Bạn nói sai rồi!
Phần đánh giá chênh lêch tỷ giá theo nguyên tắc thì phải được loại ra khi xác định thu nhập hay chi phí hợp lý để xác định thuế TNDN. Như vậy thì bạn có đánh giá cách gì thì khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN điều phải loại ra khỏi phần chênh lệch này
Ok
Thanks
đúng là theo nguyên tắc là phải loại ra khi xác định thu nhập chịu thuế , cho nên mới sinh ra tài khoản 413,515,635. Nếu đưa chênh lệch ngày vào 515 hay 635 thì phần doanh thu hoặc chi phí này phải chịu thuế TnDN, nếu đưa qua 413 rồi kết chuyền vào 635 hay 515 ở thời điểm cuối năm tài chính thì phần thu nhập hay chi phí này không được tính vào thu nhập chịu thuế để làm căn cứ tính thuế TNDN , nhưng mình còn có một số thắc mắc như sau:
Hach toan chenh lech ty gia theo TT105
Trong thong tu co doan:
e) Khi phát sinh các khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ, ghi:
Nợ các TK 136, 138 (tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Nếu lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Nếu lãi tỷ giá hối đoái).
điểm này có một chỗ bất hợp lý vì nếu doanh nghiệp xuất Có 1112 100 USD ( Tg 16.000) theo tỷ giá ghi sổ kế toán và ghi Nợ 136 .100 USD với tỷ giá ngày giao dịch là 16500 thì công nợ thực tế và tài sản của doanh nghiệp vẫn là 100 USD. Nếu đưa chênh lệch tỷ giá vào 635 hay 515 thì có nghĩa là doanh nghiệp phải kết chuyển lãi lỗ này vào doanh thu chịu thuế TNDN . Theo quan điểm của tôi phải đưa vào 413 để hạch toán vì đây là sự chênh lệch tỷ gía chưa thực hiện .( điểm khác biệt của việc đưa vào 413 hay 635,515 là doanh thu để tính thuế TNDN. Nếu đưa vào 413 thì không phải tính thuế TNDN đối với lãi lỗ chênh lệch tỷ giá , nếu đưa vào 635 hay 515 thì phải tính thuế TNDN trên phần lãi lỗ này .) Mặc dù cuối cùng thì cũng kết chuyển lãi lỗ từ 413 sang 635 hay 515 để lập báo cáo tài chính.
f) Khi thu được tiền nợ phải thu bằng ngoại tệ (Phải thu khách hàng, phải thu nội bộ,...):
- Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá trong giao dịch thanh toán nợ phải thu, ghi:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 131, 136, 138 (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán)
- Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái khi thanh toán nợ phải thu bằng ngoại tệ, ghi:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi tỷ giá hối đoái)
Có các TK 131, 136, 138... (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán).
điểm này có một chỗ bất hợp lý vì nếu doanh nghiệp cho vay bằng USD , thu nợ bằng ngoại tệ USD thì doanh nghiệp về bản chất không phát sinh doanh thu hay chi phí . Cụ thể là cho vay 100USD và thu về 100USD mặc cho kế toán có thể hiên tỷ giá quy đổi nào thì cho vay và thu về vẫn là số tiền 100USD . Sự chênh lệch về tỷ giá quy đổi chỉ có thể đưa vào hạch toán ở tài khoản 413 vì không thể cho đây là tỷ giá đã thực hiện .Nếu hạch toán theo thông tư hướng dẫn là đưa vào 635,515 là vô lý Chênh lệch tỷ giá đã thực hiện chỉ xảy ra trong trường hợp doanh nghiệp cho vay ngoại tệ và thu về việtnamđồng hay cho vay Việtnamđồng và thu về ngoại tệ. Nếu cho vay ngoại tệ và thu về ngoại tệ thì trường hợp này không khác gì trường hợp đánh giá lại các tài khoản nợ phải thu phải trả , tiền mặt tiền gửi có gốc ngoại tệ ở thời điểm cuối năm tài chính( chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện ).
Đó là một số bất cập trong thông tư 105 về hướng dẫn thực hiện hạch toán chênh lệch tỷ giá mong ban quản trị cho ý kiên sớm nhất gởi về địa chỉ Email của tôi . Chân thành cảm ơn.