Phần II: Các nguyên tắc chung của chuẩn mực kế toán quốc tế

  • Thread starter Thang_MADI
  • Ngày gửi
T

Thang_MADI

Trung cấp
13/5/05
99
0
8
Hanoi
www.1vs.vn
1. Mục đích của báo cáo tài chính
IAS chỉ mang tính chất hướng dẫn tham khảo và các quốc gia có thể tự đưa ra quyết định về việc áp dụng. Mặt khác, IAS là kinh nghiệm thực tế đúc kết của các hệ thông kế toán phát triển trên thế giới (Mỹ và châu Âu), vì vậy, việc áp dụng máy móc có thể dẫn đến những kết quả xấu đối với hệ thống kế toán quốc gia. Nguyên tắc chung khi chuyển sang chuẩn mực kế toán quốc tế trước hết là cần khẳng định những Nguyên tắc chung về việc tạo lập các báo cáo tài chính (Framework for the Preparation and Presentation Statements). Nguyên tắc này được ghi rõ trong một văn bản cụ thể, nó không phải là chuẩn mực và không có yêu cầu hay hướng dẫn cụ thể. Nếu như có Chuẩn mực (chương mục) nào đó trái với Nguyên tắc thì sẽ áp dụng theo Chuẩn mực (chương mục).
Theo như Nguyên tắc “Mục đích của báo cáo tài chính là việc đưa ra các thông tin về tình trạng tài chính, kết quả hoạt động và những thay đổi trong tình trạng tài chính của doanh nghiệp”.

2. Nhưng tiêu đề cơ bản trong chuẩn mực kế toán quốc tế
o Cơ sở dồn tích (Accrual Basic) – Tất cả các hoạt động đều được ghi nhận vào thời điểm hoàn thành chứ không phải vào thời điểm thu hoặc chi tiền thực tế. Như vậy, tất cả các hoạt động được tính trong kỳ báo cáo khi nó nảy sinh. Nguyên tắc này tạo ra cơ sở nhận các thông tin khách quan về các khoản vay nợ sẽ được thu về trong tương lai, có nghĩa là dự đoán kết quả trong tương lai.
o Hoạt động liên tục (Going concern) – tiêu đề này cho rằng, doanh nghiệp sẽ hoạt động lâu dài trong tương lai. Và bởi vì doanh nghiệp không có dự định kết thúc hay giảm bớt mức độ hoạt động, cho nên tài sản sẽ được tính vào bảng cân đối theo giá trị ban đầu (không tính đến chi phí thanh lý). Trong trường hợp ngược lại, báo cáo tài chính cần được lập trên cơ sở khác và cơ sở này cần phải được ghi chú rõ.

3. Đặc tính chất lượng của thông tin
Để có thể được sử dụng ở mức độ quốc tế, thông tin cần phải phù hợp với các đặc tính chất lượng sau:
o Dễ hiểu (Understandability) – thông tin phải hiểu được cho những người sử dụng có những kiến thức trong lĩnh vực kế toán.
o Thích đáng, thích hợp (Relevance) – thông tin có ảnh hưởng đến những quyết định kinh tế của người sử dụng
o Tin cậy, chính xác (Reliability) – thông tin chỉ có ý nghĩ khi nó không có những sai lệch lớn. Các thông tin chính xác cần thỏa mãn các yêu cầu sau:
o Thể hiện chân thực (faithful representation) – thông tin cần thể hiện rõ các hoạt động kinh tế trong báo cáo tài chính.
o Ưu tiên nội dung trên hình thức (Substance over form) – thông tin cần được tiếp nhận trước hết trên ý nghĩa kinh tế chứ không phải là trên ý nghĩa pháp lý.
o Trung gian (Neutrality) – thông tin không phải là dành cho một nhóm người nào đó.
o Cẩn thận, thận trọng (Prudence) – đây là yêu cầu rất quan trọng trong việc đánh giá tài sản và các khoản đi vay. Tài sản có và thu nhập không được đánh giá quá mức, còn các khoản nợ thì không thể không đánh giá hết. Điều này có nghĩa rằng, cần tính đến khả năng lỗ có thể chứ không tính đến các khoản lãi không thể.
o Có thể so sánh (Comparability) – thông tin có thể sử dụng để so sánh với các báo cáo của các kỳ trước và với các công ty khác.
Chuẩn mực quốc tế đưa ra các hạn chế tính thích đáng (Relavance) và tin cậy (Reliability) sau:
o Tính kịp thời (Timeliness) – liên quan đến việc quan hệ giữa tính tin cậy và thích đáng của thông tin. Một mặt, để thỏa mãn yêu cầu về tính thích đáng, cần phải tập chung toàn bộ thông tin đối với toàn bộ các hoạt động kinh tế. Mặt khác, việc thu thập thông tin đầy đủ và tin cập có thể dẫn đến việc kéo dài thời hạn nộp báo cáo, và như vậy, ảnh hưởng đến tính thích đáng của thông tin. Như vậy, cần tìm sự kết hợp hợp lý giữa hai yếu tố này.
o Quan hệ giữa lợi ích và chi phí (Balance between benefit and cost) – Lợi ích của thông tin nhận được không được vượt quá chi phí, trong đó quá trình tính toán lợi ích và chi phí cần phải dựa trên mức độ chuyên nghiệp

4. Các thành phần của báo cáo tài chính
Thành phần của báo cáo tài chính bao gồm 5 yếu tố sau:
o Tài sản có
o Các khoản nợ
o Vốn chủ sở hữu
o Thu nhập
o Chi phí
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Khóa học Quản trị dòng tiền
T

tamfpt

Guest
30/5/05
12
0
0
43
Ha noi
Đề nghị bạn tiếp tục post các phần tiếp theo nhé.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA