Quyết toán thuế TNCN 2009 cho người nước ngoài

  • Thread starter shinsei
  • Ngày gửi
S

shinsei

Guest
30/12/09
9
0
0
Ha Noi
Chào mọi người.
Tại điều 1, Mục I, Phần A TT84/2008/TT-BTC có viết như sau:
"1. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
1.1. Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó, ngày đến được tính là một ngày và ngày đi cũng được tính là một ngày. Ngày đến và ngày đi được xác định căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân đó khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.
Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
1.2. Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
a) Có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú:
- Đối với công dân Việt Nam: nơi ở đăng ký thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký cư trú theo quy định của Luật cư trú.
- Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên của người nước ngoài là nơi đăng ký và được ghi trong Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.
b) Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau:
- Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở được đăng ký thường trú, hoặc không được cấp Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú theo hướng dẫn nêu trên, nhưng có tổng số ngày thuê nhà theo hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng thuộc đối tượng là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê ở nhiều nơi.
- Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,... không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.
"

Truởng VPDD của mình ko ở VN đủ 183 ngày nhưng có hợp đồng thuê VP đến tháng 11/2009, trong thời gian này sếp mình ở tại VP, đến tháng 12 VP chuyển sang nơi khác và sếp mình ở khách sạn. Thế thì sếp mình có thuộc vào đối tượng cư trú không???

Nếu sếp mình thuộc đối tượng cư trú thì biểu thuế áp dụng cho giảm trừ cá nhân sếp là 4trieu hay 8 triệu???

Mọi người giúp mình với.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Va Anh Toi

Va Anh Toi

Guest
Chào mọi người.
Tại điều 1, Mục I, Phần A TT84/2008/TT-BTC có viết như sau:
"1. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
1.1. Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó, ngày đến được tính là một ngày và ngày đi cũng được tính là một ngày. Ngày đến và ngày đi được xác định căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân đó khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.
Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
1.2. Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
a) Có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú:
- Đối với công dân Việt Nam: nơi ở đăng ký thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký cư trú theo quy định của Luật cư trú.
- Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên của người nước ngoài là nơi đăng ký và được ghi trong Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.
b) Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau:
- Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở được đăng ký thường trú, hoặc không được cấp Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú theo hướng dẫn nêu trên, nhưng có tổng số ngày thuê nhà theo hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng thuộc đối tượng là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê ở nhiều nơi.
- Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,... không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.
"

Truởng VPDD của mình ko ở VN đủ 183 ngày nhưng có hợp đồng thuê VP đến tháng 11/2009, trong thời gian này sếp mình ở tại VP, đến tháng 12 VP chuyển sang nơi khác và sếp mình ở khách sạn. Thế thì sếp mình có thuộc vào đối tượng cư trú không???

Nếu sếp mình thuộc đối tượng cư trú thì biểu thuế áp dụng cho giảm trừ cá nhân sếp là 4trieu hay 8 triệu???

Mọi người giúp mình với.
Nếu cá nhân nước ngoài đó phù hợp với các điều kiện mà bạn trích dẫn thì cá nhân đó là đối tượng cư trú tại VN.
Còn giảm trừ 4tr hay 8tr thì bạn đọc tài liệu
 
S

shinsei

Guest
30/12/09
9
0
0
Ha Noi
Cám ơn 2 bạn. Đúng là theo điều 1, Mục I, Phần A TT84/2008/TT-BTC thì sếp mình là cá nhân cư trú tại VN. Nhưng mình thấy cái điều khoản này thừa thừa. Nếu sang bên này đủ 90 ngày thì phải ở k/s, hay thuê nhà hay ở VP. Thế thì còn quy định cái 183 ngày làm j nữa nhỉ???
 
T

tigerwang

Guest
25/12/09
4
0
0
HCM
* theo tôi biết thì số ngày ở tại VN cộng dồn đủ 183 ngày trong 1 năm tính từ ngày đầu tiên snag VN và khg quan tâm xuất nhập cảnh mấy lần ==> Cá nhân cư trú. (Tại điều 1, Mục I, Phần A TT84/2008/TT-BTC có viết như sau:
"1. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:..
.)
* Được giảm trừ gia cảnh 4tr + giảm trừ cho người phụ thuộc nếu có (theo Luật thuế TNCN - áp dụng chung cho người việt lẫn người nước ngoài.
 
S

shinsei

Guest
30/12/09
9
0
0
Ha Noi
Cho mình hỏi thêm nhé, chi phí khách sạn do công ty chi trả cho cá nhân sang VN công tác có được tính vào thu nhập chịu thuế TNCN ko?
:025:
 
V

vuminh1601

Guest
28/9/07
25
0
1
hn
Cho mình hỏi thêm nhé, chi phí khách sạn do công ty chi trả cho cá nhân sang VN công tác có được tính vào thu nhập chịu thuế TNCN ko?
:025:
Có đấy bạn ạh! kể cả thuê xe riêng, chi phí thẻ hội viên... và những chi phí liên quan đến cá nhân. Nhưng chi phí vé máy bay và tiền Phụ cấp chuyển vùng một lần thì không chịu thuế bạn nhé
 
N

ngoctan

Guest
17/8/07
13
4
3
36
Hà Nội
Có đấy bạn ạh! kể cả thuê xe riêng, chi phí thẻ hội viên... và những chi phí liên quan đến cá nhân. Nhưng chi phí vé máy bay và tiền Phụ cấp chuyển vùng một lần thì không chịu thuế bạn nhé

Chi phí thẻ hội viên nếu mà đứng tên công ty không phải đứng tên cá nhân không tín Pit chứ bạn.
Chi phí vé may bay cho người nước ngoài về phép mỗi năm chỉ được một lần thôi bạn ah.
Theo Thông tư 62/2009/TT - BTC
Điều 1. Bổ sung vào khoản 2, mục II, phần A Thông tư số 84/2008/TT-BTC như sau:

1. Bổ sung vào tiết 2.1.5 các khoản thu nhập không tính vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công của cá nhân cư trú như sau:

a) Khoản trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam. Mức trợ cấp được tính trừ căn cứ trên hợp đồng lao động hoặc thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động.

b) Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do đơn vị sử dụng lao động chi trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người nước ngoài về phép mỗi năm một lần. Căn cứ để xác định là hợp đồng lao động và giá ghi trên vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia người nước ngoài mang quốc tịch hoặc quốc gia gia đình người nước ngoài sinh sống và ngược lại.
 
V

vuminh1601

Guest
28/9/07
25
0
1
hn
Thuế TNCN

Chi phí thẻ hội viên nếu mà đứng tên công ty không phải đứng tên cá nhân không tín Pit chứ bạn.
Chi phí vé may bay cho người nước ngoài về phép mỗi năm chỉ được một lần thôi bạn ah.
Theo Thông tư 62/2009/TT - BTC
Điều 1. Bổ sung vào khoản 2, mục II, phần A Thông tư số 84/2008/TT-BTC như sau:

1. Bổ sung vào tiết 2.1.5 các khoản thu nhập không tính vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công của cá nhân cư trú như sau:

a) Khoản trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam. Mức trợ cấp được tính trừ căn cứ trên hợp đồng lao động hoặc thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động.

b) Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do đơn vị sử dụng lao động chi trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người nước ngoài về phép mỗi năm một lần. Căn cứ để xác định là hợp đồng lao động và giá ghi trên vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia người nước ngoài mang quốc tịch hoặc quốc gia gia đình người nước ngoài sinh sống và ngược lại.

Đồng ý với bạn ý thứ 2: "Chi phí vé may bay cho người nước ngoài về phép mỗi năm chỉ được một lần thôi "
Ý thứ nhất: Là khoản chi phí tương tự như thuê xe riêng, thuê nhà, thẻ hội viên... đều đứng tên công ty hết mà. Ở đây công ty chỉ đóng vai trò chi trả hộ thôi. Vậy đương nhiên là tính PIT.
 
N

ngoctan

Guest
17/8/07
13
4
3
36
Hà Nội
Đồng ý với bạn ý thứ 2: "Chi phí vé may bay cho người nước ngoài về phép mỗi năm chỉ được một lần thôi "
Ý thứ nhất: Là khoản chi phí tương tự như thuê xe riêng, thuê nhà, thẻ hội viên... đều đứng tên công ty hết mà. Ở đây công ty chỉ đóng vai trò chi trả hộ thôi. Vậy đương nhiên là tính PIT.

Ví dụ thẻ chơi golf chẳng hạn: Nếu thẻ đó để tên công ty thì các nhân viên trong công ty đều có thể dùng được đúng không? lúc đó sẽ không có quy được ai tính PIT mà.
 
A

An74

Sơ cấp
27/2/09
10
0
0
HCM
Chào mọi người.
Tại điều 1, Mục I, Phần A TT84/2008/TT-BTC có viết như sau:
"1. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
1.1. Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó, ngày đến được tính là một ngày và ngày đi cũng được tính là một ngày. Ngày đến và ngày đi được xác định căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân đó khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.
Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
1.2. Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
a) Có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú:
- Đối với công dân Việt Nam: nơi ở đăng ký thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký cư trú theo quy định của Luật cư trú.
- Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên của người nước ngoài là nơi đăng ký và được ghi trong Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.
b) Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau:
- Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở được đăng ký thường trú, hoặc không được cấp Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú theo hướng dẫn nêu trên, nhưng có tổng số ngày thuê nhà theo hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng thuộc đối tượng là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê ở nhiều nơi.
- Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,... không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.
"

Truởng VPDD của mình ko ở VN đủ 183 ngày nhưng có hợp đồng thuê VP đến tháng 11/2009, trong thời gian này sếp mình ở tại VP, đến tháng 12 VP chuyển sang nơi khác và sếp mình ở khách sạn. Thế thì sếp mình có thuộc vào đối tượng cư trú không???

Nếu sếp mình thuộc đối tượng cư trú thì biểu thuế áp dụng cho giảm trừ cá nhân sếp là 4trieu hay 8 triệu???

Mọi người giúp mình với.


Bên mình cũng có truòng hợp giống như của bạn - Trưởng VPDD thuê VP và ở tại Cty nhưng khổ nỗi trên HĐ thue VP không nói đến vấn đề người này ở tại Cty, vói lại chỉ có lần đầu tiên chủ nhà đi đăng ký tạm trú còn những lần sau thì không đăng ký. Ông ấy có thẻ tạm trú đến hết ngày 22/01/2012 do cục quản lý xuất nhập cảnh cấp. Như vậy người đó có được xem là cá nhân cư trú không? Các Bác giúp mình với!!!!
 
ketoan4mat

ketoan4mat

Cao cấp
24/4/03
3,906
17
38
Sài Gòn đẹp lắm
Ví dụ thẻ chơi golf chẳng hạn: Nếu thẻ đó để tên công ty thì các nhân viên trong công ty đều có thể dùng được đúng không? lúc đó sẽ không có quy được ai tính PIT mà.

...TT62: c) Đối với các khoản phí hội viên như thẻ hội viên sân gôn, sân quần vợt, thẻ sinh hoạt các câu lạc bộ văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao... nếu ghi đích danh cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng thì tính vào thu nhập chịu thuế của từng cá nhân sử dụng. Trường hợp được sử dụng chung, không ghi tên cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng thì không tính vào thu nhập chịu thuế...

Nếu thẻ ghi tên cá nhân người chơi golf, nhưng hóa đơn xuất d/vụ golf cho pháp nhân cty thì các cá nhân đó vẫn bị tính thuế TNCN đ/v khoản chơi golf này à?

Vậy, có thể kết luận là đã chơi golf có thẻ ghi tên là chắc chắn phải bị tính thuế TNCN!
 
ketoan4mat

ketoan4mat

Cao cấp
24/4/03
3,906
17
38
Sài Gòn đẹp lắm
Tại sao TT62 chỉ "xoáy" vào thẻ hội viên sân gôn, sân quần vợt,.. mà không quan tâm đến thông tin của hóa đơn dịch vụ gôn, quần vợt nhỉ?
Cái này có ép dân quá không nhỉ?
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA