Chia sẻ: Kỹ Năng trong Công Việc & Cuộc Sống

  • Thread starter TAT
  • Ngày gửi
TAT

TAT

Thành viên Tình Nguyện
6/8/05
1,016
11
0
44
Làng Cà
1. Kỹ Năng Công Việc

Sáng có làm việc với cô nhân viên Phòng Đào Tạo về việc triển khai kế hoạch phát triển nhân sự trong năm mới, TAT nhận thấy việc hoạch định Hard Skin (Kỹ năng cứng) và Soft Skin (Kỹ năng mềm) còn khá nhiều vấn đề cần bàn.

Đầu tiên là Hard Skin: Trong công việc: nắm bắt, thao tác các nghiệp vụ có thể gọi là Kỹ Năng. Kỹ năng này được hình thành từ Lý Thuyết và Thực Hành.

Kế tiếp là Soft Skin: Hỗ trợ cho nghiệp vụ chính, bao gồm rất nhiều hoạt động mang tính bổ trợ khác. Những kỹ năng này được gọi là Soft Skin.

Trong Phòng Kế Toán - Tài Chính: Việc nắm bắt quy trình Nợ - Có, thủ tục kê khai Thuế, quay vòng vốn, luân chuyển tiền tệ ... được coi là những Hard Skin.

Còn các yếu tố bổ trợ như: Excel, Phần Mềm Kế Toán, Phần mềm kê khai thuế, các biểu đồ xác định dòng vốn ... chính là Soft Skin.

Trong mỗi doanh nghiệp đều có đặc thù riêng, hình thái cũng riêng. Tuy nhiên có thể chia ra làm 2 nhóm công việc chính: Khối trực tiếp và Khối gián tiếp hỗ trợ.

Phòng Kế Toán thuộc nhóm thứ 2: Khối hỗ trợ gián tiếp.

Các tiêu chí xác định Hard Skin và Soft Skin có 2 khối này thực sự khác biệt. Nếu coi Kỹ năng mềm có thể áp dụng toàn thể doanh nghiệp. Thì Kỹ năng cứng lại buộc phải phân biệt.

Đối với hoạt động kỹ thuật có thể cân đo đong đếm một cách trực tiếp. Việc xác định thước đo cho các kỹ năng cứng này rất dễ dàng. Đối với hoạt động bổ trợ gián tiếp, việc xác định thước đo lại tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Nên xây dựng tiêu chí Hard Skin cho nhóm này quả thực khó khăn.

2. Kỹ Năng Cuộc Sống


Mấy hôm trước, ngay trong Box này, có một topic đả động tới việc có nhiều thành viên mở Topic ra rất nhiều mà định hướng cho nó trở lên sinh động lại không thiếu. Hoặc có nhiều thành viên không biết cách hỏi sao cho có nhiều người hỗ trợ mình nhanh và hiệu quả nhất.

TAT đã liên tưởng tới Kỹ Năng Cuộc Sống. Có thể đây chính là các Soft Skin ứng dụng hàng ngày.

Vụ cháy mới đây ở Chung Cư trên Đường Khuất Duy Tiến cũng là một sự cảnh báo về sự thiếu hiểu biết về kỹ năng sống. Khi có cháy (chỉ có khói, không có lửa) mọi người không biết dùng khăn ướt để bịt lên mũi và miệng, không tìm cách ra chỗ thoáng. Chỉ biết chạy về phía cầu thang để tìm được chạy xuống (chạy vào nơi nhiều khói nhất).

3. Chia Sẻ

TAT mong muốn mở Topic này ra để mọi người cùng nhau Chia Sẻ Kinh Nghiệm về những Kỹ Năng trong Cuộc Sống cũng như Công Việc.

Điều này giúp cho các bạn trẻ còn là sinh viên, mới ra trường có thêm những kinh nghiệm bổ ích. Và các anh chị có kinh nghiệm san sẻ phần nào kiến thức mà đáng lý ra phải được đào tạo ngay trên ghế nhà trường.

Rất mong nhận được nhiều chia sẻ của Anh chị và các bạn. Khuyến khích có nhiều bài sưu tầm hay về kỹ năng trong công việc.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
TAT

TAT

Thành viên Tình Nguyện
6/8/05
1,016
11
0
44
Làng Cà
Kỹ năng làm việc nhóm

Rất nhiều doanh nghiệp đưa ra cho các ứng viên tiêu chí Làm Việc Nhóm

Vậy làm việc nhóm là thế nào?

Phải chăng là làm việc tập thể? Luôn luôn phục tùng mệnh lệnh của cấp trên? Tuân thủ các nguyên tắc chung của phòng? của công ty?

Có nhiều người nhận định: tôi có thâm niên 20 năm công tác, trong thời gian làm việc tôi luôn tuân thủ mệnh lệnh từ lãnh đạo, tôi không bài xích hay chọc ngoáy đồng nghiệp. Tôi luôn làm tốt công việc của mình. Tôi có kinh nghiệm 20 năm làm việc nhóm.

Điều này hoàn toàn sai với Kỹ Năng Làm Việc Nhóm.

Trước khi thực hiện bất kỳ công việc nào được coi là Làm Việc Nhóm, cần xác định được vai trò của từng thành viên trong nhóm. Điều này khá giống với việc hoạch định công việc trong một phòng ban nào đó.

Ví dụ: Trong phòng Kế toán: sẽ có Kế Toán Trưởng (Trưởng phòng kế toán), Kế toán tổng hợp, Kế toán viên. Kế toán trưởng điều hành công việc chung. Kế toán viên thực hiện các nghiệp vụ kế toán chuyên trách. Và Kế toán tổng hợp sẽ tổng hợp các phần việc của kế toán viên, rồi thông báo Kế toán trưởng để đưa lên ban giám đốc.

Việc phân chia nhân sự làm việc nhóm sẽ có: Trưởng Nhóm, Người Phát Ngôn, Người Thực Hiện và điều khác biệt so với phòng ban: Người Phản Biện.

Trong phòng ban không hề có vị trí Phản Biện một cách chính thức. Chỉ có nhóm làm việc mới tồn tại vị trí này.

Kỹ năng làm việc nhóm là như vậy đấy.

Vai trò của các thành viên trong Làm Việc Nhóm

Trưởng nhóm không phải là người quyết định cao nhất. Trưởng nhóm có vai trò trọng tài để phân định đâu là đường đi ngắn nhất, ít bị phản biện nhất, và nhiều người tán thành nhất.

Người phát ngôn: có vai trò truyền tải nội dung công việc mà cả nhóm đã thống nhất tới từng thành viên trong nhóm và thông báo ra bên ngoài. Ý kiến của Người phát ngôn chính là ý kiến chính thức của nhóm.

Người thực hiện: triển khai toàn bộ các phần việc mà nhóm đã hoạch định.

Người phản biện: Phản biện chính là tìm ra những mảng ý kiến đối lập, những vấn đề trái ngược, những sai phạm có thể có. Luôn tìm cách chứng minh ý kiến của cả nhóm là sai. Và khi chứng minh được, người phản biện sẽ giúp nhóm không phạm sai lầm nếu cứ tiếp tục hành động như chủ định ban đầu.

Đó là sơ lược về Làm Việc Nhóm.

Kỹ năng làm việc nhóm chính là việc tuân thủ đúng theo quy định của nhóm. Phối hợp hoàn hảo với mọi người. Chia sẻ công việc một cách hoàn hảo và khoa học nhất. Thực hiện đúng vai trò đảm nhiệm. Luân chuyển vai trò của các thành viên trong nhóm đối với từng nhóm việc cụ thể.

TAT mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người nhiều hơn.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA