Rút vốn góp là TSCĐ

  • Thread starter NgHoangLong
  • Ngày gửi
NgHoangLong

NgHoangLong

Tâm - Ai cũng có
30/6/05
146
0
16
19
Bến Tre
Chào anh chị, cho mình hỏi một vấn đề ạ.
Ông A là thành viên của CT TNHH 02 thành viên trở lên, góp vốn với căn nhà 1 tỉ cách đây 03 năm, đã khấu hao 300triệu, hiện tại căn nhà được định giá là 3 tỉ theo giá thị trường, ông A muốn rút vốn lại. Như vậy ông A có được rút vốn ra hay phải chuyển nhượng vốn? Ông sẽ được bao nhiêu trong hai trường hợp: a)Căn nhà đã định giá nhưng chưa tăng vốn của Công ty; b)Căn nhà đã được định giá lại và bổ sung vào vốn CÔng ty.
Nếu ông A không là thành viên của Công ty này thì sao?
Xin cảm ơn nhiều.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,030
410
83
46
Ninh Thuận
To Nghoanglong, tại sao ông A không là thành viên của công ty?
Về vấn đề nguồn vốn góp của ông A vào công ty thì từ lúc làm thủ tục chuyển quyền sở hữu của công ty thì ông A hết quyền đối với nhà của ông. Bây giờ giá trị nhà tăng lên thì công ty phải làm thủ tục tăng vốn của công ty. Lý do mà ông A rút vốn là gì? Thường thì thành viên chỉ giảm vốn góp hoặc chuyển nhượng một phần hoặc tòan bộ vốn góp. nếu bây giờ ông A muốn rút lại căn nhà thì chỉ có một cách duy nhất là ông mua lại căn nhà từ công ty (nếu như tòan bộ vốn góp của ông là căn nhà).
Lúc này sẽ vướng đến thuế liệu thuế có chấp nhận cho ông mua lại căn nhà với giá 1tỷ (công ty bán tài sản cố định)....
 
L

LuongKhanhToan

Cao cấp
30/5/05
217
0
16
Ha Noi
Trong vấn đề này, bạn phải làm rõ một số yếu tố:
- ông A góp vốn vào công ty quyền sở hữu nhà hay quyền sử dụng đất. Nếu là quyền sử dụng đất thì công ty không được tính khấu hao. Nếu là quyền sở hữu nhà thì lại mâu thuẫn với việc căn nhà được định giá theo giá thị trường là 3 tỷ; vì theo tôi hiểu thì việc định giá tăng từ 1 tỷ lên 3 tỷ là do giá trị của quyền sử dụng đất mang lại chứ không phải là của ngôi nhà.
- Việc góp vốn của ông A có biên bản định giá không? ngôi nhà có sang tên cho công ty không?
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
1. DN chỉ được định giá lại TS khi đem đi góp vốn, CPH, chia tách, sáp nhập, giải thể và khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Nếu DN bạn không thuộc các TH trên thì không được đánh giá lại theo giá thị trường mà vẫn để nguyên giá trị trên sổ sách.

2. Bạn có thể nói chính xác cty TNHH này là mấy thành viên?
-Nếu là cty 2 TV thì ông A không được rút vốn mà phải chuyển nhượng lại cho người khác. Giá chuyển nhượng theo như điều lệ cty hoặc thỏa thuận với người được chuyển nhượng trên cơ sở tỉ lệ vốn góp đăng ký đến thời điểm hiện tại.
-Nếu cty > 2TV thì ông A được rút vốn thông qua việc giảm vốn của cty nhưng không được thấp hơn vốn pháp định và đảm bảo thanh tóan được các khỏan nợ đến hạn.

3. Nếu ông A không là thành viên mà lại góp TS vào cty? Như vậy TS này vẫn thuộc sở hữu của ông A=>không ảnh hưởng gì tới vốn cty cả. Chấm dứt HĐ góp vốn kiểu này, TS sẽ được xử lý theo thỏa thuận ghi trong HĐ. Nếu trong HĐ không có điều khỏan về hủy ngang HĐ thì ông A có thể thỏa thuận, thương lượng với cty để làm văn bản chấm dứt HĐ trước thời hạn.
 
Sửa lần cuối:
B

be hay cuoi

Guest
30/5/05
106
0
0
hà nội
Ông A không có quyền rút vốn mà phải chuyển nhượng phần vốn góp
Phải xác định lại toàn bộ giá trị vốn của công ty hiện nay.(căn nhà đã không thuộc quyền sở hữu của ông A nữa).Sau đó chia phần vốn theo tỉ lệ vốn góp ban đầu.Ông A phải nhượng lại phần vốn góp của mình cho các thành viên trong công ty.Nếu các thành viên trong công ty không mua lại phần vốn đó thì ông A có quyền bán phần vốn góp đó cho người khác.Nếu ông A không bán được thì ông A không thể lấy được gì cả.
THân!
 
NgHoangLong

NgHoangLong

Tâm - Ai cũng có
30/6/05
146
0
16
19
Bến Tre
Trời, cái máy tính của mình, viết trả lời rồi mà sao nó không hiện lên dzậy ta? Phải viết lại thôi.
Trường hợp của mình là vậy nè các bạn:
Có một ông anh hỏi mình là có Công ty mời anh ấy tham gia vụ làm ăn, anh đang băn khoăn chọn các cách sau đây:
1. Anh ấy sẽ trở thành thành viên của Công ty bằng cách góp vốn với 03 người khác, 03 người kia góp bằng tiền và các TSCĐ khác.
2. Không làm thành viên của Công ty nhưng đất và nhà lại chuyển quyền sở hữu cho Công ty, hưỡng lãi theo thoả thuận (ai lại dại dột làm vậy nhỉ?).
3. Cho thuê làm văn phòng.
Anh ấy nói với mình là nhà đất chắc chắn sẽ tăng giá và biết đâu vì là người dưng nên sao tránh được bất đồng, nếu khi muốn rút lại vốn thì có được không và được bao nhiêu? Vì vậy mình mới nghĩ ra câu hỏi lúc sáng, thật ra việc này chưa xảy ra.

Nhưng theo mình thấy thì đằng nào cũng .. thiệt thòi khi góp vốn bằng các tài sản sẽ tăng giá trị trong tương lai (mà có ý định rút vốn lại). Phải gắn bó với Công ty mãi sao khi mình không thấy thích hợp nữa? Vốn góp sau khi định giá lên 03 tỉ thì anh A có được công nhận vốn góp (và có thể chuyển nhượng) lúc này là 3 tỉ không, hay tính chung vốn lại rồi chia theo tỉ lệ góp ban đầu (lúc này còn có 03 tỉ trừ trừ trừ đi một ít)? Nếu chia theo tỉ lệ vốn góp ban đầu thì có gì đó hơi không công bằng, làm sao khuyến khích người có tài sản góp vào lập Công ty? Chắc đây là lý do khiến cho Công ty TNHH khi thành lập chỉ toàn là bà con thân thuộc góp vốn thành lập mà thôi.

Đứng về phía Công ty thì mình bảo là A không có quyền làm việc này việc nọ vì lợi ích và sự phát triển của Công ty, còn nếu mình là A thì sao thấy lẻ loi quá trời. Cho thuê chắc ăn hơn nhỉ?
-------
Sao mình gởi đi hoài không được, làm sao đây ta?
 
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,030
410
83
46
Ninh Thuận
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
To Nghoanglong,

Không là TV cty mà chuyển quyền sở hữu cho cty coi như là cho không rồi còn gì, hichic. Sau khi chuyển thì đã là TS của cty, thì lấy lý do nào để đi trả lãi cho người đã biếu tặng nó đâu cơ chứ. Mình thấy phương án này không ổn đâu.

Cho thuê thì ông A phải nộp thuế.

Vậy để đảm bảo quyền lợi của ông A, mình thấy làm HĐ hợp tác kinh doanh như bạn LKT (ở 1 topic nào đó gần đây) là tốt nhất.

Nhưng theo mình thấy thì đằng nào cũng .. thiệt thòi khi góp vốn bằng các tài sản sẽ tăng giá trị trong tương lai (mà có ý định rút vốn lại). Phải gắn bó với Công ty mãi sao khi mình không thấy thích hợp nữa? Vốn góp sau khi định giá lên 03 tỉ thì anh A có được công nhận vốn góp (và có thể chuyển nhượng) lúc này là 3 tỉ không, hay tính chung vốn lại rồi chia theo tỉ lệ góp ban đầu (lúc này còn có 03 tỉ trừ trừ trừ đi một ít)? Nếu chia theo tỉ lệ vốn góp ban đầu thì có gì đó hơi không công bằng, làm sao khuyến khích người có tài sản góp vào lập Công ty? Chắc đây là lý do khiến cho Công ty TNHH khi thành lập chỉ toàn là bà con thân thuộc góp vốn thành lập mà thôi.
Không phải là không công bằng đâu bạn ạ, đó chính là cung cầu gặp nhau đấy, giữa 1 bên là người có TS, một bên có tiền
 
NgHoangLong

NgHoangLong

Tâm - Ai cũng có
30/6/05
146
0
16
19
Bến Tre
Xin cảm ơn các anh chị và các bạn.
 
G

galathuonghoai

Sơ cấp
26/7/11
5
0
0
quang binh
Mình cũng đang có thắc mắc tương tự muốn xin ý kiến của cả nhà đây. Công ty mình là công ty TNHH 2 thành viên. Khi thành lập cty 8/2008 , Ông Giám đốc góp vốn 1 xe ô tô con giá 150 tr , một máy đào trị giá 400tr và tiền mặt 450tr; còn ông B góp vốn 250tr và xe ô tô con trị giá 250tr. Máy đào thì ko cần phải chuyển quyền sở hữu nhưng 2 xe ô tô thì vẫn mang tên 2 ông đó. vì ko biết nên mấy năm vừa rồi mình vẫn trích khấu hao như bình thường. Vừa rồi cơ quan thuế về kiểm tra và mình bị bốc cp khấu hao 2 tài sản đó ra. Giờ mình muốn loại bỏ 2 xe ô tô đó để lần khác ko bị phạt như vậy nữa bằng cách giảm vốn góp kinh doanh của 2 thành viên đó. Vậy mình phải làm như thế nào , thủ tục gồm những gì? ai biết giúp mình với , mình đang rất băn khoăn.
 
G

galathuonghoai

Sơ cấp
26/7/11
5
0
0
quang binh
Mình cũng đang có thắc mắc tương tự muốn xin ý kiến của cả nhà đây. Công ty mình là công ty TNHH 2 thành viên. Khi thành lập cty 8/2008 , Ông Giám đốc góp vốn 1 xe ô tô con giá 150 tr , một máy đào trị giá 400tr và tiền mặt 450tr; còn ông B góp vốn 250tr và xe ô tô con trị giá 250tr. Máy đào thì ko cần phải chuyển quyền sở hữu nhưng 2 xe ô tô thì vẫn mang tên 2 ông đó. vì ko biết nên mấy năm vừa rồi mình vẫn trích khấu hao như bình thường. Vừa rồi cơ quan thuế về kiểm tra và mình bị bốc cp khấu hao 2 tài sản đó ra. Giờ mình muốn loại bỏ 2 xe ô tô đó để lần khác ko bị phạt như vậy nữa bằng cách giảm vốn góp kinh doanh của 2 thành viên đó. Vậy mình phải làm như thế nào , thủ tục gồm những gì? ai biết giúp mình với , mình đang rất băn khoăn.

Giúp mình với các bạn ơi. Minh đang rất cần sự giúp đỡ để giải quyết vụ này triệt để chứ cứ để treo mãi thì mệt dai dai với cơ quan thuế.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA