Chuyển tiền tiền mặt, tiền gửi và tài sản giữa 2 công ty

  • Thread starter FBI
  • Ngày gửi
FBI

FBI

*[Đẹp trai nhất web]*
2/7/08
274
5
18
Biết làm gì
Các bác tư vấn hộ em vấn đề này

A là công ty Nhà nước
B là công ty tư nhân

A góp 49% vốn, B góp 51% vốn để tạo ra Công ty TNHH C

Sau khi C hoạt động được 1 năm ở Sài gòn, thì thấy ko hiệu quả và có đơn xin giãn tiến thực hiện công việc ở SG với UBND TP ( ko tạm dừng, cũng chưa giải thể)

A và B thành lập mới 1 công ty D ở Hà Nội.

Lúc này Hội đồng quản trị của Công ty C ra quyết định chuyển toàn bộ tiền mặt, tiền gửi và tài sản về D ở Hà Nội
Cho em hỏi là quyết định trên có đúng không?

_ Nếu quyết định trên là đúng, thì số tiền và tài sản khi chuyển từ C về D phải hạch toán như thế nào?

_ 1 vấn đề khác là: Vì thực chất cả C và D vẫn là do A và B tạo ra. Nên có thể lấy số dư cuối kỳ các tài khoản của C chuyển sang làm dư đầu kỳ của D được ko?

Thank các bác giúp đỡ
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Bong05

Bong05

Bà già khó tính
6/1/07
1,921
11
38
Nam Dinh
Các bác tư vấn hộ em vấn đề này

A là công ty Nhà nước
B là công ty tư nhân

A góp 49% vốn, B góp 51% vốn để tạo ra Công ty TNHH C

Sau khi C hoạt động được 1 năm ở Sài gòn, thì thấy ko hiệu quả và có đơn xin giãn tiến thực hiện công việc ở SG với UBND TP ( ko tạm dừng, cũng chưa giải thể)

A và B thành lập mới 1 công ty D ở Hà Nội.

Lúc này Hội đồng quản trị của Công ty C ra quyết định chuyển toàn bộ tiền mặt, tiền gửi và tài sản về D ở Hà Nội
Cho em hỏi là quyết định trên có đúng không?

_ Nếu quyết định trên là đúng, thì số tiền và tài sản khi chuyển từ C về D phải hạch toán như thế nào?

_ 1 vấn đề khác là: Vì thực chất cả C và D vẫn là do A và B tạo ra. Nên có thể lấy số dư cuối kỳ các tài khoản của C chuyển sang làm dư đầu kỳ của D được ko?

Thank các bác giúp đỡ

Thứ nhất công ty D là một công ty thành lập pháp nhân mới hoàn toàn. Nó không dính dáng gì bởi Công ty C. Chẳng qua chủ của Công ty C cũng đồng thời là chủ của Công ty D. Nên việc điều chuyển tài sản giữa các Công ty hay được các ông chủ định đoạt.
Tuy nhiên Công ty C chỉ có thể quyết định là bán tài sản cho Công ty D hay cho Công ty D mượn tài sản và mượn vốn, hoặc cho, tặng Công ty D. Tuy nhiên nếu làm thủ tục cho, tặng thì vẫn phải viết hoá đơn ( theo luật thuế GTGT hiện hành) .
Thứ hai : Căn cứ vào nội dung quyết định điều chuyển tài sản từ Công ty C sang Cty D mà hạch toán theo diện mwọn, vay hay nhận quà tặng....
Thứ ba: Vì D là công ty lập pháp nhân mới hoàn toàn nên đương nhiên sẽ không có số dư đầu kỳ, mọi tài sản mang về Công ty D theo dạng nào thì sẽ hạch toán theo dạng đó.
 
FBI

FBI

*[Đẹp trai nhất web]*
2/7/08
274
5
18
Biết làm gì
Thứ nhất công ty D là một công ty thành lập pháp nhân mới hoàn toàn. Nó không dính dáng gì bởi Công ty C. Chẳng qua chủ của Công ty C cũng đồng thời là chủ của Công ty D. Nên việc điều chuyển tài sản giữa các Công ty hay được các ông chủ định đoạt.
Tuy nhiên Công ty C chỉ có thể quyết định là bán tài sản cho Công ty D hay cho Công ty D mượn tài sản và mượn vốn, hoặc cho, tặng Công ty D. Tuy nhiên nếu làm thủ tục cho, tặng thì vẫn phải viết hoá đơn ( theo luật thuế GTGT hiện hành) .
Thứ hai : Căn cứ vào nội dung quyết định điều chuyển tài sản từ Công ty C sang Cty D mà hạch toán theo diện mwọn, vay hay nhận quà tặng....
Thứ ba: Vì D là công ty lập pháp nhân mới hoàn toàn nên đương nhiên sẽ không có số dư đầu kỳ, mọi tài sản mang về Công ty D theo dạng nào thì sẽ hạch toán theo dạng đó.

Thank chị
Với số tiền và tài sản là rất lớn. ( lên đến cả vài tỷ).
Vì trong 1 thời gian ngắn C sẽ giải thể, nên ko thể làm theo phương thức cho mượn hay vay được.
Còn về tặng. Như vậy có hợp lý ko? Trong ky số tiền và tài sản của C các bên chủ đầu tư là A và B vẫn muốn là vốn góp của họ vào công ty D mới thành lập này?
 
Bong05

Bong05

Bà già khó tính
6/1/07
1,921
11
38
Nam Dinh
Thank chị
Với số tiền và tài sản là rất lớn. ( lên đến cả vài tỷ).
Vì trong 1 thời gian ngắn C sẽ giải thể, nên ko thể làm theo phương thức cho mượn hay vay được.
Còn về tặng. Như vậy có hợp lý ko? Trong ky số tiền và tài sản của C các bên chủ đầu tư là A và B vẫn muốn là vốn góp của họ vào công ty D mới thành lập này?

Nếu tặng thì vẫn phải viết hoá đơn GTGT nên ko vấn đề gì vì thuế vẫn nộp đủ.
Vay hay mượn vẫn đươc vì bản chất nó là tài sản của Công ty C. Nếu công ty C giải thể thì khoản tiền đó vẫn phải chia cho các bên góp vốn mà. Thực sự vì vẫn chung hai ông chủ nên thủ tục vẫn chỉ là trên giấy tờ mà thôi.
 
FBI

FBI

*[Đẹp trai nhất web]*
2/7/08
274
5
18
Biết làm gì
Nếu tặng thì vẫn phải viết hoá đơn GTGT nên ko vấn đề gì vì thuế vẫn nộp đủ.
Vay hay mượn vẫn đươc vì bản chất nó là tài sản của Công ty C. Nếu công ty C giải thể thì khoản tiền đó vẫn phải chia cho các bên góp vốn mà. Thực sự vì vẫn chung hai ông chủ nên thủ tục vẫn chỉ là trên giấy tờ mà thôi.

Dạ về tài sản thì có thể làm theo cách của chị.

Cho em hỏi thêm là: Thời gian trích khấu hao của tài sản thì bắt đầu từ lúc C xuất hoá đơn cho D hay từ khi có quyết định điều chuyển C về D?

Nhưng về tiền, khi thành lập D. Hội đồng quản trị của C ( thực chất là cả của D nữa ) đã điều toàn bộ số tiền của C sang cho D hoạt động

Như vậy phải làm thế nào để hợp lý hoá khoản tiền đó?
 
Bong05

Bong05

Bà già khó tính
6/1/07
1,921
11
38
Nam Dinh
Dạ về tài sản thì có thể làm theo cách của chị.

Cho em hỏi thêm là: Thời gian trích khấu hao của tài sản thì bắt đầu từ lúc C xuất hoá đơn cho D hay từ khi có quyết định điều chuyển C về D?

Nhưng về tiền, khi thành lập D. Hội đồng quản trị của C ( thực chất là cả của D nữa ) đã điều toàn bộ số tiền của C sang cho D hoạt động

Như vậy phải làm thế nào để hợp lý hoá khoản tiền đó?
Thời gian khấu hao TSCĐ của D là thời gian D bắt đầu đưa vào sử dụng. Thời gian của C thì C tự định đoạt so với giá bán để phù hợp khi tính thuế TNDN.
Phần tiền từ C chuyển về thì tách ra theo tỷ lệ góp vốn của ông A và B .
 
FBI

FBI

*[Đẹp trai nhất web]*
2/7/08
274
5
18
Biết làm gì
Thời gian khấu hao TSCĐ của D là thời gian D bắt đầu đưa vào sử dụng. Thời gian của C thì C tự định đoạt so với giá bán để phù hợp khi tính thuế TNDN.
.

D bắt đầu sử dụng tài sản khi có quyết định điều chuyển tài sản của HĐQT. Nhưng lúc này C chưa xuất hoá đơn cho D ( chưa xuất hoá đơn, thì như vậy tài sản vẫn mang tên công ty C )
Chỉ căn cứ vào quyết định điều chuyển tài sản từ C sang D để trích khấu hao cho nó
Vậy vẫn được tính là trích khấu hao hợp lý?

Phần tiền từ C chuyển về thì tách ra theo tỷ lệ góp vốn của ông A và B .

Em cũng nghĩ đã đến cách tách ra như vậy theo tỷ lệ vốn góp nhưng có 1 vấn đề là:
Vốn góp của 2 bên thì căn cứ vào chứng từ ngân hàng và các biên bản vốn góp.
Giả sử tách 10 tỷ ra cho A và B là vốn góp thì 1 bên là 5,1 và 1 bên là 4,9 tỷ/ Nhưng làm như vậy sẽ lệch với 2 công ty mẹ là A và B.

Vì họ không có khoản vốn góp nào cho Cty D với số tiền như vậy cả, họ chỉ góp cho C số tiền đó mà thôi
Về thủ tục phải làm những gì để số tiền đó thành vốn góp và hạch toán chúng như thế nào àh?
 
Bong05

Bong05

Bà già khó tính
6/1/07
1,921
11
38
Nam Dinh
D bắt đầu sử dụng tài sản khi có quyết định điều chuyển tài sản của HĐQT. Nhưng lúc này C chưa xuất hoá đơn cho D ( chưa xuất hoá đơn, thì như vậy tài sản vẫn mang tên công ty C )
Chỉ căn cứ vào quyết định điều chuyển tài sản từ C sang D để trích khấu hao cho nó
Vậy vẫn được tính là trích khấu hao hợp lý?



Em cũng nghĩ đã đến cách tách ra như vậy theo tỷ lệ vốn góp nhưng có 1 vấn đề là:
Vốn góp của 2 bên thì căn cứ vào chứng từ ngân hàng và các biên bản vốn góp.
Giả sử tách 10 tỷ ra cho A và B là vốn góp thì 1 bên là 5,1 và 1 bên là 4,9 tỷ/ Nhưng làm như vậy sẽ lệch với 2 công ty mẹ là A và B.

Vì họ không có khoản vốn góp nào cho Cty D với số tiền như vậy cả, họ chỉ góp cho C số tiền đó mà thôi
Về thủ tục phải làm những gì để số tiền đó thành vốn góp và hạch toán chúng như thế nào àh?

Tài sản cố định đưa vào sử dụng khi nào thì trích khấu hao từ khi đó. Nếu xác định là mua thì điều khoản trong hợp đồng nới rộng ra . VD : Bên bán xuất hoá đơn cho bên mua ngay sau khi bên mua xác nhận là chấp nhận mua máy hay là bên mua chấp nhận mua sau 6 tháng máy chạy ổn định.... Hay có thể làm hợp đồng thuê TSCĐ.....( Tuỳ ý mà làm hồ sơ)

Phần vốn góp vào Công ty D Không ảnh hưởng bởi vốn góp vào Cty C. VD: vốn góp và C 1 tỷ: 1 bên 490tr và 1 bên 510 tr. Khi họ KD có lãi thì họ đc hưởng theo tỷ lệ mà. Nên với khoản tiền hiện có tại Công ty thì cứ chia theo tỷ lệ góp vốn đó nếu không có biên bản khác thay thế.
Tiền đã nhận vào TK 1 cục từ Cty C thì coi như mượn Cty C. Rồi làm thủ tục nhận vốn góp của A và B và trả lại tiền cho Cty C
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA