Truy thu thuế hộ kinh doanh - Trường hợp hộ kinh doanh chưa thực hiện được chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ để tự giác kê khai thuế nên cơ quan thuế ấn định doanh thu, xác định số thuế phải nộp ổn định theo kỳ hạn qui định.
Nếu trong thời kỳ ổn định thuế, hộ có thay đổi về ngành nghề kinh doanh, kể cả trường hợp bổ sung thêm hình thức kinh doanh, mở rộng thêm qui mô hay phát sinh sản lượng tăng thêm dẫn tới doanh thu bán ra lớn hơn so với mức doanh thu ấn định trước đây (khi xác định số thuế phải nộp của kỳ ổn định thuế) mà hộ kinh doanh không khai báo với cơ quan thuế để điều chỉnh lại mức thuế phải nộp của kỳ ổn định thuế là vi phạm pháp luật về thuế. Sau khi kiểm tra và bị phát hiện, cơ quan thuế có quyền truy thu thuế đối với phần phát sinh này. (Theo Công văn số 2859/TCT-PCCS ngày 19/8/2005).
Thuế hàng tái nhập – Hàng hoá của doanh nghiệp đã xuất khẩu, nay hpải nhập khẩu trở lại, nếu có đủ điều kiện và hồ sơ sẽ không phải nọp thuế nhập khẩu. Trong tờ khai Hải quan, doanh nghiệp không phải tính thuế nhập khẩu cho lô hàng tái nhập, nhưng phải khai rõ hàng tái nhập trở lại vì lý do không đảm bảo chất lượng, nhập theo tờ khai xuất khẩu số…. ngày… tháng… năm…. và gửi kèm hồ sơ không phải nộp thuế cho cơ quan Hải quan. (Theo Công văn số 3254/TCHQ/GSQL ngày 18/8/2005).
Xử lý vi phạm về thuế - (i) Luật thuế GTGT và Luật thuế TNDN đã qui định, cơ quan thuế được quyền ấn định về kê khai thuế, về chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ. Căn cứ để ấn định dựa vào tài liệu điều tra về tình hình hoạt động kinh doanh của cơ sở kinh doanh hoặc căn cứ vào số thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, có qui mô kinh doanh tương đương.
Riêng đối với cơ sở kinh doanh xe hai bánh gắn máy trực tiếp cho người tiêu dùng, nếu vi phạm chế độ lập hoá đơn thì sẽ bị xử lý truy thu thuế GTGT, thuế TNDN theo qui định về chống thất thu thuế GTGT, thuế TNDN qua giá bán trong hoạt động kinh doanh xe ôtô, xe hai bánh gắn máy. (Theo Công văn số 2831/TCT-DNK ngày 18/8/2005).
(ii) Về giá tính thuế - Đối với vấn đề giá tính thuế hoạt động kinh doanh ôtô, xe hai bánh gắn máy, theo Tổng cục Thuế, nếu các cơ sở kinh doanh bán xe ôtô, xe hai bánh gắn máy xuất hoá đơn trực tiếp cho người tiêu dùng, ghi giá trên hoá đơn thấp hơn giá tính thu lệ phí trước bạ sẽ bị xử lý truy thu thuế GTGT, thuế TNDN. Giá bán làm căn cứ truy thu thuế GTGT, thuế TNDN được xác định trên cơ sở bảng giá tối thiểu xe ôtô, xe hai bánh gắn máy tính thu lệ phí trước bạ do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư ban hành. (Theo Công văn số 2773/TCT-DNK ngày 16/8/2005).
Sửa đổi thuế xuất nhập khẩu ưu đãi - Bộ Tài chính quyết định sửa đổi thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với các mặt hàng linh kiện, phụ tùng ôtô trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi tại Quyết định số 57/2005/QĐ-BTC ngày 10/8/2005. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006.
Theo Quyết định, trong thời gian kể từ ngày 01/01/2006 đến hết ngày 31/12/2006, các doanh nghiệp được lựa chọn thực hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo bộ linh kiện CKD hoặc thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo từng linh kiện, phụ tùng ôtô qui định tại Quyết định 110/2003/QĐ-BTC (ngày 25/7/2003). Khi đó, doanh nghiệp lựa chọn thực hiện qui định thuế suất theo bộ linh kiện CKD hay thuế suất từng linh kiện, phụ tùng cho chủng loại xe nào thì phải đăng ký bằng văn bản và thực hiện nội dung đã đăng ký trong suốt thời gian chuyển đổi.
Đối với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô đã sẵn sàng thực hiện qui định thuế suất từng linh kiện, phụ tùng ôtô ban hành theo Quyết định này thì được phép áp dụng thí điểm từ ngày 01/9/2005.
Qui trình CPH DNNN với niêm yết/đăng ký giao dịch cổ phiếu – Qui trình kết hợp cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước với niêm yết/đăng ký giao dịch cổ phiếu tại các Trung tâm giao dịch chứng khoán được Bộ Tài chính qui định tại Quyết định số 2592/QĐ-BTC ngày 04/8/2005. Theo đó, (i) quy trình kết hợp cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước với niêm yết/đăng ký giao dịch cổ phiếu trên trung tâm giao dịch chứng khoán bao gồm 4 bước: Bước 1. Ra quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước gắn với niêm yết/đăng ký giao dịch cổ phiếu trên các trung tâm giao dịch chứng khoán. Bước 2. Chuẩn bị hồ sơ tài liệu và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp. Bước 3. Xây dựng phương án và thực hiện cổ phần hóa. Bước 4. Hoàn thiện các thủ tục chuyền đổi doanh nghiệp và niêm yết/đăng ký giao dịch;
(ii) Quy trình kết hợp việc bán cổ phần nhà nước tại các doanh nghiệp đã cổ phần hóa với niêm yết/đăng ký giao dịch cổ phiếu tại các trung tâm giao dịch chứng khoán bao gồm 8 bước. Theo đó, cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại các công ty lựa chọn và ra quyết định bán tiếp cổ phần nhà nước trong các DN đã CPH gắn với niêm yết tại TTGDCK Tp. HCM hoặc đăng ký giao dịch tại TTGDCK Hà Nội. Ngay sau khi có quyết định phê chuẩn phương án bán tiếp cổ phần nhà nước của cơ quan có thẩm quyền, đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại công ty ra quyết định bán tiếp cổ phần nhà nước hoặc yêu cầu triệu tập ĐHCĐ để biểu quyết thông qua quyết định về việc bán bớt phần nhà nước và biểu quyết thông qua việc niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên các TTGDCK…
Nếu trong thời kỳ ổn định thuế, hộ có thay đổi về ngành nghề kinh doanh, kể cả trường hợp bổ sung thêm hình thức kinh doanh, mở rộng thêm qui mô hay phát sinh sản lượng tăng thêm dẫn tới doanh thu bán ra lớn hơn so với mức doanh thu ấn định trước đây (khi xác định số thuế phải nộp của kỳ ổn định thuế) mà hộ kinh doanh không khai báo với cơ quan thuế để điều chỉnh lại mức thuế phải nộp của kỳ ổn định thuế là vi phạm pháp luật về thuế. Sau khi kiểm tra và bị phát hiện, cơ quan thuế có quyền truy thu thuế đối với phần phát sinh này. (Theo Công văn số 2859/TCT-PCCS ngày 19/8/2005).
Thuế hàng tái nhập – Hàng hoá của doanh nghiệp đã xuất khẩu, nay hpải nhập khẩu trở lại, nếu có đủ điều kiện và hồ sơ sẽ không phải nọp thuế nhập khẩu. Trong tờ khai Hải quan, doanh nghiệp không phải tính thuế nhập khẩu cho lô hàng tái nhập, nhưng phải khai rõ hàng tái nhập trở lại vì lý do không đảm bảo chất lượng, nhập theo tờ khai xuất khẩu số…. ngày… tháng… năm…. và gửi kèm hồ sơ không phải nộp thuế cho cơ quan Hải quan. (Theo Công văn số 3254/TCHQ/GSQL ngày 18/8/2005).
Xử lý vi phạm về thuế - (i) Luật thuế GTGT và Luật thuế TNDN đã qui định, cơ quan thuế được quyền ấn định về kê khai thuế, về chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ. Căn cứ để ấn định dựa vào tài liệu điều tra về tình hình hoạt động kinh doanh của cơ sở kinh doanh hoặc căn cứ vào số thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, có qui mô kinh doanh tương đương.
Riêng đối với cơ sở kinh doanh xe hai bánh gắn máy trực tiếp cho người tiêu dùng, nếu vi phạm chế độ lập hoá đơn thì sẽ bị xử lý truy thu thuế GTGT, thuế TNDN theo qui định về chống thất thu thuế GTGT, thuế TNDN qua giá bán trong hoạt động kinh doanh xe ôtô, xe hai bánh gắn máy. (Theo Công văn số 2831/TCT-DNK ngày 18/8/2005).
(ii) Về giá tính thuế - Đối với vấn đề giá tính thuế hoạt động kinh doanh ôtô, xe hai bánh gắn máy, theo Tổng cục Thuế, nếu các cơ sở kinh doanh bán xe ôtô, xe hai bánh gắn máy xuất hoá đơn trực tiếp cho người tiêu dùng, ghi giá trên hoá đơn thấp hơn giá tính thu lệ phí trước bạ sẽ bị xử lý truy thu thuế GTGT, thuế TNDN. Giá bán làm căn cứ truy thu thuế GTGT, thuế TNDN được xác định trên cơ sở bảng giá tối thiểu xe ôtô, xe hai bánh gắn máy tính thu lệ phí trước bạ do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư ban hành. (Theo Công văn số 2773/TCT-DNK ngày 16/8/2005).
Sửa đổi thuế xuất nhập khẩu ưu đãi - Bộ Tài chính quyết định sửa đổi thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với các mặt hàng linh kiện, phụ tùng ôtô trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi tại Quyết định số 57/2005/QĐ-BTC ngày 10/8/2005. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006.
Theo Quyết định, trong thời gian kể từ ngày 01/01/2006 đến hết ngày 31/12/2006, các doanh nghiệp được lựa chọn thực hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo bộ linh kiện CKD hoặc thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo từng linh kiện, phụ tùng ôtô qui định tại Quyết định 110/2003/QĐ-BTC (ngày 25/7/2003). Khi đó, doanh nghiệp lựa chọn thực hiện qui định thuế suất theo bộ linh kiện CKD hay thuế suất từng linh kiện, phụ tùng cho chủng loại xe nào thì phải đăng ký bằng văn bản và thực hiện nội dung đã đăng ký trong suốt thời gian chuyển đổi.
Đối với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô đã sẵn sàng thực hiện qui định thuế suất từng linh kiện, phụ tùng ôtô ban hành theo Quyết định này thì được phép áp dụng thí điểm từ ngày 01/9/2005.
Qui trình CPH DNNN với niêm yết/đăng ký giao dịch cổ phiếu – Qui trình kết hợp cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước với niêm yết/đăng ký giao dịch cổ phiếu tại các Trung tâm giao dịch chứng khoán được Bộ Tài chính qui định tại Quyết định số 2592/QĐ-BTC ngày 04/8/2005. Theo đó, (i) quy trình kết hợp cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước với niêm yết/đăng ký giao dịch cổ phiếu trên trung tâm giao dịch chứng khoán bao gồm 4 bước: Bước 1. Ra quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước gắn với niêm yết/đăng ký giao dịch cổ phiếu trên các trung tâm giao dịch chứng khoán. Bước 2. Chuẩn bị hồ sơ tài liệu và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp. Bước 3. Xây dựng phương án và thực hiện cổ phần hóa. Bước 4. Hoàn thiện các thủ tục chuyền đổi doanh nghiệp và niêm yết/đăng ký giao dịch;
(ii) Quy trình kết hợp việc bán cổ phần nhà nước tại các doanh nghiệp đã cổ phần hóa với niêm yết/đăng ký giao dịch cổ phiếu tại các trung tâm giao dịch chứng khoán bao gồm 8 bước. Theo đó, cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại các công ty lựa chọn và ra quyết định bán tiếp cổ phần nhà nước trong các DN đã CPH gắn với niêm yết tại TTGDCK Tp. HCM hoặc đăng ký giao dịch tại TTGDCK Hà Nội. Ngay sau khi có quyết định phê chuẩn phương án bán tiếp cổ phần nhà nước của cơ quan có thẩm quyền, đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại công ty ra quyết định bán tiếp cổ phần nhà nước hoặc yêu cầu triệu tập ĐHCĐ để biểu quyết thông qua quyết định về việc bán bớt phần nhà nước và biểu quyết thông qua việc niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên các TTGDCK…