Ghi giảm vốn kinh doanh

  • Thread starter RUOK
  • Ngày gửi
R

RUOK

Guest
28/3/04
92
1
0
Các bác ơi cho em hỏi ghi giảm vốn kinh doanh thì cần phải có những thủ tục gì.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
L

LuongKhanhToan

Cao cấp
30/5/05
217
0
16
Ha Noi
Bạn xem lại xem ghi giảm vốn kinh doanh hay vốn điều lệ. Nếu là vốn kinh doanh thì bạn chỉ cần điều chỉnh trên TK411 là được rồi.
 
Sửa lần cuối:
R

RUOK

Guest
28/3/04
92
1
0
Em cấp vốn xuống chi nhánh bác ạ. Bác cho em hỏi là sẽ phải ghi giảm vốn kinh doanh hay vốn điều lệ.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Vốn điều lệ: là số vốn do tất cả thành viên góp và được ghi vào Điều lệ Công ty.

Vốn kinh doanh: là số vốn do tất cả thành viên góp, cộng với các khoản được hình thành từ kết quả kinh doanh.

Như vậy là trong vốn kinh doanh đã có vốn điều lệ rồi.

Bạn cấp vốn xuống cho Chi nhánh thì sẽ ghi giảm nguồn vốn kinh doanh.
 
R

RUOK

Guest
28/3/04
92
1
0
em cám ơn bác nhiều. Thế bác cho em hỏi trong trường hợp như thế ngoài ghi giảm vốn kinh doanh ra mình còn cần phải làm thêm thủ tục, giấy tờ gì không.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Đến đây mình mới chợt nhớ ra. Nguồn vốn kinh doanh ghi giảm khi:

- Nộp trả vốn cho Ngân sách nhà nước.

- Vốn của DN nhà nước bị điều động cho doanh nghiệp khác.

- Trả vốn cho các bên tham gia liên doanh.

Vậy trường hợp của bạn có rơi vào các trường hợp trên không?

Hay chỉ là việc giao vốn kinh doanh cho đơn vị cấp dưới? Nếu là thế thi nguồn vốn kinh doanh không giảm đâu, giữ nguyên. Chỉ cần hạch toán:

+ Nếu cấp bằng tiền:

Nợ TK 136

Có TK 111, 112

+ Nếu cấp bằng TSCĐ:

Nợ TK 136

Nợ 214

Có TK 211
 
R

RUOK

Guest
28/3/04
92
1
0
Đây là em cấp cho đơn vị hạch toán độc lập. Nếu không được ghi giảm vốn kinh doanh thì khó quá bác nhỉ. Chả nhẽ những khoản này mình sẽ phải treo lâu dài ở bên nợ TK136 à. Vì công ty em có ý định sẽ cấp hẳn số vốn này cho chi nhánh.
 
L

logistics.Cay

Guest
3/9/04
27
0
0
47
TP.HCM
Theo ý kiến của Chị Nguyễn Tú Anh là đúng rồi, bạn cấp vốn cho chi nhánh hoạt động thì không được giảm vốn đâu. Chuyện chi nhánh hạch toán độc lập hay phụ thuộc thì đó là vấn đề của tổ chức công tác kế toán thôi. Vốn của công ty cấp cho chi nhánh thì theo dõi như một khoản nợ phải thu của chi nhánh (ở đây ta sử dụng TK 136).

Chi nhánh hạch toán độc lập thì phải lập báo cáo tài chính riêng. Công ty cũng lập BCTC riêng và lập báo cáo tài chính tổng hợp. Còn việc lập BCTC tổng hợp, bạn xem lại chuẩn mực kế toán đi.
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
RUOK nói:
Đây là em cấp cho đơn vị hạch toán độc lập. Nếu không được ghi giảm vốn kinh doanh thì khó quá bác nhỉ. Chả nhẽ những khoản này mình sẽ phải treo lâu dài ở bên nợ TK136 à. Vì công ty em có ý định sẽ cấp hẳn số vốn này cho chi nhánh.
Độc lập ở đây là về hạch tóan kế tóan và xác định kết quả kinh doanh. Còn về tư cách pháp lý thì chi nhánh là đơn vị trực thuộc cty, thuộc quyền sở hữu của cty, không có tư cách pháp nhân nên không có quyền sở hữu vốn. Cty cấp vốn cho chi nhánh chẳng qua là việc dịch chuyển tiền, tài sản từ nơi này qua nơi khác trong cùng 1 cty mà thôi. Do đó việc treo trên tk 136,336 chỉ là để theo dõi số tiền mà cty đã cấp cho chi nhánh để họat động, chi nhánh không cần phải trả, cty cũng không cần phải thu lại như các tài khoản phải thu phải trả khác.

Việc cấp vốn cho đơn vị trực thuộc có thể lấy từ nhiếu nguồn khác nhau chứ không nhất thiết là phải lấy từ nguồn vốn kinh doanh đã đăng ký. Việc giảm vốn phải đảm bảo vốn pháp định nếu có và các khoản nợ đến hạn chứ không phải muốn giảm thì giảm.

Chị Tú Anh cho em hỏi những TH nào thì vốn điều lệ (vốn đăng ký trên giấy phép) không bằng với vốn kinh doanh 411 trên sổ sách vì tất cả mọi TH thay đổi về vốn đều phải đăng ký lại với cơ quan cấp phép.
 
W

WhoamI

Cao cấp
lannhu nói:
Chị Tú Anh cho em hỏi những TH nào thì vốn điều lệ (vốn đăng ký trên giấy phép) không bằng với vốn kinh doanh 411 trên sổ sách vì tất cả mọi TH thay đổi về vốn đều phải đăng ký lại với cơ quan cấp phép.
Em cũng quan tâm đến vấn đề này. Có văn bản nữa thì tốt quá.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Vì: nguồn vốn kinh doanh được hình thành từ số vốn do tất cả thành viên góp (vốn điều lệ), cộng với các khoản được hình thành từ kết quả kinh doanh.

Như vậy thì có thể thấy rằng, các khoản hình thành từ kết quả kinh doanh sẽ làm nên sự khác biệt giữa vốn kinh doanh và vốn điều lệ. Khoản này chính là khoản bổ sung từ lợi nhuận hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN.

Đã có giảm nguồn vốn kinh doanh thì phải có tăng nguồn vốn kinh doanh trong các trường hợp sau nữa:

- Do Ngân sách Nhà nước câp.

- Do nhận vốn điều động từ các DN khác đến (với DN Nhà nước).

- Do các bên tham gia liên doanh và các cổ đông góp vốn.

- Do thu tiền bán cổ phần.
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Nguyen Tu Anh nói:
Vì: nguồn vốn kinh doanh được hình thành từ số vốn do tất cả thành viên góp (vốn điều lệ), cộng với các khoản được hình thành từ kết quả kinh doanh.

Như vậy thì có thể thấy rằng, các khoản hình thành từ kết quả kinh doanh sẽ làm nên sự khác biệt giữa vốn kinh doanh và vốn điều lệ. Khoản này chính là khoản bổ sung từ lợi nhuận hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN.
Chị à, muốn bổ sung vốn từ lợi nhuận để lại thì phải có quyết định của cơ quan có thẩm quyền (đối với DNNNước), quyết định của cty và làm thủ tục đăng ký lại vốn với SKHĐT chứ không phải muốn bổ sung là bổ sung. Việc hạch tóan đối với vốn kinh doanh luôn phải có các thủ tục pháp lý đi kèm, vì nó thể hiện trách nhiệm pháp lý của đơn vị mà.

Vốn bổ sung này cũng chính là vốn góp của mỗi thành viên góp thêm theo tỉ lệ góp vốn ghi trong điều lệ, tức tỉ lệ không thay đổi (tùy theo điều lệ) mà chỉ thay đổi về giá trị tuyệt đối=> Vốn sau khi thay đổi này cũng chính là vốn điều lệ, chỉ có điều nó là điều lệ bổ sung, sửa đổi so với điều lệ cũ.

Ý em muốn hỏi ở đây là có TH nào thay đổi vốn mà không phải đăng ký lại không? Vì nếu phải đăng ký lại thì vốn kinh doanh luôn bằng vốn điều lệ, không có sự khác biệt.
 
T

tuankq

Cao cấp
27/4/05
245
2
0
Hanoi, Vietnam
lannhu nói:
Chị à, muốn bổ sung vốn từ lợi nhuận để lại thì phải có quyết định của cơ quan có thẩm quyền (đối với DNNNước), quyết định của cty và làm thủ tục đăng ký lại vốn với SKHĐT chứ không phải muốn bổ sung là bổ sung. Việc hạch tóan đối với vốn kinh doanh luôn phải có các thủ tục pháp lý đi kèm, vì nó thể hiện trách nhiệm pháp lý của đơn vị mà.

Vốn bổ sung này cũng chính là vốn góp của mỗi thành viên góp thêm theo tỉ lệ góp vốn ghi trong điều lệ, tức tỉ lệ không thay đổi (tùy theo điều lệ) mà chỉ thay đổi về giá trị tuyệt đối=> Vốn sau khi thay đổi này cũng chính là vốn điều lệ, chỉ có điều nó là điều lệ bổ sung, sửa đổi so với điều lệ cũ.

Ý em muốn hỏi ở đây là có TH nào thay đổi vốn mà không phải đăng ký lại không? Vì nếu phải đăng ký lại thì vốn kinh doanh luôn bằng vốn điều lệ, không có sự khác biệt.



Theo tôi ở đây có sự nhầm lẫn giữa vốn điều lệ (vốn đăng ký) với vốn kinh doanh của DN.
Vốn góp của các thành viên DN đc gọi là vốn điều lệ, đc ghi trong điều lệ, trong ĐKKD, tức là đăng ký với Nhà nước.
Vốn kinh doanh là vốn của Cty sử dụng vào hoạt động SXKD, có thể khác với vốn điều lệ (bằng, lớn, nhỏ hơn) tùy theo cơ cấu nguồn vốn của DN ntn.
Việc bổ sung vốn điều lệ từ bất kể nguồn nào (từ lợi nhuận, góp thêm vốn, phát hành cổ phiếu, ...) tức là tăng vốn điều lệ thì đương nhiên phải làm thủ tục đăng ký lại với Nhà nước, tức là thay đổi ĐKKD.
Việc bổ sung vốn KD từ lợi nhuận thì do chính DN quyết định (Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên) mà ko phải đăng ký với cơ quan NN. Sau khi có qđ tăng vốn kd của HĐQT/ HĐTV thì DN chỉ việc thể hiện trên sổ sách kế tóan bằng các bút tóan theo chế độ kế tóan quy định mà thôi.
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
tuankq nói:
Việc bổ sung vốn KD từ lợi nhuận thì do chính DN quyết định (Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên) mà ko phải đăng ký với cơ quan NN. Sau khi có qđ tăng vốn kd của HĐQT/ HĐTV thì DN chỉ việc thể hiện trên sổ sách kế tóan bằng các bút tóan theo chế độ kế tóan quy định mà thôi.
Vậy việc chuyển đổi nguồn như thế này trên thực tế có ý nghĩa gì ạ?
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Đây đâu có phải là chuyển đổi nguồn vốn đâu bạn? Có phải là chuyển từ nguồn vốn này sang nguồn vốn khác đâu? Chỉ là sự tăng hoặc giảm nguồn vốn kinh doanh thôi.
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Nguyen Tu Anh nói:
Đây đâu có phải là chuyển đổi nguồn vốn đâu bạn? Có phải là chuyển từ nguồn vốn này sang nguồn vốn khác đâu? Chỉ là sự tăng hoặc giảm nguồn vốn kinh doanh thôi.
Ơ, thế việc bổ sung vốn từ lợi nhuận không phải là chuyển từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối sang nguồn vốn kinh doanh sao ạ?
 
L

LuongKhanhToan

Cao cấp
30/5/05
217
0
16
Ha Noi
lannhu nói:
Vậy việc chuyển đổi nguồn như thế này trên thực tế có ý nghĩa gì ạ?
Việc chuyển đổi này trên thực tế sẽ làm tăng khả năng kinh doanh của doanh nghiệp, DN sẽ căn cứ vào tình hình kinh doanh thực tế để quyết định có nên bổ sung nguồn vốn kinh doanh bằng nguồn lợi nhuận chưa phân phối hay không.
 
D

Do_Ngoc_Anh

Trung cấp
6/9/05
52
0
0
55
Ha Noi
Công ty mình là Công ty TNHH năm 2001 khi thành lập chỉ đăng ký vốn điều lệ là 300.000.000 VND. Do đó trong khi hoạt động phải làm nhiều khế ước vay, số tiền vay đã trên 1.000.000.000 VND do vậy đầu năm 2005 khi thiếu vốn tôi làm biên bản để 3 sáng lập viên góp thêm mỗi người góp thêm 300.000.000 VND. Như vậy tôi có cần phải thay đổi lại ĐKKD hay chỉ cần ghi tăng vốn kinh doanh.
Có chuyên gia nào am hiểu vấn đề này tư vấn giúp mình với.
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
LuongKhanhToan nói:
Việc chuyển đổi này trên thực tế sẽ làm tăng khả năng kinh doanh của doanh nghiệp, DN sẽ căn cứ vào tình hình kinh doanh thực tế để quyết định có nên bổ sung nguồn vốn kinh doanh bằng nguồn lợi nhuận chưa phân phối hay không.
Ôi, nếu chỉ nhờ 1 bút tóan hạch tóan mà có thể làm tăng khả năng kinh doanh của doanh nghiệp thì cũng đáng để làm lắm nhỉ :p

Còn việc quyết định có nên bổ sung nguồn vốn kinh doanh bằng lợi nhuận chưa phân phối hay không thì ngay cuối năm họ không phân chia, tức là đã quyết định giữ lại để tái đầu tư rồi. Và lợi nhuận không chia, giữ lại để tái đầu tư này thì cứ để trên 421, chứ thêm 1 bút tóan cho nó qua 411 nữa thì cũng chẳng có ý nghĩa gì. Và khi dùng lợi nhuận để lại để tái đầu tư, đồng nghĩa với giá trị tài sản của DN tăng lên mà DN không đăng ký tăng vốn thì :error: rồi đó.

Mình nghĩ đây cũng là lý do tại sao bây giờ 411 không còn gọi là "nguồn vốn kinh doanh" nữa mà chuyển thành "vốn đầu tư của chủ sở hữu"
 
A

AC3K

Cao cấp
27/6/05
679
6
18
HCM
Mình cũng đồng ý với câu trả lời của Lannhư. Khi bạn có lãi mà bạn muốn dũng lãi đó để đầu tư tiếp thì bạn cũng phải làm tăng vốn chứ. Tức làm giấy phép đăng ký kinh doanh lại để tăng nguồn vốn chủ sở hữu.

Còn không bạn cứ giữ lại trên Tài khoản 421 hoặc bạn trích vào các quỹ từ lợi nhuận này. Hoặc bạn chia lãi này cho các cổ đông.....

Công ty mình là Công ty TNHH năm 2001 khi thành lập chỉ đăng ký vốn điều lệ là 300.000.000 VND. Do đó trong khi hoạt động phải làm nhiều khế ước vay, số tiền vay đã trên 1.000.000.000 VND do vậy đầu năm 2005 khi thiếu vốn tôi làm biên bản để 3 sáng lập viên góp thêm mỗi người góp thêm 300.000.000 VND. Như vậy tôi có cần phải thay đổi lại ĐKKD hay chỉ cần ghi tăng vốn kinh doanh.
Có chuyên gia nào am hiểu vấn đề này tư vấn giúp mình với.


Bạn đâu thể mượn hoài số tiền đó. Để phù hợp hơn thì bạn nên làm tăng vốn trên Sở kế hoạch đầu tư sau khi có giấy phép mới bạn đến Cục Thuế TP.HCM để thông báo cho cục thuế biết. sau đó tiếp tục nộp 1 bản cho người quản lý thuế ở cấp quận (nơi cty bạn hoạt động)
Về mỗi sáng lập viên bao nhiêu thì bạn phải thông báo cho họ biết trước và làm lại Biên bản góp vốn (vì đâu biết là có phải tỷ lệ: 1.1.1 nữa đâu
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA