Thắc mắc về Capital Asset Pricing Model

  • Thread starter vanphapdang
  • Ngày gửi
V

vanphapdang

Sơ cấp
21/12/09
9
0
0
TPHCM
Mình được tiếp xúc với phương pháp Capital Asset Pricing Model (CAPM) được dùng để estimate Required rate of return của 1 proposal hoặc portfolio ở sách CFA.
Trong Reading về Cost of Capital, chỉ số beta trong CAPM có thể được tính dựa trên unlevered beta của 1 công ty có similar business X [ 1 +(1-tax rate)Debt/Equity). Vì vậy theo công thức này, nếu tỷ lệ D/E của 2 công ty khác nhau sẽ ra beta khác nhau. ( mình nói ngắn gọn, nếu ai đã học qua thì sẽ biết phương pháp này)
Mặt khác, trong Reading of Portfolio Management ( được phát triển trên 1 số assumptions lý tưởng) chỉ số beta được tính bằng Covariance giữa return of 1 tài sản đơn lẻ( individual asset ví dụ như cổ phiếu) với return của thị trường ( market portfolio) / (standard deviation of market) bình phương. Vì vậy, nếu theo cách tính này nếu 2 công ty đầu tư cùng 1 tài sản như nhau trong cùng 1 thị trường thì chỉ số beta đối với 2 tài sản này sẽ bằng nhau bất chấp tỷ lệ D/E của 2 công ty này ra sao. Điều này mâu thuẫn với cách tính 1.
Có ai giải thích cho mình được ko, mình cám ơn nhiều
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
X

xenonnt

Trung cấp
30/7/08
170
0
0
HCMC
unlevered beta để tính beta của 1 company mà, còn cách tính beta trong portfolio là beta của 1 tài sản (có thể là 1 company) khi so sánh với thị trường. Ví dụ công ty A và B cùng đầu tư vào công ty C, khi đó đối với A và B thì beta công ty C là như nhau nhưng beta của công ty A sẽ khác công ty B do 2 công ty này khác nhau D/E.
 
K

kidrock

Guest
19/11/08
20
0
0
40
homeless
Beta của tài sản (cổ phẩn của một công ty) hay có thể nói là của công ty. Nên nhớ, bạn không đầu tư vào tài sản mà la business. Theo CAPM khi bạn dùng công thức hay regress return của nó với thị trường để tìm beta. Nếu như bạn muốn tìm beta của một công ty mà chưa lên sàn thì bạn dùng phương pháp pure play method này. Unleveraged hay asset beta là beta cho cả debt holder và stock holder. Tức là với một market risk chung là mặt bằng lãi suất, tác động của nó đối với mỗi một công ty là khác nhau do tỉ lệ nợ/vốn chủ sở hữa khác nhau. Bản chất của phương pháp này là ta giả định lãi suất là yếu tố market risk lớn nhất đỗi vỡi công ty tương đồng với nhau. Đây chỉ là cách tính tương đối thôi chứ không chính xác như theo CAPM.
 
V

vanphapdang

Sơ cấp
21/12/09
9
0
0
TPHCM
Cám ơn xenonnt và kidrock, mình hiểu rồi. Thực sự mình cũng thấy outcome của Pure play method chỉ ở mức tương đối và phương pháp này dành cho những công ty chưa lên sàn bởi vì hơi khó để tính được variance of return của các công ty này cũng như covariance đối với 1 market portfolio cụ thể.
Mình muốn hỏi thêm, theo kinh nghiệm của các bạn, tại Việt Nam, khi áp dụng CAPM để đánh giá danh mục đầu tư, các bạn dùng chỉ số nào làm benchmark? Ví dụ như chỉ số VN INDEX thì mức độ bao quát của nó vẫn còn hẹp( % vốn hoá thị trường còn thấp cũng như ko bao gồm trái phiếu và các loại tài sản khác), do đó kết quả có thể ko chính xác. Cám ơn các bạn
 
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA