Ðề: Thuê nhà xưởng tiền sửa chữa đưa vào đâu?? Hạch toán:
1 - Nếu chi phí phát sinh 1 lần, hoặc thuê đơn vi khác thi công, nhận 1 hóa đơn: ghi Nợ 242, 1331/ Có 1111, 331
2 - Nếu chi phí phát sinh nhiều lần, nhiều hóa đơn, và/hoặc vừa thuê ngoài, vừa tự mua vật tư về sửa chữa, thì hạch toán Nợ 2412, 1331/ Có 331, 1111, 334, 338,..., khi nào sửa chữa xong, kết chuyển Nợ 242/ Có 2412 và phân bổ hàng tháng.
Thuế theo thông tư 130 thì:
2.13. Phần chi phí thuê tài sản cố định vượt quá mức phân bổ theo số năm mà bên đi thuê trả tiền trước.
Ví dụ: Doanh nghiệp A thuê tài sản cố định trong 4 năm với số tiền thuê là: 400 triệu đồng và thanh toán một lần. Chi phí thuê tài sản cố định được hạch toán vào chi phí hàng năm là 100 triệu đồng. Chi phí thuê tài sản cố định hàng năm vượt trên 100 triệu đồng thì phần vượt trên 100 triệu đồng không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế.
Đối với chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê mà trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê thì chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí nhưng thời gian tối đa không quá 3 năm.
và theo khoản 2 điều 8 thông tư 203/2009/BTC - TT
2. Đối với tài sản cố định đi thuê:
a. TSCĐ thuê hoạt động:
- Doanh nghiệp đi thuê phải có trách nhiệm quản lý, sử dụng TSCĐ theo các quy định trong hợp đồng thuê. Chi phí thuê TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
- Doanh nghiệp cho thuê, với tư cách là chủ sở hữu, phải theo dõi, quản lý TSCĐ cho thuê.
b. Đối với TSCĐ thuê tài chính:
- Doanh nghiệp đi thuê phải theo dõi, quản lý, sử dụng tài sản cố định đi thuê như tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp và phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng thuê tài sản cố định.
- Doanh nghiệp cho thuê, với tư cách là chủ đầu tư, phải theo dõi và thực hiện đúng các quy định trong hợp đồng cho thuê tài sản cố định.
c. Trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản (bao gồm cả thuê hoạt động và thuê tài chính) quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê thì chi phí sửa chữa TSCĐ đi thuê được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh nhưng thời gian tối đa không quá 3 năm.
- Như vậy tiền thuê nhà xưởng được phân bổ theo thời gian thuê.
- Chi phí sửa chữa nhà xưởng được phân bổ tối đa 3 năm. ( chứ không phải phân bổ theo thời gian thuê còn lại)