Nên chăng có tài khoản 254 và 255?

  • Thread starter adam_tran
  • Ngày gửi
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Hiện nay rất nhiều kế toán tranh cãi nhau về việc chi phí xây dựng nhà cửa, đầu tư XDCB ở các công ty XD, kinh doanh địa ốc phải hạch toán vào tài khoản nào. Chi phí này bao gồm rất nhiều khoản chi tiết vật tư, nhân công, máy móc, đền bù, quản lý công trình, quản lý dự án v...v. Ngay cả cán bộ quản lý thuế cũng không thống nhất quan điểm này. Hiện tại có những ý kiến là hạch toán vào tài khoản 241, 242 hoặc 154. Tôi xin đưa ra một số nhận xét về các quan điểm trên như sau:
- Hạch toán vào TK 241: Đây là tài khoản tập hợp các chi phí XDCB để hình thành TSCĐ, nó cũng phải theo dõi chi tiết vật liệu, nhân công v...v. Do đó, dùng nó để theo dõi giá trị SX mang tính chất hàng hóa, sản phẩm bán (nhà cửa xây để bán) thì không phù hợp. Ngay cả TSCĐ khi đưa vào chi phí cũng phải qua một tài khoản trung gian là khấu hao (214) và nhiều quy định ràng buộc, do đó để kết chuyển giá vốn 632 thẳng từ tài khoản 241 (Nợ 632, Có 241) thì không hợp lý. Hơn nữa, có những công trình đã hoàn thành nhưng chưa bán, nếu vẫn treo ở TK241 thì không ổn, còn kết chuyển vào TK155 thì càng không đúng vì không thể xem một căn nhà là một dạng hàng hóa tồn kho. Nếu kết chuyển vào 211 TSCĐ, thì phải qua một số thủ tục, không trích khấu hao, khi bán TSCĐ lại qua một số thủ tục thanh lý, nhượng bán TSCĐ nữa....
- Hạch toán vào TK 242: Đây là TK theo dõi những chi phí đã trả nhưng phân bổ dài hạn, trên 1 năm. Thực chất các chi phí XDCB không phải là chi phí chờ phân bổ, mà là chi phí chưa hoàn thành, chưa tổng hợp. Khi cần phân bổ, từ TK 242 cũng phải kết chuyển vào 6273, 154 hay 642, nếu kết chuyển thẳng vào 632 thì sẽ gặp sự bất hợp lý như trường hợp TK241. Trường hợp công trình hoàn thành chưa bán, thì... không biết kết chuyển vào đâu. Nếu khi công trình hoàn thành kết chuyển 242 vào 154, thì phức tạp thêm quá trình hạch toán, vì TK 242 cần theo dõi chi tiết cho từng khoản, trong khi chi phí xây dựng cũng phải theo dõi chi tiết NVL theo từng khoản để hạn chế tỷ lệ không vượt quá mức quy định ... Như vậy, phải mở đến 2 hệ thống sổ chi tiết XD và điều này quá rắc rối.
- Hạch toán vào TK 154: TK154 không có những nhược điểm của 2 TK trên. Nhưng số liệu của nó đưa vào hàng tồn kho, phần TSLĐ trên bảng CĐKT và bản chất 154 là một TK ngắn hạn, có giá trị chuyển hết thành tiền trong kỳ. Trong khi đó, XDCB, kinh doanh địa ốc có thời gian XD dự án từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành có khi đến 10 năm. Giá trị XDCB này vừa khó thanh khoản vừa không thể xem là “tồn kho” được.
Các chi phí của hoạt động đầu tư XD, KD địa ốc như sau:
Giai đoạn hòan thành hạ tầng:
- Chi phí đền bù: Theo dõi riêng cho từng dự án
- Chi phí XD hạ tầng: Theo dõi riêng cho từng hạng mục hạ tầng, cho từng dự án.
- Chi phí quản lý, điều hành DA: Chi phí chung có thể cho dự án.
Giai đoạn phân lô, XD nhà:
- Chi phí NVL: Theo dõi riêng cho từng loại (sắt thép, xi măng, cát đá, gạch...) riêng cho từng lô, từng căn nhà tùy thuộc vào kết cấu căn nhà.
- Chi phí nhân công: Theo dõi riêng từng lô, từng căn nhà.
- Chi phí máy, CP khác: Theo dõi riêng từng căn nhà.
Từ đó ta có thể thấy, họat động này rất phức tạp và do đó, cần có TK theo dõi đơn giãn, không phải kết chuyển nhiều và TK này có tính chất dài hạn. Theo tôi, tại sao không đưa thêm TK254 “Chi phí XD-KD bất động sản dỡ dang” với số hiệu là 254 (có kết cấu và cách hạch toán giống TK154) và TK 255 “Bất động sản” có kết cấu giống TK155!
Ở đây cần nói thêm về họat động KD xây dựng (xây nhà cho dân cư) chi phí cũng không theo dõi được bằng TK 241 và 242 (lý do như trên) mà theo dõi bằng TK 154. Nhưng cũng có công trình xây dựng kéo dài và việc hạch toán vào 154 cũng không hợp lý lắm.
Trên đây là ý kiến của tôi, và có thể của nhiều người nữa. Cách diễn đạt không được rõ lắm nhưng chủ yếu là ý tưởng. Mong các bạn góp ý và thảo luận xem.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Đang busy nhưng thấy bài này ở đây lâu ngày chưa có ai phản hổi nên tôi nổi máu reply một phen.

Về ý tưởng rất hoan nghênh adam_tran, là người dám mạnh dạn đưa ý kiến để hoàn thiện hơn chế độ kế toán còn nhiều bất cập mà chúng ta đang áp dụng. Tuy nhiên, tôi sẽ phân tích từng đoạn từng khía cạnh của bài viết, chỗ nào chưa hợp lý, chỗ nào bạn hiểu chưa phù hợp, tại sao người ta lại làm như vậy, và hướng giải quyết của riêng tôi.

adam_tran nói:
- Hạch toán vào TK 241: Đây là tài khoản tập hợp các chi phí XDCB để hình thành TSCĐ, nó cũng phải theo dõi chi tiết vật liệu, nhân công v...v. Do đó, dùng nó để theo dõi giá trị SX mang tính chất hàng hóa, sản phẩm bán (nhà cửa xây để bán) thì không phù hợp.

Đúng là không thể phù hợp vì Tk241 chỉ dùng để hạch toán các khoản đầu tư của đơn vị để nâng cao năng lực SXKD, còn TS đầu tư xây dựng để bán nó chỉ là một mặt hàng trong số các mặt hàng kinh doanh của đơn vị mà thôi.

adam_tran nói:
Ngay cả TSCĐ khi đưa vào chi phí cũng phải qua một tài khoản trung gian là khấu hao (214) và nhiều quy định ràng buộc, do đó để kết chuyển giá vốn 632 thẳng từ tài khoản 241 (Nợ 632, Có 241) thì không hợp lý. Hơn nữa, có những công trình đã hoàn thành nhưng chưa bán, nếu vẫn treo ở TK241 thì không ổn, còn kết chuyển vào TK155 thì càng không đúng vì không thể xem một căn nhà là một dạng hàng hóa tồn kho. Nếu kết chuyển vào 211 TSCĐ, thì phải qua một số thủ tục, không trích khấu hao, khi bán TSCĐ lại qua một số thủ tục thanh lý, nhượng bán TSCĐ nữa....

Đoạn này bạn hiểu sai về bản chất của tài sản và các khoản đầu tư.

Cái mà đã hạch toán trên tài sản của đơn vị, có một nguồn vốn tương ứng với nó, là đã được vốn hóa. TSCĐ là một điển hình, nó phải được luân chuyển qua nhiều kỳ SXKD (thông qua TK214) và Nguyên giá TSCĐ phải được thể hiện trên Bảng CĐKT với mục đích thể hiện năng lực SX và mức đầu tư của đơn vị. Do đó, các cao ốc xây dựng để bán thì không thể hạch toán sang TSCĐ được (không tăng năng lực SX)

Người ta chỉ hạch toán từ Tk241 sang Tk632 trong trường hợp chi phí đầu tư XD phát sinh ngoài định mức mà thôi.


adam_tran nói:
- Hạch toán vào TK 242: Đây là TK theo dõi những chi phí đã trả nhưng phân bổ dài hạn, trên 1 năm. Thực chất các chi phí XDCB không phải là chi phí chờ phân bổ, mà là chi phí chưa hoàn thành, chưa tổng hợp. Khi cần phân bổ, từ TK 242 cũng phải kết chuyển vào 6273, 154 hay 642, nếu kết chuyển thẳng vào 632 thì sẽ gặp sự bất hợp lý như trường hợp TK241. Trường hợp công trình hoàn thành chưa bán, thì... không biết kết chuyển vào đâu. Nếu khi công trình hoàn thành kết chuyển 242 vào 154, thì phức tạp thêm quá trình hạch toán, vì TK 242 cần theo dõi chi tiết cho từng khoản, trong khi chi phí xây dựng cũng phải theo dõi chi tiết NVL theo từng khoản để hạn chế tỷ lệ không vượt quá mức quy định ... Như vậy, phải mở đến 2 hệ thống sổ chi tiết XD và điều này quá rắc rối.

Về cơ bản, cũng giống như TK241, không thể hạch toán giá trị cao ốc XD để bán vào TK242 được. Vì Tk242 chỉ được hạch toán những khoản chi phí đã phát sinh liên quan đến nhiều kỳ kế toán. Và nó là chi phí, chứ không là tài sản được vốn hóa hay hàng tồn kho tạm thời chờ luân chuyển. Có nghĩa là những khoản chi đã thực sự phát sinh và không thể thu hồi lại được. Trong khi giá trị cao ốc XD để bán có thể thu hồi được thông qua bán, khi bán giá trị của nó mới được kết chuyển vào chi phí trong kỳ.

adam_tran nói:
- Hạch toán vào TK 154: TK154 không có những nhược điểm của 2 TK trên. Nhưng số liệu của nó đưa vào hàng tồn kho, phần TSLĐ trên bảng CĐKT và bản chất 154 là một TK ngắn hạn, có giá trị chuyển hết thành tiền trong kỳ.

Bạn đã hiểu chưa phù hợp về TK chi phí SXKD dở dang. Nguyên tắc hạch toán của tài khoản này là phụ thuộc vào chu kỳ SXKD của đơn vị.

adam_tran nói:
Trong khi đó, XDCB, kinh doanh địa ốc có thời gian XD dự án từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành có khi đến 10 năm. Giá trị XDCB này vừa khó thanh khoản vừa không thể xem là “tồn kho” được.

Cho dù thời gian thi công có dài đến mấy thì nó cũng chỉ nằm trong chu kỳ SXKD của đơn vị mà thôi.

adam_tran nói:
Từ đó ta có thể thấy, họat động này rất phức tạp và do đó, cần có TK theo dõi đơn giãn, không phải kết chuyển nhiều và TK này có tính chất dài hạn. Theo tôi, tại sao không đưa thêm TK254 “Chi phí XD-KD bất động sản dỡ dang” với số hiệu là 254 (có kết cấu và cách hạch toán giống TK154) và TK 255 “Bất động sản” có kết cấu giống TK155!

Việc hạch toán vào các tài khoản sẽ giúp cho kế toán dễ dàng tổng hợp lên báo cáo tài chính. Những Tài khoản mà bạn đưa ra, theo tôi hiểu, là mong muốn đưa những chi phí này sang khoản đầu tư dài hạn thay vì để nó trên current assets.

Từ các phân tích trên, bạn có thể hiểu rằng, các khỏan đầu tư dài hạn là đầu tư của đơn vị, giúp cho đơn vị nâng cao năng lực SXKD và các khoản chi phí liên quan phải được vốn hóa và thể hiện trên bảng CĐKT. Trong khi các khỏan chi phí XD nhà để bán không thể thỏa mãn các điều kiện này. Do đó không thể coi nó như là một khoản đầu tư dài hạn được.

Nếu coi nó là một khỏan đầu tư dài hạn sẽ khiến cho người đọc báo cáo tài chính bị hiểu sai về bản chất của các khoản mục. Mà một trong những nguyên tắc lập BCTC là dễ hiểu, có nghĩa là người không có trình độ, hiểu biết về TCKT vẫn có thể hiểu và đánh giá được BCTC.


Ý kiến của tôi như sau:

- Nhà để bán về bản chất nó là một loại hàng hóa trong danh mục kinh doanh của đơn vị.

- Chi phí bỏ ra XD là chi phí kinh doanh, không phải là chi phí đầu tư, nó được luân chuyển vào kỳ kinh doanh khi được bán.

- Khi chưa được bán thì lũy kế các khỏan chi này phải được theo dõi như một khoản chi phí SXKD dở dang (được tập hợp riêng cho từng sản phẩm, theo từng khỏan mục vì đặc điểm của sản phẩm là đơn chiếc).

- Cần phân biệt với bất động sản đầu tư theo Chuẩn mực kế toán Bất động sản đầu tư. BĐS đầu tư là BĐS nắm giữ để thu lợi từ việc tăng giá hoặc cho thuê


Chúng ta cần phải tiếp cận kế toán như là một môn khoa học, mọi sự kiện, mọi vận động của các hoạt động kế toán phải được diễn ra theo đúng bản chất vốn có của nó và phù hợp với tình hình thực tế của sự phát triển của SXKD. Vì thế Hội đồng soạn thảo chuẩn mực quốc tế mới ra đời để thực hiện chức năng nghiên cứu những biến động thực tế của SXKD để có những sửa đổi chuẩn mực kế toán cho phù hợp nhất.


Các bạn cho ý kiến đóng góp của mình nhé, đặc biệt là mấy bác quản lý diễn đàn. Đây là một box rất hay nhưng chưa được phát huy, nếu phát huy được thì chất lượng của WKT mới có thể nâng cao, xứng đáng với quy mô của nó.

Thân,
 
tranvanhung

tranvanhung

Gãi ngứa
20/2/04
2,976
10
38
21
Biên Hoà - Đồng Nai
Bài của Nedved phân tích rất thú vị, ngày mai sẽ tôi sẽ tiếp tục ý kiến của các bạn vì hôm nay còn bận chút xíu.

Do Box này có đặt chế độ kiểm duyệt bài trước khi đưa ra diễn đàn nên các bài chỉ cần post reply 1 lần thôi nhé, post nhiều quá tôi phải mất công đi xoá bài. Tôi sẽ cố gắng đưa bài ra trong thời gian sớm nhất.

Mong các bạn tiếp tục cho ý kiến.
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Cám ơn những ý kiến của bạn Nedved, hiện tại công ty của tôi cũng đang theo dõi trên chi phí trên TK 154. Tôi cũng có nhận được nhiều ý kiến là phải hạch toán vào 241 hay 242 nhưng tôi cho là không hợp lý như phân tích ở bài trước. Cộng với những phân tích về những cái không hợp lý khi sử dụng TK 241 và 242 của bạn Nedved, tôi càng cũng cố thêm quan điểm của mình.
Bạn đã giúp tôi hiểu hơn về TK 154, nhưng so sánh với thực tế của lĩnh vực kinh doanh bất động sản, tôi vẫn cho là hạch toán vào TK 154 cũng không hợp lý. Ở bài trước, tôi không viết kỹ nên có thể các bạn hiểu chưa hết ý kiến của tôi. Về kế toán và những nguyên tắc chung, thú thực tôi không am hiểu lắm vì tôi học chuyên ngành tài chính, nhưng về lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản, nhìn nhận nó dưới con mắt của kế toán, tài chính thì tôi nghỉ mình là người có chút kinh nghiệm. Tôi xin phép viết dưới dạng tranh luận với bạn Nedved để trình bày ý kiến của mình.
nedved nói:
Việc hạch toán vào các tài khoản sẽ giúp cho kế toán dễ dàng tổng hợp lên báo cáo tài chính. Những Tài khoản mà bạn đưa ra, theo tôi hiểu, là mong muốn đưa những chi phí này sang khoản đầu tư dài hạn thay vì để nó trên current assets.
Chính xác ý kiến của tôi.
nedved nói:
Trong khi các khoản chi phí XD nhà để bán không thể thỏa mãn các điều kiện này. Do đó không thể coi nó như là một khoản đầu tư dài hạn được.
Tôi không đồng ý điểm này, KD bất động sản thực chất hoạt động đầu tư. Thời gian đầu tư dài, quy mô vốn lớn, độ rũi ro cao, các phương hướng chiến lược kinh doanh cần đánh giá phân tích kỹ xu thế biến động kinh tế XH dài hạn của một khu vực, ảnh hưởng của một dự án đến kinh tế xã hội khu vực v...v Các yếu tố đó đều được xem là dài hạn. “Sản phẩm” của nó có thể bán, chuyển nhượng, kinh doanh gì đó, v...v đều được tùy dự án đó là BO, BT, BOT, BTO hay hỗn hợp. Tùy xu hướng kinh tế mà tôi có thể điều chỉnh dự án. Tôi làm dự án BTO, xây rồi chuyển giao cho nhà đầu tư thứ 2 kinh doanh, nhưng vì lý do gì đó phải tổ chức kinh doanh luôn (BTO trở thành BO) thì sao? Một ví dụ có thể hơi khập khiểng, công ty tôi đầu tư vào một dự án 70 tỷ, một công ty khác cùng ngành nghề “mua” lại một phần “sản phẩm” khoảng 10 tỷ. Đối với họ thì gọi đó là đầu tư KD bất động sản, đầu tư dài hạn, còn công ty tôi gọi đó là đầu tư ngắn hạn (không dài thì phải ngắn) thì khập khiểng quá.
nedved nói:
Nhà để bán về bản chất nó là một loại hàng hóa trong danh mục kinh doanh của đơn vị.
Đúng, nhưng là một loại hàng hóa đặc biệt có tính chất dài hạn. KD bất động sản không thể chờ xây xong nhà mới bán, như nghị định 181 quy định. (Nghị định 181 vẫn chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể, là phải xây 100% DA mới được bán, cấp sổ đỏ cho từng lô hay xây xong căn nào cấp căn đó). Trong thời gian đầu tư phải huy động vốn, “bán trước”, chuyển nhượng vốn góp v...v và thực chất đã xác định kết quả đầu tư ngay. Do đó, nói là bán nhưng thực chất đều là chuyển nhượng các phần đầu tư, nói là mua nhưng thực chất cũng là đầu tư.
nedved nói:
Chi phí bỏ ra XD là chi phí kinh doanh, không phải là chi phí đầu tư, nó được luân chuyển vào kỳ kinh doanh khi được bán.
Tôi cũng không đồng ý điểm này. Đầu tư theo ý của bạn chỉ là khía cạnh đầu tư tăng năng lực KD sản xuất của doanh nghiệp. Ít có dự án nào mà chỉ có 1 chủ đầu tư – một công ty đầu tư cả. Có nhiều công ty đầu tư nhưng trên giấy tờ, chủ dự án chỉ có 1. Các công ty khác góp vốn vào qua các hợp đồng liên doanh liên kết, công việc phân chia ra, “sản phẩm” cũng chia ra, các bên cùng thực hiện các công việc từ đầu đến cuối. Thí dụ công ty tôi làm chủ dự án xây dựng khu dân cư, góp vốn có công ty B theo tỷ lệ 50/50, cả 2 bên đều chịu 50% các loại chi phí và cùng bỏ tiền ra thanh toán theo nhu cầu của tiến độ dự án. Nhưng mọi giao dịch và giấy tờ phải đứng tên của công ty tôi (chủ dự án) và do đó, khoản tiền bên kia chi ra chúng tôi nhận và thực hiện chi trả. Chắc chắn khi chi bên kia sẽ hạch toán vào TK222, còn bên tôi chi ra lại đưa vào 154, các hạng mục XDCB đã hoàn thành, nhà cửa đã xây dựng xong ... cũng nằm ở TSLĐ cả (TK154)! Rất bất hợp lý.
Một vấn đề khác, hầu hết các công ty KD địa ốc đều có ngân hàng đứng phía sau, thí dụ Ngân hàng ĐẦU TƯ phát triển nhà. Họ cho mình vay dài hạn thì vốn vay của mình phải nằm ở đầu tư dài hạn hoặc tài sản dài hạn, trong khi tài sản của mình nằm ở ngắn hạn thì xem như mình “sử dụng vốn vay sai mục đích”. Còn nữa, khi thực hiện XDCB xong thì DN được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), đó là tài sản đấy chứ sao giá trị của nó trên bảng cân đối kế toán lại nằm ở TK154? Lúc này DN có thể đem đi thế chấp vay tiền ngân hàng để đầu tư tiếp. Tài sản thế chấp là “Chi phí SXKD dỡ dang” nghe ra không hợp lý.
nedved nói:
Cho dù thời gian thi công có dài đến mấy thì nó cũng chỉ nằm trong chu kỳ SXKD của đơn vị mà thôi.
Bạn nói đúng, nhưng áp dụng vào lĩnh vực này thì sai. Trong kế toán KD địa ốc, nếu căn cứ vào chu kỳ KD của DN mà xác định là TSLĐ hay TSCĐ thì không đúng. Ví dụ tôi có một chiếc máy trộn bê tông sử dụng cho dự án, khấu hao 5 năm, trong khi thời gian đầu tư của DA là 7 năm! Giá trị của chiếc máy này chuyển hết vào “1 kỳ KD”, vậy xem chiếc máy này là ... TSLĐ hay TSCĐ?? Về quản lý hạch toán, công ty tôi chỉ chuyên về KD địa ốc còn dễ, chứ những công ty vừa KD địa ốc vừa KD nhiều lĩnh vực khác như Hoàng Anh Gia Lai, Kinh Đô... thì kế toán theo dõi rất vất vả. Tôi thí dụ 1 tài khoản của công ty tôi thôi nhé: 154.DA_PhuHuu.LôA1.NVL.Sat, có nghĩa là 154 của DA Phú Hữu, lô A, chi phí NVL, chi tiết sắt thép XD. Nếu là của HAGL thì sẽ mở chi tiết 154.KDBĐS.DA_PhuHuu.LôA1.NVL.Sat.
Về khía cạnh tài chính, nếu các khoản đầu tư kinh doanh bất động sản nằm ở TK154 thì các chỉ số tài chính được tính sai cả, chẳng nói được ý nghĩa gì. Chứng khoán dài hạn được xác định căn cứ vào ngày đáo hạn, đưa vào đầu tư dài hạn, nhưng thực chất nó dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời gian ngắn. Còn đầu tư KD địa ốc là đầu tư dài hạn kể cả về thời gian lẫn khả năng thanh khoản.
Đó là những điều tôi cảm thấy bất hợp lý, cảm thấy thì từ lâu nhưng để nói ra một cách rõ ràng thì cũng nhờ bạn Nedved. Tóm lại, tôi và bạn cùng đồng ý rằng chi phí XD KD địa ốc là có tính chất là chi phí kinh doanh, nhưng tôi cho là một khoản đầu tư dài hạn hay có tính chất dài hạn, cần thể hiện trên phần tài sản của bảng cân đối kế toán. Sản phẩm hoàn thành của DN có tính chất là 1 loại hàng hóa, nhưng là hàng hóa dài hạn và sự “tiêu thụ” sản phẩm này là (phần lớn) sự đầu tư của tổ chức cá nhân khác. Kế toán cũng căn cứ vào thực tế để xây dựng chuẩn mực, ngày xưa chưa có TK242, bây giờ cũng có theo yêu cầu thực tế. Vậy tại sao không bổ sung thêm TK 254 và TK255? Tên gọi của nó thì cần phải bàn nhưng bản chất nó sẽ giống 154 và 155. Nó sẽ giải quyết hết các nghịch lý tôi đã trình bày.
Mong các bạn đóng góp thêm ý kiến.
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Theo tôi thì hệ thống kế toán cho ngành đầu tư xây dựng cơ bản phải có những quy định riêng của nó, không chỉ đơn thuần là việc phản ánh giá trị sản phẩm dở, các yếu tố khác cũng đều mang tính đặc thù vì gắn liền với mọi hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực này là đặc điểm thời gian kéo dài. Đem so sánh các yếu tố kết cấu lên quy mô tài sản, nguồn vốn trên một báo cáo tài chính của ngành này với bất cứ ngành nghề nào khác đều sẽ khập khiễng,

Xin được chuyển bài này sang mục thảo luận để tập hợp nhiều hơn ý kiến của các bạn.
 
C

Chau Minh Tran

Guest
Tiep bai Nen chang co tai khoan 254 255

Dọc bài thảo luộn của các bạn tôi cảm thấy như được mở rộng tầm mắt. Tôi thấy có nhiệt tâm hơn với nghề kế toán Cảm ơn các bạn. Đặc biệt là cảm ơn bạn Nedved. Sau đây tôi cũng muốn đưa ra ý kiến của mình

Tôi rất đông ý với ý kiến của bạn adam _tran :
"thú thực tôi không am hiểu lắm vì tôi học chuyên ngành tài chính"
Chỉ là tôi "ham vui" một chút thôi Bạn đừng giận nha. Nhưng tôi muốn nói bạn đã nhìn nhận vấn đề đứng trên phương diện tài chính nhiều hơn là kế toán.

Tôi xin đưa ra một số ý kiến của mình như sau:

Không thể hạch toán vào 2 TK 241, 242 thì có lẽ là ai cũng cháp nhận rồi.

Tôi không hiểu vì sao không thể hạch toán vào 154,
thiết nghĩ cũng có thể xem sản phẩn mà bạn nói đến cũng như các sản phẩm xây lắp khác là hàng hoá. Cũng có thể hạch toán vào 155 và coi như "hàng tồn kho" khi công trình đã hoàn thành nhưng chưa bán được.

Bạn nói bản chất 154,155 là tài khoản ngắn hạn. vấn đề vay ngân hàng cho mình vay dài hạn thì vốn vay của mình phải nằm ở đầu tư dài hạn hoặc ở TS dài hạn, trong khi TS của mình nằm ở dài hạn thì xem như mình đã sử dụng sai mục đích
Tôi không đông ý với ý kiến này. Không thể coi 154,155 là "đầu tư dài hạn hoặc ở TS dài hạn" được , tôi nghĩ phải tuỳ vào đặc thù của từng lĩnh vực kinh doanh, tuỳ vào chu kì SXKD để xem xet nó là dài hay ngắn hạn.

"Bạn nói KD BĐS thực chất là hoạt động đầu tư, đứng trên phương diện kế toán tôi nghĩ trong trường hợp mà bạn đang đề cập đến ở đây không phải là hoạt động đầu tư. Tôi không hiểu cặn kẽ lắm ý của bạn khi thanh luận với Nedved ở đoạn này nhưng theo tôi thì SP mà bạn đang nói ở đây cũng như các loại SP HH khác thôi, chỉ khác về giá trị và thời gian mọt chu kỳ SXKD lớn.

Về khía cạnh tài chính, nếu các khoản đầu tư kinh doanh bất động sản nằm ở TK154 thì các chỉ số tài chính được tính sai cả, chẳng nói được ý nghĩa gì. . Còn đầu tư KD địa ốc là đầu tư dài hạn kể cả về thời gian lẫn khả năng thanh khoản
Tôi nghĩ khi đánh giá về tài chính sẽ so sánh các chỉ số thu được với chỉ số tài chính chuẩn mực của ngành, lĩnh vực mà bạn đang hoạt động. Ý tôi là với mỗi lĩnh vực sẽ có một chuẩn mực về các chỉ số tài chính riêng để đánh giá.
Nhưng hình như kết luận của tôi có gì đó nông nổi. Tôi muốn bạn nghe trình bày rõ và sâu hơn các vấn đề gặp phải VỀ KHÁI CẠNH TÀI CHÍNH.

Tôi rất đồng ý với ý kiến của ai đó:"...mang tính đặc thù vì gắn liền với mọi hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực này là đặc điểm thời gian kéo dài. Đem so sánh các yếu tố kết cấu lên quy mô tài sản, nguồn vốn trên một báo cáo tài chính của ngành này với bất cứ ngành nghề nào khác đều sẽ khập khiễng"

Tóm lại ý tôi là sẽ hạch toán vào tài khoản 154, nếu SP đã hoàn thành mà vẫn chưa bbán được thì chuyển vào 155, nếu bán được thì sẽ là Nợ 632 Có154

Cuối cùng, thưa các vị tiền bối, hậu bối chỉ là SV kế toán K29, có nghĩ là hậu bối chỉ là SV năm 2 (chưa vào chuyên nghành) nhưng đã có xem qua cuốn KTTC. Điều đó có nghĩa là khả năng hậu bối đã suy nghĩ hồ đồ trong bài này là rất cao. Mong được các bậc tiền bối xem xét và chỉ giáo thêm.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
C

Chau Minh Tran

Guest
No sign!
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
H

HoangThanhsd5

Trung cấp
24/8/06
50
0
6
Ha noi
Kính thưa 2 bạn:Adam Tran và Nedved
Trước tiên tôi xin đồng ý với quan điểm của Nedved bởi những lý do sau:
Đơn vị tôi cũng là đơn vị tham hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực XDCB với những công trình có thời gian thi công rất dài, do đó thời gian thu hồi vốn cũng chậm (vòng quay VLĐ 5,5 tháng/vòng).
Cụ thể Công ty tôi là đơn vị chuyên XD thủy điện với những đặc thù không thể theo dõi chi phí tại TK 254, 255 như bạn Adam Trần được.
Ví dụ: Đối với công trình TĐ sản phẩm chủ yếu là khối lượng bê tông, thép, cốp pha...tính từ khi mua vật liệu, đưa vào thi công, nghiệm thu, thanh toán cho đến khi tiền về là khoảng 5 tháng. Nhưng cũng không phải thu được 100% theo giá trị dự toán Vì thường là thi công trước dự toán ban hành sau. Thông thường chủ đầu tư chỉ tạm thanh toán từ 80 đến 90% giá trị trong khi khối lượng nghiệm thu là 100%
Như vậy đến khi viết HĐ cho chủ đầu tư chỉ viết gỏn gọn 1 cục doanh thu. Với chuyên môn là kế toán để hạch toán giá vốn tôi không thể xác định được sẽ kết chuyển bao nhiêu tấn thép, m3 bê tông, m2 cốp pha, tiền nhân công vào giá vốn.
Như vậy với mô hình sản xuất kinh doanh như đơn vị tôi sẽ không thể theo dõi chi phí SX ở TK 254 và 255 theo quan điểm của bạn Adam Trần được
Một ý kiến nhỏ xin được mạnh dạn thảo luận. Nếu có sai sót mong được sự đóng góp ý kiến! Thanks.
 
T

thu6tudo

I have changed
24/6/06
345
3
0
Đồng Nai
Đây là đề tài rất hay, thu6 cũng rất quan tâm đến lĩnh vực xây dựng này, nhưng do đang trong thời gian bận rộn, nên chưa thể post lên ý kiến của mình được. Thu6 sẽ sớm trở lại đề tài này ngay khi có thể.
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Đề tài này khá lâu rồi, được trao đổi và thảo luận ở Box Góp Ý Văn Bản Pháp Quy. Bài cuối cùng cách đây hơn 1 năm.
http://webketoan.com/forum/showthread.php?t=8285
TK trên theo ý tôi dùng cho DN kinh doanh nhà (Bất Động Sản).
Tk 254 thay thế cho TK 154 vì chung kỳ 1 dự án là rất dài. Nếu dùng 154 để đánh giá các tỷ số tài chính là không chính xác (Vì đầu tư BĐS giống như đầu tư tài chính). Tương tự cho TK 255. Nếu để giá trị dự án nằm ở TK 155 hàng tồn kho thì nghe rất không hợp lý.
Đọc chuẩn mực BĐS đầu tư với TK 217, các bác đã cho ra TK 217 rất hợp lý. Nhưng các bác lại cho rằng KD BĐS chỉ là xây để bán mà không nghỉ đó là 1 sự đầu tư kiếm lời... hay đầu tư chờ lên giá (như TK 217) là hiểu sai hoàn toàn. Do đó tôi mới có ý kiến về 2 TK 254 và 255, nó vừa mang tính chất 1 TK sản xuất (xây-bán) vừa mang tính chất 1 TS đầu tư (chờ lên giá để bán).
1 Block chung cư có 10 căn cho thuê, 10 căn cho Cty A thuê làm siêu thị, 5 căn cty làm VP, 10 căn bán, 10 căn để đó chờ lên giá!
10 căn cho thuê có người muốn mua lại bán luôn. 10 căn tính chờ lên giá lại quyết định cuối năm bán. 5 căn làm VP lại đem cho thuê...... Nếu cứ áp dụng theo VAS hiện tại thì TK sẽ quay mòng mòng 155-211-217 rồi lại 155.. tùm lum. Sao không để quách 255 cho khỏe!

Mod xem bài trong link Góp ý, del mấy bài trùng rồi gộp lại đưa ra Box Thảo Luận dùm. Kế toán cho Cty BĐS tùm lum quá, hỏi cái nào... ú ớ cái đó. Chúng ta thử ngâm cứu trước cái xem.
 
Sửa lần cuối:
T

thu6tudo

I have changed
24/6/06
345
3
0
Đồng Nai
adam_tran nói:
TK trên theo ý tôi dùng cho DN kinh doanh nhà (Bất Động Sản).
Tk 254 thay thế cho TK 154 vì chung kỳ 1 dự án là rất dài.

Chu kỳ kinh doanh dài hay không là tuỳ thuộc vào ngành nghề hoạt động, chứ ko phải vì thấy tk loại 1 mà cho rằng đó là ngắn hạn hay tk loại 2 là dài hạn. Ví dụ: DN đóng tàu, làm sao chu kỳ kinh doanh của họ có thể là 1 năm, trong khi việc đóng con tàu là >1 năm trở lên, nhưng xét cho cùng, khi hoàn thành thì đó là ts của DN, và đó là tp của DN do chính DN sx ra.
Đọc chuẩn mực BĐS đầu tư với TK 217, các bác đã cho ra TK 217 rất hợp lý. Nhưng các bác lại cho rằng KD BĐS chỉ là xây để bán mà không nghỉ đó là 1 sự đầu tư kiếm lời... hay đầu tư chờ lên giá (như TK 217) là hiểu sai hoàn toàn. Do đó tôi mới có ý kiến về 2 TK 254 và 255, nó vừa mang tính chất 1 TK sản xuất (xây-bán) vừa mang tính chất 1 TS đầu tư (chờ lên giá để bán).
Việc xây nhà để bán...chung quy cũng là hoạt động nhằm mục đích kiếm lời, song, nếu adam xem kỹ thì chỉ có những bất động sản nào có mục đích rõ ràng là : thu lợi từ việc cho thuê hay chờ tăng giá để bán thì mới gọi là BDS DT, đây ko phải là đầu tư kiếm lời hay sao? Những trường hợp khác, tuân theo VAS02 + VAS 05, theo thu6 là hợp lý.
1 Block chung cư có 10 căn cho thuê, 10 căn cho Cty A thuê làm siêu thị, 5 căn cty làm VP, 10 căn bán, 10 căn để đó chờ lên giá!
10 căn cho thuê có người muốn mua lại bán luôn. 10 căn tính chờ lên giá lại quyết định cuối năm bán. 5 căn làm VP lại đem cho thuê......
Việc phân biệt BDS DT hay BDS chủ sở hữu tuân theo các chuẩn mực nêu trên là VAS 02 +05 là phải xét đến: mục đích sd hay luồng tiền tạo ra.
 
B

buituanhien

Guest
28/4/07
21
0
1
39
hanoi
Eh! ông admin những bài viết này cũ kỹ lạc hậu lắm rùi sao không quẳng vào thùng rác đi. Cứ để đáy, mọi người xem lại đánh giá sai về trình độ học vấn của Adam_Tran.
 
B

beloc

Guest
29/5/07
2
0
0
Da nang
Minh dang can hoc lop ke toan my - neu cac ban da hoc roi thi cho minh biet nen hoc o trung tam nao co chat luong tot nhat. va de hoan thanh chuong trinh nay se mat may nam. Hoan toan minh chang biet thong tin gi ca giup minh nhe.
cam on cac ban nhieu
minh beloc
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA