i), c¸c chi phÝ liªn quan trùc tiÕp ph¶i chi ra tÝnh ®Õn thêi ®iÓm ®­a tµi s¶n cè ®Þnh vµo tr¹ng th¸i s½n sµng sö dông nh­: l·i tiÒn vay ®Çu t­ cho tµi s¶n cè ®Þnh; chi phÝ vËn chuyÓn, bèc dì; chi phÝ n©ng cÊp; chi phÝ l¾p ®Æt, ch¹y thö; lÖ phÝ tr­íc b¹...[/font]

[font=.VnTime]Tr­êng hîp tµi s¶n cè ®Þnh h÷u h×nh mua tr¶ chËm, tr¶ gãp, nguyªn gi¸ tµi s¶n cè ®Þnh mua s¾m lµ gi¸ mua tr¶ tiÒn ngay t¹i thêi ®iÓm mua céng (+) c¸c kho¶n thuÕ (kh«ng bao gåm c¸c kho¶n thuÕ ®­îc hoµn l¹i), c¸c chi phÝ liªn quan trùc tiÕp ph¶i chi ra tÝnh ®Õn thêi ®iÓm ®­a tµi s¶n cè ®Þnh vµo tr¹ng th¸i s½n sµng sö dông nh­: chi phÝ vËn chuyÓn, bèc dì; chi phÝ n©ng cÊp; chi phÝ l¾p ®Æt, ch¹y thö ; lÖ phÝ tr­íc b¹... Kho¶n chªnh lÖch gi÷a gi¸ mua tr¶ chËm vµ gi¸ mua tr¶ tiÒn ngay ®­îc h¹ch to¸n vµo chi phÝ tµi chÝnh theo kú h¹n thanh to¸n, trõ khi sè chªnh lÖch ®ã ®­îc tÝnh vµo nguyªn gi¸ cña tµi s¶n cè ®Þnh h÷u h×nh theo quy ®Þnh vèn hãa chi phÝ l·i vay.[/font]

Bạn ơi bạn thấy 260.000 nó nhỏ bạn ko muốn tính khấu hao chứ như bên tôi nhập cái dây chuyền 5 million EUR thì các phí ngân hàng này nó gần 100.000 EUR đấy nếu không cho vào nguyên giá thì ko có cách nào đâu. Đấy gọi là nguyên tắc. Tuy nhiên, các cụ vẫn nói Các ngoại lệ qui định nguyên tắc mà
 
D

duch2010

Guest
21/11/02
36
0
0
TP HCM
Tui vẫn giữ nguyên ý kiến của mình vì đây chỉ là hình thức thanh toán cho người cung cấp hàng hóa, do đó phí ngân hàng này cũng chỉ là chi phí gián tiếp liên quan đến mua TSCĐ mà thôi. Chuẩn mực 03 VAS cũng nói chỉ có những chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa TS vào trạng thái sẵn sàng sử dụng thì mới tính vào nguyên giá TSCĐ chứ không phải mọi chi phí liên quan đến việc mua TS thì được đưa vào nguyên giá. Bạn BaoNgoc01 có đồng ý không ? Ý kiến của các bạn khác như thế nào ?
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Các bạn tranh cãi gì nhiều thế, có rút ra 1 điều là hạch toán như thế nào ... rất đa dạng, phụ thuộc vào kế toán. Nguyên tắc thì nguyên tắc, nhưng cứ theo nguyên tắc thì kế toán chết, nhất là kế toán cho DNTN hay công ty TNHH, mà nhà nước cũng vậy. Rõ ràng kế toán phải làm sao đó để nghiệp vụ vẫn bảo đảm tính hợp pháp, và thuận lợi cho công ty, quản lý, hạch toán. Nhiều lúc chỉ cần thay đỗi diễn giải và câu chữ trên chứng từ thôi cũng đủ thay đổi định khoản. Thí dụ tớ mời mấy bác "cán bộ" đi ăn hết 2tr, kèm theo phong bì 2tr bồi dưỡng. May mắn tớ xin nhà hàng xuất được cái hóa đơn 4tr, giờ ghi sao? Không lẽ ghi "Chi phí tiếp khách và bồi dưỡng cán bộ" 4tr! Tớ sẽ ghi "Chi phí giao tế" hay "Chi phí tiếp khách" 4tr, hạch toán Nợ 6428, xong!
Trở lại vấn đề bạn CHIMINH, 260.000 tớ đưa vào 642! Nhưng nếu là 260.000.000 tớ đưa vào 211! "Chuẩn mực" cũng giống như luật, bao giờ cũng có tính mềm dẻo tùy vào lý luận của bạn thôi! Ngày xưa khi nhập về 2 dây chuyền máy về SX, container kéo về lúc 7h tối, tớ điều một số công nhân và NV ở lại bốc xếp và tính cho họ 4h tăng ca tình váo lương. Trong tháng có cũng có nhiều CN khác tăng ca. Nếu bắt tính riêng 4 h tăng ca này để hạch toán vào nguyên giá 211 chắc... chết!
 
M

Manh_sbv

Guest
30/12/04
42
0
0
Hà Nội
Đúng là thực tế đa dạng thật, các bạn có thể hạch toán thế nào miễn là thuế và kiểm toán ko kêu la được. 260.000 đ thì dưới mức trọng yếu rồi nên kiểm toán ko yêu cầu đâu. Tuy nhiên theo tôi khoản chi phí thanh toán qua ngân hàng được nhập vào giá trị TSCĐ vì phí dịch vụ thanh toán cũng như phí dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ... đây là các chi phí trực tiếp cho TSCĐ. Ban nào đã được thuế hoặc kiểm toán yêu cầu làm khác không thì nêu lên cho mọi người cung biết. Bây giờ ối luật ban hành rồi mà thực hiện vẫn khác nhau vì cách hiểu khác nhau. Ỏ đơn vị tôi làm đã có trường hợp đã xin ý kiến bộ Tài chính rồi mà Kiểm toán vẫn bảo sai đòi xuất toán
 
Sửa lần cuối:
M

minh91

Guest
14/4/05
135
0
0
47
Hanoi
adam_ktt nói:
Các bạn tranh cãi gì nhiều thế, có rút ra 1 điều là hạch toán như thế nào ... rất đa dạng, phụ thuộc vào kế toán.
Trở lại vấn đề bạn CHIMINH, 260.000 tớ đưa vào 642! Nhưng nếu là 260.000.000 tớ đưa vào 211! "Chuẩn mực" cũng giống như luật, bao giờ cũng có tính mềm dẻo tùy vào lý luận của bạn thôi!
Một kết luận rất chuẩn mực!:a_ok_d: theo mình thì sự việc nên chấm dứt ở đây thôi
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA