Nhạc cụ dân tộc việt nam

  • Thread starter hoanggiadrum
  • Ngày gửi
H

hoanggiadrum

Guest
9/3/13
2
0
0
38
hà nam
www.trongdoitam.net
Thị trường âm nhạc Việt Nam phát triển mạnh mẽ, không những tự thân vận động mà còn ảnh hưởng của nhiều dòng nhạc, nhiều trào lưu âm nhạc nước ngoài… thúc đẩy dịch vụ âm nhạc phát triển ngày càng đa dạng, phong phú, hoàn thiện trên nhiều mặt.
Góp phần vào sự phát triển của âm nhạc, giải trí Việt…Trống Hoàng Gia không những trực tiếp triển khai, hợp tác tổ chức những chương trình ca nhạc, biểu diễn âm nhạc… mà còn xây dựng Cửa hàng nhạc cụ Hoàng Gia với hoạt động mua bán tất cả các loại nhạc cụ ngày một sôi động. Hoàng Gia đặc biệt chú trọng đầu tư vào các nhạc cụ dân tộc … bởi giữa thời đại nhiều dòng nhạc mới ra đời sôi động, lạ lùng… người ta vẫn tìm đến những nhạc cụ dân tộc để kết hợp giữa cái cũ và cái mới, tạo ra hiệu ứng âm nhạc đặc biệt… hoặc thưởng thức âm thanh từ nhạc cụ dân tộc như tìm đến khung trời lắng sâu của tâm hồn người Việt…

Nền văn hoá ViệtNam tồn tại lâu đời, phát triển đa dạng, phong phú… cùng với tâm lí người Việt đậm đà tính cộng đồng, yêu cái đẹp, yêu âm nhạc… đã kết tinh nên nhiều loại nhạc cụ dân tộc. Phổ biến nhất cho đến ngày nay là những nhạc cụ dân tộc sau:

1. Đàn bầu


Đàn bầu tên chữ là Độc Huyền Cầm, là loại đàn một dây của người Việt, thanh âm phát ra nhờ sử dụng que hay miếng gảy vào dây. Dựa theo cấu tạo của hộp cộng hưởng, đàn bầu chia hai loại là đàn thân tre và đàn hộp gỗ.



Đàn bầu có âm vực rộng, âm sắc đẹp, sâu lắng, quyến rũ. Tiếng đàn khi buồn bã thiết tha, khi ngọt ngào tình tự, thể hiện được những cung bậc lắng sâu của tình cảm con người.

Đàn bầu có mặt phổ biến ở các dàn nhạc cổ truyền dân tộc Việt Nam.

2. Đàn đá

Đàn Đá là nhạc cụ gõ cổ nhất của ViệtNamvà là một trong những loại nhạc cụ cổ sơ nhất của loài người.

Đàn được làm bởi các thanh đá dài ngắn, mỏng dày khác nhau… Thanh đá dài, to, dày có âm vực trầm; thanh đá ngắn, nhỏ, mỏng tạo ra tiếng thanh. Ở âm vực cao, tiếng đàn đá thánh thót xa xăm. Ở âm vực trầm, đàn đá vang như tiếng dội của vách đá. Người xưa quan niệm âm thanh của đàn đá như một phương tiện để nối liền cõi âm với cõi dương, giữa con người với trời đất thần linh, giữa hiện tại với quá khứ. Đàn đá đã được giới thiệu ở trong và ngoài nước.

3. Đàn đáy

Đàn đáy hay còn gọi là Vô Đề Cầm, là nhạc cụ độc đáo mà từ hình dáng, âm thanh, đến thể loại âm nhạc có địa vị đặc biệt trong nền âm nhạc Việt cổ truyền.



Chưa có nghiên cứu chính xác đàn Đáy xuất hiện vào thời điểm nào, nhưng nó có mặt ít nhất cũng 500 năm hơn.

Đàn Đáy có âm vực rộng, âm sắc ấm áp dịu ngọt, diễn tả những cung bậc tình cảm sâu sắc của con người.

Người biểu diễn thường dùng đàn đáy đệm cho giọng nữ cao hoặc phối hợp với những nhạc cụ gõ có âm thanh khô (ít vang).

Đàn đáy là nhạc cụ độc đáo chỉ duy nhất dùng để biểu diễn ca trù cùng với phách và trống chầu. Ngày nay nó còn được dùng trong một số dàn nhạc dân tộc để hòa tấu.

4. Đàn hồ

Đàn hồ là nhạc cụ dân tộc thuộc bộ dây, ban đầu chỉ có một loại, về sau, trong quá trình sử dụng, có 3 biến thể: Hồ, Hồ Trung, Hồ Đại.



Mỗi dân tộc sử dụng loại đàn này cũng có những kiểu cách riêng. Vì cùng có hai dây nên đàn hồ có cấu tạo giống như đàn nhị nhưng kích thước bầu cộng hưởng lớn hơn, âm thanh trầm hơn đàn nhị. Đàn hồ thường có trong biên chế của dàn nhạc dân tộc cổ truyền. Âm sắc mờ đục nhưng đầy đặn, tạo cảm giác trầm mặc nhưng khoẻ khoắn, vững chãi… người ta dùng đàn hồ để đệm cho các giọng nam trung, nam trầm, nữ trung (còn gọi là giọng thổ), diễn tả những âm điệu suy tư, trầm mặc hoặc những giai điệu buồn. Đàn hồ cũng được dùng phổ biến trong nghệ thuật hát xẩm.

5. Đàn nguyệt (đàn Kìm)

Loại đàn này có hộp đàn hình tròn như mặt trăng nên được gọi là đàn nguyệt.

Đàn nguyệt có âm sắc trong sáng, ở khoảng âm thấp thì hơi đục. Nó có thể diễn đạt nhiều sắc thái tình cảm khác nhau, từ dịu dàng, mềm mại đến rắn rỏi, rộn ràng.



Đàn nguyệt được dùng để biểu diễn các thể loại nhạc dân ca của ViệtNam. Trong ban nhạc "Ngũ tuyệt" của nhạc thính phòng cổ truyền thì đàn nguyệt đóng vai trò điều khiển. Bốn nhạc cụ kia trong dàn nhạc gồm có đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn nhị, đàn tam và ống sáo.

Đàn nguyệt cũng giữ vai trò tối trọng yếu trong nhạc chầu văn.



6. Đàn nhị (đàn cò)

Đây là nhạc cụ thuộc bộ dây, vì có 2 dây nên được gọi là đàn nhị.

Nhạc cụ này xuất hiện ở ViệtNamkhoảng thế kỷ X. Cả người Kinh và các dân tộc thiểu số đều sử dụng rộng rãi nhạc cụ này.



Đàn nhị có âm thanh trong sáng, rõ ràng, mềm mại… và có khả năng tạo ra âm thanh xa vẳng, mơ hồ, tối tăm và lạnh lẽo diễn tả tâm trạng thầm kín, buồn phiền…

Đàn nhị giữ vai trò chủ đạo trong Hát Xẩm, là thành viên trong nhạc phường bát âm, dàn nhã nhạc, ban nhạc chầu văn, tài tử và dàn nhạc tổng hợp. Ngày nay thỉnh thoảng nó xuất hiện cả trong dàn nhạc pop, rock hiện đại để tăng màu sắc trong cách phối âm.

7. Đàn tam

Là nhạc cụ dây gẩy của người Việt, có 3 dây nên gọi là đàn tam.

Do cấu tạo bởi mặt bầu vang bịt da chăn, đàn tam có âm sắc khác những loại đàn dây gẩy khác. Đàn tam có màu âm vang, ấm, sáng sủa, thích hợp rộn rã. Tuy nhiên khi ở quãng thấp âm sắc đàn tam hơi đục, dùng để thể hiện những giai điệu trầm hùng, khỏe khoắn.



Đàn Tam được dùng phổ biến trong dàn nhạc chèo ,phường bát âm, ban nhã nhạc. Ngày nay phần lớn các dàn nhạc đều có đàn tam với đủ loại kích thước, từ nhỏ, vừa đến lớn và cả loại đàn tam âm trầm, hòa điệu với những nhạc cụ âm trầm khác trong dàn nhạc.

8. Đàn tam thập lục

Tam thập lục là nhạc khí dây, chi gõ của âm nhạc dân gian ViệtNam. Đàn có 36 dây nên được gọi là Tam Thập Lục. Tuy nhiên ngày nay một số nghệ nhân đã cải tiến đàn này bằng cách mắc thêm nhiều dây nữa để đánh được nhiều âm hơn, kể cả những âm nửa cung. Mục đích cải tiến là làm sao để dễ dàng đánh những bài nhạc có nhiều chuyển điệu.



Đàn Tam thập lục giữ vai trò quan trọng trong các dàn nhạc sân khấu chèo, cải lương. Đàn đệm cho hát, độc tấu, tham gia dàn nhạc dân tộc tổng hợp.

9. Đàn tứ

Vì có 4 dây nên đàn được gọi là đàn tứ, do hình dáng bề ngoài nên còn được gọi là đàn đoản, đàn nhật.



Đàn tứ thường xuyên xuất hiện trong một số ban nhạc cổ truyền như cải lương hoặc hát bội (bộ). Nhiệm vụ chính của đàn tứ là hòa tấu, tuy nhiên ở miền núi người ta thích dùng nó để độc tấu. Cách độc tấu của người miền núi rất khác so với phong cách của người Kinh.



10. Kèn bầu

Kèn bầu là nhạc khí hơi, sử dụng dăm kép (còn gọi là Kèn già nam, Kèn loa, Kèn bóp, Kèn bát). Kèn Bầu là nhạc khí hơi dăm kép rất phổ biến tại ViệtNam, đồng thời một số nước khác ở Châu Á cũng có. Kèn Bầu được nhập vào ViệtNam và trở thành nhạc khí của dân tộc Kinh và một số dân tộc như Thái,Chăm...



Âm thanh kèn Bầu khỏe, vang, hơi chói tai (ở âm cao) thích hợp nhạc điệu mạnh, chân thực, đồng thời có khả năng thể hiện tình cảm, đôi khi ảm đạm và có màu bi thảm. Muốn thay đổi màu âm có thể dùng bộ phận hãm tiếng, âm thanh sẽ giảm đi nhưng có phần mờ đục.

Nó là nhạc cụ do nam giới sử dụng trong việc đón khách,đám cưới, đám ma,trong hội hè của các dân tộc thiểu số và là thành phần quan trọng nghệ thuật nhã nhạc cung đình Huế và chầu văn của người Kinh. Người ta thường diễn tấu nhạc cụ này với trống, chũm choẹ và chuông, đôi khi kết hợp với thanh la.

11. Mõ

Đây là một nhạc khí tự thân vang ở ViệtNam, không định âm, tham gia hòa tấu trong các dàn nhạc sân khấu và nhiều loại hình ca hát khác.



Ngày nay mõ còn được dùng trong các tốp nhạc dân tộc mới và trong dàn nhạc dân tộc tổng hợp.

12. Phách



Phách là nhạc khí tự thân vang , xuất hiện trong nhiều thể loại ca, múa nhạc ở ViệtNam từ rất lâu đời. Nhiệm vụ của phách là giữ nhịp cho dàn nhạc, người hát hoặc múa. Nhịp của phách đơn giản trong cải lương, nhưng phức tạp và biến tấu trong những dàn nhạc sân khấu. Loại phách đề cập trong bài này là loại dùng trong hát ả đào.

13. Sáo ngang

Sáo là nhạc cụ thổi hơi có từ thời kỳ cổ đại, rất nhiều nước trên thế giới sử dụng sáo với nhiều hình dáng và cấu tạo có thể khác nhau. Ở ViệtNamsáo ngang rất thông dụng và có nhiều loại.



Thông thường sáo ngang có âm vực rộng 2 quãng tám. Dù sáo âm thấp hay cao đều có âm sắc trong sáng, tươi tắn, gợi nhớ khung cảnh đồng quê. Tuy nhiên người ta có thể sử dụng chúng để diễn tả những giai điệu buồn man mác.

14. Sênh tiền

Sênh tiền là nhạc cụ gõ độc đáo, xuất hiện ở Việt Nam ít nhất vài trăm năm nay. Tên cổ của nó là phách sâu tiền hay phách quán tiền (sênh trong tiếng Nôm là phách). Cũng có tên khác là sinh tiền. Nhìn chung, nhạc cụ này là một loại sênh có gắn những đồng tiền vào nên gọi là sênh tiền.



Sênh tiền được dùng trong dàn nhạc cung đình, chầu văn, ca Huế, bát âm, hát sắc bùa và hát ả đào... Người ta dùng nó để hòa tấu, giữ nhịp hoặc làm đạo cụ múa.

15. Song loan

Là nhạc cụ tự thân vang chi gõ đặc trưng của người Việt.

Âm thanh Song Loan nghe đanh gọn, có cao độ lớn nhất và âm vực rộng vang rất xa, không cần qua hệ thống khuếch đại mà từ xa ta có thể nghe rõ hơn các nhạc cụ khác trong dàn nhạc tài tử - cải lương .



Song loan vốn dùng để giữ nhịp không để độc tấu, là một nhạc cụ có chức năng và vai trò rất quan trọng.

16. Tiêu

Tiêu là một loại nhạc cụ thổi dọc trung âm của dân tộc Việt.

Tiêu thường to và dài hơn sáo, do đó âm thanh của nó trầm và mộc mạc hơn.

Âm thanh của Tiêu nghe trầm, ấm. Nó có âm sắc trang nhã, mộc mạc, phù hợp để diễn tả những giai điệu trữ tình, những tình cảm sâu sắc. Hai loại tiêu phổ biến nhất là C và D (tức tiêu đô và tiêu rê), các loại tiêu trầm hơn thường không phổ biến bằng vì khó sử dụng hơn: lỗ bấm cách nhau xa hơn, thổi tốn nhiều hơi...

Tiêu tham gia trong dàn nhạc tài tử, ban nhạc tang lễ,phường bát âm, dàn nhạc sân khấu chèo, tuồng hoặc đơn thuần là độc tấu để giải trí hằng ngày. Ngày nay, Tiêu đã được đưa vào dàn nhạc dân tộc tổng hợp hòa tấu.

17. Trống cái

Trống cái là nhạc cụ họ màng rung, chi gõ, không định âm, có kích thước lớn, xuất hiện ở khắp ViệtNam từ hàng ngàn năm nay.



Âm thanh trống trầm và vang xa. Có nhiều cách đánh trống tạo âm sắc riêng.

Là nhạc cụ hòà tấu dùng trong sinh hoạt tín ngưỡng, trong biểu diễn nghệ thuật và thông tin trong cộng đồng (báo động, điểm giờ, cổ động...).

Vào thế kỷ 15 và 16 trống cái đã xuất hiện trong các dàn nhạc như Đường thượng chi nhạc và Nhã nhạc. Đến thế kỷ 18 người ta nhận thấy sự có mặt của nó trong dàn nhạc lễ và trong các ban nhạc sân khấu như tuồng, chèo để tạo không khí kịch tính. Ở Tây Nguyên trống cái tham gia hòa tấu với dàn nhạc cồng chiêng, còn ở Tây Bắc nó xuất hiện trong đám múa sư tử, điệu xòe hoa (của người Thái).

18. Trống cơm

Trống cơm là nhạc cụ gõ, họ màng rung, chi vỗ của người Việt.

Trống cơm có âm thanh vang nhưng mờ đục, diễn tả tốt tình cảm buồn, sâu sắc. Tiếng trống cơm nghe gần giống tiếng đàn hồ lớn bật dây nên đôi lúc người ta sử dụng nó thay âm thanh đàn hồ lớn trong những âm trầm nhất định nào đó.



Trống cơm đã đi sâu vào đời sống âm nhạc dân gian người Việt,là nhạc cụ quan trọng trong Nhạc lễ Nam Bộ và Tuồng. Còn trong Chèo thì trống cơm chỉ đóng vai trò đánh luồn vào đàn chứ không có bài bản riêng. Nhiều ban nhạc ngày nay cũng sử dụng trống cơm.

19. Trống đế


Trống đế hay trống chầu là nhạc cụ gõ, họ màng rung xuất hiện ở Việt Nam từ khá lâu đời. Trong nghệ thuật chèo người ta gọi nó là trống đế, còn trong ca trù nó là trống chầu. Đúng như tên gọi, Trống đế làm nhiệm vụ đế có nghĩa là lót, là chỗ dựa, làm điểm xuyết cho diễn viên khi biểu diễn và ca hát.



Âm thanh Trống Đế nghe vui, cao, lảnh lót, hơi đanh nhưng gọn tiếng. Người ta đánh vào nhiều vị trí khác nhau trên trống đã tạo ra được nhiều âm thanh khác nhau:

Đánh vào giữa mặt trống, tiếng trống nghe vang, giòn.
Đánh vào mặt trống nhưng giữ nguyên dùi, âm thanh sẽ khô, xỉn.
Đánh vào cạnh mặt trống nghe như tiếng phách.
Nhờ kết hợp tài tình các lối đánh ở mặt và tang trống, gây ra sự đối lập nhưng lại hài hòa về màu sắc, âm thanh.
Cửa hàng nhạc cụ Hoàng Gia đặc biệt có lợi thế về nhạc cụ dân tộc (đàn bầu, đàn tranh, đàn tính,sáo…), bởi Hoàng Gia là một thành viên đứng trong Hiệp hội Làng nghề Thủ công mỹ nghệ Việt Nam và có tầm nhìn mở rộng trong xu hướng âm nhạc trong nước và nước ngoài.
Việt Nam là nước có một kho tàng nhạc cụ cổ truyền hết sức phong phú và đa dạng. Kho tàng ấy được hình thành trong suốt hành trình cuộc sống và chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Có những nhạc cụ được sáng tạo tại chỗ có tính đặc trưng bản địa, có những nhạc cụ được du nhập từ nhiều đường khác nhau nhưng đã được dân tộc hóa, bản địa hóa cho phù hợp với nhạc ngữ, với thẩm mỹ âm nhạc Việt Nam. Tổng cộng có đến vài trǎm chi loài nhạc cụ khác nhau. Dưới đây là những nhạc cụ tiêu biểu nhất của người Việt.
1. Các loại nhạc cụ dân tộc
Đàn bầu
Đàn đá
Đàn đáy
Đàn hồ
Đàn nguyệt (đàn kìm)
Đàn nhị (đàn cò)
Đàn tam
Đàn tam thập lục
Đàn tứ
Kèn loa

Phách
Sáo ngang
Sinh tiền
Song loan
Tiêu
Trống cái
Trống cơm
Trống đế
2. Dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo
Đội ngũ nhân viên của Hoàng Gia có hiểu biết sâu về nhạc cụ, nhiệt tình và trách nhiệm… luôn sẵn lòng tư vấn, định hướng khi quý khách hàng có nhu cầu mua nhạc cụ.
Để phục vụ quý khách 24/24h, chúng tôi tiến hành tư vấn cho khách hàng trên cả hai phương thức: Tư vấn trực tiếp, tư vấn trực tuyến.
Cửa hàng nhạc cụ Hoàng Gia đảm bảo giá cả sản phẩm hợp lí, phù hợp túi tiền với mọi quý khách hàng và giao hàng tận nơi nếu quý khách yêu cầu.
Tất cả mọi nhạc cụ của chúng tôi đều được bảo hàng chính hãng.
Với những khách hàng thân thiết, khách hàng mua nhạc cụ với số lượng lớn, sẽ có những ưu đãi giảm giá, khuyến mại nhất định… đó cũng là cách để cửa hàng nhạc cụ Hoàng Gia tri ân tới những cá nhân, tập thể đã tin tưởng và ủng hộ thương hiệu Hoàng Gia.
Trong những dịp lễ, tết… cửa hàng nhạc cụ Hoàng Gia luôn có những đợt khuyến mại hấp dẫn… tạo điều kiện để quý khách hàng nhận được nhiều ưu đãi hơn nữa trong quá trình mua bán, hợp tác.
3. Những dịch vụ mở rộng
Để phục vụ khách hàng một cách hoàn thiện, chu đáo hơn…Nhạc cụ Hoàng Gia triển khai hoạt động giảng dạy sử dụng nhạc cụ, áp dụng cho tất cả mọi khách hàng với tất cả các loại nhạc cụ.
Giảng viên được Nhạc cụ Hoàng Gia mời tham gia chương trình dạy và học này là những giảng viên kinh nghiệm lâu năm đến từ nhạc viện Hà Nội, nhà hát kịch, Đại học sân khấu Hà Nội…
Chúng tôi còn tiến hành thu mua nhạc cụ cũ giá cao, đảm bảo đặt quyền lợi của mọi khách hàng, mọi đối tác lên trên hết.
Đến với cửa hàng nhạc cụ Hoàng Gia, bạn sẽ có lựa chọn hài lòng và sáng suốt.

BTV: Thanh Thảo - Nhạc cụ Hoàng Gia
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA