Phật tích !

  • Thread starter Marlboro
  • Ngày gửi
Marlboro

Marlboro

Yes, I can !
27/7/08
739
19
18
Hà Nội
www.google.com
Lời nói thứ nhất: Của cải lớn nhất của đời người là sức khỏe

Câu nói này mặc dù ai cũng biết, nhưng thực sự lĩnh ngộ được không phải là chuyện dễ. Xin hãy thử xem người xưa, người nay, người trong nước, người nước ngoài, đã mấy người thoát khỏi vòng mê hoặc, dụ dỗ của danh của lợi... Những người ấy thường coi danh lợi, bổng lộc. Tình yêu là cái theo đuổi cao nhất của cuộc đời, mà không biết rằng của cải lớn nhất của đời người chính là sức khỏe của mình. Có một câu chuyện cổ kể rằng. Có một người ham mê của cải hơn mạng sống, anh ta lạc vào một núi vàng. Lúc đầu sung sướng như điên vì lấy được nhiều vàng bạc châu báu, nhưng rồi bị lạc trong núi vàng, bỏ xác tại đó. Có thể nói rằng, sức khỏe là cái quý báu nhất, và cũng là của cải lớn nhất của đời người. Nếu ta không hiểu được điều này thì bất kể danh lợi gì, ham muốn gì đều trở nên vô nghĩa.

Lời nói thứ hai: Cái đáng thương nhất trong cuộc đời là lòng đố kỵ

Đố kỵ là điều thường gặp nhất trong cuộc sống. Lý Tư vì đố kỵ tài năng của đồng học Hòa Phi nên đã gièm pha với vua Tần, khiến Hòa Phi phải chết trong ngục. Bàng Quyên vì đố kỵ học thức của Tôn Tẫn hơn mình, nên đã dùng độc kế hãm hại bạn, khiến Tôn Tẫn trở thành người tàn phế. Nếu xem xét thì những lời nói hay của nhà Phật, chúng ta sẽ thấy Lý Tư và Bàng Quyên đều là những kẻ đáng thương. Bọn họ có thể đắc ý một dạo, nhưng cuối cùng vẫn không được chết yên bình. Đố kỵ là một bệnh tật, người có bệnh đố kỵ suốt đời không bao giờ được yên ổn. Bọn họ, hôm nay sợ người này vượt qua mình, ngày mai lại lo lắng vì người khác đi trước mình rồi, suốt ngày bọn họ sống trong cảnh tật bệnh đáng thương. Ngược lại, những người công thành danh toại chân chính trong lịch sử đều là những người coi đố kỵ là một điều sỉ nhục. Âu Dương Tu là lãnh tụ trên văn đàn thời Bắc Tống, năm đó sau khi ông biết và lựa chọn Tô Đông Pha, có người nói với ông rằng: "Tô Đông Pha là bậc kỳ tài, nếu ngài chọn Tô Đông Pha thì chỉ sợ 10 năm sau, người trong thiên hạ chỉ biết Tô Đông Pha chứ không biết ngài là ai nữa". Nhưng Âu Dương Tu chỉ cười và vẫn đề bạt Tô Đông Pha. Người đời sau vì thế càng sùng kính Âu Dương Tu.

Lời nói thứ ba: Kẻ thù lớn nhất trong cuộc đời là chính mình

Câu nói này rất quan trọng. Trong cuộc đời chúng ta thường có một số kẻ thù, như bọn lưu manh, vô lại, kẻ tiểu nhân... Bọn cầm thú mặc quần áo người đó vô cùng tàn ác, nhưng nếu nhìn thấu, thì bọn chúng cũng chỉ là lớp cặn bã. Kẻ thù lớn nhất của con người chính là mình. Một người nếu chiến thắng được mình thì cái gì cũng công phá được, sẽ là người bách chiến bách thắng. Cái đáng sợ là tự mình mắc bệnh mà không biết: Có khi do dự không quyết, có lúc lại đánh giá mình quá cao; có khi tự cao tự đại, có lúc lại sùng bái người... chỉ có chiến thắng bản thân mới có thể mở ra được cục diện vững chắc.

Lời nói thứ tư: Hạnh phúc lớn nhất của đời người là biết buông tha

Trong xử thế, dám nắm lấy là dũng khí, dám buông ra là độ lượng. Phần lớn những người có kinh nghiệm xử thế đều xem thường những hoa tươi, tiếng vỗ tay... trên đường đời, nhưng người đã trải qua nhiều lần mưa gió lại càng tự tin hơn, vững vàng bản lĩnh. Nhưng nếu nhìn nhận một cách bình thường đối với những gập ghềnh, bùn lầy... trong cuộc sống, thì không phải là điều dễ làm. Có thể không hoảng hết, có thể thản nhiên chịu đựng những trở ngại lớn, những tai họa lớn, chính là vì có lòng độ lượng. Nhà Phật lấy lòng độ lượng dung nạp mọi việc trong thiên hạ làm nguồn vui, đã đến rồi thì hãy ở yên mà thích ứng với hoàn cảnh là một loại siêu thoát. Những loại siêu thoát đó đòi hỏi rèn luyện nhiều mới thành. Biết nắm lấy thực đáng quý, nhưng biết buông ra mới là đạo lý chân chính xử thế trong đời.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Marlboro

Marlboro

Yes, I can !
27/7/08
739
19
18
Hà Nội
www.google.com
Mỗi phong tục, nghi thức ngày xuân đều gắn liền với một câu chuyện. Hãy cùng tìm hiểu chúng bắt nguồn từ đâu.

Trải qua hàng nghìn năm, các phong tục, nghi thức ngày Tết trở nên hoàn thiện và quen thuộc với hầu hết người dân Việt Nam.

Có rất nhiều sự tích ngày xuân bắt nguồn từ Phật giáo, được kể lại nhằm lý giải nguồn gốc của các phong tục trên.

Một phần trong câu chuyện là nguyện vọng, mong ước của người dân về cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Chúng thể hiện những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt và có nhiều ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống.

Mỗi câu chuyện còn giúp ta hiểu rõ hơn về những triết lý, những khía cạnh phong phú của cuộc sống.

Những ngày Tết cũng là lúc các thành viên trong gia đình họp mặt, chúc sức khỏe nhau, cùng điểm lại những điều đạt được trong năm cũ và những điều phấn đấu đạt được trong năm mới, kể cho nhau nghe chuyện mình gặp được, biết được.

Để bầu không khí năm mới trong gia đình thêm phần thú vị, bạn hãy tìm hiểu những chuyện xưa tích cũ liên quan đến ngày xuân để kể mọi người cùng nghe.

Hãy bắt đầu câu chuyện với: “Ngày xửa ngày xưa…”.

Sự tích cây nêu

Ngày xưa, mặt đất của chúng ta bị quỷ chiếm doạt. Con người phải thuê ruộng đất của quỷ để trông lúa. Năm nọ, thay vì đóng thuế như thông thường, quỷ tham lam, ra lệnh cho con người phải nộp toàn bộ phần ngọn của những cây trồng được. Con người không chịu, chúng dùng áp lực áp lực bắt phải theo.

Năm ấy, sau vụ gặt lúa, người chỉ còn trơ những rạ là rạ. Còn bọn quỷ reo cười đắc ý. Đức Phật thấy vậy liền mách con người trồng khoai lang vào vụ mùa kế. Cuối mùa vụ, những gì quỷ nhận được là dây khoai và lá khoai, còn phần củ là của người. Bọn quỷ tức lắm.

Sang mùa sau, quỷ đòi lấy gốc còn ngọn là của con người. Phật bảo người chuyển sang trồng lúa. Hết vụ, dân làng lấy những hạt lúa còn lại ra cho quỷ. Quá tức tối bọn quỷ ra quy định: lấy cả gốc lẫn ngọn. Phật liền đưa cho con người hạt giống cây ngô để gieo. Kết quả, người được quả ngô còn quỷ chỉ còn trơ những cây. Chúng giận dữ bắt con người phải trả tất cả ruộng đất. Phật báo người xin quỷ một miếng đất vừa bằng bóng chiếc áo cà sa. Quỷ nghĩ chẳng bao nhiêu đất nên đồng ý và hai bên làm giao ước.

Khi con người trồng xong cây tre, Phật tung áo cà sa lên ngọn cây, rồi hóa phép cho cây tre cao vút đến tận trời. Bóng áo cà sa dần dần che kín mặt đất. Bọn quỷ hoảng hốt dắt díu nhau lùi mãi tận biển Đông. Tiếc đất, quỷ đưa quân và cướp lại. Người phải chiến đấu rất gay go vì chúng có cả một bầy ác quỷ. Phật cầm gậy tầm xích giúp người đánh đuổi quỷ.

Sau mấy trận thua, quỷ cho quân dò xem Phật sợ gì. Phật cho chúng biết mình sợ hoa quả, oản, chuối, cơm nắm và trứng luộc. Đổi lại, Phật cũng dò hỏi và biết quỷ sợ máu chó, lá dứa, tỏi và vôi bột.

Khi đánh nhau, quân của quỷ đem hoa quả đến ném Phật, con người nhặt làm lương ăn rồi đem máu chó vẩy khắp nơi khiến quỷ hoảng hồn bỏ chạy.

Lần thứ hai, quỷ lại đem oản, chuối ném vào Phật. Phật bảo người nhặt làm lương thực rồi giã tỏi phun vào bọn quỷ. Không chịu được mùi tỏi, quỷ cắm đầu bỏ chạy.

Lần thứ ba, quân của quỷ lại đem cơm nắm, trứng luộc ném vào Phật. Con người tha hồ ăn và theo lời Phật dùng vôi bột vung vào quỷ. Họ lại lấy lá dứa quất khiến chúng chạy ra biển Đông. Chúng sợ quá nên cúi đầu sát đất xin Phật cho phép một năm được vài ngày vào đất liềns thăm phần mộ của tổ tiên. Phật thương tình liền ưng thuận.

Từ đó, hàng năm cứ đến ngày Tết Âm lịch là quỷ vào thăm đất liền. Con người theo tục trồng cây nêu để quỷ không dám bén mảng vào chỗ người đang ở.

Trên cây nêu có khánh đất, một bó lá dứa để quỷ sợ. Ngoài ra, người ta còn vẽ hình cung tên hướng mũi nhọn về phía Đông và rắc vôi bột xuống đất vào những ngày Tết để cấm quỷ vào nhà.

Tết thượng Nguyên

Hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu, thường diễn ra vào rằm tháng Giêng. Vào ngày này, người dân khởi hành vào buổi tối để cúng thần sao, cầu một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Tương truyền, Tết Thượng nguyên cũng là ngày vía Phật. Phật tổ giáng trần tại các chùa để chứng lòng trung thành của các tăng ni, Phật tử. Vì thế, các lão bà thường tới chùa để tụng kinh niệm Phật và câu thành ngữ: “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng” xuất phát từ đó.

Tích nhà Phật…

Hương Sơn: Ngày xuân, nhiều người đi chùa Hương để cầu phúc. Có một tích rất cảm động về Phật tích chùa hương. Ngày xưa, Diệu Trang Vương, vua nước Hưng Lãm, có ba người con gái đã đến tuổi gả chồng. Hai cô chị ước lấy được chồng tài giỏi. Riêng công chúa thứ ba là Diệu Thiện, nguyện thờ phụng cha suốt đời. Nghe con nói vậy, Diệu Trang Vương nổi giận, nhốt nàng vào ngự hoa viên.

Diệu Thiện tìm cách bỏ trốn đến núi ở Hương Sơn, dựng lều cỏ, làm bạn cùng chim thú và tiếp tục đọc kinh tu hành. Sau đó, Diệu Trang Vương mắc bệnh nặng, chẳng có cách nào chữa khỏi. Lúc này, có một cụ già bảo phải tìm một người tâm bình khí hòa, không biết cáu giận, dùng tay, mắt của người ấy cho vào thang thuốc thì mới có thể chữa khỏi được bệnh. Người này đang ở Hương Sơn. Diệu Trang Vương liền cử một khâm sai đại thần tới Hương Sơn. Diệu Thiện nghe kể chuyện liền nói với viên khâm sai: “Những thứ ngài cần, xin ngài cứ lấy đi”. Khâm sai khoét đôi mắt, chặt đứt đôi bàn tay của nàng đem về làm thang dẫn thuốc, để cho Diệu Trang Vương uống. Quả nhiên bệnh của Diệu Trang Vương khỏi hẳn.

Việc Diệu Thiện xả thân cứu cha đã làm cảm động đến Thiên đế. Lúc đó, trên thân nàng đã mọc ra vô số những cánh tay đều có một con mắt. Đó chính là sự tích về Quan Âm nghìn tay nghìn mắt. Diệu Trang Vương sau khi khỏi bệnh liền trèo lên Hương Sơn để cảm tạ. Đến nơi vừa nhìn thấy, người đã biết đó là con gái thứ ba của mình. Người vô cùng cảm động, từ đó cũng bắt đầu tu hành và đắc đạo.

Khi Tây Thiên Phật tổ muốn chiêu gọi người, Diệu Trang Vương tới Tây Thiên, tự nhiên trong tâm nảy ra một ý nghĩ, nhớ tới cửa lớn của kho vàng ở trong vương cung đã từ lâu không được tu sửa, có lẽ đây là thời điểm nên làm. Ý nghĩ này chỉ thoáng qua nhưng Tây Thiên Phật tổ đã hiểu rõ, liền nói: “Ngươi tham tài như thế, nên đi tìm một nơi an thân ở bên đường cạnh Lãnh Đình núi Phổ Đà để xin bố thí cả các hương khách”. Từ đó về sau, bên cạnh núi Phổ Đà có một am Phật nhỏ, bên trong thờ một vị “Bồ tát xin ăn”. Truyền thuyết nói rằng ấy là Diệu Trang Vương năm xưa.

Xuân Di Lặc

Ngày mùng Một Tết của người Việt, Trung Quốc và một số nước Đông Á trùng hợp với ngày vía của đức Phật Di Lặc.

Mẫu tượng Phật Di Lặc được phổ biến khắp nơi là chân dung của Bố Đại Hòa Thượng. Người ta tin rằng đó là hóa thân của ngài, xuất hiện tại chùa Nhạc Lâm, huyện Phụng Hóa, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, vào khoảng thế kỷ thứ X. Nụ cười của ngài biểu hiện vô lượng từ tâm, lỗ tai dài biểu hiện lòng nhân ái. Bụng to biểu hiện lòng từ bi rộng lớn, dung chứa nhiều chuyện trong thiên hạ. Tướng ngực phanh ra biểu hiện sức mạnh của lòng dạ can đảm, chân thành. Túi vải biểu hiện sự chứa đựng vô lượng diệu pháp, bố thí những gì có được cho chúng sinh.

Tâm nguyện của đức Di Lặc là cứu khổ ban vui, luôn hướng cho nhân loại đến tương lai tốt đẹp, xây dựng nếp sống hạnh phúc, chân thật. Vì lẽ đó, mùa xuân được mang tên Xuân Di Lặc là tâm nguyện chung của người dân.

Tỉnh giấc mơ hoa

Chuyện kể rằng có một lần đức Phật dắt theo hàng nghìn đệ tử vào thành Thất La Phiệt để khất thực vào mùa xuân. Trong thành có nàng Ma Đăng Dà, một bậc tài sắc, đã đem lòng yêu mến A Nan, một đệ tử lớn của đức Phật. Nàng đến cầu xin đức Phật để A Nan cho mình.

Đức Phật bảo nếu nàng chịu xuất giá, sẽ giao A Nan lại. Ma Đăng Dà liền ưng thuận. Sau khi nàng đã xuống tóc, mặc áo cà sa, đức Phật hỏi: “Nàng thương A Nan ở điểm nào?”. “Tôi thương vì đôi mắt đẹp của ông ấy”. “Mắt A Nan chỉ là hai khối thịt hôi, trong ấy chứa những nước mắt, ghèn dơ, có chỗ nào tinh sạch để nàng mến?”.

“Tôi thương cái mũi của ông ấy”. Mũi ông ấy có chất nhớp bên trong và thường chảy ra thứ nước không sạch, nàng chẳng nên ưa thích”. “Tôi thương cái miệng ông A Nan”.

“Miệng của A Nan có những nước bọt, đờm, dãi nếu không năng súc rửa, nơi đó sẽ đóng cáu bợn và tiết ra mùi hôi. Thế thì không đáng để nàng yêu chuộng”.

Sau khi nghe lời chánh chân hợp lý của đức Phật, Ma Đăng DÀ đứng lặng nghĩ suy. Trước kia nàng lầm tưởng ái tình là vườn hoa đầy màu sắc, hứa hẹn một thế gian tuyệt trần.

Giờ nàng biết đó là mũi gai độc ẩn giúp dưới lớp lá xanh. Tỉnh giấc mơ hoa, nàng cúi người xuống đảnh lễ, xin trọn đời làm đệ tử đức Phật.

Dưới gốc mai vàng

Ngày xưa, có một cặp rùa sống hạnh phúc. Rùa vợ mắc bệnh lạ. Nghe mách ăn gan khỉ sẽ khỏi bệnh, rùa chồng đến hòn đảo, dụ khỉ chúa về động đòi lấy gan. Khỉ bảo đã treo gan lên cây, kêu rùa chở mình về lấy. Về đến đảo, khỉ nhảy lên bờ lấy đá ném vào rùa trách móc. Rùa hối hận: “Ai nỡ giết oan một mạng để cứu một mạng”. Khỉ rủ rùa cùng đi nghe một vị tăng mới đến thuyết pháp trong rừng. Rùa đồng ý. Sau đó, khỉ chữa khỏi bệnh cho vợ rùa. Khỉ còn tặng vợ chồng rùa nhành mai và chúc họ một mùa xuân nhiều hạnh phúc.
 
Marlboro

Marlboro

Yes, I can !
27/7/08
739
19
18
Hà Nội
www.google.com
Trần Sinh là một thầy đồ trẻ, sớm có duyên với Thiền Tông. Ngoài việc dạy học, Sinh tham thiền. Một hôm, đang ngồi tu tập, Sinh bỗng thấy Đức Phật hiện ngay trước mặt. Sinh cung nghinh đãnh lễ, nhưng ngạc nhiên nghe người kia dạy:

"Đừng ngộ nhận ta là Đức Phật, vì 36 tướng tốt, vì hào quang bao quanh, vì hương thơm hay tiếng nhạc trời mà ngươi cảm nhận. Ta là Ma Thiên Vương. Vua của các cỏi Trời, Người, và Địa Ngục. Thấy ngươi thành tâm, ngày ngày tham thiền, mong rời cái khổ thế gian, đi tìm cõi phúc, lòng ta muốn ban cho nhà ngươi một phương cách.

Cách đây trăm dặm, trong dãy Trường Sơn, về hướng Tây Bắc, có một hành giả, tinh thông chuyện con người. Người ấy có thể chỉ ngươi con đường hạnh phúc. Hãy nghe ta, đến đấy tìm người. Cũng ghi nhớ: không mang lễ vật, chỉ niệm nhỏ tên ta là được tiếp." Nói xong biến mất.

Sinh xả thiền. bàng hoàng, thao thức. Lời nói của Ma Thiên Vương lấy đâu làm tin. Chữ Ma làm lòng Sinh e ngại. Nhưng người ấy có thật, vừa mới hiện thân ràng ràng trước mắt Sinh và thật là tiên phong đạo cốt. Sau cùng, Sinh khăn gói lên đường trực chỉ Tây Bắc đi sâu vào Trường Sơn.

Y như rằng Sinh gặp được một tiên ông cốt cách phi phàm.

Ngài bảo:" Ta chờ ngươi đã ba hôm nay. Ngươi đến ngay lúc ta bận. Thôi thì hãy đi viếng khắp dinh cơ của ta, hai giờ sau trở lại đây. Hãy nhận cái thìa này, trong đó có hai giọt dầu, ngươi thấy không? Phải giữ đừng bao giờ đánh rơi mất hai giọt đó. Ta sẽ đợi ngươi ở đây."

Sinh vâng lời, đi vòng hết dinh cơ , hai giờ sau trở lại.

Tiên ông hỏi:"Ngươi đã thấy được những gì, hãy nói cho ta nghe. Cái gì ngươi thích thú nhất? Cái gì ngươi ghét nhất?"

Sinh khẻ bạch: "Vì phải trông giữ sao cho hai giọt dầu không rơi mất, đệ tử chẳng thấy được cái chi cả."

"Thế thì không được, tiên ông bảo, ngươi phải biết cơ ngơi của ta, thì mới tin được lời ta dạy. Thôi thì đi lại một vòng nữa và trở lại cho ta biết ngươi đã trông thấy được những gì."

Sinh cầm muổng dầu và đi thêm một vòng, quan sát cảnh vật chung quanh. Sinh được những ngạc nhiên thích thú. Thật là bồng lai tiên cảnh, giữa rừng lại có dinh cơ, điêu khắc tin xão, những tranh vẽ, tranh thêu, tượng đúc, bàn ghế chạm trỗ bằng gỗ quí, đâu đâu cũng có hoa thơm cỏ lạ, có nhạc trời. Sinh như thoát tục. Thật không sao kể hết. Trở lại gặp tiên ông, Sinh lần lượt kể những gì trông thấy.

"Nhưng còn hai giọt dầu giao cho ngươi ở đâu? " Tiên ông hỏi.

Sinh nhìn xuống thìa, nhận ra rằng hai giọt dầu đã rơi mất tự bao giờ, chẳng biết, chẳng hay.

Tiên ông từ tốn mà rằng: "Bí quyết hạnh phúc là ở chỗ thấy được cái đẹp huyền diệu của thế gian mà chẳng bao giờ quên để rơi mất hai giọt dầu trên muổng."

Sinh cảm như đã hiểu bài học: "Tận hưởng cuộc đời, biết đó, biết đây, núi sông, thú rừng, thị thành, thôn dã, người đời, nhưng cũng chẳng bao giờ quên cái thực chất cuộc sống của mình."



Lời bàn của Bất Tịnh Thiền Sư:

Hai giọt dầu nói cái cốt tủy trong mỗi người. Nó là cái gốc, nguồn. Mất nó là vong thân.

Ông đồ thuộc Khổng Nho. Với Khổng Nho thì gốc con người là nhiệm vụ, phận sự.

Trai phải đổ đạt, "có danh gì với núi sông" , thỏa chí bình sinh.

Về cái mộng sinh bình ấy,con người có thể mất mình trong miếng đỉnh chung, trong những cái "thần tiên chi nhất thế", thí dụ dưới một người mà trên trăm vạn sinh linh. Cho nên, hiền nhân nhắc nhở: đừng để mất mình. Đừng quên hai giọt dầu trong, mà với Khổng nho thì có thể tóm lược trong trung, hiếu, tiết nghĩa.

Cuộc đời như bóng câu. Sống vội ở thì chăng? Cũng có thể được, nhưng đừng quên cội gốc, đừng để đánh mất hai giọt dầu trong.

Gặp thời loạn, hoặc chẳng may không có duyên với thi cử và quan trường, trở về làng làm thầy đồ.

Được cái an nhàn, tiêu dao cùng tuế nguyệt, thì giờ đây gởi gấm cái mộng trị quốc và bình thiên hạ lại cho lũ trẻ. Vì vậy cái đám môn sinh là một phần đời chánh yếu. Trong một giới hạn nào đó, chúng là lẽ sống.

Cho nên, khi hỏi đến hai giọt dầu, Sinh liên tưởng ngay đến bọn trẻ.

Nhưng Sinh cũng không là một ông đồ thường.

Sinh được duyên may kỳ ngộ. Có thể, Sinh đã thấy được rằng "chết hay khóc vì một hôn quân vô đạo quả thật phi lý, điên khùng", và vô số cái phi lý và diên khùng khác, Sinh treo ấn từ quan. Cũng có thể, Sinh không qua được những qui định khắc khe của trường qui, nên về làng dạy trẻ.

Không thích nghi được với khuôn thước Khổng Nho, Sinh tìm một thang giá trị khác.

Nương bóng Thiền Tông, tìm về nguồn gốc.

Gốc mình là gì? Mình vốn là ai?

Từ đó, lấy Phật pháp làm duyên, lấy Thiền môn làm phương tiện, nghĩ rằng khi lòng thanh tịnh, thì sẽ trở về được với cái tâm chân thật của mình. Cho rằng như vậy là chân hạnh phúc.

Ma Thiên Vương có thể chỉ là một sản phẩm của tâm thức. Hằng ngày, đi đứng nằm ngồi, sâu trong tiềm thức, hằøng mong gặp Phật, mong được hướng dẫn đến chân hạnh phúc. Đến một lúc nào đó gặp duyên, tất cả những mong cầu ấy phóng ra. Người tham thiền cảm giác trông thấy Phật. Theo kinh, thì đó là Ma. Vì đó chỉ là do tâm thức vong cầu. Đã là Ma thì có ma lực. Ma lực huyền bí và sức cuốn vô cùng. Huyền bí vì nó tận sâu trong tiềm thức, mà vô cùng vì nó là mong cầu tích tụ lâu dài, tháng năm từng phút, từng giây.

Vừa gặp Ma Thiên Vương thì lời dạy "gặp Phật, giết Phật" trở lại với Sinh. Cho nên, Thiên Vương phải nhận ngay mình là Ma.

Những do dự, ngại ngùng trước khi lấy quyết định đi Trường Sơn, chỉ là sự chống cự yếu ớt của tri thức. Muốn quá nên phải liều, nên Trường Sơn trực chỉ. Chỉ có vậy.



Lời bàn của Ông Tướng Thầy Ba:

Ta nghe rằng:

Đã tu Phật, phải nói tâm. Đã tu Phật, phải biết xả, buông bỏ, không dính mắc. Tâm không dính mắc trong vật chất, trong giá trị, trong tiên kiến, ở sách vở, ở kinh luật, không dính mắc ở bất cứ cái chi ở ttần gian này. Không dính mắc cả trong nghĩa tình. Không dính mắc vì thấu hiểu vô thường, nên không cột , không đóng đinh sự việc ở thời điểm mà nó xảy ra.

Hai giọt dầu có thể biểu hiện cho tâm chân thật lúc nào cũng trong suốt, không bợn nhơ vì không dính mắc, không nhiểm bụi trần.

Đó là hai, là âm dương phân biệt. Nhưng cái thể nó là một, là dầu. Tự tánh nó là một, là sự trong suốt. Là hai, nhưng thực chất chỉ một.

Khi giác quan tiếp xúc với đối tượng, thì có thấy, có nghe, có mùi, có vị, có cảm nhận, có nghĩ suy. Đó là hiện tượng có trong thời khắc. Nó là kết tinh dĩ vãng với hiện tại. Nó bị giới hạn bởi khả năng của giác quan, bởi cấu trúc tương quan giữa nội tâm và tha vật, giới hạn bởi thời gian. Khi ta thấy một bông hồng thời điểm A, thì đã có một thời gian t để ánh sáng đi từ bông hồng đến ta. Vậy ta chỉ thấy bông hồng ở thời điểm A-t mà thôi. Cái thấy của ta không thật chánh yếu vì hai lẽ: 1)bị giới hạn bởi giác quan và 2) nhận thức sự việc lúc nó ở thời điểm A-t mà nghĩ rằng nhận thức nó lúc nó ở thời điểm A. Mặt khác sau cái trực nhận ban đầu, còn những phê phán, phân biệt do kinh nghiệm, giá trị thu lượm được trong quá trình sống. Cho nên, đã sai lạc, thêm sai lạc.

Vậy, cái thấy, nghe, hiểu biết thông tục của ta không thật. Nhà Phật gọi đó , là vọng, là hư giã, mộng uyễn. Tâm thức, cái ý thức về những gì xãy ra trong ta và ngoài ta chỉ có thể là vọng. Nhưng nó là biểu hiện của tâm.

Vòng đi thứ nhất, cố giữ không đánh mất hai giọt dầu, mà không thấy biết gì về ngoại cảnh. Đó là cảnh ngày ngày ngổi tham thiền, giữ thân tâm tĩnh lặng, mọi việc để ngoài tâm. Kinh ví đó như đi tìm thỏ có sừng.

Vòng thứ nhì: Bị ngoại cảnh chi phối, đánh mất cái tâm thật của mình. Hai giọt dầu rơi mất lúc nào, chẳng hay chẳng biết. Đó là bị ngoại cảnh nuốt trôi, vong thân mà chẳng biết.

Cả hai hành vi đều xa đạo.

Sống là sống với tha nhân, vạn vật, có quan hệ, có tình, có nghĩa. Cuộc sống vốn là như vậy. Đừng chối bỏ, khư khư quay về bên trong, chỉ biết mình với mình, tìm một chân tâm mà không khởi duyên cho nó biểu hiện.

Tuy nhiên, cũng đừng để hiện tượng, vốn hư giả, mà mất mình Đừng để cái tâm thật của mình mai một trong biển cả bao la của vọng niệm.
 
Marlboro

Marlboro

Yes, I can !
27/7/08
739
19
18
Hà Nội
www.google.com
Nghe chuyện ngày xưa, ngẫm nghỉ chuyện ngày nay!

Trong mỗi chúng ta sẽ có cách nhìn khác nhau trong cùng một việc nào đó, nhưng khó nhận thấy được cách hành xử của chúng ta! ai đúng ai sai qua câu chuyện sau:

Thưở xa xưa có một gia đình nọ, hai vợ chồng sống với nhau rất hạnh phúc. Họ có nuôi 02 con ngỗng biết nói tiếng người. Một hôm người chồng đi buôn bán xa, ở nhà cô vợ sinh lòng bội bạc, ngoại tình với người trai làng. Hai con ngỗng đều chứng kiến được những cuộc mây mưa đó. Hai con nói với nhau.

Con thứ nhất nói

Tôi thấy người đàn bà này quá hư đốn, không giữ phận vợ hiền, mà lại đem lòng phản bội chồng, đợi anh chồng về tôi sẽ nói lại cho ông chủ nghe.

Con thứ hai trầm ngâm không nói gì cả.

Đêm đó nó âm thầm bỏ nhà ra đi.

Khi Ông chồng về đến nhà nghe được việc lỗi đạo của vợ mình từ con ngỗng thứ nhất. Anh nổi cơn ghen bèn giết chết vợ mình. Một lúc sau anh nghĩ lại không biết con ngỗng nầy có nói dối mình không? nhưng lỡ giết vợ rồi nên anh điên tiết lên đem con ngỗng thứ nhất ra vặn cổ cho nó chết luôn.

Câu chuyện ngày càng lan xa ra những làng bên cạnh, một hôm có người gặp lại con ngỗng thứ hai bèn hỏi nó.

Tại sao ngỗng biết sự việc mà không nói?

Nó trả lời. Tôi chỉ nói những gì mang lại hạnh phúc cho người khác mà thôi.
 
Marlboro

Marlboro

Yes, I can !
27/7/08
739
19
18
Hà Nội
www.google.com
Một nông dân đang vội vàng trên đường cùng con ngựa và con chó của mình. Thình lình sét đánh giết chết tất cả họ. Như nhiều linh hồn mới chết khác, họ chẳng biết mình đã chết và cứ tiếp tục đi.

Họ tiếp tục đi dưới mặt trời thiêu đốt. Họ ướt đẫm mồ hôi và khát không chịu nổi. Họ sau đó nhìn thấy một cánh cổng đẹp đẽ dẫn đến một quảng trường chiếu sáng rực rỡ. Có một dòng suối trong vắt ở giữa quảng trường đó. Ông vội vã chạy đến và chào người giữ cửa: “Nơi đẹp đẽ này là nơi nào vậy?”

“Thiên đàng”. Người gác cổng nói một cách thân thiện. “Thật là tốt quá. Chúng tôi đều đang rất khát nước. Chúng tôi có thể đi vào trong và uống một chút nước không?”

“Ông có thể vào, nhưng con ngựa và con chó của ông thì không được. Chúng tôi không cho phép động vật vào trong”.

“Ồ, thế thì quên chuyện đó đi vậy”.

Người nông dân không đành bỏ lại con ngựa và con chó. Họ vì thế tiếp tục đi tìm nước uống. Sau khi đi khá lâu, ông tìm thấy một nơi có nguồn nước. Cũng lại có một người đang canh giữ cánh cổng.

“Xin chào, tôi và con ngựa, con chó của tôi có thể uống nước ở đây được không?”

“Cứ việc”, người gác cổng nói.

Sau khi họ uống thỏa thích, người nông dân nói cảm ơn người gác cổng và hỏi anh ta: “Nơi này là nơi nào thế?”

“Thiên đàng”. Người nông dân bối rối: “Lẽ nào lại thế! Chúng tôi vừa đi ngang qua một cánh cổng đẹp đẽ và người gác cổng ở đó bảo rằng nơi ấy là thiên đường mà”.

“Đó là địa ngục”, người gác cổng trả lời.

“Chúa ơi, anh nên ngăn cấm họ làm người khác lầm lẫn như thế. Người ta sẽ bị lừa”.

“Không chắc nữa,” người gác cổng nói. “Chúng tôi nên cảm ơn sự giúp đỡ của họ, bởi họ sẽ giữ những kẻ bỏ rơi bạn bè ở lại đó”.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA