Nhờ vả một tí:Có bác nào từng làm trong ngành chế biến nông sản như kiểu mía đường

  • Thread starter minh91
  • Ngày gửi
M

minh91

Guest
14/4/05
135
0
0
47
Hanoi
Nếu có bác nào từng làm trong ngành mía đường có thể san sẻ cho ít kinh nghiệm khi hạch toán tính giá thành và bán các sản phẩm phụ của ngành như là bã mía, rỉ đường, mật ...
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
minh91 nói:
Nếu có bác nào từng làm trong ngành mía đường có thể san sẻ cho ít kinh nghiệm khi hạch toán tính giá thành và bán các sản phẩm phụ của ngành như là bã mía, rỉ đường, mật ...
Cứ cho mấy thứ kia là phế liệu hết đi, dễ hạch toán, trừ khi nhà máy bạn sử dụng bã mía để đốt lấy nguồn nhiên liệu, sử dụng rỉ đường, rỉ mật để nấu cồn, bả mùn mía làm phân vi sinh ... Theo tớ chẳng phức tạp đâu, vận dụng cho hợp lý một chút thôi.
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Trường hợp sản phẩm phụ là thường xuyên và là mặt hàng kinh doanh (không sử dụng nội bộ để tái sản xuất) thì bạn có thể định một tỷ lệ giá trị nhất định (định mức) cho sản phẩm phụ dựa trên sản phẩm chính, sau này tính giá sẽ căn cứ trên tỷ lệ định mức này.
 
M

minh91

Guest
14/4/05
135
0
0
47
Hanoi
Công ty chế biến nông sản là lúa mạch, có sản phẩm phụ là rễ mầm của nó. số lượng bán hàng tháng khá lớn nếu cho là giá thành bằng 0 (mà mình hiện đang cho nó giá thành bằng ko) thì có lẽ tất cả lợi nhuận của Cty chủ yếu là do sản phẩm này mang lại. Điều này phản ánh ko đúng thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Theo mình được nghe nói trong các cty mía đường thì các sản phẩm phụ bán ra họ hạch toán giảm giá vốn chứ ko kết chuyển lãi lỗ, cho nên mình muốn tham khảo có đồng chí nào làm trong ngành mía đường họ làm như thế nào để học tập

To pác HyperVN: ko thể gán giá cho nó được vì nó tự dưng mọc ra chả theo qui trình kế toán nào cả đâu. Mà cái này lại bán khá chạy tiền cũng khá
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Hạch toán giảm giá vốn thì hẳn là không đúng rồi, còn việc nó mọc ra không theo quy trình là do Công ty chưa có các con số thống kê đầy đủ thôi, bạn có thể có con số thống kê để ấn định một tỷ lệ tương đối nào đó dựa trên sản phẩm chính, ví dụ căn cứ số lượng sản phẩm phụ thu hoạch thực tế các năm qua, có thể bổ sung thêm các chỉ số như mùa vụ, thời tiết vv..Cơ bản là doanh nghiệp đã và đang coi nó là một sản phẩm phụ, thậm chí là phế liệu thu hồi do vậy chẳng quan tâm gì tới nó cả, nếu sản phẩm được bán rất chạy thì tất yếu sẽ thu hút sự quan tâm xem xét và quản lý của Doanh nghiệp mà thôi.

Trường hợp của bạn có thể xem xét theo tỷ lệ sản lượng mầm thu hồi, cũng không mấy khó khăn lắm, bạn có thể khảo sát chọn mẫu một kg mầm, rồi xem xem nó tốn bao nhiêu lúa mạch (tất nhiên là tương đối thôi) để định ra một tỷ lệ.
 
M

minh91

Guest
14/4/05
135
0
0
47
Hanoi
To HyperVN:

Nói cụ thể qui trình sản xuất là như sau:

Lúa mạch --> sàng sảy --> nảy mầm --> loại bỏ rễ mầm --> rang khô --> TP (cái này bán mới nhiều tiền tuy nhiên hiện nay mà bổ khấu hao cho nó thì ...e hèm)

cho nên việc có rễ mầm là đương nhiên. Thể tích của nó còn nhiều gần bằng sản phẩm chính chỉ có điều là nhẹ hơn nhiều thôi. Cái này ko bán làm thức ăn gia súc thì chỉ có làm phân bón thôi.

Doanh nghiệp này của mình mới đi vào hoạt động từ năm ngoái và hiện nay ko có DN nào sản xuất giống mình ở VN để tham khảo mới buồn chứ.
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Cái rễ mầm như bạn nói thì không phải là phế liệu rồi, không nên giảm giá vốn mà xem nó như một phụ phẩm, cho tất vào 155.
Như vậy, bạn có 1 loại NVL mà có đến 2 sp, do đó bạn chỉ gặp rắc rối khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí NVL thôi.
Theo tớ, nếu giá bán 2 sp kia là ổn định thì nên chọn doanh thu làm tiêu thức phân bổ cho chi phí NVL, chi phí giai đoạn sàng sẩy và nẩy mầm cho cả 2 SP. Chi phí giai đoạn rang khô và TP chỉ cho SP chính.
Nếu tính kỹ hơn, bạn phải dự tính doanh thu của BTP sản phẩm chính vừa ở giai đoạn loại bỏ rể mầm và lấy doanh thu này làm tiêu thức phân bổ. Doanh thu này có nhiều cách tính:
- Đơn giãn: Lấy DT thành phẩm trừ đi chi phí giai đoạn rang khô và đóng gói.
- Phức tạp: Lấy DT TP - DT tăng thêm giai đoạn rang khô và đóng gói.
Trong đó, ta có doanh thu tăng thêm ước tính cho giai đoạn n = CP giai đoạn n * Tổng DT/Tổng chi phí .
Tất cả số liệu trên bạn chỉ cần thống kê theo 1 năm rồi xây dựng định mức chuẩn. Nhưng nếu bạn không theo dõi được chi phí từng công đoạn thì chỉ lấy NVL phân bổ, các chi phí khác đưa hết vào SP chính cho khỏe.
 
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA