Thuế TNDN khi đánh giá lại TSVH và góp vốn.

  • Thread starter ketoan4mat
  • Ngày gửi
ketoan4mat

ketoan4mat

Cao cấp
24/4/03
3,906
17
38
Sài Gòn đẹp lắm
Liên quan việc năm 2006 cty Kinh Đô không được phép góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng thương hiệu.
Năm 2006, Cty Kinh Đô đã bị Tổng Cục thuế từ chối việc góp vốn vào Cty XD bằng gtrị quyền sdụng thương hiệu của Cty Kinh Đô (công văn 3539/TCT-PCCS_).
Sau tgian này có rất nhiều ý kiến phản đối ý kiến việc này của TCT, vì việc này rất fổ biến trên thế giới nhg VN vẫn chưa cho phép.

Không biết từ đó đến nay đã có những văn bản nào liên quan tới việc này đã đc thay đổi chỉnh sửa chưa các bác nhỉ?

Liên quan việc này, em có 1 câu hỏi muốn nhờ mọi người giúp:
- Cty là chủ sở hữu 1 số chương trình phần mềm, trước đây đã đăng ký bản quyền tác giả. Lúc trước BGĐ cty định giá là: 10.000.000.000 vnd. (mười tỉ)
- Nay cty muốn góp vốn vào 1 cty khác bằng toàn bộ gtrị của bộ chương trình phần mềm trên, với giá trị thỏa thuận giữa 2 cty là 30.000.000.000 vdn (ba mươi tỉ).

Vậy,:
1, Cty có được phép góp vốn bằng gtrị của chương trình pmềm (là 1 loại TSVH) như vậy không? (hay bị cấm như trg hợp Kinh Đô).?

2, Nếu được phép, thì khoản phát sinh gtrị tăng thêm 30-10 = 20tỉ có fải chịu thuế TNDN không?

3, Cty fải làm thủ tục xác định gtrị tăng thêm thành 30tỉ trước, rồi chuyển vốn góp này sang cty kia,
hay là làm luôm biên bản góp vôn sang cty kia với thỏa thuận gtrị là 30tỉ?
Các nào hợp lý hơn và có lợi hơn nhỉ?

thân & thanks,
 

Đính kèm

  • Kinh Do.pdf
    86.4 KB · Lượt xem: 19
Khóa học Quản trị dòng tiền
T

thanhhung

LQT
Liên quan việc năm 2006 cty Kinh Đô không được phép góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng thương hiệu.
Năm 2006, Cty Kinh Đô đã bị Tổng Cục thuế từ chối việc góp vốn vào Cty XD bằng gtrị quyền sdụng thương hiệu của Cty Kinh Đô (công văn 3539/TCT-PCCS_).
Sau tgian này có rất nhiều ý kiến phản đối ý kiến việc này của TCT, vì việc này rất fổ biến trên thế giới nhg VN vẫn chưa cho phép.

Không biết từ đó đến nay đã có những văn bản nào liên quan tới việc này đã đc thay đổi chỉnh sửa chưa các bác nhỉ?

Liên quan việc này, em có 1 câu hỏi muốn nhờ mọi người giúp:
- Cty là chủ sở hữu 1 số chương trình phần mềm, trước đây đã đăng ký bản quyền tác giả. Lúc trước BGĐ cty định giá là: 10.000.000.000 vnd. (mười tỉ)
- Nay cty muốn góp vốn vào 1 cty khác bằng toàn bộ gtrị của bộ chương trình phần mềm trên, với giá trị thỏa thuận giữa 2 cty là 30.000.000.000 vdn (ba mươi tỉ).

Vậy,:
1, Cty có được phép góp vốn bằng gtrị của chương trình pmềm (là 1 loại TSVH) như vậy không? (hay bị cấm như trg hợp Kinh Đô).?

2, Nếu được phép, thì khoản phát sinh gtrị tăng thêm 30-10 = 20tỉ có fải chịu thuế TNDN không?

3, Cty fải làm thủ tục xác định gtrị tăng thêm thành 30tỉ trước, rồi chuyển vốn góp này sang cty kia,
hay là làm luôm biên bản góp vôn sang cty kia với thỏa thuận gtrị là 30tỉ?
Các nào hợp lý hơn và có lợi hơn nhỉ?

thân & thanks,

Xác định nguyên giá TSCĐ đối với phần mềm máy vi tính theo QĐ206/2003/QĐ-BTC như sau:
[FONT=&quot]Nguyên giá của tài sản cố định là phần mềm máy vi tính (trong trường hợp phần mềm là một bộ phận có thể tách rời với phần cứng có liên quan): là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có phần mềm máy vi tính.[/FONT]


Kể từ ngày 01/01/2010 thì xác định nguyên giá TSCĐ đối với phần mềm theo TT203/2009/TT-BTC như sau:


Nguyên giá TSCĐ của các chương trình phần mềm được xác định là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có các chương trình phần mềm trong trường hợp chương trình phần mềm là một bộ phận có thể tách rời với phần cứng có liên quan, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
TT 129/2008/TT-BTC hướng dẫn về hoá đơn, chứng từ trong trường hợp góp vốn:

[FONT=&quot]Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp phải có: biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh, hợp đồng liên doanh, liên kết; biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật), kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản[/FONT]


Cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng trong các trường hợp:
- Nhận tiền bồi thường về đất, hỗ trợ về đất, tái định cư do bị thu hồi đất;
- Góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp;
TT130/2008/TT-BTC hướng dẫn các khoản thu nhập phải chịu thuế TNDN:

Chênh lệch do đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật để góp vốn, để điều chuyển tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, trừ trường hợp đánh giá tài sản cố định khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần.
- Đối với tài sản cố định được đánh giá lại khi góp vốn, là chênh lệch giữa giá đánh giá lại trừ đi giá trị còn lại của tài sản cố định và được phân bổ theo số năm còn được trích khấu hao của tài sản cố định tại doanh nghiệp nhận vốn góp;
- Đối với tài sản cố định được điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (trừ trường hợp chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần) là phần chênh lệch giữa giá đánh giá lại với giá trị còn lại của tài sản cố định ghi trên sổ sách kế toán.
- Đối với tài sản không phải là tài sản cố định là phần chênh lệch giữa giá đánh giá lại với giá trị ghi trên sổ sách kế toán.
Với các hướng dẫn nêu trên thì trường hợp công ty bạn có góp vốn vào công ty khác bằng phần mềm vi tính thì:
1. Được phép góp vốn bằng phần mềm vi tính


2. Phần chênh lệch tăng phải chịu thuế TNDN


3. Hồ sơ, thủ tục bao gồm: Biên bản chứng nhận góp vốn, biên bản giao nhận tài sản, biên bản định giá tài sản, biên bản điều chuyển tài sản. Các Biên bản này được coi là chứng từ hợp pháp để xác định nguyên giá tài sản cố định và được trích khấu hao tài sản cố định theo quy định.
Trường hợp đơn vị bạn định giá không không phù hợp so với giá thực tế của tài sản cố định cùng loại hoặc tương đương trên thị trường thì đơn vị bạn phải xác định lại giá trị hợp lý của tài sản cố định;
nếu giá trị tài sản cố định vẫn chưa phù hợp thì cơ quan thuế có quyền yêu cầu đơn vị xác định lại giá trị tài sản cố định thông qua Hội đồng định giá ở địa phương hoặc tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật.

P/S: Giá trị thương hiệu chưa có quy định về xác định giá trị nhưng phần mềm thì khác;

Công văn mới nhất về giá trị thương hiệu tham khảo công văn 2506/TCT-CS ngày 19/06/2009.
[FONT=&quot][/FONT]
 
ketoan4mat

ketoan4mat

Cao cấp
24/4/03
3,906
17
38
Sài Gòn đẹp lắm
Trong trường hợp này, khoản chi phí dở dang còn treo lại liên quan tới việc thực hiện bộ phần mềm nói trên vẫn fải kết chuyển sang giá vốn chứ anh nhỉ?
 
VTM

VTM

Guest
14/10/05
5,506
81
48
TÂY NAM BỘ
Trong trường hợp này, khoản chi phí dở dang còn treo lại liên quan tới việc thực hiện bộ phần mềm nói trên vẫn fải kết chuyển sang giá vốn chứ anh nhỉ?

...còn CP dở dang liên quan đến thực hiện bộ phần mềm trên => bộ phần mềm trên ...vẫn chưa hoàn thành !
 
ketoan4mat

ketoan4mat

Cao cấp
24/4/03
3,906
17
38
Sài Gòn đẹp lắm
...còn CP dở dang liên quan đến thực hiện bộ phần mềm trên => bộ phần mềm trên ...vẫn chưa hoàn thành !
Bộ pmềm này được nâng cấp lên nhiều version anh ạ.
Nên bgiờ vẫn còn treo chi phí dở dang.
 
VTM

VTM

Guest
14/10/05
5,506
81
48
TÂY NAM BỘ
Bộ pmềm này được nâng cấp lên nhiều version anh ạ.
Nên bgiờ vẫn còn treo chi phí dở dang.

Cắt ngang version hiện tại, chuyển hết CP dở dang sang 632 xác định GV và thực hiện việc góp vốn. Sau này (nếu có) nâng cấp lên version cao hơn thì tính tiếp.
 
ketoan4mat

ketoan4mat

Cao cấp
24/4/03
3,906
17
38
Sài Gòn đẹp lắm
..
2. Phần chênh lệch tăng phải chịu thuế TNDN


...
Ngày nay, việc góp vốn bằng gía trị quyền sở hữu trí tuệ đã trở thành thông lệ rất phổ biến trên thế giới. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngay từ đầu đã cho phép nhà đầu tư nước ngoài góp vốn bằng tài sản vô hình này, khi đó bên chuyển quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn mà không nhận gía chuyển giao còn bên được chuyển quyền được khấu hao tài sản vô hình này. Đối với gía trị quyền sử dụng nhãn hiệu này khi đã được bên được chuyển quyền định gía hợp lý làm tài sản thì bên chuyển quyền được ghi nhận khoản chênh lệch lớn hơn giữa gía trị tài sản do đánh giá lại khi góp vốn so với gía trị ghi sổ sách thì được hạch toán vào thu nhập khác theo Chuẩn mực kế toán và Thông tư 23/2005/TT-BTC. Tuy nhiên, khoản chênh lệch này không tính vào thu nhập chịu thuế để tính thuế TNDN theo Công văn số 3041 TCT/CS của Tổng Cục Thuế ngày 13/8/2002.
Vậy nếu NĐT nước ngàoi góp vốn vào VN bằng TSCĐVH thì khoản chênh lệch tăng thêm sẽ không bị tính thuế TNDN đ/v NĐT nước ngoài, đúng không bác hả?
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA