Chi phí lãi vay được vốn hoá?

  • Thread starter MuaBongBong
  • Ngày gửi
M

MuaBongBong

Guest
24/6/09
21
0
0
38
Binh Duong
Chào các bạn!
Mình đang gặp một vấn đề rất khó khăn.
Mình mới vào làm nên ko rành lắm
Cty Mình từ năm 2005 đã có giấy phép KD, nhưng chưa đi vào hoạt động cho đến bay giờ. Trong khoảng thời gian từ 2007-2009 Cty mình có vay tiền để mua TSCĐ là 1 miếng đất trong KCN. CP lãi vay phát sinh hàng tháng. Mình ko biết đã đẩy hết vào 911 xác định lãi lỗ. Tổng CP lãi vay từ T11/07 đến T08/09 là 2.469.000.000đ.
Trong tháng 09 Cty chuyển nhượng 1/2 lộ đất và phát sinh thuế TNDN. vì có LN. Mình đã hoạch toán bù lỗ xong mới *25% để tính CPthuế TNDN trong Q3 năm rồi. Mình làm vậy có đúng ko? phần lỗ từ 2005-T08/2009 là 2.762.372.567đ ( trong đó có cả CP lãi vay)
Mình mới vào làm hồi đầu năm 2009. những năm trước chẳng có ai làm báo cáo sổ sách gì hết. Mình lo lắm. Phạt là chắc.
Ở đây mình muốn hỏi:
CPLV mình có được vốn hoá ko? Nếu được vốn hoá thì hằng tháng mình định khoản như thế nào?
Gần đến quyết toán Thuế TNDN rồi. Giúp mình với... Nếu bị loại ra chắc cty mình bị phạt chết luôn... và mình cũng chết luôn... hjx hjx...:wall:
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
R

RohanJP

Cao cấp
6/8/08
346
1
0
41
ha noi
bạn xem chuẩn mực này nhé,
CHUẨN MỰC SỐ 16
CHI PHÍ ĐI VAY
(Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC
ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

QUY ĐỊNH CHUNG

01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với chi phí đi vay, gồm: ghi nhận chi phí đi vay vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ; vốn hoá chi phí đi vay khi các chi phí này liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
02. Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán chi phí đi vay.
03. Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:
Chi phí đi vay: Là lãi tiền vay và các chi phí khác phát sinh liên quan trực tiếp đến các khoản vay của doanh nghiệp.
Tài sản dở dang: Là tài sản đang trong quá trình đầu tư xây dựng và tài sản đang trong quá trình sản xuất cần có một thời gian đủ dài (trên 12 tháng) để có thể đưa vào sử dụng theo mục đích định trước hoặc để bán.
04. Chi phí đi vay bao gồm:
(a) Lãi tiền vay ngắn hạn, lãi tiền vay dài hạn, kể cả lãi tiền vay trên các khoản thấu chi;
(b) Phần phân bổ các khoản chiết khấu hoặc phụ trội phát sinh liên quan đến những khoản vay do phát hành trái phiếu;
(c) Phần phân bổ các khoản chi phí phụ phát sinh liên quan tới quá trình làm thủ tục vay;
(d) Chi phí tài chính của tài sản thuê tài chính.
05. Ví dụ: Tài sản dở dang là tài sản đang trong quá trình đầu tư xây dựng chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao đưa vào sản xuất, sử dụng; sản phẩm dở dang đang trong quá trình sản xuất của những ngành nghề có chu kỳ sản xuất dài trên 12 tháng.
NỘI DUNG CHUẨN MỰC

Ghi nhận chi phí đi vay
06. Chi phí đi vay phải ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh, trừ khi được vốn hoá theo quy định tại đoạn 07.
07. Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hoá) khi có đủ các điều kiện quy định trong chuẩn mực này.
08. Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó. Các chi phí đi vay được vốn hoá khi doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó và chi phí đi vay có thể xác định được một cách đáng tin cậy.
Xác định chi phí đi vay được vốn hoá
09. Trường hợp khoản vốn vay riêng biệt chỉ sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang thì chi phí đi vay có đủ điều kiện vốn hoá cho tài sản dở dang đó sẽ được xác định là chi phí đi vay thực tế phát sinh từ các khoản vay trừ (-) đi các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vay này.
10. Các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vốn vay riêng biệt trong khi chờ được sử dụng vào mục đích có được tài sản dở dang thì phải ghi giảm trừ vào chi phí đi vay phát sinh khi vốn hoá.
11. Trường hợp phát sinh các khoản vốn vay chung, trong đó có sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang thì số chi phí đi vay có đủ điều kiện vốn hoá trong mỗi kỳ kế toán được xác định theo tỷ lệ vốn hoá đối với chi phí luỹ kế bình quân gia quyền phát sinh cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản đó. Tỷ lệ vốn hoá được tính theo tỷ lệ lãi suất bình quân gia quyền của các khoản vay chưa trả trong kỳ của doanh nghiệp, ngoại trừ các khoản vay riêng biệt phục vụ cho mục đích có một tài sản dở dang. Chi phí đi vay được vốn hoá trong kỳ không được vượt quá tổng số chi phí đi vay phát sinh trong kỳ đó.
12. Nếu có phát sinh chiết khấu hoặc phụ trội khi phát hành trái phiếu thì phải điều chỉnh lại lãi tiền vay bằng cách phân bổ giá trị khoản chiết khấu hoặc phụ trội và điều chỉnh tỷ lệ vốn hoá một cách phù hợp. Việc phân bổ khoản chiết khấu hoặc phụ trội có thể sử dụng phương pháp lãi suất thực tế hoặc phương pháp đường thẳng. Các khoản lãi tiền vay và khoản phân bổ chiết khấu hoặc phụ trội được vốn hoá trong từng kỳ không được vượt quá số lãi vay thực tế phát sinh và số phân bổ chiết khấu hoặc phụ trội trong kỳ đó.
 
M

MuaBongBong

Guest
24/6/09
21
0
0
38
Binh Duong
Mình cảm ơn bạn nha! Mình có đọc rồi.Nhưng mình muốn kinh nghiệm thực tế của mấy anh chị như thế nào.
 
R

RohanJP

Cao cấp
6/8/08
346
1
0
41
ha noi
vậy thì theo khoản 07 thì khoản vay của bạn được vốn hoá, nhưng tôi không hiểu là đất trong khu công nghiệp thì làm sao mà công ty bạn có thể bán và xuất hoá đơn được, vì không hiểu nên kô dám phát biểu linh tinh đượch
 
A

aladin77772000

Trung cấp
30/8/07
117
4
18
hn
Trường hợp này đâu được vốn hóa đâu, chỉ được vốn hóa khi có hoạt động đầu tư xây dựng hoặc sản xuất "tài sản" dở dang. Trường hợp trên không hề có hoạt động xây dựng đã được nêu trong ví dụ của chuẩn mực mà.
"15. Các hoạt động cần thiết cho việc chuẩn bị đưa tài sản vào sử dụng hoặc bán bao gồm hoạt động xây dựng, sản xuất, hoạt động kỹ thuật và quản lý chung trước khi bắt đầu xây dựng, sản xuất như hoạt động liên quan đến việc xin giấy phép trước khi khởi công xây dựng hoặc sản xuất. Tuy nhiên những hoạt động này không bao gồm việc giữ một tài sản khi không tiến hành các hoạt động xây dựng hoặc sản xuất để thay đổi trạng thái của tài sản này. Ví dụ chi phí đi vay liên quan đến việc mua một mảnh đất cần có các hoạt động chuẩn bị mặt bằng sẽ được vốn hoá trong kỳ khi các hoạt động liên quan đến việc chuẩn bị mặt bằng đó. Tuy nhiên, chi phí đi vay phát sinh khi mua mảnh đất đó để giữ mà không có hoạt động triển khai xây dựng liên quan đến mảnh đất đó thì chi phí đi vay không được vốn hoá. "
 
M

MuaBongBong

Guest
24/6/09
21
0
0
38
Binh Duong
Mình cảm ơn bạn đã quan tâm.
Ở đây là cty mình vay trong thời gian chi trả tiền thuê miếng đất đó.. Có nghĩa là cty mình ko đủ tiền để trả tiếp 1 phần còn lại giá trị của nó. Cho nên mình ko biết sao. Mong bạn cho ý kiến thêm.Vì cơ quan bắt mình phải vốn hoá (vì 1/2 CP lãi vay phải "ở lại" nếu bạn chỉ bán 1/2 lô đất --> LN bạn tăng --> đóng thuế nhiều). Còn mình thì thích vào 911 hơn
 
Sửa lần cuối:
newaccounting

newaccounting

Cao cấp
29/6/09
274
2
0
Long An
Mình thấy vấn đề của bạn MuaBongBong nên đến cơ quan thuế quản lý của bạn để nhờ giúp đỡ thì tốt nhất
 
T

thanhhieungo

Sơ cấp
7/2/10
14
0
0
35
ha dong
cái này e cũng không hiểu j cả. bác nào am hiểu thì trả lời cho mọi người cùng mở mang với
 
A

aladin77772000

Trung cấp
30/8/07
117
4
18
hn
Mình cảm ơn bạn đã quan tâm.
Ở đây là cty mình vay trong thời gian chi trả tiền thuê miếng đất đó.. Có nghĩa là cty mình ko đủ tiền để trả tiếp 1 phần còn lại giá trị của nó. Cho nên mình ko biết sao. Mong bạn cho ý kiến thêm.Vì cơ quan bắt mình phải vốn hoá (vì 1/2 CP lãi vay phải "ở lại" nếu bạn chỉ bán 1/2 lô đất --> LN bạn tăng --> đóng thuế nhiều). Còn mình thì thích vào 911 hơn

Điều kiện thực hiện vốn hóa là rất rõ ràng, nếu bạn đầu tư vào miếng đất đó nhằm:
- Xây dựng nhà xưởng, văn phòng,... tức là có hoạt động đầu tư thêm để hình thành tài sản thì trước khi tài sản hoàn thành thì các chi phí liên quan đên đấu tư tài sản (trong đó có chi phí lãi vay sẽ hạch toán Nợ 241/có 111,112,335) được tính vào nguyên giá tài sản (hay vốn hóa)
- Đầu tư xây dựng công tình nhằm mục đích bán (hàng hóa bất động sản), hoặc cho thuê (bất động sản đầu tư) thì trước khi công trình hoàn thành lãi vay cũng được vốn hóa
Còn trường hợp của bạn không hề có hoạt đồng đầu tư thêm vào tài sản đó giống như ví dụ trong chuẩn mực kế toán thì bạn không được vốn hóa.
Hơn nữa ở đây mảnh đất đó bạn đi thuê nên đúng ra bạn phải hạch toán vào TK242 rồi phân bổ cho số năm đi thuê chứ không hạch toán TSCĐ. Còn trường hợp bạn nhượng cho bên khác thuê lại thì bạn hạch toán doanh thu thuê nhà và chi phí là tiền thuê bạn phải trả còn lãi tiền vay là chi phí hoạt động bạn không được vốn hóa đâu.
(có thể hiểu như là bạn vay tiền mua nhà, mua TSCĐ, hàng hóa,... để bán nhưng 2,3 năm chưa bán được thì chi phí lãi vay vẫn phải hạch toán vào chi phí hoạt động trong kỳ và không được tính vào giá gốc hàng tồn kho), chỉ có hoạt động đầu tư hình thành tài sản mới được vốn hóa
 
M

MuaBongBong

Guest
24/6/09
21
0
0
38
Binh Duong
Cảm ơn bạn!
 
J

Jannie0628

Guest
17/12/12
1
0
0
31
vĩnh long
Ðề: Chi phí lãi vay được vốn hoá?

các bác cho em hỏi cách tính tỉ lệ vốn hóa đối với khoản vốn vay chung như thế nào ạ...e mới học mà ko hiểu rõ lắm..Các bác giúp e với!!
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA