Xung quanh các vấn đề thỏa thuận trong HĐLĐ?

  • Thread starter QuynhThi5
  • Ngày gửi
QuynhThi5

QuynhThi5

Trung cấp
25/8/09
80
1
0
38
An Giang
Trong Hợp đồng lao động của Cty có qui định:
(Ở điều khoản - Những thỏa thuận khác)

+ Được hưởng lương tháng 13 (tùy thuộc vào kết quả hoạt động SXKD hàng năm của DN)

Tình huống:

Cuối năm 2009, DN không chi lương tháng 13 cho NLĐ. DN bảo là năm nay hoạt động SXKD bị lỗ (không hiệu quà).

Cho hỏi:
+ Trong trường hợp này người lao động có được quyền đề xuất DN cho xem kết quả hoạt động SXKD của DN được không?

+ Nếu DN không cho người lao động xem kết quả hoạt động SXKD thì người lao động có quyền khởi kiện được không?

Chân thành cám ơn
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
VTM

VTM

Guest
14/10/05
5,506
81
48
TÂY NAM BỘ
Trong Hợp đồng lao động của Cty có qui định:
(Ở điều khoản - Những thỏa thuận khác)

+ Được hưởng lương tháng 13 (tùy thuộc vào kết quả hoạt động SXKD hàng năm của DN)

Tình huống:

Cuối năm 2009, DN không chi lương tháng 13 cho NLĐ. DN bảo là năm nay hoạt động SXKD bị lỗ (không hiệu quà).

Cho hỏi:
+ Trong trường hợp này người lao động có được quyền đề xuất DN cho xem kết quả hoạt động SXKD của DN được không?

+ Nếu DN không cho người lao động xem kết quả hoạt động SXKD thì người lao động có quyền khởi kiện được không?

Chân thành cám ơn

Theo tình huống trên :
Lương tháng 13 đã được giao kết trong HDLD và có kèm theo điều kiện được hưởng (ở đây là theo KQKD) => về tính minh bạch thì NLD phải được biết KQKD, nhưng KQKD cũng là bí mật của DN nên phía NLD phải có một người hoặc nhóm người đại diện cho đòi hỏi chính đáng trên (có thể là Công đoàn Cty nếu Cty có thành lập tổ chức này)
Người LD có thể khởi kiện theo Luật tại CQ lao động địa phương.
 
QuynhThi5

QuynhThi5

Trung cấp
25/8/09
80
1
0
38
An Giang
Theo tình huống trên :
Lương tháng 13 đã được giao kết trong HDLD và có kèm theo điều kiện được hưởng (ở đây là theo KQKD) => về tính minh bạch thì NLD phải được biết KQKD, nhưng KQKD cũng là bí mật của DN nên phía NLD phải có một người hoặc nhóm người đại diện cho đòi hỏi chính đáng trên (có thể là Công đoàn Cty nếu Cty có thành lập tổ chức này)
Người LD có thể khởi kiện theo Luật tại CQ lao động địa phương.

Quỳnh chân thành cám ơn bác đã quan tâm và trả lời đề tài này.

Quỳnh xin nêu tiếp câu hỏi:

+ Không rõ trong bộ luật lao động có qui định nào về việc được huởng lương Tháng 13 hay không?

+ Xuất phát từ đâu lại có cái thỏa thuận được hưởng lương tháng 13

+ Các văn bản của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp qui định nếu trong HDLD không có ghi rõ các điều khoản của người lao động được hưởng (như phụ cấp,...và lương tháng 13) thì chi phí ấy không được xem là chi phí hợp lý hợp lệ .
Trong trường hợp này, HDLD có ghi nhưng chủ DN bảo là lỗ nên xù lương tháng 13. Hụ hụ hụ

+ Đối với DNTN, Cty TNHH 1 thành viên hoặc 2 thành viên, họ có bao chừ công khai tài chính với người lao động đâu? Ngoại trừ, các Công Ty cổ phần.

+ Không có tổ chức công đoàn thì lấy quyền gì để xem được cái báo cáo tài chính đó? Khổ thân cho người lao động quá

Mong được góp ý để sáng tỏ vấn đề.

Chân thành cám ơn
 
Sửa lần cuối:
VTM

VTM

Guest
14/10/05
5,506
81
48
TÂY NAM BỘ
+ Không rõ trong bộ luật lao động có qui định nào về việc được huởng lương Tháng 13 hay không?
+ Xuất phát từ đâu lại có cái thỏa thuận được hưởng lương tháng 13

Căn cứ vào Bộ Luật lao động:

Điều 26: Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động

Lương tháng 13: là sự thoả thuận bình đẳng giữa NSDLD và NLD pháp luật không bắt buộc phải có Điều khoản thoả thuận này (CBCC nhà nước không có cái vụ tháng 13) nhưng khuyến khích (thông qua việc chấp nhận đó là khoản CP hợp lý nếu như được giao kết và thể hiện rõ ràng trong HDLD. Rõ ràng ở đây được hiểu: Điều kiện được hưởng lương tháng 13, NLD làm việc đủ 12 tháng trong năm hưởng ra sao, không đủ 12 tháng hưởng ra sao => luôn được hưởng nhưng nhiều hay ít đủ nguyên tháng hay không là theo điều kiện trên => là bản chất đúng của lương tháng 13, luôn được hưởng không phụ thuộc KQKD)

Quynhthi5
+ Các văn bản của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp qui định nếu trong HDLD không có ghi rõ các điều khoản của người lao động được hưởng (như phụ cấp,...và lương tháng 13) thì chi phí ấy không được xem là chi phí hợp lý hợp lệ .
Trong trường hợp này, HDLD có ghi nhưng chủ DN bảo là lỗ nên xù lương tháng 13. Hụ hụ hụ

Trường hợp này HDLD có ghi nhưng ghi không rõ ràng, NLD chỉ được hưởng khi DN có lãi => cái này nếu gọi tên đúng theo bản chất là thưởng theo KQKD => ghi chung chung không rõ ràng nếu có lãi và thưởng cũng không được xem là CPHL.

Quynhthi5:
+ Đối với DNTN, Cty TNHH 1 thành viên hoặc 2 thành viên, họ có bao chừ công khai tài chính với người lao động đâu? Ngoại trừ, các Công Ty cổ phần.

+ Không có tổ chức công đoàn thì lấy quyền gì để xem được cái báo cáo tài chính đó? Khổ thân cho người lao động quá

Không công khai tài chính, vậy khoảng lương tháng 13 (có giao kết điều kiện được hưởng liên quan đến KQKD) nói là lỗ rồi xù người lao động thì ai mà tin !
Không có Công đoàn nhưng sẽ có Đại diện cho tập thể NLD trong DN để giải quyết tranh chấp.

Bộ Luật lao đông:
Điều158.
Tranh chấp lao động được giải quyết theo những nguyên tắc sau đây:

1. Thương lượng trực tiếp và tự dàn xếp giữa hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp;

2. Thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên, tôn trọng lợi ích chung của xã hội và tuân theo pháp luật;

3. Giải quyết công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng, đúng pháp luật;

4. Có sự tham gia của đại diện công đoàn và của đại diện người sử dụng lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Điều159.
Việc giải quyết tranh chấp lao động tại các cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động được tiến hành khi một bên từ chối thương lượng hoặc hai bên đã thương lượng mà vẫn không giải quyết được và một hoặc hai bên có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động.

Điều160.
1. Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động các bên tranh chấp có quyền:
a) Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện của mình để tham gia quá trình giải quyết tranh chấp;
b) Rút đơn hoặc thay đổi nội dung tranh chấp;
c)Yêu cầu thay người trực tiếp tiến hành giải quyết tranh chấp, nếu có lý do chính đáng cho rằng người đó không thể bảo đảm tính khách quan, công bằng trong việc giải quyết tranh chấp.

2. Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động các bên tranh chấp có nghĩa vụ:
a) Cung cấp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động;

Nghiêm chỉnh chấp hành các thỏa thuận đã đạt được, biên bản hòa giải thành, quyết định đã có hiệu lực của cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động, bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của Tòa án nhân dân.

Điều 161.
Cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền yêu cầu các bên tranh chấp lao động, các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp tài liệu, chứng cứ, trưng cầu giám định, mời nhân chứng và người có liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động

Theo trình tự giải quyết nhé !
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
"Tại Bộ Luật Lao Động được Quốc Hội Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Khoá X, kỳ họp thứ 11 đã sửa đổi, bổ sung thông qua ngày 02 tháng 4 năm 2002

Điều 64:
Căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp và mức độ hoàn thành công việc của người lao động, người sử dụng lao động thưởng cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp.
Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định sau khi tham khảo ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở."

Tiền thưởng, tiền lương tháng 13 về nguyên tắc là không mang tính bắt buộc. Bộ luật Lao động không sử dụng thuật ngữ “lương tháng 13”. Tuy nhiên, nếu quỹ lương của DN có đăng ký chưa sử dụng hết, HDLD có ghi “lương tháng 13”, hoặc trong thỏa ước lao động tập thể, quy chế trả lương của Cty có quy định, hoặc giữa người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận thì phải thực hiện, điều này pháp luật khuyến khích bởi có lợi cho người lao động. Nếu DN có trả lương tháng 13 thì được hạch toán vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế, còn các khoản tiền thưởng cho người lao động, doanh nghiệp không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế mà phải sử dụng khoản lợi nhuận sau thuế để thanh toán.

Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31-12-2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương

Điều 11. Việc thưởng cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp theo Điều 64 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung được quy định như sau:

1. Đối với doanh nghiệp nhà nước, căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh hàng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động, doanh nghiệp trích lập quỹ khen thưởng từ lợi nhuận sau thuế để thưởng cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp. Mức trích lập quỹ khen thưởng thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

2. Đối với doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác, căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh hàng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động, người sử dụng lao động thưởng cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp trên cơ sở hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể mà hai bên đã thỏa thuận.

3. Các doanh nghiệp có trách nhiệm ban hành Quy chế thưởng để thực hiện đối với người lao động sau khi tham khảo ý kiến Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở. Quy chế thưởng phải được công bố công khai trong doanh nghiệp. [/b]

CÔNG VĂN CỦA BỘ TÀI CHÍNH - TỔNG CỤC THUẾ SỐ 3734 TCT/ĐTNN
NGÀY 15 THÁNG 11 NĂM 2004 VỀ VIỆC HẠCH TOÁN KHOẢN LƯƠNG THÁNG THỨ 13 VÀO CHI PHÍ
http://www.vietlaw.gov.vn/LAWNET/docView.d...1&type=html

Kính gửi: Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương


Trong thời gian vừa qua, Tổng cục Thuế nhận được công văn của nhiều đơn vị hỏi về việc hạch toán vào chi phí hợp lý đối với khoản chi lương tháng thứ 13. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Căn cứ theo quy định tại điểm 3.1b, Khoản 3, mục III, Phần B, Thông tư 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) thì các khoản tiền lương chi trả thực tế cho người lao động (bao gồm cả lương tháng thứ 13 và các khoản tiền lương bổ sung) sẽ được hạch toán vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN, nếu các khoản tiền lương này được quy định cụ thể (bao gồm mức tiền và các điều kiện được hưởng) tại Hợp đồng lao động hoặc Thỏa ước lao động tập thể, được sự đồng ý của Hội đồng quản trị và được tính toán hợp lý (gắn liền và phù hợp với kết quả kinh doanh của đơn vị). Quy định này áp dụng chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước.

Hàng năm, cơ sở kinh doanh phải đăng ký với cơ quan thuế về tổng quỹ lương phải trả trong năm, căn cứ và phương pháp xây dựng tổng quỹ lương cùng với việc nộp tờ khai thuế TNDN.

Ngoài các khoản tiền lương được hạch toán vào chi phí đã nêu ở trên, các khoản tiền thưởng cho người lao động, doanh nghiệp không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN các khoản tiền thưởng này. Doanh nghiệp sử dụng khoản lợi nhuận sau thuế để thanh toán.

Căn cứ vào hướng dẫn trên đây, đề nghị các Cục thuế hướng dẫn và thực hiện thống nhất. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các Cục thuế có báo cáo cụ thể về Tổng cục Thuế để có hướng dẫn kịp thời.

Nguồn: http://vietbao.vn/Viec-lam/Hop-thuc-hoa-lu...N/62106621/270/

Tổng cục Thuế vừa ban hành Công văn 3734 TCT/ĐTNN cho phép các doanh nghiệp (DN) ngoài quốc doanh được hạch toán khoản lương tháng thứ 13 vào chi phí hợp lý. Theo ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch LĐLĐ TPHCM, công văn này đã mở “lối thoát” cho rất nhiều DN trong việc xây dựng cơ sở trả thưởng cho người lao động vào dịp cuối năm.
Hai điều kiện cơ bản để hợp thức hóa

Công văn quy định: “Các khoản tiền lương chi trả thực tế cho người lao động (bao gồm cả lương tháng thứ 13 và các khoản tiền lương bổ sung) sẽ được hạch toán vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Nếu các khoản tiền lương này được quy định cụ thể (bao gồm mức tiền và các điều kiện được hưởng) tại hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể, được sự đồng ý của hội đồng quản trị và được tính toán hợp lý (gắn liền và phù hợp với kết quả kinh doanh của đơn vị). Quy định này áp dụng chung cho tất cả các loại hình DN không phải là DN Nhà nước”. Như vậy, hai điều kiện cơ bản để DN được phép đưa khoản lương tháng thứ 13 này vào chi phí hợp lý là: Đưa vào hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động; đăng ký với cơ quan thuế tổng tiền lương phải trả trong năm.

Trước đây, nhiều DN muốn đưa khoản lương tháng thứ 13 này vào chi phí giá thành nhưng không được cơ quan thuế cho phép. Điều này gây khó khăn cho các DN, đặc biệt là các DN thực sự làm ăn không có lợi nhuận. Trong trường hợp này, nếu DN không chi thưởng tháng lương thứ 13 thì có thể sẽ dẫn đến đình công. Như vậy, công văn 3734 của Tổng cục Thuế đã giúp DN “hợp thức hóa” khoản lương tháng thứ 13 vào chi phí hợp lý để nhẹ gánh tài chính. Còn đối với các DN làm ăn có lãi, theo ông Mai Đức Chính, DN sẽ chủ động hơn trong việc lựa chọn cách chi trả lương tháng thứ 13: Có thể trích từ lợi nhuận, hoặc dùng khoản lương tháng 13 đã đăng ký (với cơ quan thuế).

DN vẫn ngại vì giá thành sẽ tăng

Ngành thuế đã mở cửa, nhưng quan trọng là DN có “muốn” đưa khoản lương tháng thứ 13 vào chi phí giá thành hay không. Bởi vì giá thành được xây dựng dựa trên chi phí (gồm tiền điện, tiền mua sắm cơ sở vật chất, tiền lương...) cộng với nguyên liệu. Nếu đưa khoản trên vào chi phí thì sẽ dẫn tới đội giá thành, gây bất lợi cho DN. Một khi giá thành sản phẩm của một DN nào đó đã chạm vạch cạnh tranh thì DN sẽ tìm cách hạ giá thành tối đa. Cho nên, dù Tổng cục Thuế đã cho phép, nhưng DN đưa lương tháng thứ 13 vào chi phí giá thành hay không còn tùy thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của DN đó. Các chuyên gia tài chính – tiền lương nhận định rằng, quy định mới này trước mắt có lợi cho các đơn vị kinh doanh độc quyền. Bởi vì, dù chi phí giá thành có cao thêm nhưng sức cạnh tranh đã mạnh nên không bị ảnh hưởng đáng kể, quan trọng là từ đó, mức thuế TNDN phải đóng sẽ được giảm xuống.

Thuận lợi trong việc thưởng cho người lao động

Quy định mới này có tác động đến mức thưởng tháng thứ 13 của DN cho người lao động không? Ông Bùi Văn Hồng, Chủ tịch Công đoàn Công ty Mountech (100% vốn của Đức), cho rằng: “DN thực sự có lãi thì có thể (chứ không hẳn là chắc chắn) sẽ thưởng nhiều hơn cho người lao động để khuyến khích sản xuất. Quan trọng hơn là các DN không có lợi nhuận cũng phải chi thưởng theo đăng ký tại cơ quan thuế và ràng buộc trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động.

Riêng nhóm các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), những năm qua đã xảy ra nhiều cuộc đình công vào mỗi dịp cuối năm xuất phát từ mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động về chi trả thưởng. 70% DN thuộc loại hình này báo cáo lỗ nhưng các cơ quan chức năng thiếu cơ sở theo dõi, giám sát nên thường xảy ra tình trạng người lao động bị “xù” khoản thưởng này. Quy định mới của Tổng cục Thuế nay đã trở thành một công cụ hữu hiệu, giúp tránh được tình trạng trên.

-------------------

DIỄN ĐÀN QUẢN LÝ

Ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch LĐLĐ TPHCM:

Tổng cục Thuế lẽ ra phải có hướng dẫn sớm hơn

Lẽ ra, Tổng cục Thuế phải có hướng dẫn sớm hơn để giảm bớt phiền toái cho DN trong việc chi trả lương, thưởng cho người lao động. Trong Luật Lao động không có khái niệm lương tháng thứ 13 mà chỉ hiểu đó là khoản tiền thưởng cho người lao động vào dịp cuối năm. Tôi muốn nhấn mạnh: Đối với các DN làm ăn có lãi thì lấy lợi nhuận sau khi tính thuế để trả thưởng theo quy định tại điều 64 Bộ Luật Lao động. Còn đối với các DN làm ăn không có lãi thì dựa vào khoản lương tháng 13 (đã đăng ký trong chi phí giá thành với cơ quan thuế) trả cho người lao động và coi như đây là khoản tiền thưởng.

Ông Đỗ Văn Tăng, Phó Phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ – Cục Thuế TPHCM:

Được áp dụng ngay cho năm 2004

Dù Công văn 3734 của Tổng cục Thuế mới được ban hành nhưng vẫn áp dụng được cho việc tính lương, thưởng của DN trong năm 2004 này. Các DN muốn đưa khoản lương tháng thứ 13 vào chi phí hợp lý để giảm thu nhập chịu thuế thì DN cần bổ sung vào phụ lục hợp đồng hoặc thỏa ước lao động đã ký với người lao động, đồng thời khai báo bổ sung với cơ quan thuế để biết và cùng thực hiện.

Tham khảo thêm các văn bản pháp luật thuế TNDN hiện hành qui định

Thông tư số:130 /2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm

.....
.....
.....
.....

2.5. Chi tiền lương, tiền công thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Chi tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán khác để trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

b) Các khoản tiền thưởng cho người lao động không mang tính chất tiền lương, các khoản tiền thưởng không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng trong hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể.

c) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề nhằm bảo đảm việc trả lương không bị gián đoạn và không được sử dụng vào mục đích khác. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.

d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

Tại thông tư số: 160/2009/TT-BTC ngày 12/08/2009
2.3. Đối với các khoản tiền thưởng cho cả năm 2009 (như tiền thưởng năm, tiền thưởng tháng lương thứ 13, ...) thì thu nhập làm căn cứ xác định số thuế được miễn là 50% số tiền thưởng này. Thời hạn chi trả các khoản tiền thưởng cho cả năm 2009 được xác định là thu nhập miễn thuế chậm nhất không quá ngày 31/3/2010.
Ví dụ: năm 2009, Ông A được hưởng 01 khoản tiền thưởng năm là 10 triệu đồng; vậy ông A sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập 5 triệu đồng (bằng 50% mức thưởng cả năm).
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA