Chuyện năm cũ

  • Thread starter TAT
  • Ngày gửi
TAT

TAT

Thành viên Tình Nguyện
6/8/05
1,014
11
0
45
Làng Cà
Xin Chữ​


Nhất Chữ - Nhì Tranh - Tam Sành - Tứ Cảnh

Nhìn lại chữ Tuấn do cụ Thanh Hoằng Khê Lê Xuân Hoà tặng cho năm 2008 chợt nhớ chuyện năm cũ.

Chữ, Tranh, đồ gốm sứ và Cây cảnh, hoa cảnh được coi là 4 thú vui tao nhã được người xưa sử dụng làm vật trang trí nội thất cho ngôi nhà của mình.

Cụ Lê Xuân Hoà nổi tiếng trong làng thư hoạ của Việt Nam cũng như thế giới. Thật may mắn, bố được cụ đồng ý làm bạn lúc cụ đã gần cuối cuộc đời.

Bố biết cụ nhưng chưa bao giờ ngỏ lời xin cụ 1 chữ nào, cụ cũng chưa cho bố 1 chữ nào cả.

Cuối năm Đinh Hợi, đầu năm Mậu Tý, Cụ có mời bố mẹ đến nhà chơi. Trước khi đi dặn kỹ mẹ: Kiểu gì cũng phải xin về cho con 1 chữ, và lựa lời nhờ cụ viết lại cho bộ Hoành Phi Câu Đối ở nhà.

Thật may mắn, lần đó được gặt hái đủ bộ.

Cụ ốm liệt giường, khi viết chữ phải có người dìu mới viết được. Sau lần đó, gần như cụ không viết thêm chữ nào nữa cả.

Vẫn thấy tham lam và nuối tiếc vì vẫn chưa xin được cho riêng mình một chữ nào để treo trong phòng cả.

Trước khi lên đường vào Sài Gòn năm 2008, có dịp được gặp cụ xin chữ, mới ngỏ lời xin một bộ Đại Tự cho riêng mình.

Bộ Đại Tự gồm cả Hoành Phi, Câu Đối nhưng chỉ có 5 chữ: Ngạo, Long Tương, Hổ Trợ.

Cụ không nói gì, chỉ run run viết cho một chữ bé xíu trên tờ giấy A4 bình thường.

Không kịp hỏi chữ gì thì cụ đã bảo đi về mới được xem.

Thì ra đó chính là chữ Tuấn

Giờ đã 2 năm kể từ ngày được cụ Hoà cho chữ. Cụ cũng đã mất không lâu sau cái lần run run viết chữ đó.

Chữ Tuấn ngụ ý gì nhỉ?

...

p/s: Mỗi người trong chúng ta đều có kỷ niệm về năm cũ. Đó là kỷ niệm để nhớ. Tích luỹ được kinh nghiệm sống cho ngày hôm nay, không thể nào quên được ngày hôm qua. Viết lại những gì trong năm cũ chính là sự nhìn nhận lại những gì mình trải nghiệm...
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
TAT

TAT

Thành viên Tình Nguyện
6/8/05
1,014
11
0
45
Làng Cà
Học

Học ăn - Học nói - Học gói - Học mở

Tròn 10 tuổi, cảm thấy ghen tị với đa phần bạn bè và những người xung quanh. Lý do gì ư? Họ cầm đũa ngắn hụt và cầm bát chênh vênh sao không bị ai đó cấm nhỉ?

Bà Nội bảo: Giờ đã 10 tuổi rồi đấy! Đã đến lúc học làm người có nề nếp gia phong rồi đây.

Bắt đầu học từ cách ăn.

Cầm đũa phải cầm vào khoảng 2/3 cây đũa dịch lùi vè phía bên trên. Bát không được nắm chặt quá và cũng không lỏng quá. Không được cầm toàn bộ ngón tay vào phần chôn bát, không được thả ngón tay cái vào trong lòng bát.

Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.

Trông nồi để biết liều lượng cơm có đủ cho toàn bộ những người ăn hay không? Nếu đủ thì không nói, nhưng nếu thiếu phải biết kiềm chế để nhường phần cho người lớn tuổi hơn và người ít tuổi hơn...

Trông hướng để biết cái gì gắp thuận tay, không vướng vào người khác...

Không được ăn khi chưa mời người lớn tuổi, vai vế lớn hơn mình. Không được ăn bốc, không được gắp thức ăn khi trong bát vẫn còn thức ăn...

Lớn thêm vài tuổi nữa, bắt đầu được chỉ cho cách đi ăn tiệc, ăn cơm khách sao cho lịch sự, không bị người khác coi là ĐỒ VÔ GIÁO DỤC.

Muôi múc canh không được để nổi lềnh phềnh trên bát canh. Không được quay cán muôi về phía người khác. Không được vừa ăn vừa nói. Không được gắp 1 đĩa thức ăn mình thấy thích và ngon nhất. Không được với tay qua chỗ người khác để gắp thức ăn. Không được vừa cầm đũa vừa cầm muôi múc canh. Không được bỏ xương ăn thừa vào chỗ nhiều người thấy.

Và một điều tưởng chừng như đơn giản: Khi ăn cơm khách khi chấm nước mắm (muối chanh hay bất kỳ nước chấm nào khác) không được chạm đầu đũa ăn của mình xuống bát nước chấm.

Một đứa trẻ lên 10, rồi sau này là 13,14 cảm thấy rất khó chịu vì những bài học như vậy. Nó cảm thấy ghen tị khi đa phần những người xung quanh không phải làm giống nó.

Rồi đến học nói,học ngồi, học đi đứng sao cho đường hoàng, lịch sự và ra dáng một người đàn ông đích thực. Cảm thấy thừa vì phải học quá nhiều thứ. Cứ nghĩ rằng những điều học ở trường ở lớp ở thầy cô, ở bạn bè là đủ.

....
....

Thế rồi nhiều năm sau.

Chuyện 1: Sinh viên năm thứ nhất, khi nhận lời vẽ giúp cho cậu em của cô bạn học cùng bài Bản Đồ Việt Nam.

Ngồi vẽ từ chiều đến bữa ăn lúc nào không hay. Bố mẹ của bạn mời xuống nhà ăn tối. Không tiện từ chối vì bài vẽ còn dang dở.

Mẹ bạn mở lời đầu tiên: Nhà cô đều là cán bộ nhà nước nên thoải mái, cháu đừng khách sáo, cứ ăn tự nhiên.

Ông bố từ lúc đến đã được nghe thuyết giáo 1 tràng dài về gia phong, nề nếp, cũng như địa vị gia đình mà ông đang sở hữu. Giờ bắt đầu hỏi thăm về nhà cửa, gia đình của bạn con gái mình.

Sau khi được biết bố mẹ bạn con đều nghỉ hưu từ khá lâu, ông bố an ủi: Nhà cháu chắc thiếu thốn, khó khăn lắm, cứ ăn đi, thỉnh thoảng qua nhà bác ăn cơm cho vui.

Thực sự cảm động đến rơi nước mắt.

Cô bạn ăn nhoáng cái đã xong nửa bát cơm rồi buông đũa đứng dậy: Thế Anh ăn cơm tiếp nhé! Hồng Anh lên nhà xem nốt phim đây, khi nào xong thì lên vẽ giúp cho em Cường.

Cậu em học lớp 9 rồi mà từ lúc bạn chị đến vẽ giúp chưa thấy nói 1 lời giờ đã lên tiếng sau khi gắp nốt con tôm cuối cùng trên đĩa: Tôm ngon thế này sao mẹ làm ít thế? Chẳng đủ dính răng!

Bà mẹ vội thanh minh: Mẹ không biết nhà có khách nên chỉ làm đủ cho nhà mình ăn thôi. Lần sau sẽ làm nhiều hơn.

Khách ngậm ngùi: từ lúc ngồi vào bàn chưa kịp gắp con tôm nào vào bát cả.

Ông bố húp canh đánh soạp, sau khi ném chiếc muôi về phía bát canh, khiến bát canh còn đầy sánh ra ngoài chút ít.

...
Kết thúc buổi ra về cảm thấy buồn cười, khi mấy đứa bạn học thấy mình chơi với Hồng Anh đã rỉ tai nhau: Đũa mốc chòi mâm son.

Chuyện 2: Lần đầu tiên đi công tác tại Cẩm Phả Quảng Ninh

Sau khi xe dừng ở Hải Dương nghỉ ngơi, có thêm nhiều khách lên xe nữa. Không còn nhiều chỗ, nhưng thật may mình vẫn còn có 1 xuất nửa mông nơi hàng ghế gần cuối.

Có 1 bà tuổi cũng xồn xồn, xách theo cái làn thật nặng đang len về phía cuối xe. Còn nhớ đã có lần được học: đi xe công cộng, phải biết nhường cho người già, phụ nữ và trẻ em.

Thấy bà khách gần về phía mình mới chủ động đứng dậy, định lên tiếng nhường chỗ. Đã thấy bà ta đặt phịch mông xuống ghế tỉnh bơ, coi như không có chuyện gì xảy ra theo kiểu: đi ăn cỗ về mất chỗ.

Đáng ghét hơn là bà xồn xồn còn đặt luôn chiếc làn xuống dưới sàn xe nơi mình đứng rồi mở miệng: dịch chân ra, vỡ hết làn trứng bây giờ.

Xe từ Hải Dương đến tận Phà Hạ Long, mình chỉ đứng độc mỗi 1 chân. Trong tiếng xì xầm: ngu cho chết!

Chuyện 3: Năm 2004 tại nhà hàng Sen Xanh trên phố Triệu Việt Vương.

Lần đó được đi ăn cơm khách, sau khi cài đặt phần mềm cho 1 ông quan chức vụ chế độ kế toán.

Lần đầu tiên được ăn Tôm Hùm, và ăn ở 1 nhà hàng sang trọng. Ông chủ tiệc mở lời: Các em uống rượu vang cho đúng điệu nhé! Vô tư đi, hôm nay anh mời các chú vì đã hoàn thành công việc cho anh.

Dạ!

Một chai vang đỏ được nhà hàng mang ra. Ông chủ tiệc hào hứng: ăn đồ tây phải uống rượu vang mới sang, thế mới quý tộc...

Sau 1 hồi,ông chủ tiệc mới hỏi: Bọn em có biết tại sao bọn tây nó uống rượu vang trong bữa ăn thế này không?

Chẳng biết trả lời sao, đành bảo: Em "nghe" nói: Rượu Vang Trắng ăn với đồ hải sản, rượu vang đỏ ăn với các loại thịt mầu...

Chưa kịp kết thúc, ông chủ đã mở miệng: Anh uống rượu tây, ăn cơm tây nhiều hơn chú uống nước lọc...

Ông bạn bên cạnh tiếp: mày không biết thì ngồi im đi...

Cảm giác thật lạ lúc đó.

Đã nhiều năm trôi qua, nhiều lúc tự hỏi: Mình học cách ăn, cách nói, cách đi đứng đường hoàng để làm gì nhỉ?

Bây giờ những bà mẹ, ông bố có ai dạy cho con mình những thứ mình đã được học đâu? Người ta chỉ chăm chăm kiếm tiền cho con đi du học. Và chân lý thuộc về kẻ có tiền.

Người ta giàu tất nhiên sẽ sang. Và họ là những người quý tộc đúng điệu.

Trong Bách Đức của người xưa dạy đàn ông: có 5 đức căn bản là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Đức Lễ chỉ đứng thứ 3 thôi.

Trong Tứ Đức của người đàn bà: Công, Dung, Ngôn, Hạnh. Đức Công đứng hàng đầu.

Mỗi thời mỗi khác. Thôi thì học cách lịch sự, lịch thiệp của con người hiện đại vậy.

30 tuổi mới bắt đầu học làm người lịch sự từ con số 0.
 
H

HienMQ

Guest
11/5/06
19
1
3
Tp HCM
Học nhiều mệt phết bác ợ! Thỉnh thoảng ăn cùng bàn với đứa nào cứ mút đũa cái chụt một cái rồi cho vào tô canh khoắng là hết dám ăn luôn.

Ờ mà còn chuyện này nữa, cách đây không lâu, trong lúc ngồi nhậu mình để tay che che miệng ly bia, một ông ngồi gần nói "mày sợ tao nói bắn nước miếng vào ly hay sao mà cứ phải che che thế?" công nhận ông này cũng nhanh ý ra phết.
 
Sửa lần cuối:
thanhvunt

thanhvunt

http://thanhvunt.com
22/1/06
2,076
10
0
Nha Trang
thanhvunt.com
Học nhiều mệt phết bác ợ! Thỉnh thoảng ăn cùng bàn với đứa nào cứ mút đũa cái chụt một cái rồi cho vào tô canh khoắng là hết dám ăn luôn.

Ờ mà còn chuyện này nữa, cách đây không lâu, trong lúc ngồi nhậu mình để tay che che miệng ly bia, một ông ngồi gần nói "mày sợ tao nói bắn nước miếng vào ly hay sao mà cứ phải che che thế?" công nhận ông này cũng nhanh ý ra phết.
Đi nhậu với chú Hiền quả nhiên có lợi, cứ khoắng đũa vào lẩu và bắn nước miếng vào xô đá là cho chú Hiền nhịn cả mồi lẫn bia luôn :015:
 
TAT

TAT

Thành viên Tình Nguyện
6/8/05
1,014
11
0
45
Làng Cà
Làm Mai

Trên đời có 4 thứ ngu
Làm Mai, Gánh Nợ (hoặc Xông Đất), Gác Cu, Cầm Chầu​

Trong cuốn DVD Paris by Night Tết cách đây 3,4 năm, Ông Nguyễn Ngọc Ngạn có cắt nghĩa chi tiết 4 cái Ngu trên đời.

Nhìn lại Webketoan trong thời gian qua, nhận thấy rằng: Trên góc độ nào đó công việc của Webketoan có khác gì công việc LÀM MAI.

Webketoan là sân chơi chung cho rất nhiều người, nhiều thành phần tìm đến. Trong cái sân chơi chung đó, có không ít người tìm được một nửa cho riêng mình. Họ trở thành vợ chồng, đồng nghiệp, bạn bè với nhau.

Webketoan đâu khác gì ông Mai trong mối quan hệ đó.

Ấy vậy mà, sự thật về Cái Ngu đứng đầu tiên trong 4 cái Ngu vẫn hiện hữu.

Trong hơn 200 000 thành viên của Webketoan, thử hỏi có bao nhiêu người biết nhau từ trước?

Sau khi tham gia Webketoan họ biết thêm được bao nhiêu người?

Vẫn có người buột miệng: Webketoan chẳng đóng góp gì vào việc chúng tôi lên duyên, lên nhóm hay thành bạn bè cả. Chúng tôi tự quyết, tự làm mọi việc để có được như ngày nay.

Cái Ngu đứng đầu đã xuất hiện. Giá mà Webketoan không tồn tại, không làm cái sân chơi chung cho rất nhiều thành phần tham gia, có cơ hội gặp gỡ, trao đổi.

Trong 200 000 thành viên của Webketoan, nếu nói Webketoan tác động (can thiệp) vào từng thành viên thì đúng là việc không tưởng. Webketoan không thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu của 200 000 thành viên. Webketoan cũng không thể tạo dựng đối lứa, nhóm hội cho 200 000 thành viên. Webketoan chỉ là chất xúc tác mà thôi.

Làm Mai hay làm chất xúc tác tương tự nhau là vì thế.

Không thể trách được ai đó buột miệng thốt lên những câu nói giống như trên. Và cũng chẳng vì cái Ngu đứng đầu mà Webketoan thay đổi hay dừng lại.

Webketoan mãi là sân chơi chung cho những người cần đến nó. Sức mạnh tạo nên cộng đồng. Trong cộng đồng lớn có cộng đồng nhỏ. Cộng đồng lớn và cộng đồng nhỏ giao thoa với nhau. Sức mạnh nội lực cũng giao thoa với nhau. Nó tương tác với nhau vì thế.
 
H

HienMQ

Guest
11/5/06
19
1
3
Tp HCM
Trên đời có 4 thứ ngu
Làm Mai, Gánh Nợ (hoặc Xông Đất), Gác Cu, Cầm Chầu​

Trong cuốn DVD Paris by Night Tết cách đây 3,4 năm, Ông Nguyễn Ngọc Ngạn có cắt nghĩa chi tiết 4 cái Ngu trên đời.

.

Nhắc đến Nguyễn Ngọc Ngạn là người ta nghĩ ngay đến chuyện Ma.

Bàn về phạm trù ngu thì quả thực là đề tài khá mới mẻ đối với người đàn ông ma này.

Trong 4 thứ ngu ấy thì Gác Cu quả nhiên là khó hiểu?!

Vậy nên rất cần những nhà Ngu học (tức là người nghiên cứu về cái Ngu chứ không phải là học hoài vẫn Ngu) phân tích giảng giải cho bà con hiểu rõ vấn đề này.

Theo phương pháp nghiên cứu truyền thống, để đi đến thống nhất hiểu một khái niệm thì người ta thường phân tích như sau:

Gác cu là gì?

Gác thì dễ hiểu rồi,

thế còn Cu? - để hiểu được ta cần trả lời các câu hỏi sau:

Cu là gì? Hình thù, cấu tạo của nó ra sao? ở đâu? hình thành như thế nào? dùng để làm gì? ai thích sử dụng? ...vv ... và ...vv.

Có trả lời được những câu hỏi trên thì chúng ta mới hiểu được khái niệm Gác Cu.

Vâng, tiếp theo xin mời các học giả ngu thực sự.

Xin cảm ơn!
 
Đ

Đoàn Minh Trung

Gió thổi dừa rơi
23/12/06
935
24
18
TX Bến Tre
Nhắc đến Nguyễn Ngọc Ngạn là người ta nghĩ ngay đến chuyện Ma.

Bàn về phạm trù ngu thì quả thực là đề tài khá mới mẻ đối với người đàn ông ma này.

Trong 4 thứ ngu ấy thì Gác Cu quả nhiên là khó hiểu?!

Vậy nên rất cần những nhà Ngu học (tức là người nghiên cứu về cái Ngu chứ không phải là học hoài vẫn Ngu) phân tích giảng giải cho bà con hiểu rõ vấn đề này.

Theo phương pháp nghiên cứu truyền thống, để đi đến thống nhất hiểu một khái niệm thì người ta thường phân tích như sau:

Gác cu là gì?

Gác thì dễ hiểu rồi,

thế còn Cu? - để hiểu được ta cần trả lời các câu hỏi sau:

Cu là gì? Hình thù, cấu tạo của nó ra sao? ở đâu? hình thành như thế nào? dùng để làm gì? ai thích sử dụng? ...vv ... và ...vv.

Có trả lời được những câu hỏi trên thì chúng ta mới hiểu được khái niệm Gác Cu.

Vâng, tiếp theo xin mời các học giả ngu thực sự.

Xin cảm ơn!

Học ngu ơi, cái từ GÁC CU trong 4 cái ngu mà chú hỏi thì GÁC chú biết còn CU thì chú hỏi là cái gì ư, chả lẽ là con chim cu (cúc cu), nếu là chim cu thì gác hoặc canh giữ hoặc là ngồi canh chừng để bắt chim thì đâu có gì là ngu. Do đó chỉ còn khái niệm là GÁC CHUỒNG CU - hay GÁC CHÒI CANH mà thôi. Bởi người gác chòi canh nếu giặc đến thì Pằng...pằng... chết đầu tiên nhỉ.
Vài lời giải thích của ngu học vậy.
 
NPT

NPT

Cao cấp
7/6/06
2,082
12
38
54
Rừng Tây Nguyên
Học nhiều mệt phết bác ợ! Thỉnh thoảng ăn cùng bàn với đứa nào cứ mút đũa cái chụt một cái rồi cho vào tô canh khoắng là hết dám ăn luôn.
Hờ..hờ. Em nào yêu phải đồng chí này thì thiệt thòi lắm nhỉ.
 
H

HienMQ

Guest
11/5/06
19
1
3
Tp HCM
Học ngu ơi, cái từ GÁC CU trong 4 cái ngu mà chú hỏi thì GÁC chú biết còn CU thì chú hỏi là cái gì ư, chả lẽ là con chim cu (cúc cu), nếu là chim cu thì gác hoặc canh giữ hoặc là ngồi canh chừng để bắt chim thì đâu có gì là ngu. Do đó chỉ còn khái niệm là GÁC CHUỒNG CU - hay GÁC CHÒI CANH mà thôi. Bởi người gác chòi canh nếu giặc đến thì Pằng...pằng... chết đầu tiên nhỉ.
Vài lời giải thích của ngu học vậy.

Ui giời! tuyệt! bác đúng là từ điển sống quá lâu.

Thế mà có nhiều ý kiến cứ cho rằng Cu là con chim cu, một vài ý kiến khác -chủ yếu là chị em phụ nữ lại tỏ ra thẹn thùng đỏ mặt, tế nhị dùng từ ba chấm (...), thậm chí có một vài ý kiến còn cho rằng Gác Cu thì tương tự như hành vi gác chân (gác chân lên bàn chẳng hạn) chỉ có khác là không phải chân mà là ... (lại ba chấm với đau đầu :wall:).

Ngẫm lại mới thấy toàn là ý kiến của các vị học giả ... ngu thật.

Thảo nào mà bác LN nói: Học,học nữa, học mãi vẫn thế!

Quay lại chuyện ngu. Ngoài 4 cái ngu trên đời mà bác Ngạn ma nói thì theo các bác, 4 cái ngu của dân kế toán là gì nhỉ? :wall:
 
VTM

VTM

Guest
14/10/05
5,506
81
48
TÂY NAM BỘ
Ui giời! tuyệt! bác đúng là từ điển sống quá lâu.

Thế mà có nhiều ý kiến cứ cho rằng Cu là con chim cu, một vài ý kiến khác -chủ yếu là chị em phụ nữ lại tỏ ra thẹn thùng đỏ mặt, tế nhị dùng từ ba chấm (...), thậm chí có một vài ý kiến còn cho rằng Gác Cu thì tương tự như hành vi gác chân (gác chân lên bàn chẳng hạn) chỉ có khác là không phải chân mà là ... (lại ba chấm với đau đầu :wall:).

Ngẫm lại mới thấy toàn là ý kiến của các vị học giả ... ngu thật.

Thảo nào mà bác LN nói: Học,học nữa, học mãi vẫn thế!

Quay lại chuyện ngu. Ngoài 4 cái ngu trên đời mà bác Ngạn ma nói thì theo các bác, 4 cái ngu của dân kế toán là gì nhỉ? :wall:

Hay, quá hay.... bác nào biết 4 cái ngu của dân kế toán làm ơn chỉ ra giúp để biết đường mà ... "nghiên cứu"
 
Đ

Đoàn Minh Trung

Gió thổi dừa rơi
23/12/06
935
24
18
TX Bến Tre
Ui giời! tuyệt! bác đúng là từ điển sống quá lâu.

Thế mà có nhiều ý kiến cứ cho rằng Cu là con chim cu, một vài ý kiến khác -chủ yếu là chị em phụ nữ lại tỏ ra thẹn thùng đỏ mặt, tế nhị dùng từ ba chấm (...), thậm chí có một vài ý kiến còn cho rằng Gác Cu thì tương tự như hành vi gác chân (gác chân lên bàn chẳng hạn) chỉ có khác là không phải chân mà là ... (lại ba chấm với đau đầu :wall:).

Ngẫm lại mới thấy toàn là ý kiến của các vị học giả ... ngu thật.

Thảo nào mà bác LN nói: Học,học nữa, học mãi vẫn thế!

Quay lại chuyện ngu. Ngoài 4 cái ngu trên đời mà bác Ngạn ma nói thì theo các bác, 4 cái ngu của dân kế toán là gì nhỉ? :wall:

Đúng là sự học ko những để ngu mà còn thêm đen tối nữa chứ, cứ thấy có cái từ nào liên quan đến ... này nọ là liên tưởng đến toàn chuyện gì gì ấy nhể. Thế thì đau đầu là phải rồi.
 
thienthantuyet166

thienthantuyet166

Trung cấp
11/9/09
123
0
0
BẮC CỰC
năm cũ à...... bùn nhìu hơn vui.... nhưng dù sao cũng đã qua 1 năm mà nó cũng để lại cho mình nhìu bài học quý giá,,,,,,,.....
 
TAT

TAT

Thành viên Tình Nguyện
6/8/05
1,014
11
0
45
Làng Cà
Tết Nguyên Đán.

Phần 1: Những ngày cuối năm

Tết Âm Lịch hay còn gọi là Tết Nguyên Đán.

Nguyên là khởi đầu, còn Đán có thể hiểu nôm là thời khắc đầu tiên của năm. Tết Nguyên Đán là thời khắc giao mùa đầu tiên trong năm mới.

Tết phải chẳng chỉ có 3 ngày 30, mùng 1 và mùng 2?

Quá nhiều so với Tết Dương Lịch chỉ có ngày 1/1 nhỉ?

Với người Phương Tây khoảng thời gian Tết kéo dài từ Lễ Tạ Ơn, rồi chuyển qua Noel, Tết Dương Lịch, rồi kéo qua ngày Lễ Phục Sinh mới gọi là chấm dứt "Tết". Quãng thời gian này kéo dài chừng 60 ngày.

Với người Phương Đông, "Tết" bắt đầu từ đâu? và khi nào thì kết thúc?

Tết có thể bắt đầu từ ngày dựng Cây Nêu cho đến ngày Hoá Vàng. Hoặc kéo dài từ ngày dựng Cây Nêu tới Tiết Thanh Minh tháng 03 Âm Lịch.

Nếu So về thời gian quãng 60 ngày của Tết Dương Lịch với 90 ngày của Tết Âm Lịch thì quả thực người Phương Đông coi trọng Tết hơn rất nhiều.

Nhưng đó chỉ là thời điểm tương đối chỉ dành cho 1 nhóm nhỏ áp dụng. Còn đa phần người Á Đông hay người Phương Tây chỉ tổ chức Tết trong khoảng 1 tuần - 10 ngày mà thôi. (Á Đông từ 23 tháng chạp tới mùng 03 tết, người Phương Tây từ 25/12 đến 1/1).

Ngày Tết thường làm gì nhỉ?

Bởi bài viết này có tiêu đề là Tết Nguyên Đán nên nếu đề cập quá nhiều tới Tết Dương Lịch thì lạc điệu lắm.

Ngày Tết Nguyên Đán truyền thống thường được bắt đầu từ ngày 22 tháng chạp. Tại sao lại là ngày 22 tháng chạp? có thể sớm hơn chăng? hoặc muộn hơn chăng?

Sớm hơn thì có thể có từ ngày rằm tháng chạp, nhưng muộn hơn thì dường như là không thể.

Sau ngày Rằm Tháng Chạp, các gia đình chuẩn bị Ra Đồng Tạ Mồ Mả Tổ Tiên. Mục đích đầu tiên: kiểm tra lại xem mồ mả cho bị xâm phạm hay không? nếu có thì phải sửa sang lại sao cho gọn đẹp. Thứ hai là mời tổ tiên về nhà ăn tết với con cháu.

Người Á Đông vốn coi trọng cái Bếp. Ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Táo về trời. Ông về trời cho tới hết ngày mùng 3 mới quay lại nhân gian với gia chủ. Trong quãng thời gian 10 ngày ông Táo đi vắng, Bếp không có người cai quản nên theo tâm linh người Á Đông rất dễ xảy ra điều không may mắn nếu vẫn củi lửa. Sau ngày này, hạn chế nổi lửa trong bếp, chỉ dùng đồ nấu nướng sẵn: Bánh Chưng, Bánh Tét, Bánh Dày, Giò, Thịt Đông, Cá Kho, Dưa Hành Muối...

Cúng Ông Công - Ông Táo ngày 23 thế nào nhỉ? Thấy có nhiều người bảo rằng Ông Công- Ông Táo là 1 bà, 2 ông, cúng thêm Cá Chép để Cá Chép vượt Vũ Môn đưa Ông Công Ông Táo trầu trời. Đa phần các gia đình đều nghĩ vậy và làm vậy.

Thực ra: Ông Công, Ông Táo có 4 người. Ông Công chính là Thổ Công, phụ trách phần âm thuộc đề đất nền bên dưới khu vực gia đình sinh sống.

Còn Ông Táo gọi đúng là Táo Quân bao gồm 1 bà và 2 ông. Đây chính Quẻ Ly trong Bát Quát bao gồm 1 hào âm và 2 hào dương, tượng trưng cho Lửa. Cũng chính là 3 chân Kiềng trong bếp ngày xưa. Táo Quân phụ trách việc điều hoà ngọn Lửa, tránh Hoả Hoạn trong nhà.

Ngày 23 tháng Chạp, 4 vị này về trầu trời báo cáo tình hình phúc phần của gia chủ trong năm. Để cảm ơn họ đã giúp đỡ gia chủ trong cả năm vất vả nên mới có tục cúng tiễn Ông Công Ông Táo trầu trời.

Đồ cúng chỉ thấy có bộ 3 chiếc mũ, hài và cá chép. Thiếu của ai đó chăng? Thiếu của Ông Công. Tuy nhiên Ông Công là Thổ Địa, ngoài việc giúp đỡ riêng cho Gia Chủ, còn cai quản một khoảng nhất định, ông còn lui tới Đình - Miếu, nơi này đã có phần lễ riêng. Cúng như vậy là đủ đồ rồi. Tuy nhiên phân biệt được Ông Công - Ông Táo mới gọi là hiểu về truyền thống.

Sau ngày 23 tháng Cháp, nhân gian không còn những vị thần trực tiếp bảo hộ cho con người. Ma quỷ sẽ tìm cơ hội quấy phá.

Trồng Cây Nêu trước cửa để Ma Quỷ tránh xa, không làm hại con người. Cây Nêu thường làm bằng Tre, có để nguyên phần ngọn bên trên, buộc thêm vào đó những giải lụa ngũ sắc, một vài bông lúa nếp, và hình cắt bằng giấy.

Trước ngày 23 tháng Chạp gia chủ đã đi mời Ông Bà Tổ Tiên về ăn Tết với con Cháu. Ông Bà Tổ Tiên là những người âm, xung quanh họ cũng có rất nhiều người âm khác. Vì lý do này lý do kia, họ không có nơi để về, họ hậm hực với những người có gia đình con cháu nên đôi khi tìm cách quậy phá. Họ đi cùng với Ông Bà mình về nhà. Cây Nêu còn xua đuổi cả những vong hồn ngoài họ tộc.

Những ngày này, Gia Chủ cũng tranh thủ luộc nồi bánh chưng, giã giò để ăn trong dịp Tết. Bởi hạn chế củi lửa nên chỉ dùng đồ ăn sẵn mà thôi.

Dọn dẹp ban thờ, tỉa chân hương cũng là công việc phải chuẩn bị.

Ngoài ra, trong những ngày từ ngoài rằm đến ngày 30 tháng chạp, họ còn kiểm tra lại thóc trong bồ, hạt giống, gia súc, gia cầm trong chuồng trại. Người ta kiêng những việc tồn đọng từ năm này qua năm khác. Kiêng Gà Ấp qua năm, kiêng thóc cũ đáy bồ chưa dọn sạch đã đổ thóc mới... Họ tranh thủ những ngày cuối năm để kiểm tra lại toàn bộ kết quả trong năm vất vả làm việc.
 
K

kunkun82

Trung cấp
23/9/09
106
1
18
tphcm
Năm củ àh? Thất bại hay thành công nhỉ?
Có thất bại nhưng cũng có 1 ít thành công. không tồi lắm. Nhưng buồn nhiều. Uất cũng nhiều nữa. Tính ra mình còn dzở quá. Tính tình cứng nhắc, thẳng quá hay cố chấp lại còn có tính bảo thủ nữa. Rút kinh nghiệm để sang năm không còn dzậy mới thành công được.
 
T

Tuyet atk

Guest
23/9/09
34
0
0
38
tuyen quang
Năm cũ đúng là năm quá nhìu gian nan đối với mình.Thi đỗ công chức mình được phân công vào làm vịc tại 1 bệnh viên cách nhà 70km.Bước đầu đi làm mới khó khăn làm sao,Sếp trưởng đi học vắng, Sếp phó thì có thành kiến với mình vì sếp không mún thay đổi kế toán, anh ấy chỉ mún típ tục hợp đồng với kế toán cũ vì họ đã là cạ cứng rồi mà.Có những lúc mình mún buông xuôi tất cả để về nhà với bố mẹ.Mới đi làm,học chuyên ngành kế toán doanh nghiệp, k có người hướng dẫn, vào cơ quan đúng thời điểm lập báo cáo quý, khó khăn cứ chồng chất khó khăn.Có những hôm 12h trưa mình vẫn ngồi trên phòng khóc và nhịn đói vì lo lắng, bùn, tủi, chiều lại ra cơ quan tài chính ( cách 30km) để học hỏi.Nhưng giờ thì mọi chuỵn đã qua, công vịc tuy chưa suôn sẻ lám nhưng cũng tạm ổn, Nhìu người trong cơ quan yêu quý mình. Vượt qua được điều này cũng nhớ ở Webketoan rất nhiều, mỗi khi có j vướng mắc mình lại vào diễn đàn để học hỏi.Năm mới sắp đền mình nghĩ mình sẽ không phải đau đầu như năm nay nữa.
 
TAT

TAT

Thành viên Tình Nguyện
6/8/05
1,014
11
0
45
Làng Cà
Tết Nguyên Đán.

Phần 2: Đêm Trừ Tịch và Khoảng Khắc Giao Thừa.

Sau ngày 23 tháng Chạp, các gia đình chủ yếu tập trung vào công việc họ tộc. Con cháu mang hương hoa, dầu đèn tới nhà trưởng họ để đóng góp, gọi là góp phần hương đèn cho tổ tiên.


Chim có Tổ, Người có Tông​

Con người khác xa với loài vật ở chỗ biết tôn trọng cội nguồn của chính mình. Cội nguồn không chỉ có cha mẹ sinh ra ta, mà còn có cha mẹ của cha mẹ và ông bà tổ tiên nhiều đời trước nữa.

Nhớ về nguồn cội để con cháu không mất đi cái gốc tích. Thời gian cuối năm, con cháu tìm tới nhà trưởng tộc dâng hương hoa là vì vậy.

Ngày 30 tháng Chạp là ngày cuối cùng trong năm, các gia đình tranh thủ về nhà đoàn tụ xum họp với nhau. Một năm đầy biến động gian khó, vì lẽ này lẽ kia phải chia ra tứ xứ để mưu sinh. Ngày cuối năm ăn bữa cơm Tất Niên để cùng nhau chia sẻ nốt những khó khăn năm cũ, cùng chúc nhau năm tới sẽ thoải mái hơn trên con đường đời xuôi ngược.

Bữa Cơm Tất Niên ngoài mục đích Đoàn Viên Xum Họp, còn có mục đích tống tiễn năm cũ. Theo Triết học Phương Đông cứ 60 năm gọi là 1 Hoa Giáp, các Hoa Giáp xoay tròn nối tiếp nhau. Một Hoa Giáp là sự phối ngẫu của Thập Thiên Can và Thập Nhị Địa Chi. Mỗi năm lại có một vị thần khác nhau cai quản. Tống Tiễn Năm Cũ chính là đưa vị thần đã hết nhiệm kỳ về nghỉ ngơi, chuẩn bị đón vị thần mới xuống thay.

Cơm Tất Niên tuỳ từng nhà, từng địa phương mà thể hiện khác nhau. Nhưng nhìn chung không thể thiếu được Món Canh Đoàn Viên.

Canh Đoàn Viên hoặc Bánh Đoàn Viên tuỳ thuộc quan niệm mỗi chủng tộc Phương Đông. Bánh Đoàn Viên chính là Bánh Trôi với rất nhiều viên bánh tròn xoe màu trắng. Còn Canh Đoàn Viên là thứ Canh nấu Nấm Thả, thịt băm nhỏ viên tròn lại rồi gắn một cái mũ nấm hương lên trên.

Cơm Tất Niên thường diễn ra ban ngày. Sau bữa cơm mọi người nghỉ ngơi và chuẩn bị cho Đêm Trừ Tịch. Đêm Trừ Tịch là Đêm Cuối Cùng Trong Năm, người ta sẽ tắm gội bằng lá thơm để gột bỏ đi những thứ tạp nham bẩn thỉu, những xui xẻo của năm cũ, để chuẩn bị sang năm mới sạch sẽ tươm tất.

Trong 3 ngày Tết người ta kiêng sát sinh nên mọi thứ chuẩn bị đều phải làm trước lúc Giao Thừa Năm Mới. Làm thịt Gà, thịt Lợn hoặc Trâu Bò đều bị dính hoặc nhiễm máu bẩn, để nguyên bộ dạng đó là nghênh đón vị thần năm mới bị coi là bất kính. Cả nhà Xum Họp và cùng nhau tắm cuối năm gọi là Trừ Tịch.

Việc này diễn ra sau cùng trong ngày, sau bữa cơm Tất Niên nên thường rơi vào lúc trời đã tối. Người ta gọi Đêm Cuối Cùng Trong Năm là Đêm Trừ Tịch.

Thời Khắc Giao Thừa có phải là giây phút đầu tiên bước sang năm mới?

Người Xưa chia thời gian 1 ngày đêm ra làm Đêm 5 Canh và Ngày 6 Khắc. Mỗi 1 Canh, Khắc bằng 2 giờ so với giờ Tây Phương. Người Xưa lại lấy thời điểm giao giữa Canh và Khắc làm khoảng thời gian trung chuyển, lệch về mỗi bên 1 giờ đồng hồ. Cộng lại là tròn 24 tiếng.

Đêm 5 Canh bắt đầu từ Giờ Tuất kết thúc bằng giờ Dần. Từ 7h tối cho đến 5h sáng. Quãng Thời Gian 6h30 tối gọi là Giờ Gà lên Chuồng không được tính vào 6 Khắc ban ngày. Lúc 5h30 Sáng là lúc ánh Lê Minh xuất hiện cũng không được tính vào thời gian 5 Canh ban Đêm nữa.

Vòng tuần hoàn theo giờ Phương Đông được bắt đầu bằng Giờ Tí. Giờ Tí kéo dài từ 11h đêm hôm trước cho tới 1h sáng hôm sau. Vậy 11h đêm đã là thời khắc chuyển sang năm mới.

Giao Thừa rơi vào Giữa Giờ Tí Canh 3, tức là đúng 12h đêm - giờ Tây Phương. Đối với Văn Hoá Phương Đông 4 giờ quan trọng nhất trong ngày là Tí Ngọ Mão Dậu. Giờ Tí là giờ chuyển ngày mới. Giờ Ngọ để phân biệt buổi sáng với buổi chiều. Còn Giờ Mão và Giờ Dậu thì đã nhắc đến ở bên trên, nó là giao thời của Canh và Khắc.

Cúng Giao Thừa bắt đầu từ 11h đêm khi bắt đầu bước sang ngày mới. Thời gian kéo dài khoảng 1 tiếng là đến đúng giữa giờ Tí. Đầu Giờ Tí là thời điểm chuyển giao giữa ngày cũ và ngày mới. Cuối giờ Tí thì đã qua ngày mới rồi. Nên người xưa mới chọn Chính Tí để làm thời khắc Giao Thừa.

Vậy Thời Khắc Giao Thừa không phải là giây đầu tiên của ngày đầu tiên trong năm.

Thập Nhị Địa Chi tượng trưng cho 12 Linh Thú. Người ta hay xem năm tới là năm gì để còn chuẩn bị đồ cúng cho thích hợp. Nhưng đa phần đồ cúng được chọn là Lợn, Dê, Gà hoặc Hoa Quả.

Sau khi cúng Giao Thừa là chính thức bước vào ngày đầu tiên trong năm mới. Người ta hay xuất hành ra khỏi nhà để cầu vận may. Người Phương Đông thường đi Đình Chùa hay Miếu để cầu vận may. Trong Tín ngưỡng Phương Đông thì nơi đây là những nơi bình yên nhất, không có tà mà quấy nhiễu. Tìm đến nơi đây trong thời điểm đầu năm sẽ không gặp điềm xấu ám vào mình. Họ đi và mang về nhà cành Lộc, mong cho gia đình luôn xum xuê như cây cối, tài lộc dễ dàng như hái lá trên cành.

Khi quay về cửa nhà chính là Xông Đất. Họ muốn đem chính khí quay lại cho gia đình mình. Một năm có bị giông hay không chính là khoảng khắc xông đất đầu năm.

Trong 4 thứ ngu của đời người thì xông đất chính là nói về việc này. Người may đem chính khí tới nhà cho gia chủ thì không nói, nhưng nhỡ có đem theo điềm xấu sẽ bị chửi rủa cả năm.

Bây giờ người ta hay kéo nhau đi xem bắn Pháo Hoa nơi phố thị, rồi bạn bè kéo nhau hết nhà này nhà kia ngay từ khắc giao thừa. Đó là sự lai căng với văn hoá Phương Tây vào truyền thống Phương Đông. Chẳng biết điều đó là đáng buồn hay tự hào nhỉ?
 
B

beleave and love

Guest
24/10/09
19
0
0
Hà Nội
Tết, tết, tết..
Ngày xưa còn nhỏ thì mới hào hứng chờ tết chứ bây giờ già rồi thấy chẳng có ý nghĩa gì cả. Cơ quan thi đến giờ phút này còn chưa có lịch nghỉ chính xác, chưa biết có đc thưởng tết hay ko.
Ôi, cái cuộc đời này!
Cả năm trời mệt nhoài mà chẳng để đuợc ji cho đời...
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA