Thảo luận về việc tổ chức Offline Webketoan 2010 khu vực Miền Bắc

  • Thread starter TAT
  • Ngày gửi
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
P

PhươngMai

Guest
24/5/06
14
0
0
44
Hà Nội
Mình thấy năm nay Hà Nội kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long. Webketoan tổ chức Offline liên quan tới sự kiện này cũng hay đấy chứ?

Bạn Tigon có đề cập tới việc tổ chức sự kiện theo phương án Team Building. Mình nghĩ tổ chức Offline Webketoan 2010 ở Thành Cổ Sơn Tây (thuộc Hà Nội), rồi triển khai các hoạt động Team Building thì tuyệt vời.

PM.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
thanhvunt

thanhvunt

http://thanhvunt.com
22/1/06
2,076
10
0
Nha Trang
thanhvunt.com
Mình thấy năm nay Hà Nội kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long. Webketoan tổ chức Offline liên quan tới sự kiện này cũng hay đấy chứ?

Bạn Tigon có đề cập tới việc tổ chức sự kiện theo phương án Team Building. Mình nghĩ tổ chức Offline Webketoan 2010 ở Thành Cổ Sơn Tây (thuộc Hà Nội), rồi triển khai các hoạt động Team Building thì tuyệt vời.

PM.
Thành cổ đê.............
 
D

dinhthuynga

Trung cấp
1/11/09
59
3
8
37
ha noi
các bác ơi hay mình về ninh bình đi
vêf nb có rất nhiều chỗ chơi :chùa bái đính, rừng cúc phương, khu du lịch tràng an...
nhiều lắm các bác tha hồ lựa chọn..thời gian thi trong tháng 5 đi các bác
em nhận làm hướng dẫn viên dl miễn phí cho các cho.
 
Sửa lần cuối:
Tigon-ETC

Tigon-ETC

Gió bụi nhân gian
các bác ơi hay mình về ninh bình đi
vêf nb có rất nhiều chỗ chơi :chùa bái đính, rừng cúc phương, khu du lịch tràng an...
nhiều lắm các bác tha hồ lựa chọn..thời gian thi trong tháng 5 đi các bác
em nhận làm hướng dẫn viên dl miễn phí cho các cho.

Khu này năm 2008 cũng đã đi khảo sát và cuối cùng đã chọn Vân Long làm điểm dừng chân.
Có thể chúng ta sẽ đi lại những nơi đã từng đi, nhưng phải có chương trình mới
 
doipgdls

doipgdls

::Khủng nhất WKT::
14/12/09
276
21
18
40
A, A
Hic! em là mem mới nhưng nhắc đến off em nóng lòng muốn tham gia rồi, các bác đi đâu cho e đi cùng với ... hi hi ....
 
TAT

TAT

Thành viên Tình Nguyện
6/8/05
1,014
11
0
44
Làng Cà
Thông Tin về Thành Cổ Sơn Tây

Sơn Tây có lẽ là địa điểm tổ chức Off khá lý tưởng nếu lựa chọn Phương Án Giao Lưu là chính.

Mục đích chính là Giao Lưu thì thời gian di chuyển phải ngắn để cho nhiều không gian trao đổi nhóm. Sơn Tây cách Trung Tâm Hà Nội 40km, chỉ mất khoảng 1h xe chạy.

Sơn Tây có khá nhiều điểm du lịch hấp dẫn, không khí thoáng đãng, phong cảnh đẹp.

TAT copy lại 1 số bài giới thiệu về Sơn Tây trên Blog Du Lịch để các bạn tham khảo.

Mong nhận thêm nhiều địa điểm nữa để cuối tháng 4 có thể làm Vote lựa chọn địa điểm Offline cuối cùng.

MỘT SỐ ĐỊA DANH NỔi TIẾNG GẮN LIỀN VỚI MẢNH ĐẤT VÀ CON NGƯỜI SƠN TÂY

Thành cổ Sơn Tây

Nằm ở trung tâm thị xã có một công trình quân sự kiến trúc theo kiểu Vauban được xây dựng từ năm Minh Mạng thứ 3 (năm 1822) từng được người Pháp ca ngợi là “Một công trình kiệt tác của nền kiến trúc An Nam”, đó là thành cổ Sơn Tây.

Thành cổ Sơn Tây là một khu đất bằng, rộng 16 ha, hình vuông, xung quanh có hào sâu bao bọc, bốn phía có 4 cổng thành còn giữ nguyên vẻ nguyên sơ cổ kính, trên các cổng có vọng lâu và ụ súng. Cổng và tường thành được xây dựng bằng đá ong, thứ vật liệu đặc trưng của vùng đất xứ Đoài.

Xưa kia thành được chia thành 5 khu: khu giữa thành là khu nghi lễ, hai ao sen hai bên, có cột cờ (hay vọng lâu) cao 18 thước. Trong thành có điện Kính Thiên rộng 5 gian lợp ngói lưu ly, bên trong có 2 cột tròn làm bằng gỗ lim, đường kính 0,5 mét, sơn màu cánh gián. Hai gian bên có hai cửa sổ tròn trang trí hình chữ “Thọ”. Trước thế kỷ XX, điện là nơi các triều vua đời Nguyễn ngồi ngự mỗi khi đến tuần du nơi đây.

Năm 1924, toàn quyền Đông Dương đã ban hành nghị định xếp thành cổ Sơn Tây vào hàng cổ tích của xứ Đoài cần được bảo vệ và tôn tạo.

Tháng 12-1946, một sự kiện lịch sử trọng đại đã diễn ra tại đây: Hội đồng Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã họp, bàn và quyết định những vấn đề quan trọng trong giai đoạn đầu tiến hành cuộc khánh chiến chống thực dân Pháp, hưởng ứng “lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tháng 10-1954, thành cổ Sơn Tây đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc quốc gia. Hiện nay, tỉnh Hà Tây đang có dự án xây dựng phục chế lại các chứng tích của thành cổ.

Cùng với thành Cổ Loa (Hà Nội), thành Huế (Thừa Thiên-Huế), thành cổ Sơn Tây là một di sản quý báu cần được trân trọng giữ gìn.


Khu di tích lịch sử - văn hóa Đường Lâm


Thuộc vùng đất cổ của người Việt, thị xã Sơn Tây là nơi có nhiều di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng quan trọng được cả nước biết đến, đặc biệt là khu di tích lịch sử - văn hóa Đường Lâm, một vùng “địa linh nhân kiệt” với những di sản vô giá.

Đường Lâm (đất hai vua): cách thị xã Sơn Tây khoảng 4 km và thủ đô Hà Nội 45km về phía bắc, xưa kia Đường Lâm có tên gọi là Kẻ Mía. Là điạ phương duy nhất trong cả nước cùng sinh ra hai vị vua: Phùng Hưng (761 - 802); Ngô Quyền (889 - 994) nên Đường Lâm được tôn vinh là “đất hai vua”. Không chỉ vậy, Đường Lâm còn nổi danh là vùng có nhiều làng Việt cổ đá ong nhất cả nước. Đi khắp 9 làng trong thị xã, đâu đâu du khách cũng bắt gặp những bức tường, những ngôi nhà, những cổng làng xây bằng đá ong màu đỏ sậm có vài trăm năm tuổi. Vẻ đẹp cổ kính, mộc mạc, mang đậm hồn quê của Đường Lâm đã lôi cuốn rất nhiều nhà quay phim, nhiếp ảnh và du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu.

Trong địa phận của làng còn có đình Mông Phụ - một ngôi đình lớn, một công trình nghệ thuật kiến trúc cổ tinh xảo, độc đáo được xây dựng vào năm 1638. Đây là ngôi đình điển hình của thế kỷ thứ XVII, đến nay vẫn còn nguyên bộ sàn ỏ nhà đại đình, nhà ống muống và 2 nhà giải vũ. Riêng bộ sàn nhà đại đình và ống muống có hàng lan can tiện gỗ bao quanh. Các bộ vì nhà đại đình làm theo kiểu thượng chồng rường, giá chiêng, kẻ bẩy, trên sáu hàng cột to bằng gỗ lim sơn màu cánh gián, trong đo có nhiều cột chu vi gần 2m, đứng vững trên những hòn chân tảng bằng đa hình vại vững chắc. Các bộ vì hai nhà giải vũ làm theo kiểu quá giang, trụ trốn, bào trơn bóng đén. Nội thất nhà đại bái được, trang trí trạm khắc khá phong phú, thể hiện trên các đầu sư, đầu bẩy, trạm bong hình độc long, trên các thân xà, bẩy, ván nong chạm kênh bong các đề tài quần long. Đình còn nhiều bức chạm ngư long hí thủy, thể hiện ước muốn của cộng đồng ngư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Hậu cung ngôi đình còn giữ được các bức chạm tứ linh, mang nét nghệ thuật dân gian với những đao mác, tia chớp đao lửa của thời hậu Lê. Đặc biệt đình còn giữ được 17 đạo sắc phong thần Tản Viên làm thành hoàng của làng từ năm 1651.

Tại Đường Lâm còn có nhà thờ họ sứ thần Giang Minh - nhà ngoại giao văn tài thao lược xuất sắc cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, người khi chết đã đợc vua Lê Tháng Tông tổ chức nghi lễ trọng thể với lời điếu “sứ bất nhục quan mệnh, khả vị thiên cổ anh hùng” (dịch là: Đi sứ chẳng làm nhục mệnh vua, xứng đáng là bậc anh hùng muôn thủa).

Cách nhà thờ sứ thần họ Giang không xa là chùa Mía (tên chữ là Sùng Tự Nghiêm), được xây dựng trên một quả đồi nhỏ giữa làng Đông Sàng - xã Đường Lâm. Đến thế kỷ XVII, chùa được tôn tạo, mở rộng quy mô nhờ công đức của bà chúa Mía - Nguyễn Thị Ngọc Dao, vợ yêu của chúa Thanh Đô vương Trịnh Tráng. Chùa được làm bằng nhiều loại gỗ quý, như hình tứ linh (long, ly, quy, phượng), hình hoa lá. Điểm đặc biệt của chùa Mía là sự đa dạng, phong phú của tượng Phật với 287 pho tượng, chưa kể những tượng đã mất hoặc chưa kiểm kê. Trong đó, nổi lên là các tượng Tam Thế, Tam Thân, Tam Tâm, Thích ca tọa thiền,… với vẻ đẹp quý phái mang phong cách thời Lê Trung hưng thế kỷ XVII, XVIII. Đặc biệt các cảnh động Vân Trìu, động Linh Ngưu với vô số tượng lớn nhỏ đều rất sinh động, bày ra như một bộ sử Phật giáo bằng hiện vật có sức truyền cảm mạnh mẽ. Có thể nói đây là một trong những ngôi chùa nhiều tượng Phật nhất trong các ngôi chùa hiện có ở Việt Nam. Hệ thống tượng Phật cùng kiến trúc độc đáo của chùa Mía đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng lịch sử di tích cấp quốc gia, được đáng giá là một trong những di tích đặc biệt quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử Phật giáo, mỹ thuật của Việt Nam.

3. Thắng cảnh hồ Đồng Mô

Nằm trong vùng đồi và thung lũng phía Đông núi Ba Vì, hồ Đồng Mô, Ngải Sơn với diện tích gần 2.000 ha, trong đó khu chứa nước 1.450 ha với 21 đảo lớn, nhỏ đã tạo cho cảnh quan vùng này những nét đặc sắc mà du khách đến đây thường trầm trồ khen tặng là “Hạ Long trên cạn”. Hiện nay, quần thể thắng cảnh hồ Đồng Mô - Ngải Sơn được đánh giá là một mắt xích quan trọng trong vành đai sinh thái của Thủ đô Hà Nội.

4. Đền Và

Đền Và là hành cung quan trọng phía Đông, thờ Đức Thánh Tản Viên Sơn - một trong “tứ bất tử” trên điện thần nước Việt. Ngôi đình cổ kính có niên đại từ thời Lê Trung Hưng đến thời Nguyễn, nằm giữa rừng lim già đại thụ, tọa lạc trên gò đất rộng 5 ha hình con rùa, đầu quay về hướng bắc, nổi tiếng là nơi cầu đảo rất linh hiển.

Đền Và còn lưu giữ nhiều di sản Hán Nôm, bao gồm 18 đạo sắc phong, 18 bức hoành phi, 2 bia đá, 3 chuông đồng, 4 biển gỗ, 5 bản thần tích và 47 câu đối viết trên vách cột, trên gỗ và cả trên ngọc phả.

Gắn liền với Đền Và là hội Đền Và - một hội lế lớn ở xứ Đoài. Hàng năm, hội đền mở vào ngày rằm tháng Giêng. Cứ 3 năm, hội lại được tổ chức một lần hội lớn vào các năm Tý – Mão - Ngọ - Dậu. Ngày đại lễ, người đến dự hội đông như nêm cối. Những năm làng không mở hội lớn, dân làng và khách thập phương cũng hành hương về viếng Đức Thánh Tản rất đông.
 
Coc Yeu

Coc Yeu

IME - Cô cô ham zui ^.^
19/11/07
911
5
18
Hỏi mần chi ^^ ?!
Sơn Tây có lẽ là địa điểm tổ chức Off khá lý tưởng nếu lựa chọn Phương Án Giao Lưu là chính.

Mục đích chính là Giao Lưu thì thời gian di chuyển phải ngắn để cho nhiều không gian trao đổi nhóm. Sơn Tây cách Trung Tâm Hà Nội 40km, chỉ mất khoảng 1h xe chạy.
...
Mong nhận thêm nhiều địa điểm nữa để cuối tháng 4 có thể làm Vote lựa chọn địa điểm Offline cuối cùng.
...
Em Vote một vé cho địa điểm này.
@ Cụ TAT: Nên chăng có hình ảnh kèm theo không anh? :015:
 
Ngocxuan

Ngocxuan

Trung cấp
26/2/09
57
1
0
ha noi
ngocxuan thấy các anh chi đưa ra những địa điểm khá thú vị.địa điểm nào cũng hấp dẫn
thấy có bài phát biểu năm nay hà nội 1000 năm thăng long, tổ chức ở đâu mà vừa liên quan đến địa điểm này, lại rộng rãi, thoải mái, thoáng đãng với tinh thần giao lưu - chia sẻ, vui nà chính. (Cộng thêm tiêu chí có đền chùa nhìu càng tốt, hì.e thấy đầu năm nên đi chùa, dân mình đi chùa xin tài, xin lộc, nữa thì càng hay:005:e thik khoản chùa chiền)thấy pác TAT trúng cái khoản đó:004:.
ko bit mọi người thế nào
 
phuongthao2784

phuongthao2784

Trung cấp
21/3/08
95
0
6
40
Vinh Phuc
hí hí mùa hè nên em vote cho đi biển ah :)
 
duyvinh

duyvinh

Cao cấp
19/5/07
1,259
74
48
Hà Nội
TAT

TAT

Thành viên Tình Nguyện
6/8/05
1,014
11
0
44
Làng Cà
Sẽ có 2 phương án để tổ chức Offline.

Thứ 1: Offline chỉ đơn thuần là đi nghỉ ngơi, thư giãn, tham quan thắng cảnh, tắm biển leo núi.

Thứ 2: Offline nhằm mục đích giao lưu, sinh hoạt văn hóa cộng đồng đan xen với tham quan, nghỉ ngơi.

Thời gian chúng ta đi Off hạn chế, chỉ trong khoảng 2 ngày Thứ 7, Chủ Nhật.

Vì thế nếu theo phương án thứ 2, sẽ phải lựa chọn địa điểm phù hợp với nhiều tiêu chí hơn phương án 1.

+ Di chuyển ngắn hạn

+ Thời gian tham quan thu hẹp để nhường cho thời gian giao lưu

Hiện nay mới có 2 địa điểm tham khảo là Quan Lạn - Quảng Ninh và Sơn Tây - Hà Nội.

Quan Lạn hợp với phương án 1, còn Sơn Tây hợp với phương án 2. Mong các bạn đưa thêm thông tin về các địa điểm du lịch, để chúng ta có nhiều lựa chọn hơn nữa.
 
doipgdls

doipgdls

::Khủng nhất WKT::
14/12/09
276
21
18
40
A, A
Em có một đề nghị là tổ chức ở Bản Lác Mai châu Ở đây vừa rộng rãi lại có thể tập trung đông người nói túm lại là em thấy hoàn toàn hợp lý và thuận tiện (Và nó còn gần nhà em nữa he he ... ) còn bản lác như thế nào mời các pác xem qua một số hình ảnh ở đây:
(Nói thêm: Ở đây có thể tổ chức giao lưu ngay trên nhà sàn hoặc đốt lửa trại và múa sạp ..., có thể ngủ lại ngay ở bản hoặc ở nhà nghỉ. Em có người bạn ở đây nên mọi việc liên hệ, tổ chức ... sẽ rất thuận tiện .... và giá ăn uống ngủ nghỉ ở đây khá rẻ he he ... )

Đây là một bài báo em lượm được từ : http://dddn.com.vn/20090730121836504cat118/ban-lac-mai-chau-diem-sang-trong-ban-do-du-lich-viet.htm
Từ Hà Nội theo quốc lộ 6 chạy thẳng đến Hòa Bình, qua dốc Cun quanh co, hiểm trở, đi tiếp đến đèo Thung Nhuối, huyện lỵ Mai Châu xinh đẹp đã hiện ra dưới tầm mắt, cả một thung lũng ngút ngàn màu xanh đồng ruộng. Xa xa, thấp thoáng những nếp nhà nằm nép mình trong dãy núi phủ kín mây mù - Đó là bản Lác với 100% dân sống ở đây là người dân tộc Thái.

Những năm gần đây, bên cạnh các tour du lịch về với cộng đồng dân tộc thiểu số miền Tây Bắc như Mộc Châu, Sơn La, Sa Pa, Hà Giang..., du khách đã có thêm một địa chỉ cho những chuyến du lịch của mình.

Bản Lác, thuộc huyện lỵ Mai Châu, thành phố Hòa Bình, là nơi sinh sống của người dân tộc Thái với 5 dòng họ Hà, Lò, Vì, Mác, Lộc. Theo Trưởng bản Hà Công Tím, bản Lác đã có tuổi đời trên 700 năm. Trước đây dân bản chỉ sống dựa và nghề trồng lúa nương và dệt thổ cẩm. Sau này, vẻ đẹp tiềm ẩn của bản Lác đã dần được du khách khám phá. Năm 1993, UBND huyện Mai Châu chính thức đề nghị tỉnh Hòa Bình cho phép khách du lịch nghỉ qua đêm trong bản. Cũng từ đó, cái tên bản Lác đã được nhiều người biết như một “điểm sáng” trên bản đồ du lịch Việt Nam.
Mai-Chau-7.jpg


Huyện ly Mai Châu xinh đẹp và bình yên.

Ông Tím khẳng định: Thời điểm “phất” lên rõ nhất của bản Lác là từ năm 1997, khi ấy, bản Lác bốn mùa nhộn nhịp khách ghé thăm. Cứ người nọ mách người kia, du khách tìm đến bản Lác mỗi ngày một đông. Có những hôm khách ghé thăm nhiều hơn người dân bản. Nhà trong bản không đủ cho khách trọ. Có cung ắt có cầu. Dân bản bảo nhau sửa nhà đón khách, chế biến các món ăn ngon, thành lập đội văn nghệ phục vụ khách tham quan. Từ chỗ chỉ dệt những chiếc khăn, chiếc áo thổ cẩm để mặc, phụ nữ trong bản đã tự làm nhiều đồ lưu niệm bán cho khách như dệt khăn quàng cổ, váy xòe Thái, vải treo tường có trang trí, dây đeo tay và những chiếc ví xinh xắn. Không chịu thua kém chị em, đàn ông Thái đen cũng “vào cuộc”. họ chế tác nhiều cung, nỏ, mõ trâu, chiêng, tù và sừng trâu, phách gỗ nhịp tre... để làm quà lưu niệm cho khách tham quan. Cứ thế, ngày qua ngày, tư duy làm kinh tế qua dịch vụ du lịch đã hình thành rõ rệt ở bản này và loại hình du lịch homestay - sống trong chính ngôi nhà của người dân cũng dần được du khách ưa chuộng, đặc biệt là khách quốc tế.
“Khách sạn” của bản

Bản Lác là nơi cư trú của người dân tộc, nhưng ai đến đây cũng không khỏi bất ngờ bởi bản Lác có đường nhựa trải từ đầu bản đến tận sân từng nếp nhà sàn mộc mạc bằng gỗ. Chúng tôi dừng chân ở “hotel” số 1, nơi được dân du lịch “phong tặng” danh hiệu “khách sạn 4 sao”. Tiếp chúng tôi là anh Lò Thái Thu - chủ “khách sạn”, anh Thu năm nay 24 tuổi, nhưng đã có “thâm niên” 6 năm trong nghề. Ông chủ trẻ cho biết, hiện toàn bản có 25 “hotel” là nhà sàn được xây cất theo quy hoạch, mỗi “khách sạn” đều được đánh số theo thứ tự từ 1 đến 25. Du lịch gần như là nguồn thu chính của bà con nơi đây.

01dMai-Chau-1.jpg


Loại hình du lịch homestay - sống trong chính ngôi nhà của người dân được du khách đặc biệt ưa chuộng.

maichau2.jpg

Từ những sợi tơ mỏng manh như thế này...


Mai-Chau-5.jpg

... người dân bản Lác đã dệt thành những chiếc khăn với nhiều họa tiết hoa văn độc đáo để bán cho du khách.

maichau8.gif


Những dụng cụ săn bắt thú rừng cũng trở thành món quà rất đặc biệt đối với du khách quốc tế.

Nhà sàn ở bản Lác được dát bằng tre rộng mênh mông, cái nào cũng cao ráo, sạch sẽ và giữ được truyền thống kiến trúc cổ. Bên trong có đầy đủ chăn, đệm, gối được gấp ngăn nắp, gọn gàng. Sát cạnh sàn ngủ - nghỉ là sàn ngồi để ăn cơm và uống trà. Chỉ với 30.000 đồng/người, chúng tôi đã có thể sở hữu một khoảng sàn chừng 1,2 x 2 m để ngả lưng qua một đêm. Lối sinh hoạt dân dã, ấm cúng phần nào gắn kết những con người lần đầu tiên gặp nhau trở thành thân quen, không ít người trong số họ đã trở thành tri kỷ.

Ghé thăm bản Lác, chúng tôi và nhiều du khách không thể bỏ qua những món ăn đặc sản nơi này. Mâm cơm cho 6 khách gồm 1 đĩa thịt gà bản, 3 xiên thịt rừng nướng, nếp Mai Châu, bát canh rau muống cùng chai rượu Mai Hạ đã được chủ nhà sắp xếp ngon lành để tiếp khách. Khi vào bữa, chủ nhà không quên mời khách một ly gọi là cảm ơn. Vì là cơm do chủ nhà “đãi” khách, nên giá ở đây rất hợp lý, chỉ 200.000 đồng cho mâm cơm khá tươm tất.

maichau9.gif


Thịt lợn rừng nướng - món ăn đặc trưng của bản Lác - Mai Châu.

Maichau10.gif


Đốt lửa trại cũng là hình thức thu hút được nhiều du khách tới Mai Châu.
Sau bữa tối, du khách được đắm mình trong men rượu cần và thưởng thức những tiết mục ca nhạc đặc sắc ngay trên nhà sàn do thanh niên nam nữ trong bản biểu diễn. Nếu muốn, khách cũng có thể tham gia nhảy múa cùng dân bản trong một số tiết mục.

Đã từng ngủ lại nhà sàn ở những bản làng hẻo lánh xa xôi, nhưng chỉ một ngày đêm tại bản Lác có cái gì đó thật khó quên khi bốn bề gió lùa, sương giăng trước mặt và vách núi dựng âm u. Đâu đó trong đêm, vang lên tiếng thì thầm tâm sự của những con người mới đây thôi còn lạ bỗng chốc trở thành thân quen. Cuộn mình trong chiếc chăn thổ cấm ấm áp, tôi cứ nghĩ lan man về một vùng rừng núi, nơi những người dân bản hiền lành, thật thà làm du lịch giỏi và một nền tảng văn hóa dân tộc phong phú. Bấy nhiêu thôi cũng quá đủ để Mai Châu vẫy gọi du khách bốn mùa, bốn phương.

4109331004_7c4cf283fe.jpg


4108558929_9cf9d0bb59.jpg


4109357132_a8b1c3c9b8.jpg


4108593381_da4d34baa8.jpg


4108596303_369aac1d48.jpg


4109363710_a1ba055dd3.jpg


4109366696_a28ba17bb9.jpg


4109369084_c1f0aeb4ae.jpg


(các hình ảnh được lấy từ nguồn : http://dongocnam.blogspot.com/2009/11/ban-lac-mai-chau-hoa-binh.html
 
Sửa lần cuối:
mrhung

mrhung

Nguyễn Trọng Hùng
23/4/08
339
19
18
Hà Giang
webketoan.vn
Em có một đề nghị là tổ chức ở Bản Lác Mai châu Ở đây vừa rộng rãi lại có thể tập trung đông người nói túm lại là em thấy hoàn toàn hợp lý và thuận tiện (Và nó còn gần nhà em nữa he he ... ) còn bản lác như thế nào mời các pác xem qua một số hình ảnh ở đây:
(Nói thêm: Ở đây có thể tổ chức giao lưu ngay trên nhà sàn hoặc đốt lửa trại và múa sạp ..., có thể ngủ lại ngay ở bản hoặc ở nhà nghỉ. Em có người bạn ở đây nên mọi việc liên hệ, tổ chức ... sẽ rất thuận tiện .... và giá ăn uống ngủ nghỉ ở đây khá rẻ he he ... )

Đây là một bài báo em lượm được từ : http://dddn.com.vn/20090730121836504cat118/ban-lac-mai-chau-diem-sang-trong-ban-do-du-lich-viet.htm
Từ Hà Nội theo quốc lộ 6 chạy thẳng đến Hòa Bình, qua dốc Cun quanh co, hiểm trở, đi tiếp đến đèo Thung Nhuối, huyện lỵ Mai Châu xinh đẹp đã hiện ra dưới tầm mắt, cả một thung lũng ngút ngàn màu xanh đồng ruộng. Xa xa, thấp thoáng những nếp nhà nằm nép mình trong dãy núi phủ kín mây mù - Đó là bản Lác với 100% dân sống ở đây là người dân tộc Thái.

Những năm gần đây, bên cạnh các tour du lịch về với cộng đồng dân tộc thiểu số miền Tây Bắc như Mộc Châu, Sơn La, Sa Pa, Hà Giang..., du khách đã có thêm một địa chỉ cho những chuyến du lịch của mình.

Bản Lác, thuộc huyện lỵ Mai Châu, thành phố Hòa Bình, là nơi sinh sống của người dân tộc Thái với 5 dòng họ Hà, Lò, Vì, Mác, Lộc. Theo Trưởng bản Hà Công Tím, bản Lác đã có tuổi đời trên 700 năm. Trước đây dân bản chỉ sống dựa và nghề trồng lúa nương và dệt thổ cẩm. Sau này, vẻ đẹp tiềm ẩn của bản Lác đã dần được du khách khám phá. Năm 1993, UBND huyện Mai Châu chính thức đề nghị tỉnh Hòa Bình cho phép khách du lịch nghỉ qua đêm trong bản. Cũng từ đó, cái tên bản Lác đã được nhiều người biết như một “điểm sáng” trên bản đồ du lịch Việt Nam.
Mai-Chau-7.jpg


Huyện ly Mai Châu xinh đẹp và bình yên.

Ông Tím khẳng định: Thời điểm “phất” lên rõ nhất của bản Lác là từ năm 1997, khi ấy, bản Lác bốn mùa nhộn nhịp khách ghé thăm. Cứ người nọ mách người kia, du khách tìm đến bản Lác mỗi ngày một đông. Có những hôm khách ghé thăm nhiều hơn người dân bản. Nhà trong bản không đủ cho khách trọ. Có cung ắt có cầu. Dân bản bảo nhau sửa nhà đón khách, chế biến các món ăn ngon, thành lập đội văn nghệ phục vụ khách tham quan. Từ chỗ chỉ dệt những chiếc khăn, chiếc áo thổ cẩm để mặc, phụ nữ trong bản đã tự làm nhiều đồ lưu niệm bán cho khách như dệt khăn quàng cổ, váy xòe Thái, vải treo tường có trang trí, dây đeo tay và những chiếc ví xinh xắn. Không chịu thua kém chị em, đàn ông Thái đen cũng “vào cuộc”. họ chế tác nhiều cung, nỏ, mõ trâu, chiêng, tù và sừng trâu, phách gỗ nhịp tre... để làm quà lưu niệm cho khách tham quan. Cứ thế, ngày qua ngày, tư duy làm kinh tế qua dịch vụ du lịch đã hình thành rõ rệt ở bản này và loại hình du lịch homestay - sống trong chính ngôi nhà của người dân cũng dần được du khách ưa chuộng, đặc biệt là khách quốc tế.
“Khách sạn” của bản

Bản Lác là nơi cư trú của người dân tộc, nhưng ai đến đây cũng không khỏi bất ngờ bởi bản Lác có đường nhựa trải từ đầu bản đến tận sân từng nếp nhà sàn mộc mạc bằng gỗ. Chúng tôi dừng chân ở “hotel” số 1, nơi được dân du lịch “phong tặng” danh hiệu “khách sạn 4 sao”. Tiếp chúng tôi là anh Lò Thái Thu - chủ “khách sạn”, anh Thu năm nay 24 tuổi, nhưng đã có “thâm niên” 6 năm trong nghề. Ông chủ trẻ cho biết, hiện toàn bản có 25 “hotel” là nhà sàn được xây cất theo quy hoạch, mỗi “khách sạn” đều được đánh số theo thứ tự từ 1 đến 25. Du lịch gần như là nguồn thu chính của bà con nơi đây.

01dMai-Chau-1.jpg


Loại hình du lịch homestay - sống trong chính ngôi nhà của người dân được du khách đặc biệt ưa chuộng.

maichau2.jpg

Từ những sợi tơ mỏng manh như thế này...


Mai-Chau-5.jpg

... người dân bản Lác đã dệt thành những chiếc khăn với nhiều họa tiết hoa văn độc đáo để bán cho du khách.

maichau8.gif


Những dụng cụ săn bắt thú rừng cũng trở thành món quà rất đặc biệt đối với du khách quốc tế.

Nhà sàn ở bản Lác được dát bằng tre rộng mênh mông, cái nào cũng cao ráo, sạch sẽ và giữ được truyền thống kiến trúc cổ. Bên trong có đầy đủ chăn, đệm, gối được gấp ngăn nắp, gọn gàng. Sát cạnh sàn ngủ - nghỉ là sàn ngồi để ăn cơm và uống trà. Chỉ với 30.000 đồng/người, chúng tôi đã có thể sở hữu một khoảng sàn chừng 1,2 x 2 m để ngả lưng qua một đêm. Lối sinh hoạt dân dã, ấm cúng phần nào gắn kết những con người lần đầu tiên gặp nhau trở thành thân quen, không ít người trong số họ đã trở thành tri kỷ.

Ghé thăm bản Lác, chúng tôi và nhiều du khách không thể bỏ qua những món ăn đặc sản nơi này. Mâm cơm cho 6 khách gồm 1 đĩa thịt gà bản, 3 xiên thịt rừng nướng, nếp Mai Châu, bát canh rau muống cùng chai rượu Mai Hạ đã được chủ nhà sắp xếp ngon lành để tiếp khách. Khi vào bữa, chủ nhà không quên mời khách một ly gọi là cảm ơn. Vì là cơm do chủ nhà “đãi” khách, nên giá ở đây rất hợp lý, chỉ 200.000 đồng cho mâm cơm khá tươm tất.

maichau9.gif


Thịt lợn rừng nướng - món ăn đặc trưng của bản Lác - Mai Châu.

Maichau10.gif


Đốt lửa trại cũng là hình thức thu hút được nhiều du khách tới Mai Châu.
Sau bữa tối, du khách được đắm mình trong men rượu cần và thưởng thức những tiết mục ca nhạc đặc sắc ngay trên nhà sàn do thanh niên nam nữ trong bản biểu diễn. Nếu muốn, khách cũng có thể tham gia nhảy múa cùng dân bản trong một số tiết mục.

Đã từng ngủ lại nhà sàn ở những bản làng hẻo lánh xa xôi, nhưng chỉ một ngày đêm tại bản Lác có cái gì đó thật khó quên khi bốn bề gió lùa, sương giăng trước mặt và vách núi dựng âm u. Đâu đó trong đêm, vang lên tiếng thì thầm tâm sự của những con người mới đây thôi còn lạ bỗng chốc trở thành thân quen. Cuộn mình trong chiếc chăn thổ cấm ấm áp, tôi cứ nghĩ lan man về một vùng rừng núi, nơi những người dân bản hiền lành, thật thà làm du lịch giỏi và một nền tảng văn hóa dân tộc phong phú. Bấy nhiêu thôi cũng quá đủ để Mai Châu vẫy gọi du khách bốn mùa, bốn phương.

4109331004_7c4cf283fe.jpg


4108558929_9cf9d0bb59.jpg


4109357132_a8b1c3c9b8.jpg


4108593381_da4d34baa8.jpg


4108596303_369aac1d48.jpg


4109363710_a1ba055dd3.jpg


4109366696_a28ba17bb9.jpg


4109369084_c1f0aeb4ae.jpg


(các hình ảnh được lấy từ nguồn : http://dongocnam.blogspot.com/2009/11/ban-lac-mai-chau-hoa-binh.html

uhm, sao các bác không nghĩ lên Hà Giang, hay Sapa để offline nhỉ, trên này còn có rất nhiều đồng nghiệp chưa biết đến web kế toán cho dù có rất rất nhiều điều cần được tư vấn. Nhưng có vẻ xã xôi quá nhỉ, các bác nghĩ sao?
 
Coc Yeu

Coc Yeu

IME - Cô cô ham zui ^.^
19/11/07
911
5
18
Hỏi mần chi ^^ ?!
uhm, sao các bác không nghĩ lên Hà Giang, hay Sapa để offline nhỉ, trên này còn có rất nhiều đồng nghiệp chưa biết đến web kế toán cho dù có rất rất nhiều điều cần được tư vấn. Nhưng có vẻ xã xôi quá nhỉ, các bác nghĩ sao?
Xa quá anh ạ, quỹ thời gian thì có hạn và đường thì xa,lại quanh co, rất mệt cho những chị em hay bị say xe. Cái say khi đi đường bằng còn cảm giá dễ chịu hơn khi leo đèo, đổ dốc .. ( Em cảm thấy thế :005:)
 
lehangnb

lehangnb

Trung cấp
25/3/08
71
8
8
39
Ha noi
Đi Cát Bà đê bà con ơi........... Biển xanh , cát trắng,nắng vàng, lại thêm nhiều Sơ-vít- Xịt hay ho lắm, hehe
 
doipgdls

doipgdls

::Khủng nhất WKT::
14/12/09
276
21
18
40
A, A
He he!!!
các pác ơi thảo luận nhanh nhanh đê! e thì đi đâu cũng được miễn là được đi sớm ... :004:
:dog1:
 
V

vickya1169

Sơ cấp
28/12/07
21
0
1
22/335 Nguyen Trai
hí hí.....
sau 1 thời gian vắng bóng iem xin ló mẹt vào cái gọi là để điểm danh ah
đợt 30/4,1/5 này được nghỉ cũng dài tầm 3 đến 4 ngày (tùy từng nơi) WKT mình off đi biển đi ....
tầm đó em cũng xí xớn được rồi
Chúc cả nhà sức khỏe & niềm zui cuối tuần nha^^
 
T

Thang_MADI

Trung cấp
13/5/05
99
0
8
Hanoi
www.1vs.vn
Đi Cát Bà đê bà con ơi........... Biển xanh , cát trắng,nắng vàng, lại thêm nhiều Sơ-vít- Xịt hay ho lắm, hehe

Ủng hộ Cát Bà 2 tay!!!!
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA