Ẩm thực Phú Thọ

  • Thread starter duyvinh
  • Ngày gửi
duyvinh

duyvinh

Cao cấp
19/5/07
1,259
74
48
Hà Nội
Chào các bạn!
Topic này giới thiệu các món ăn của địa phương Phú Thọ - một địa danh gắn liền với Đền Hùng và ngày ngày nghỉ lễ 10-3 hàng năm
Tuy nhiên không phải ai cũng biết hết các món ăn ở địa phương mình, vậy tại sao không đưa thông tin cho các bạn địa phương và trên cả nước biết
về ẩm thực Phú Thọ nhỉ?

Đầu tiên xin giới thiệu món: Canh chuối nấu ốc
Ngày còn bé mình vẫn nhớ khi đi bắt ốc về, mẹ làm cánh ốc cho cả nhà, món ăn này vẫn nằm trong tiềm thức của mình. Bây giờ lớn lên nấu lại món này sao mà vẫn không giống được, hay bởi tại ta đã đủ chất trong cơ thể rồi....

Nguyên liệu và sơ chế:
+ 1 món ốc khoảng 0,7kg- 1kg, luộc qua, khêu và bóp muối, dấm
+ 2 lạng thịt ba chỉ (ngày trước chỉ có tóp mỡ) thái mỏng
+ 1 Năm là xương xông, 1 nắm lá tía tô, mấy cọng đinh lăng
+ Mẻ chắt lấy nước 1 bát con hoặc 1 quả dọc nướng chín
+ Chuối xanh (không được loại chuối quá già, quá non), tước (lột) vỏ, xắt nghiêng ngâm vào nước vo gạo 15 phút.
+ Giá vị: mì chính, mắm, muối, tiêu...

Cách làm:
Rửa lại chuối để ráo nước, phi hành mỡ cho thơm. Cho Chuối vào đảo liên tục đến chín, cho thêm 1 bát con nước (hoặc nếu dùng mẻ thì đổ nước mẻ) đun 15 phút cho mềm.
Ốc cũng phi hành mỡ để xào chín, cho ít gia vị xơi ra riêng
Thịt ba chỉ rang cháy cạnh đổ cùng vào ốc vừa xào
Là xương xông, tía tô, đinh lăng rửa sạch thái nhỏ.
Đun ốc, thịt với chuối cho thêm 1 bát con nước sủi lên rồi nêm gia vị, bắc xuống cho rau vào đảo lên, cho thêm 1 thìa nước mắm đậy vung.
Món này ăn nóng

Các đám cưới ở nông thôn Phú Thọ thường có món này
Không riêng gì Phú Thọ, tôi chắc ở các địa phương khác (Hà Tây, Yên Bái, Hà Nội...) chắc cũng tương tự, có nơi cho thêm đậu rán, hoặc thay thịt 3 chỉ bằng xương lợn, thêm rau lá lốt… tùy sở thích

Các bạn thử làm xem nhé!
Chúc cả nhà ngon miệng!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
duyvinh

duyvinh

Cao cấp
19/5/07
1,259
74
48
Hà Nội
Ngày trước khi Miền Bắc còn khó khăn (năm 80 đến 90) mỗi khi tết đến là mọi người tính đến chuyện " đụng lợn" (có nghĩa là 3-4 gia đình chung nhau 1 con lợn để ăn tết, khi mổ ra được chia rất kỹ, hầu hết cái gì cũng chia làm 4. Ai cũng quan tâm nhất là món lòng lợn, tiết canh:
Hôm nay Đặc sản Phú Thọ giới thiệu món: lòng lợn, tiết canh, dồi và cháo lòng
Nguyên liệu chính: Lòng xe điếu (0,2 kg), lòng non (0,2 kg), tiết hãm rồi (500ml), sụn sườn (0,2kg), cuống họng (0,5kg), mỡ chài (0,2kg), 1 miếng gan (0,1kg), thịt dải (0,3kg)
NL phụ: Lá đinh lăng (non), rau húng, bạc hà, mùi tàu, hành lá, rau thơm, các gia vị mắm muối, ớt, mì chính, bột canh, hạt tiêu, lạc rang bỏ vỏ, chanh.

Cách làm:
1.Tiết canh:
+ Băm vụn sụn, cuống họng rồi phi hành mỡ rang lên, khi chín để nguội, trộn ít rau mùi tàu, rau mùi, bạc hà (thái nhỏ) xơi ra nửa bát nhỏ (chén nhỏ)
+ Nước xôi để nguội, (không cho thêm muối, mắm) cho thêm 1/2 thìa cà phê mỳ chính, cho 2/3 bát loa (tô to)
+ Tiết hãm = 1/2 bát nước hoà tan với nhau rồi đổ vào bát nhân.
+ Gan lợn thái miếng mỏng hình chiếc lá để 2 miếng lên trên
Khi ăn rắc lạc, hạt tiêu và vắt chanh.
Món này có thể ăn với chuối chát, khế chua, hành củ ngâm nước đá, bánh đa (miền Trung, Nam).
2. Dồi:
+ Lòng non rửa sạch, cho nước chảy qua, cắt khúc 40cm buộc 1 đầu bằng dây mềm.
+ Nhân: Băm vụn thịt dải, mỡ chài, lá đinh lăng, rau húng, hành, mùi tàu... làm nhân. Cho tiết còn lại vào (không thêm gia vị mặn), cho mỳ chính, hạt tiêu sọ. Nhân phải đảm bảo đông như hãm tiết canh, trước khi đổ tiết có thể thêm ít nước lạnh vào nhân.
Dùng thìa hoặc bát giót để nhồi nhân vào lòng non, vuốt cho đều và buộc chặt bằng dây mềm.
Khi luộc cần phải chuẩn bị cây nhọn (= que tăm dài, hoặc xiên sắt nhọn) để khi nước sủi lăm tăm phải đâm vào dồi để khỏi bị nổ, bục khi dồi nở ra. mỗi khúc dồi phải đâm ít nhất 10 mũi. để sôi khoảng 15-20 phút rồi vớt ra.
3. Lòng xe điếu và dạ dầy (nếu có)
Khi nước đun xôi mới cho lòng xe điếu và dạ dầy vào luộc, mở vung.
Chuẩn bị 1 âu/chậu nước lạnh: cho nửa bát con/chén dấm vào. Vớt dạ dầy và lòng ngay khi luộc được 5 phút nước sủi cho và âu nước giữ chìm.
5 phút sau vớt ra thái ăn liền.
4. Cháo lòng: Thả gạo 2 nắm gạo tẻ và 1 nắm gạo nếp (vo sạch) vào nồi luộc dồi (sau khi vớt dồi ra) đun khoảng 20 phút là ăn được.
Có nơi cho gạo xay ăn đặc- cũng là 1 cách sau này.
 
TAT

TAT

Thành viên Tình Nguyện
6/8/05
1,016
11
0
44
Làng Cà
Ôi, Canh Ốc thì phải ở Miền Xuôi mới đúng, chứ lên Miền Núi thì có vẻ hơi bị ngược.

Đặc sản Phú Thọ thì nên đề cập tới Măng đắng ,Ếch suối, Cá Mương, Lợn Mán, Gà Chín Cựa (đích thị có thật và là đặc sản gần tuyệt chủng tại Phú Thọ), Rau Rừng...

Anh Duyvinh xem lại các món đặc sản nhỉ?

Ưu tiên món đúng chất miền núi trước, sau đó mới đến các món Ốc Chuối Đậu đưa từ Miền Xuôi lên Miền Ngược chứ nhỉ?
 
duyvinh

duyvinh

Cao cấp
19/5/07
1,259
74
48
Hà Nội
Bây giờ lại đi tìm nguồn gốc các món ăn thì có dò về đến đời Vua Hùng thứ 18 anh vẫn không sai nhé!
Nói chung thì mỗi nơi có 1 cách nấu món ăn và khẩu vị riêng, anh tính từ thời anh sinh ra đến giờ thôi. Ví dụ như món nem chua, nơi nào cũng có, nhưng cách làm và gia vị lại khác nhau...
Vấn đề nói và làm mới khó, ai biết thì nói để mọi ngưòi cùng tham khảo và cho ý kiến, để đi vào thực tế đời sống.
Hy vọng với sự góp mặt của nhiều người thì các món ăn tại địa phương nói chung và Phú Thọ nói riêng sẽ đến với mọi ngưòi nhiều hơn, khi các bạn đến công tác hoặc bàn về khẩu khoái cũng có cái đề luận cho vui.
Hy vọng Đ/c TAT sưu tầm và chỉ giáo cho mấy món đó nhé! Thanks
 
L

legiang1905

Sơ cấp
10/10/08
44
1
0
Phu Tho-HCM
Dạ, em góp một món: Cọ om, rất đặc trưng của quê hương "Rừng cọ, đồi chè". Bây giờ, Phú Thọ thay đổi nhiều, những rừng cọ không còn nhiều nữa, nhưng vị chan chát, bùi bùi và cả béo ngậy nữa của món Cọ om thì không sao quên được.

Nếu không phải người miền núi chắc hẳn không nhiều người biết cây cọ. Cây cọ cao, gần giống dừa của miền nam, nhưng thân lớn hơn, lá xòe to chứ không dài như lá dừa. Cọ ra hoa vào khoảng tháng 9, vài tháng sau thì kết quả. Quả cọ chín có mầu tím sậm, da căng bóng như vậy mới om được.

Ở Sông Thao (Cẩm Khê) quê em người dân vẫn dùng chổi làm bằng lá cọ để quét lá, lá cọ làm quạt. Và quả cọ om là món quê dân dã nhưng vị thì khó quên.

Cách chế biến:
"Quả cọ rửa qua, cho vào nồi lưng lưng nước, đặt lên bếp, đun nhỏ lửa. Cái giống cọ không ưa to lửa, bởi nếu ai nóng ruột đun lửa to cho chóng chỉ có làm hỏng món cọ om mà thôi, bởi khi ấy cọ rất chát, lửa càng to thì cọ càng chát. Vậy nên khi đun nhỏ lửa, vị chát của cọ được “thôi” ra, cho đến khi thấy quả cọ mềm là được. Cọ om ăn bùi, ngậy không kém trám om. Cầu kỳ hơn, cọ om đem kho cá, nêm gia vị ăn cũng rất lạ"
 
Sửa lần cuối:
TAT

TAT

Thành viên Tình Nguyện
6/8/05
1,016
11
0
44
Làng Cà
Bây giờ lại đi tìm nguồn gốc các món ăn thì có dò về đến đời Vua Hùng thứ 18 anh vẫn không sai nhé!
Nói chung thì mỗi nơi có 1 cách nấu món ăn và khẩu vị riêng, anh tính từ thời anh sinh ra đến giờ thôi. Ví dụ như món nem chua, nơi nào cũng có, nhưng cách làm và gia vị lại khác nhau...
Vấn đề nói và làm mới khó, ai biết thì nói để mọi ngưòi cùng tham khảo và cho ý kiến, để đi vào thực tế đời sống.
Hy vọng với sự góp mặt của nhiều người thì các món ăn tại địa phương nói chung và Phú Thọ nói riêng sẽ đến với mọi ngưòi nhiều hơn, khi các bạn đến công tác hoặc bàn về khẩu khoái cũng có cái đề luận cho vui.
Hy vọng Đ/c TAT sưu tầm và chỉ giáo cho mấy món đó nhé! Thanks

Mượn hoa hiến phật hay múa rìu qua cửa Lỗ Ban.

Một trong những món ngon được chế biến từ Lợn Mán khá ngon và cũng là đặc sản của Phú Thọ: Thịt Chua

Lợn Mán là loại lợn nhỏ được nuôi thả trên đồi, thức ăn chủ yếu là lá sắn, rễ cây tự kiếm và các loại hạt rơi vãi. Lớn Mán nhỏ chỉ tối đa 15kg cho con trưởng thành.

Lợn Mán thường có mùi hôi đặc trưng nên khi làm thịt phải thui qua rơm để khử bớt mùi.

Để làm thịt chua, phần ngon nhất là phần thịt thăn.

Thịt sau khi được thui sơ qua rơm, sẽ thái thành từng miếng mỏng vừa ăn, ướp với một chút muối, ớt.

Thính làm từ bột ngô, bột nếp nương và đậu xanh rang cho chín vàng, có mùi thơm.

Rắc thính lên trên phần thịt đã thái mỏng, bóp nhẹ tay sao cho lớp thính phủ đều trên mặt thịt là được (không nhiều quá và không ít quá).

Ống nứa tươi rửa sạch, lót phía dưới 1 lớp lá ổi, rải thịt lên trên khoảng 1 đốt ngón tay lại rải thêm lá ổi, cứ thế cho đến khi gần đầy miệng ống nứa thì dùng lá chuối bịt kín.

Ống nứa chứa thịt treo lên chỗ cao cho thoáng, khoảng 4,5 ngày sau là ăn được.

Thịt lợn chua ăn kèm với lá Đinh Lăng, lá Mơ Lông, lá Sung, chấm với tương ớt trưng đặc biệt của người Phú Thọ thì tuyệt vời.
 
TAT

TAT

Thành viên Tình Nguyện
6/8/05
1,016
11
0
44
Làng Cà
Cá Kho Trám

Phú Thọ thuộc tỉnh Miền Núi phía Bắc nhưng lại được trời phú cho dòng sông Bạch Hạc có nhiều loài cá quý hiếm: Cá Lăng, Cá Anh Vũ...

Cá Lăng và Cá Anh Vũ đã làm nên thương hiệu Chả Cá Lã Vọng cho Hà Nội (mặc dù nguồn gốc loại cá này lại ở sông Bạch Hạc - Phú Thọ).

Chả Cá không phải là món TAT muốn nhắc đến. Và cá Lăng, cá Anh Vũ dùng để kho Trám cũng phí.

Sông Bạch Hạc còn có Cá Trắm Đen (Trắm Ốc) rất lớn và ngọt thịt. Dùng Cá Trắm đen kho với Trám đen thì thật tuyệt.

Trám có 2 loại: Trám Đen và Trám Xanh. Trám Đen dùng để kho cá, kho thịt vì có vị trát. Trám Xanh dùng để làm Ô Mai Trám hoặc ăn sống vì có vị chua.

Trám là cây thân gỗ khá lớn, cành lại giòn dễ gẫy. Người ta không trèo lên cây hái, mà dùng đinh lớn đóng vào thân cây vào chiều hôm trước, sáng hôm sau chỉ việc đến gốc cây nhặt trám rụng.

Nước đun sôi sủi tăm là tắt bếp, bắc xuống rồi đổ Trám vào ngâm khoảng 10 phút là tách được thịt trám ra khỏi hạt.

Không luộc trám vì trám sẽ không tách khỏi hạt và bị cứng.

Thịt Trám đem bỏ vào nồi cùng với thịt mỡ (rải đều đáy nồi), xếp cá lên trên, nước ngâm trám đổ sâm sấp mặt cá, cho thêm chút mắm, muối, gia vị, đem kho nhỏ lửa cho đến khi cạn nước là được.

Tạm thời trình bày 2 món đặc sản Phú Thọ cho anh Duyvinh và mọi người thưởng thức.

Các món còn lại mong được anh Duyvinh trình bày tiếp.
 
duyvinh

duyvinh

Cao cấp
19/5/07
1,259
74
48
Hà Nội
Theo sưu tầm thì Tỉnh Phú Thọ có một số sản vật địa phương khá đặc biệt:

* Hoa quả: tại Đoan Hùng có bưởi Đoan Hùng (xưa còn gọi là bưởi Phú Đoan với các giống bưởi Bằng Luân, bưởi Pôlênô (lai Mỹ), bưởi Lã Hoàng, bưởi Sửu, hầu hết đều có tép nhỏ, quả nhỏ, vỏ héo mềm, mọng nước ngọt và mát, là đặc sản bưởi vùng trung du Bắc Bộ. Tại Bạch Hạc, Việt Trì có hồng Hạc (hay còn gọi là hồng Hạc Trì), là loại hồng không hạt quả to, mình vuông, tròn bằng, cát mịn và ăn giòn ngọt, xưa được coi như sản vật quí hiếm, xếp đứng đầu trong hàng ngũ hoa quả quý dùng để tiến vua.
* Sản vật trung du: vùng đất rừng cọ đồi chè Phú Thọ sản sinh những đặc sản địa phương bao gồm chè (chè búp, lá chè tươi và hạt chè nấu nước chè xanh). Quả cọ: dầu cọ chiết xuất từ thịt quả, rau giá ủ mầm từ hạt cọ. Sắn: lá sắn non muối dưa chua sau đó nấu canh (với tép sông hoặc với cá nhỏ).
* Cá: với sông Hồng, sông Lô cùng một hệ thống nhiều suối, ẩm thực Phú Thọ có những loại cá nước ngọt đặc sản, trong đó có những loại cá quý hiếm như cá Anh Vũ xưa chỉ có ở vùng ngã ba sông Bạch Hạc, Việt Trì. Đây là loại cá sống ở đáy sông, ăn rêu đá, suốt mùa xuân hè ẩn trong hang và chỉ sang mùa thu đông mới ra ngoài, thời phong kiến thường dùng tiến vua. Trên sông Lô, sông Thao còn đánh bắt được nhiều cá lăng, và tại Việt Trì, dọc bờ sông có rất nhiều quán sử dụng loại cá da trơn đánh bắt tại chỗ này để làm các món ăn như chả cá, lẩu cá, cá hấp, cá nướng. Tại vùng sông Thao huyện Thanh Ba có cá cháy, một loại cá có hai buồng trứng to và rất ngon.
* Thịt động vật: các món thịt chó vùng Việt Trì và thịt chua làm từ thịt lợn lên men bằng thính gạo tại huyện Thanh Sơn là những món ăn được biết đến không chỉ trong tỉnh.
* Rau: có thể kể đến rêu đá tại huyện Thanh Sơn làm từ các loại rêu vớt dưới suối, tẩm ướp và nướng. Bên cạnh đó là rau sắng, đặc sản của Vườn quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn.
* Bánh: ẩm thực Phú Thọ có món bánh tai dân dã nhưng không kém phần đặc sắc. Đây là loại bánh có từ xa xưa với tên gọi bánh Hòn. Bánh tai có hình thù giống cái tai, là thứ bánh bột gạo tẻ, nhân thịt lợn ướp hành, dễ làm, là món ăn hòa quyện của các vị dẻo, giòn, bùi, ngọt, béo ngậy và thơm. Bánh tai có thể ăn thay cơm tẻ trên các mâm cỗ cưới, cỗ tết, đem bán hoặc làm quà biếu như một loại đặc sản địa phương.
* Cơm: tại các vùng núi phía Bắc tỉnh thịnh hành món cơm lam làm từ gạo nếp nương, đặc biệt là món xôi cọ là loại xôi được đồ từ gạo nếp trộn với thịt quả cọ đã được om chín.

Trong các đặc sản trên, một số món sẽ lần lượt được giới thiệu đến bạn đọc. Tuy nhiên mỗi vùng, địa phương trong tỉnh có cách chế biến khác nhau, nhưng không quá khác xa. Xin mời các bạn từ từ thưởng thức!
 
duyvinh

duyvinh

Cao cấp
19/5/07
1,259
74
48
Hà Nội
Dạ, em góp một món: Cọ om, rất đặc trưng của quê hương "Rừng cọ, đồi chè". Bây giờ, Phú Thọ thay đổi nhiều, những rừng cọ không còn nhiều nữa, nhưng vị chan chát, bùi bùi và cả béo ngậy nữa của món Cọ om thì không sao quên được.

Nếu không phải người miền núi chắc hẳn không nhiều người biết cây cọ. Cây cọ cao, gần giống dừa của miền nam, nhưng thân lớn hơn, lá xòe to chứ không dài như lá dừa. Cọ ra hoa vào khoảng tháng 9, vài tháng sau thì kết quả. Quả cọ chín có mầu tím sậm, da căng bóng như vậy mới om được.

Ở Sông Thao (Cẩm Khê) quê em người dân vẫn dùng chổi làm bằng lá cọ để quét lá, lá cọ làm quạt. Và quả cọ om là món quê dân dã nhưng vị thì khó quên.

Cách chế biến:
"Quả cọ rửa qua, cho vào nồi lưng lưng nước, đặt lên bếp, đun nhỏ lửa. Cái giống cọ không ưa to lửa, bởi nếu ai nóng ruột đun lửa to cho chóng chỉ có làm hỏng món cọ om mà thôi, bởi khi ấy cọ rất chát, lửa càng to thì cọ càng chát. Vậy nên khi đun nhỏ lửa, vị chát của cọ được “thôi” ra, cho đến khi thấy quả cọ mềm là được. Cọ om ăn bùi, ngậy không kém trám om. Cầu kỳ hơn, cọ om đem kho cá, nêm gia vị ăn cũng rất lạ"

Anh bổ xung thêm món về CỌ nhé!
(không biết kiểm lâm nếu biết có quay lại phạt mình không nữa)
Cây cọ chưa ra quả, nếu quan sát thấy bình cọ to hơn các cây đã ra buồng (cọ chửa). Ngày bé lên rừng lấy củi, ăn cọ om chán quá, miệng đen sì... nên xoay ra ăn buồng cọ non (như bình chuối non ở cây chuối chưa ra buồng). Chặt được cây cọ này thật là vất vả, nhưng ăn được cái bắp này thì.... thôi rồi. Nhưng các bạn sẽ khó có thể thưởng thức, bởi bạn phải trồng được cây này ở nhà mới làm được việc đó
 
L

legiang1905

Sơ cấp
10/10/08
44
1
0
Phu Tho-HCM
Sao dân Phú Thọ ít vậy anh duyvinh? Có 3 anh em mình "chiếm đóng" ở đây à? Mà anh duyvinh biết nhiều món ẩm thực của đất tổ nhỉ, em chỉ nhớ mấy món ngày xưa ...ăn vụng trong lớp học thôi (nhót, sấu, ngô nướng, khoai nướng,...mum mum chẹp chẹp).
Có một số món nấu với chuối xanh ăn khỏi chê như
- Chuối tiêu nấu ếch đồng
- Chuối tiêu nấu ốc.
- Chuối tiêu nấu lươn
món nào cũng ngon khỏi chê nhưng hình như vùng quê nào cũng có, không phải đặc trưng của Phú Thọ.
Ngô nướng và khoai nướng ở đâu cũng có. Nhưng đặc trưng hay không là do cách thưởng thức. Ngày nhỏ đi đào chuột (chiến dịch diệt chuột), cắt cỏ, thả diều, cả đám cắt gốc dạ đốt giữa đồng rồi nướng ngô, khoai trong cái thời tiết 10 độ C. Vừa ăn vừa hỉ hả mặt tèm lem toàn tro... ngon hết chỗ chê.
 
TLX

TLX

Giọt nắng bên thềm
15/6/09
539
17
18
Góc phố dịu dàng
Sao dân Phú Thọ ít vậy anh duyvinh? Có 3 anh em mình "chiếm đóng" ở đây à?

Em cũng là dân Phú Thọ chính gốc 100%, nhưng khổ nỗi nấu nướng chẳng ra gì (mặc dù cũng là girl 100% luôn), nên chỉ dám vào để bấm nút "thanks" thôi :004: Ở nhà mẹ em nấu ăn ngon lắm, nhưng em ko học theo được, cũng ko biết tên món ăn là gì luôn. À, có món thịt chó Việt Trì thì em biết vì bố em với em khoái khẩu món này nhất :004::004: Bưởi Đoan Hùng bây giờ cằn hết rồi, ko đựoc ngon như ngày xưa vì quê nội em ở giữa Đoan Hùng luôn. Chỉ có món cọ om là vẫn còn nhưng bây giờ người ta trồng được cọ lai hay sao ý, quả cọ to đến là to nhưng ko bùi bằng ngày xưa (em vừa về quê hôm rồi nên được thưởng thức). Ngày bé còn có món sim, đến hè là vào mùa, ăn xong miệng với tay đen xì trông ngộ ơi là ngộ. Nhưng món mà em hay giới thiệu với bạn bè nhất là món sắn luộc (đang mùa đây). Nhà em ko có đất trồng nên toàn đi xin, sắn lá tre luộc lên, ai chấm với đường thì chấm chứ em là cứ thích ăn nguyên như vậy thôi, bở bở, nóng nóng, ngon ơi là ngon.
Món ăn chế biến thế nào thì em xin nhờ các bác chỉ giúp thêm. :angel::angel:
 
TAT

TAT

Thành viên Tình Nguyện
6/8/05
1,016
11
0
44
Làng Cà
Rêu Đá Thanh Sơn

Năm 1998, TAT may mắn được ăn món Rêu Đá Thanh Sơn khi có dịp đi qua Phú Thọ.

Lúc ăn, TAT thực sự không biết món ngon tuyệt đó là thứ rau gì, cũng không hề nghĩ nó được chế biến như thế nào. Tự nhủ đó là điều bí mật.

Sáng sớm hôm sau, TAT rửa mặt bên bờ suối gần nhà gia chủ, mới thấy có người đập đập thứ gì đó trên mặt đá. Thấy TAT có vẻ thắc mắc, chủ nhà mới bật mí cho về món ăn tối hôm trước.

Rêu Đá Thanh Sơn chính xác là Món Lùi chứ không phải Món Nướng như anh Duyvinh đề cập đến trong bài viết của mình.

TAT còn nhớ phương thức chế biến của món Rêu Đá Thanh Sơn như sau:

Rêu Đá được chọn lấy ở nơi suối sâu tận đầu nguồn. Rêu Đá Thanh Sơn phát triển đặc biệt nhanh, nó giống như cây rong thả hồ cá cảnh vậy.

Sau khi lấy lên khỏi mặt nước, người ta rửa thật sạch rồi phơi lên mặt đá bên suối. Đợi đến khi nó hơi khô lại thì dùng chầy gỗ đập nhè nhẹ. Việc đập rêu này có tác dụng làm sạch các hạt cát bám vào thân rêu.

Cả rổ sảo to, đến khi làm sạch chỉ còn chừng một rá nhỏ mà thôi.

Rêu đem về được đổ vào Lá Đu Đủ, trộn 1 ít muối, tỏi giã nhỏ. Thêm vào rêu một nhúm tóp mỡ (thịt ba chỉ rán đến khô mỡ mới thôi).

Gói kín bọc lá đu đủ lại rồi đem vùi sâu vào bếp lửa. Đến khi cháy hết lớp lá bên ngoài là rêu bên trong chín.

Ăn Rêu Đá Thanh Sơn có vị khá giống với món Rau Muống Xào Tỏi của người xuôi, tuy nhiên Rêu lại có vị mát giống như ăn rau câu vậy. Đặc biệt hơn là Rêu Đá có mùi thơm rất hấp dẫn.

Đã lâu lắm rồi không có dịp đi qua Phú Thọ. Chẳng biết Rêu Đá Thanh Sơn có còn không nữa.
 
duyvinh

duyvinh

Cao cấp
19/5/07
1,259
74
48
Hà Nội
Em TAT ơi, món lùi hay món nướng đều như nhau! không phải dân Phú Thọ có khác, chú nói "đi qua" thì còn có lý đấy. Thế có biết "sắn nướng" và "sắn lùi" không, na ná nhau thôi.

Tiện đây nói thêm về đặc sản chè Phú Thọ
Giống cây chè Phú Thọ không được ngon như chè Thái Nguyên, nhưng uống trong khung cảnh như mơ và cách chế biến mới thấy cái ngon của chè.

Buổi sáng mùa đông, mưa phùn lất phất, cái rét căm căm, hay tay xoa xoa vào nhau hoặc đúc túi quần chờ uống chè nóng rồi tán phét thì còn gì bằng.
Ông bác mình tất tả ra vườn chè hái hơn chục búp chè tươi, to mập nhất đem về chế biến như sau:
Bỏ lá to phía dưới, chỉ để mầm nhỏ và búp, kẹp vào mấy thanh tre tươi hơ lên bếp than (củi) hồng, khi vừa quắt lại cho vào ấm, đổ nước sôi 100 độ C ủ khoảng 5 phút...chà chà... mùi thơm đã bốc lên... chỉ nhấp nhấp cái môi đã rụt đầu lưỡi lại rồi...

Món này là "Chè nướng" - không có trong sách sưu tầm của tay TAT đâu!
 
B

Blue272

Guest
Chào các bạn!
Topic này giới thiệu các món ăn của địa phương Phú Thọ - một địa danh gắn liền với Đền Hùng và ngày ngày nghỉ lễ 10-3 hàng năm
Tuy nhiên không phải ai cũng biết hết các món ăn ở địa phương mình, vậy tại sao không đưa thông tin cho các bạn địa phương và trên cả nước biết
về ẩm thực Phú Thọ nhỉ?

Đầu tiên xin giới thiệu món: Canh chuối nấu ốc
Ngày còn bé mình vẫn nhớ khi đi bắt ốc về, mẹ làm cánh ốc cho cả nhà, món ăn này vẫn nằm trong tiềm thức của mình. Bây giờ lớn lên nấu lại món này sao mà vẫn không giống được, hay bởi tại ta đã đủ chất trong cơ thể rồi....

Nguyên liệu và sơ chế:
+ 1 món ốc khoảng 0,7kg- 1kg, luộc qua, khêu và bóp muối, dấm
+ 2 lạng thịt ba chỉ (ngày trước chỉ có tóp mỡ) thái mỏng
+ 1 Năm là xương xông, 1 nắm lá tía tô, mấy cọng đinh lăng
+ Mẻ chắt lấy nước 1 bát con hoặc 1 quả dọc nướng chín
+ Chuối xanh (không được loại chuối quá già, quá non), tước (lột) vỏ, xắt nghiêng ngâm vào nước vo gạo 15 phút.
+ Giá vị: mì chính, mắm, muối, tiêu...

Cách làm:
Rửa lại chuối để ráo nước, phi hành mỡ cho thơm. Cho Chuối vào đảo liên tục đến chín, cho thêm 1 bát con nước (hoặc nếu dùng mẻ thì đổ nước mẻ) đun 15 phút cho mềm.
Ốc cũng phi hành mỡ để xào chín, cho ít gia vị xơi ra riêng
Thịt ba chỉ rang cháy cạnh đổ cùng vào ốc vừa xào
Là xương xông, tía tô, đinh lăng rửa sạch thái nhỏ.
Đun ốc, thịt với chuối cho thêm 1 bát con nước sủi lên rồi nêm gia vị, bắc xuống cho rau vào đảo lên, cho thêm 1 thìa nước mắm đậy vung.
Món này ăn nóng

Các đám cưới ở nông thôn Phú Thọ thường có món này
Không riêng gì Phú Thọ, tôi chắc ở các địa phương khác (Hà Tây, Yên Bái, Hà Nội...) chắc cũng tương tự, có nơi cho thêm đậu rán, hoặc thay thịt 3 chỉ bằng xương lợn, thêm rau lá lốt… tùy sở thích

Các bạn thử làm xem nhé!
Chúc cả nhà ngon miệng!

Nếu là ốc nhồi, anh có thể thả nó vào nc vôi loãng đã chắt lấy nc trong và " mổ" sống nó sau đó xào lên xem sao, sẽ ngon ngon lắm ah.Hồi nhỏ em cũng nhớ nhất món này và món cá trạch kho của bố em làm....:angel::angel:


- Mà giờ em mới đc nghe tên và biết đến món Rêu đá ah...thật là ngại quá. Nhưng chắc phải ở trong núi mới có rồi. cụ thể là ở huyện nào ah? :D
 
Sửa lần cuối:
duyvinh

duyvinh

Cao cấp
19/5/07
1,259
74
48
Hà Nội
Rêu đá Thanh Sơn mất tích từ 31 năm rồi, hồi đó em còn chưa sinh ra mà, giờ chỉ còn truyền thuyết thôi, em hỏi TAT xem, biết đâu lại còn ... :004:
 
TAT

TAT

Thành viên Tình Nguyện
6/8/05
1,016
11
0
44
Làng Cà
Dạ, em hậu sinh nên đôi khi khả ố.

Nhưng sự khác biệt giữa Lùi & Nướng lại thực sự Khác Biệt

Món Nướng là nhiệt tập trung từ ngọn lửa hướng lên trên (em không nói đến các loại lò nướng hiện đại, nhiệt hướng đủ 8 hướng).

Bởi vậy Món Nướng mới có 3 loại: Nướng bằng nhiệt do lửa, nướng bằng cách đặt đồ nướng cách ngọn lửa 1 khoảng nhất định.

Loại thứ 2 là đặt trực tiếp lên trên than hồng, để cho nhiệt tiếp xúc trực tiếp với đồ nướng.

Loại thứ 3 là nướng qua vật trung gian (Đá xanh, tấm thép, bọc đất...)

Còn món Lùi (Vùi): Đồ Lùi được vùi sâu vào giữa đống lửa, than hồng, để cho lửa bao chung quanh, nhiệt sẽ ngấm trực tiếp vào toàn bộ bề mặt của đồ Lùi. Bởi vậy món Lùi bao giờ cũng phải có vỏ bọc bên ngoài (hoặc giữ nguyên vỏ nguyên thuỷ của vật cần Lùi: Khoai, Sắn, Mía...).

Em hậu sinh Khả Ố nên có gì anh Duyvinh thông cảm nhé!
 
missthuy89

missthuy89

Sơ cấp
13/10/10
29
0
0
34
PHÚ THỌ !!!!!!!! ("_")
Chào các bậc tiền bối. Em thành viên Phú Thọ đây . cho em gia nhập với. em đọc bài của anh Duy vinh nhiều mà giờ mới biết anh ở Phú thọ. Rất vui khi làm quen với đồng hương Phú Thọ Nhà Mình
 
missthuy89

missthuy89

Sơ cấp
13/10/10
29
0
0
34
PHÚ THỌ !!!!!!!! ("_")
Thị chua phú thọ giờ nổi tiếng mọi nơi. Gần nhà em có nhà làm thịt chua ngon tuyệt. làm theo đúng quy trình lên men tự nhiên chứ không dùng chất hoá học . ACE nào có dịp về Phú Thọ chơi. Alô cho em . Em mời đi thưởng thức Thịt Chua
 
B

BKMetalx

Guest
10/6/11
0
0
0
39
Ha Nọi
Em TAT ơi, món lùi hay món nướng đều như nhau! không phải dân Phú Thọ có khác, chú nói "đi qua" thì còn có lý đấy. Thế có biết "sắn nướng" và "sắn lùi" không, na ná nhau thôi.

Tiện đây nói thêm về đặc sản chè Phú Thọ
Giống cây chè Phú Thọ không được ngon như chè Thái Nguyên, nhưng uống trong khung cảnh như mơ và cách chế biến mới thấy cái ngon của chè.

Buổi sáng mùa đông, mưa phùn lất phất, cái rét căm căm, hay tay xoa xoa vào nhau hoặc đúc túi quần chờ uống chè nóng rồi tán phét thì còn gì bằng.
Ông bác mình tất tả ra vườn chè hái hơn chục búp chè tươi, to mập nhất đem về chế biến như sau:
Bỏ lá to phía dưới, chỉ để mầm nhỏ và búp, kẹp vào mấy thanh tre tươi hơ lên bếp than (củi) hồng, khi vừa quắt lại cho vào ấm, đổ nước sôi 100 độ C ủ khoảng 5 phút...chà chà... mùi thơm đã bốc lên... chỉ nhấp nhấp cái môi đã rụt đầu lưỡi lại rồi...

Món này là "Chè nướng" - không có trong sách sưu tầm của tay TAT đâu!


Hơ, mình ở Phú Thọ mà không biết đến món này nhỉ? :D. Nghe nói Phú Thọ mình xưa còn có cả mòn chè trinh nữ nữa thì phải
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA