Một số thắc mắc liên quan đến nghiệp vụ kế toán ngân hàng

  • Thread starter s_flower
  • Ngày gửi
S

s_flower

Trung cấp
9/6/05
75
0
0
42
HN
Em học kế toán doanh nghiệp nay mới chuyển sang học kế toán NH, khi học có một số thắc mắc muốn hỏi, rất hy vọng được sự giúp đỡ chỉ giáo của mọi người.

Xin cám ơn rất nhiều.

Một số nghiệp vụ nộp sức chuyển khoản or séc bảo chi cũng vậy cho NH lúc em thấy định khoản cho vào TK 4599 - tài khoản chờ thanh toán,

lúc ghi thẳng vào TK 4211 - Tài khoản tiền gửi của khách hàng:

Nợ TK 5012

Có TK 4211 or 4599

Vậy khi nào cho vào 4211 khi nào cho vào 4599.

Thứ 2, UNT có uỷ quyền chuyển nợ khác với UNT khôgn uỷ quền chuyển nợ ở chỗ nào.

Một lần nữa rất mong mọi người chỉ giao, xin cám ơn rất nhiều!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
P

Pham Nhu Y

Guest
21/3/05
23
0
0
42
Thanh Hoa
s_flower nói:
Em học kế toán doanh nghiệp nay mới chuyển sang học kế toán NH, khi học có một số thắc mắc muốn hỏi, rất hy vọng được sự giúp đỡ chỉ giáo của mọi người.

Xin cám ơn rất nhiều.

Một số nghiệp vụ nộp sức chuyển khoản or séc bảo chi cũng vậy cho NH lúc em thấy định khoản cho vào TK 4599 - tài khoản chờ thanh toán,

lúc ghi thẳng vào TK 4211 - Tài khoản tiền gửi của khách hàng:

Nợ TK 5012

Có TK 4211 or 4599

Vậy khi nào cho vào 4211 khi nào cho vào 4599.

Thứ 2, UNT có uỷ quyền chuyển nợ khác với UNT khôgn uỷ quền chuyển nợ ở chỗ nào.

Một lần nữa rất mong mọi người chỉ giao, xin cám ơn rất nhiều!
Theo tui nghĩ thì đối với séc thì có trường hợp séc có uỷ quyền tức là NH sẽ ghi:
nợ TK 5012
Có TK 4599 chờ thanh toán
Sau khi nhận được giấy trả nợ từ NH khác thì sẽ hạch toán:
Nợ TK 4599
Có TK khách hàng 4211
Còn nếu séc.. không có uỷ quyền thì chỉ gửi chứng từ và bảng kê nộp séc để chuyển đến NH khác đòi tiền khi nào nhận được báo có từ NH khác thì sẽ thanh toán cho khách hàng của mình. Khi đó mới thanh toán cho khách hàng
Còn trường hợp ghi vào 4211 ngay thì áp dụng vơí Séc bảo chi hoặc thư tín dụng vì 2 loại này ký quỹ 100% nên đảm bảo khả năng thanh toán vì thế có thể ghi:
nợ TK 5012
Có TK 4211
nếu có vấn đề gì mọi người góp ý nha!
 
P

Pham Nhu Y

Guest
21/3/05
23
0
0
42
Thanh Hoa
s_flower nói:
Thứ 2, UNT có uỷ quyền chuyển nợ khác với UNT khôgn uỷ quền chuyển nợ ở chỗ nào.QUOTE]
Khác nhau cơ bản ở chỗ thay vì chúng ta(bị động) chỉ chuyển chứng từ đi chưa được hạch toán gì thì đối với UNT hay séc...có uỷ quyền chúng ta (chủ động)được phép lập lệnh chuyển nợ để đòi nợ:
Nợ Tk 5012
Có TK 4599
tương tự như séc..
 
S

s_flower

Trung cấp
9/6/05
75
0
0
42
HN
Cám ơn bạn PNY nhé!
Cho mình hỏi luôn một chút thế sự khác nhau giữa thanh toán theo truyền thống và theo phương thức điện tử ntn? Theo mình hiểu theo pp thanh toán hệ thống thì phải có chứng từ bằng giấy và chuyển đi toàn bộ bộ chứgn từ cho NH drawer để hạch toán sau đó khi nào nhận được thông báo đã chấp nhận hạch toán gửi về thì mình mới hạch toán tiếp
Nợ 5012
Có 4211
Còn theo pp điện tử thì chỉ cần thông qua mạng kết nối
Như vậy thì hạch toán thông qua tài khoản chuyển tiền đi chuyển tiền đến???
 
S

s_flower

Trung cấp
9/6/05
75
0
0
42
HN
Tiện cho mình hỏi luôn về khoản tiền lãi thoái chi của NH có nghĩa là gì??? Cám ơn.
 
L
s_flower nói:
Tiện cho mình hỏi luôn về khoản tiền lãi thoái chi của NH có nghĩa là gì??? Cám ơn.

Theo quy định hiện hành, việc tính lãi ở các ngân hàng dựa trên nguyên tắc: DỰ THU _ DỰ CHI. Theo đó, định kỳ, ngân hàng tính ra số lãi dự thu, dự chi và tiến hành hạch toán vào thu nhập chi phí. Đối với những khoản lãi dự thu - dự chi (đã hạch toán vào thu nhập - chi phí) nhưng sau đó không thu được khoản lãi này hoặc đã dự chi nhưng phát hiện sai sót, ...thì Ngân hàng phải tiến hành THOÁI THU or THOÁI CHI.
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,393
12
38
50
HANOI
To letrans
Bên ngân hàng có qui định chi tiết gì về việc vay và thanh toán vay nợ bằng ngoại tệ đối với cá nhân ở nước ngoài không.Nếu không có thì có thể áp dụng văn bản nào được.
Nếu mua ngoại tệ ở ngân hàng để trả lãi vay có yêu cầu thủ tục gì không.
 
L
Kính gửi: Bác Vo vinh nam

Về vấn đề bác hỏi hiện nay chưa có một văn bản nào quy định riêng về vấn đề đó. Tuy nhiên, bác có thể tham khảo một số văn bản sau nhé:
- Nghị định số 63/1998/NĐ-CP Ngày 17/ 8/ 1998 về Quản lý ngoại hối và các thông tư hướng dẫn sau:
- 01/2001/TT-NHNN NGÀY 19 THÁNG 1 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN VỀ QUẢN LÝ NGOẠI
HỐI ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
- THÔNG TƯ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 04/2001/TT-NHNN
NGÀY 18 THÁNG 5 NĂM 2001HƯỚNG DẪN VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ BÊN NƯỚC NGOÀI THAM GIA HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH
- THÔNG TƯ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 03/1999/TT-NHNN7
NGÀY 12 THÁNG 08 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN VIỆC VAY VÀ TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
- Đặc biệt là Thông tư số: 08/2003/TT-NHNN NGÀY 21 THÁNG 5 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN THI HÀNH VỀ NGHĨA VỤ BÁN VÀ QUYỀN MUA NGOẠI TỆ ĐỐI VỚI GIAO DỊCH VÃNG LAI CỦA NGƯỜI CƯ TRÚ LÀ TỔ CHỨC (Trong đó có quy định về nghĩa vụ của ngân hàng và khách hàng trong giao dịch ngoại tệ:

.........
3. Trách nhiệm bán ngoại tệ của Ngân hàng

a. Các Ngân hàng căn cứ vào khả năng ngoại tệ hiện có để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của Người cư trú là tổ chức theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về mua, bán ngoại tệ.
b. Khi nguồn ngoại tệ của Ngân hàng tại thời điểm bán ngoại tệ không đủ để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng nêu tại Tiết c, Điểm 2, Ngân hàng có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để được bán bổ sung nguồn ngoại tệ theo quyết định bảo đảm cân đối ngoại tệ của Thủ tướng Chính phủ.
c. Trường hợp nguồn ngoại tệ của Ngân hàng tại thời điểm bán ngoại tệ không đủ để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng nêu tại Tiết d Điểm 2, Ngân hàng có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc hỗ trợ cân đối ngoại tệ.

4. Các giấy tờ, chứng từ cần thiết cho việc mua ngoại tệ

Khi mua ngoại tệ để đáp ứng cho các giao dịch vãng lai và các giao dịch được phép khác, tuỳ theo từng loại giao dịch, Người cư trú là tổ chức phải xuất trình cho Ngân hàng các giấy tờ và chứng từ hợp lệ sau đây:
a. Đối với thanh toán nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ cho nước ngoài: Hợp đồng nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ với nước ngoài; giấy phép hay hạn ngạch đối với hàng hoá quy định phải có giấy phép hay hạn ngạch, quyết định thành lập, đăng ký kinh doanh (chỉ phải xuất trình lần đầu hoặc khi có thay đổi), bộ chứng từ hợp lệ gồm các giấy tờ như thư tín dụng (nếu thanh toán theo phương thức L/C), tờ khai Hải quan, hoá đơn, vận đơn, và các chúng từ khác có liên quan đến nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ.
b. Thanh toán trước cho các hợp đồng nhập khẩu hàng hoá khi chưa có tờ khai Hải quan, ứng trước cho hợp đồng dịch vụ với nước ngoài: Giấy phép hay hạn ngạch đối với hàng hoá quy định phải có giấy phép hay hạn ngạch, hợp đồng nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ và các giấy tờ có liên quan trong đó quy định về điều khoản phải thanh toán trước; Cam kết của tổ chức về việc sử dụng ngoại tệ theo đúng mục đích; Các chứng từ cần thiết theo quy định tại Tiết a điểm này sau khi hoàn tất giao dịch.
c. Thanh toán uỷ thác xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ cho Bên nhận uỷ thác xuất nhập khẩu: Hợp đồng uỷ thác xuất, nhập khẩu và các chứng từ có liên quan đến uỷ thác xuất, nhập khẩu.
d. Hoàn trả tiền bồi thường liên quan đến xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ: Hợp đồng xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, thông báo thanh toán, biên bản và giấy tờ có liên quan đến giải quyết tranh chấp khiếu nại.
đ. Chuyển tiền đặt cọc để đấu thầu ở nước ngoài: Các giấy tờ và chứng từ có liên quan đến việc đấu thầu ở nước ngoài.
e. Chuyển thu nhập ra nước ngoài của nhà thầu nước ngoài: Giấy phép thực hiện dự án thầu (nếu có), hợp đồng thầu, xác nhận của chủ đầu tư về việc hoàn thành toàn bộ hay một phần hợp đồng thầu; xác nhận hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
f. Nộp tiền hội viên cho các tổ chức quốc tế, các khoản phí đăng ký cho các cuộc họp quốc tế: Giấy tờ phê chuẩn của cơ quan có thẩm quyền cho phép gia nhập hội viên, tham dự các cuộc họp quốc tế và các giấy tờ có liên quan.
g. Các khoản chuyển tiền phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của văn phòng đại diện ở nước ngoài: Phê chuẩn của cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài.
h. Các khoản chi phí liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, đăng ký bản quyền ứng dụng đối với bằng phát minh, sáng chế, các dịch vụ tư vấn, các hợp đồng chuyển giao công nghệ: Hợp đồng có liên quan, văn bản phê duyệt hoặc xác nhận đăng ký của cơ quan thẩm quyền theo quy định của pháp luật và các giấy tờ khác liên quan.
Các khoản chi phí liên quan đến việc cử cá nhân làm việc trong tổ chức ra nước ngoài công tác, học tập, khảo sát, hội thảo và chi phí cho các công tác khác: Các giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền cho phép ra nước ngoài, dự trù chi phí ở nước ngoài, các giấy tờ khác có liên quan.
k. Đối với các giao dịch được phép khác (ngoài các giao dịch nói trên) thì tuỳ theo từng trường hợp, Ngân hàng yêu cầu xuất trình các chứng từ cần thiết khi mua ngoại tệ.
Căn cứ theo nội dung hướng dẫn tại Điểm này và tuỳ theo từng giao dịch, các Ngân hàng quy định cụ thể các loại giấy tờ, chứng từ cần phải nộp để lưu hồ sơ gốc. Các giấy tờ và chứng từ nộp cho Ngân hàng để mua ngoại tệ phải là bản chính hoặc bản sao có công chứng. Đối với trường hợp cơ quan công chứng không thực hiện công chứng, Ngân hàng có thể yêu cầu tổ chức xuất trình bản gốc hoặc bản sao có xác nhận của người người có thẩm quyền và đóng dấu của tổ chức đó. Bản xác nhận phải ghi rõ nội dung giữa bản sao và bản gốc là giống nhau. Trường hợp văn bản và chứng từ có nhiều trang, tổ chức phải đóng dấu và ký xác nhận trên từng trang.
Tổ chức phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các giấy tờ, chứng từ nộp cho Ngân hàng.....)

Rất mong những thông tin đó thoả mãn được yêu cầu của Quý Bác ...
 
M

Manh_sbv

Guest
30/12/04
42
0
0
Hà Nội
Gửi bạn S-flower
Về việc thanh toán séc bạn có thể xem Thông tư số Số: 05/2004/TT-NHNN , ngày 15 tháng 9 năm 2004 Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 159/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của Chính phủ về Cung ứng và sử dụng séc.

Tôi ko gửi file này lên được nên nếu bạn cần thì cho địa chỉ tôi sẽ gửi cho
 
N

nguyen.t.huyen

Guest
9/8/05
18
0
1
44
ha noi
mình có y kiến như sau

Gửi bạn như Ý
I.Theo như mình nghĩ việc hạch toán trực tiếp vào tài khoản tiền gửi thanh toán của KH hay hạch toán vào các khoản chờ thanh toán thì fụ thuộc vào:
Mối quan hệ giữa nh phục vụ người thụ hưỏng và ngân hàng phục vụ người phát hành.
Nếu NH phục vụ ng thụ huởng và NH phục vụ người phát hành là một thì hạch toán tt vào tài khoản của kh
cụ thể như sau:
N:tgtt KH phát hành
C:1011/tgkh thụ hưởng

Còn đối với TH mà 2 KH mở tài khoản tại 2 nh khác nhau thì phải hạch toán vào tài khoản chờ thanh toán chứ không thể hạch toán nợ tt vào tk kh được
Vì NH phát hành lưu trữ hồ sơ của khách, yêu cầu nhượng bán séc của khách hàng, có gt như một cam kết nhận nợ khi khi séc được trả về cho NH phục vụ người phát hành.
Tuy nhiên nếu các NH áp dụng HT thanh toán ĐT thì có thể hạch toán nợ ngay vào TK KH khi nhận được séc cho dù 2 tk của KH mở ở 2 NH khác nhau.
Tất nhiên 2 NH trên vẫn phải cùng hệ thống.
Khi áp dụng hình thức thanh toán bù trừ điện tử thì giữa các cn NH cùng hệ thống do nối mạng online nên có thể kiểm soát được số dư TK khách hàng cũng như các phần khai báo séc, yêu cầu nhượng bán séc của KH nên có khả năng ht nợ trực tiếp vào tài khoản khách hàng
Còn khi áp dụng TT bù trừ TT thì ngay cả 2 KH mở TK tại cùng NH, nhưng khác hệ thống cũng đành chịu. Không thể hạch toán nợ vào TK khách hàng được
Điều này đúng với cả séc bảo chi.
Tất nhiên khi TTĐT thì KH thụ hưỏng có thể nhanh chóng nhân tiền do lệnh chuyển nợ được truyền trực tuyến đến NH phát hành khi NH thụ hưỏng HT
N:Thanh toán Điện Tử
C:Các Khoản chờ thanh toán

và được hạch toán nợ vào TK của KH phat hành tại NH phát hành. Sau đó lệnh chuyển C được chuyển đến cho NH phục vụ ng thụ hưởng. NH thụ hưởng tất toán các khoản chờ thanh toán và ghi C cho KH thụ hưởng.
II. Sự khác nhau giữa UNT có uỷ quyền( tạm Gọi là UNT không chờ chấp thuận là
khi NH phục vụ ngưòi phát hành UNT nhận được UNT thì được quyền HT nợ TT vào TK khách hàng.
Muốn vậy phải có sự cam kết giữa NH, KH trả nợ và khách hàng thụ hưởng.
Người thụ hưởng phải đăng ký chữ ký mẫu tại NH phục vụ người phát hành đểt tránh trường hợp gian lận
Mẫu chữ ký đó được lưu tại cam kết nhận nợ vô diều kiện của KH trả nợ.
Rất mong ý kiến của mình giúp được cậu! :biggrin:
 
Sửa lần cuối:
V

Vi Tuyen

Guest
5/6/05
23
0
0
41
Ho Chi Minh
Các bác giúp em với.
Em là thành viên mới toanh và cũng là NV KT mới ra lò. Vì vậy nếu câu hỏi ko đúng mục thì các bác đừng có cười nhé.
Em mới vào làm một cty TNHH ( cũng mớii thành lập được 3 tháng thôi) Hầu như mọi công việc em đều làm cả vì chỉ có duy nhất nình em thôi.
Thời gian qua cty em có XK trực tiếp mặt hàng rau quả , khách hàng ở Đài Loan nhưng có người đại diện ở Việt Nam. vì vậy khi thanh toán tiền thì họ trả bằng tiền mặt( tiền Việt Nam ) chứ không thanh toán qua Ngân hàng. Việc thanh toán này do một người bên cty em đến chỗ họ để lấy tiền. Tất cả các hồ sơ XK thì hoàn chỉnh, chỉ có việc thanh toán thì ko đúng thủ tục XK. Như vậy, công ty em có bị sai phạm gì ko? Và cuối năm có được làm thủ tục hoàn thuế ko?
Mong Các bác sớm hồi âm cho em. Cảm ơn nhiều nhiều...
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Theo Thồng tư số 120/2003/TT-BTC, phần B - III- 1.2 - d.3 có quy định một trong các điều kiện để được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là:

Phải thanh toán qua ngân hàng. Chứng từ thanh toán tiền là giấy báo có của ngân hàng bên xuất khẩu về số tiền đã nhận được từ tài khoản của ngân hàng bên nhập khẩu.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA