Phần I: Phân loại các mô hình kế toán

  • Thread starter Thang_MADI
  • Ngày gửi
T

Thang_MADI

Trung cấp
13/5/05
99
0
8
Hanoi
www.1vs.vn
Hệ thống kế toán các quốc gia trên thế giới có thể được chia thành 3 mô hình như sau:
Mô hình Anh-Mỹ:
Đóng góp lớn vào mô hình này là Anh, Mỹ và Hà lan. Ở đây, việc phát triển thành phần kinh tế tư nhân, đặc biệt là các công ty cổ phần, dẫn đến việc đòi hỏi các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp như là cơ sở thông tin dành cho các nhà đầu tư và người cho vay vốn tín dụng. Hầu như tất cả các công ty có mặt trên thị trường chứng khoán đều có quan tâm đặc biệt đến việc đưa ra các thông tin khách quan về tình trạng tài chính của mình. Mô hình này ở phần lớn các nước đều dựa trên cơ sở về hạch toán giá trị ban đầu. Ngoài ra, yếu tố lạm phát được coi là không có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động liên quan đến giá cả khi thực hiện các hợp đồng. Giữa thập kỷ 70, khi ở Mỹ do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng dầu lửa đã làm tăng tỷ lệ lạm phát, Hội đồng tiêu chuẩn kế toán tài chính đưa ra đề nghị tính đến yếu tố lạm phát trong các báo cáo tài chính, tuy nhiên đến năm 1974, khi lạm phát giảm, quy định này đã bị loại bỏ.

Mô hình Continental:
Nơi phát sinh của mô hình này là cac nước châu Âu và Nhật. ở đây các đặc điểm của kế toán dựa trên 2 yếu tố: định hướng kinh doanh cho các nguồn ngân hàng và cho việc thu thuế. Việc thu hút đầu tư được thực hiện liên quan trực tiếp đến các ngân hàng, và như vậy, các báo cáo tài chính trước tiên là danh cho các ngân hàng chứ không phải cho những người trong thị trường chứng khoán. Trong mô hình lục địa bị sự ảnh hưởng lớn của các tổ chức nhà nước. Điều này có thể được giải thích về việc ưu tiên các nhiệm vụ nhà nước về việc thu thuế.

Mô hình châu Mỹ La tinh:
Ảnh hưởng chủ yếu của việc hình thành mô hình này là yếu tố lạm phát. Vì vậy, điểm khác biệt của mô hình này là sửa đổi các giá trị trong báo cáo tài chính có tính đến mức lạm phát chung. Việc chỉnh sửa theo lạm phát là nhằm đến nhu cầu của nhà nước trong việc thực hiện phần thu của ngân sách.
Ngoài các mô hình trên, có một số nước sử dụng các hệ thống phối hợp có tính đến yếu tố địa phương. Ví dụ, có thể tính đến mô hình của các nước theo đạo Hồi.
Cần nói thêm rằng, việc chia thành các mô hình trên chỉ mang tính quy ước. Không hề có 2 quốc gia nào có hệ thống kế toán giống hệt nhau. Mặt khác, ảnh hưởng khách quan của các quá trình kinh tế thế giới dẫn đến việc cần thiết quốc tế hóa hệ thống kế toán. Trên thế giới hiện nay có các tổ chức quốc tế có ảnh hưởng đến việc quốc tế hóa nhứng chuẩn mực kế toán sau:

Các tổ chức quốc tế về kế toán
- Ủy ban về chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standards Committee - IASC). Đây là chuẩn mực được Nga lựa chọn là mục tiêu để soạn thảo hệ thống kế toán mới trong những năm tiếp đây.
- Cơ quan liên quốc gia về chuẩn mực kế toán quốc tế trực thuộc liên hiệp quốc
- Ủy ban châu Âu. Năm 1999, Hội đồng châu Âu thông qua kế hoạch 5 năm để hoàn thiện thị trường tài chính. Trong phần liên qua đến kế toán trong hợp đồng ghi rõ vai trò của IAS như là lối ra của các công ty vào thị trường tư bản thế giới. Năm 2003, Ủy ban châu Âu đưa ra quyết định về việc đồng ý sử dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS), ngoại trừ IAS 32 và IAS 39.
- Ủy ban chứng khoán Mỹ (Securities and Exchange Commission) – là cơ quan nhà nước của Mỹ. Cơ quan này có ảnh hưởng nhất định đến các phương pháp báo cáo kế toán tài chính. Năm 1996, tổ chức này đưa ra thông báo về việc ủy hộ IASC về vệc soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc tế.
- Hội đồng soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc tế (Financial Accounting Standard Board) - Là cơ quan soạn thảo các nguyên tắc kế toán của Mỹ. Các chuẩn mực này được sử dụng tại các nước theo mô hình Anh-Mỹ, và như vậy, đây là cơ quan được coi như là đối thủ cạnh tranh với IASC
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
N

NguyenDang

Guest
7/12/04
8
0
0
Hải phòng
Giám đốc tài chính

Chào Thang_MADI;

Cảm ơn bạn đã cho mình biết thêm nhiều thông tin tốt.

Công ty mình đang cổ phần hoá, mình thấy trên các trang tin gần đây có Chức danh Giám đốc tài chính. Mình định áp dụng mô hình tổ chức có chức danh Giám đốc tài chính (CFO). Nếu bạn biết và có tài liệu liên quan thì gửi cho mình nhé (Tổ chức, cơ cấu nhân sự, chức năng nhiệm vụ, trách nhiệm quyền hạn,....)

e-mail của mình: ndl_2003@yahoo.com

B.RGDS,
Dang,
ndl_2003@yahoo.com


Thang_MADI nói:
Hệ thống kế toán các quốc gia trên thế giới có thể được chia thành 3 mô hình như sau:
Mô hình Anh-Mỹ:
Đóng góp lớn vào mô hình này là Anh, Mỹ và Hà lan. Ở đây, việc phát triển thành phần kinh tế tư nhân, đặc biệt là các công ty cổ phần, dẫn đến việc đòi hỏi các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp như là cơ sở thông tin dành cho các nhà đầu tư và người cho vay vốn tín dụng. Hầu như tất cả các công ty có mặt trên thị trường chứng khoán đều có quan tâm đặc biệt đến việc đưa ra các thông tin khách quan về tình trạng tài chính của mình. Mô hình này ở phần lớn các nước đều dựa trên cơ sở về hạch toán giá trị ban đầu. Ngoài ra, yếu tố lạm phát được coi là không có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động liên quan đến giá cả khi thực hiện các hợp đồng. Giữa thập kỷ 70, khi ở Mỹ do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng dầu lửa đã làm tăng tỷ lệ lạm phát, Hội đồng tiêu chuẩn kế toán tài chính đưa ra đề nghị tính đến yếu tố lạm phát trong các báo cáo tài chính, tuy nhiên đến năm 1974, khi lạm phát giảm, quy định này đã bị loại bỏ.

Mô hình Continental:
Nơi phát sinh của mô hình này là cac nước châu Âu và Nhật. ở đây các đặc điểm của kế toán dựa trên 2 yếu tố: định hướng kinh doanh cho các nguồn ngân hàng và cho việc thu thuế. Việc thu hút đầu tư được thực hiện liên quan trực tiếp đến các ngân hàng, và như vậy, các báo cáo tài chính trước tiên là danh cho các ngân hàng chứ không phải cho những người trong thị trường chứng khoán. Trong mô hình lục địa bị sự ảnh hưởng lớn của các tổ chức nhà nước. Điều này có thể được giải thích về việc ưu tiên các nhiệm vụ nhà nước về việc thu thuế.

Mô hình châu Mỹ La tinh:
Ảnh hưởng chủ yếu của việc hình thành mô hình này là yếu tố lạm phát. Vì vậy, điểm khác biệt của mô hình này là sửa đổi các giá trị trong báo cáo tài chính có tính đến mức lạm phát chung. Việc chỉnh sửa theo lạm phát là nhằm đến nhu cầu của nhà nước trong việc thực hiện phần thu của ngân sách.
Ngoài các mô hình trên, có một số nước sử dụng các hệ thống phối hợp có tính đến yếu tố địa phương. Ví dụ, có thể tính đến mô hình của các nước theo đạo Hồi.
Cần nói thêm rằng, việc chia thành các mô hình trên chỉ mang tính quy ước. Không hề có 2 quốc gia nào có hệ thống kế toán giống hệt nhau. Mặt khác, ảnh hưởng khách quan của các quá trình kinh tế thế giới dẫn đến việc cần thiết quốc tế hóa hệ thống kế toán. Trên thế giới hiện nay có các tổ chức quốc tế có ảnh hưởng đến việc quốc tế hóa nhứng chuẩn mực kế toán sau:

Các tổ chức quốc tế về kế toán
- Ủy ban về chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standards Committee - IASC). Đây là chuẩn mực được Nga lựa chọn là mục tiêu để soạn thảo hệ thống kế toán mới trong những năm tiếp đây.
- Cơ quan liên quốc gia về chuẩn mực kế toán quốc tế trực thuộc liên hiệp quốc
- Ủy ban châu Âu. Năm 1999, Hội đồng châu Âu thông qua kế hoạch 5 năm để hoàn thiện thị trường tài chính. Trong phần liên qua đến kế toán trong hợp đồng ghi rõ vai trò của IAS như là lối ra của các công ty vào thị trường tư bản thế giới. Năm 2003, Ủy ban châu Âu đưa ra quyết định về việc đồng ý sử dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS), ngoại trừ IAS 32 và IAS 39.
- Ủy ban chứng khoán Mỹ (Securities and Exchange Commission) – là cơ quan nhà nước của Mỹ. Cơ quan này có ảnh hưởng nhất định đến các phương pháp báo cáo kế toán tài chính. Năm 1996, tổ chức này đưa ra thông báo về việc ủy hộ IASC về vệc soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc tế.
- Hội đồng soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc tế (Financial Accounting Standard Board) - Là cơ quan soạn thảo các nguyên tắc kế toán của Mỹ. Các chuẩn mực này được sử dụng tại các nước theo mô hình Anh-Mỹ, và như vậy, đây là cơ quan được coi như là đối thủ cạnh tranh với IASC
 
T

Thang_MADI

Trung cấp
13/5/05
99
0
8
Hanoi
www.1vs.vn
Chào anh Nguyễn Đăng !

Trước tiên xin cám ơn anh đã viết thư riêng và nói lên nhưng tâm huyết của mình về kế toán ứng dụng Việt nam cũng như các trăn trở về phần mềm kế toán. Đây cũng là các vấn đề hiện tôi rất quan tâm.

Về các vấn đề anh nêu trong chủ đề này, đúng là chức danh giám đốc tài chính là một khái niệm tương đối mới ở Việt nam. Trước đây tôi cũng có thời gian trực tiếp tham gia soạn thảo các quy chế doanh nghiệp và quy định về các bộ phận trong doanh nghiệp nên cũng hiểu chút ít về vấn đề này.
Hiểu nôm na ra thì giám đốc tài chính là người quản lý toàn bộ các hoạt động về tài chính của doanh nghiệp, và là người đứng đầu khối kế toán tài chính.
Trong khối này bao gồm các bộ phận kế toán, tài chính, phòng kinh tế, phòng dự án, phòng kế hoạch...). Chức năng chính của giám đốc tài chính có thể gói lại trong một số nhiệm vụ sau:
- lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn, đưa ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp
- tổ chức việc thực hiện, quản lý các hoạt các hoạt động liên quan tới tài chính.
- giám sát và kiểm các hoạt động tài chính
Như vậy, có thể hiểu 3 chức năng đó là: lập kế hoạch - thực hiện - kiểm tra.

Về mặt tổ chức, giám đốc tài chính có quyền hạn cao hơn kế toán trưởng. Thế nhưng về mặt pháp luật, chịu trách nhiệm cùng với tổng giám đốc về các báo cáo tài chính lại là kế toán trưởng (theo quy định của Nga) chứ không phải là giám đốc tài chính.

Tôi có một số tư liệu về cơ cấu tổ chức phòng tài chính và chức danh giám đốc tài chính. Nhưng rất tiếc, các tư liệu này tôi không đem theo về Việt nam. Theo kế hoạch thì đầu tháng 11, nếu lúc đó anh vẫn có nhu cầu tìm hiểu thì tôi có thể chuyển cho anh các tư liệu này.

P.S.:

Tôi xin nói sơ qua về tư liệu này như sau:
Về mặt quản trị doanh nghiệp, bất kỳ một bộ phận nào trong doanh nghiệp và nghiệp vụ nào cũng đều có quy định về chức năng, quyền hạn và trách nhiệm. Đối với từng bộ phận, trong doanh nghiệp cần đưa ra bản quy định của phòng ban đó, ví dụ: quy định hoạt động của phòng kinh doanh, quy định về phòng tài chính, quy định phòng kế hoạch...
Đối với từng nhân viên hay trưởng bộ phận cũng có các quy định về nghiệp vụ cá nhân, ví dụ: quy định nghiệp vụ trưởng phòng tài chính, quy định nghiệp vụ thủ quỹ, quy định nghiệp vụ thủ kho...

Tư liệu bằng tiếng Nga, nhưng có thể dịch ra tiếng Anh bằng chương trình dịch (tương đối chuẩn xác)

Một số thuật ngữ tôi dùng ở trên có thể không chính xác, ví dụ về quy định phòng ban hay quy định nghiệp vụ cá nhân.
 
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA