Hạch toán giấy báo có của ngân hàng?

  • Thread starter Secret_grasses
  • Ngày gửi
Secret_grasses

Secret_grasses

Guest
Hi các anh chị,
Em có 1 giấy báo có của ngân hàng với nội dung như sau:
....
Số tiền bằng số : 4,395,454.00
...
Nội dung : Cty A TT TIENHANG HD XXXXX TRU THUONG CHI TIEU 2004:2.801.146D TRU THUONG 2004 :1.400.573 TRU CP VC TINH: 86.500
Em hạch toán như sau:
Nợ TK 1121/Có TK131 : 4.395.454
Nợ TK 641/Có TK 1121: 4.288.219 (=2.801.146b + 1.400.573 + 86.500)
Cách hạch toán này hình như bị sai phải không? Vì tổng số tiền phải thu khách hàng là : 8.683.673 (= 4.395.454 + 4.288.219)
Anh chị có cách hạch toán nào giúp em với vì em thấy cách này không ổn.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
G

gbbrucelee80

Guest
28/12/04
19
0
0
Viet Nam
Giảm trừ vào 131

Theo quan điểm của tôi thì các khoản giảm trừ kia ta tính trừ trực tiếp vào 131, tức là:
N1121 : 4.395.454
N641 : 4.288.219
C131 : 8.683.673
 
Secret_grasses

Secret_grasses

Guest
Nếu như vậy thì phần của mình và phần của KT công nợ sẽ không khớp với nhau vì kt công nợ sẽ trừ trực tiếp luôn nghĩa là chỉ thu của khách hàng có 4.395.454. Do đó mình và ktcn sẽ bị lệch 4.288.219 .
 
T

trangHVTC

Cao cấp
28/7/05
208
0
0
HN
To Secret_grasses: Bạn là kế toán ngân hàng ah?
Hạch toán như cách bạn làm là sai rồi. Theo như cách của bạn thì trên 112 sẽ bị trừ 4.288.219 (= đúng số bạn hạch toán Có 112), nếu vậy thì số dư 112 của bạn và ngân hàng làm sao khớp được.
Mình thấy cách hạch toán của gbbrucelee80 là đúng đó. Nhưng trong một số trường hợp (kế toán chi tiết, kế toán máy) thì hạch toán theo bút toán kép như vậy không ổn.
Theo mình, bạn nên tạo 2 bút toán
Nợ 112/Có 131: 8.683.673
Nợ 641/Có 112: 4.288.219
Tuy thực tế không phải tiền vào ra ngân hàng như hạch toán của mình nhưng làm như vậy thì tổng số phát sinh của kế toán ngân hàng và kế toán công nợ sẽ không bị lệch.
 
tranvanhung

tranvanhung

Gãi ngứa
20/2/04
2,976
10
38
21
Biên Hoà - Đồng Nai
Làm theo cách của bạn TRANGHVTC sẽ không ổn vì lúc này dòng tiền in/out sẽ không đúng với thực tế. Việc trừ phí thì phải làm trong 1 bút toán riêng biệt trên cơ sở tính toán của chính phòng kế toán.
Việc ngân hàng ghi diễn giải là do chứng từ chuyển của người chuyển tiền có ghi chứ không liên quan đến việc in/out tiền ở nghiệp vụ này. Người chuyển cũng chỉ làm UNC cho số tiền là 4,395,454.00 mà thôi. Các bạn xem lại nhé.
 
Secret_grasses

Secret_grasses

Guest
Anh Hùng ơi, anh có thể nói rõ hơn được không.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Ý của anh tranvanhung là:

Bạn không cần quan tâm tới nội dung của dòng chữ đó. Dòng chữ đó là do Ngân hàng chép lại của khách hàng (khi chuyển tiền). Nội dung đó thì phải hỏi khách hàng thì mới "thủng" được.

Bạn cần quan tâm tới số tiền mà khách hàng trả thôi, chính xác nó là: 4.395.454 đ.

Phải không hả anh tranvanhung?
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Secret_grasses nói:
Hi các anh chị,
Em có 1 giấy báo có của ngân hàng với nội dung như sau:
....
Số tiền bằng số : 4,395,454.00
...
Nội dung : Cty A TT TIENHANG HD XXXXX TRU THUONG CHI TIEU 2004:2.801.146D TRU THUONG 2004 :1.400.573 TRU CP VC TINH: 86.500
Em hạch toán như sau:
Nợ TK 1121/Có TK131 : 4.395.454
Nợ TK 641/Có TK 1121: 4.288.219 (=2.801.146b + 1.400.573 + 86.500)
Cách hạch toán này hình như bị sai phải không? Vì tổng số tiền phải thu khách hàng là : 8.683.673 (= 4.395.454 + 4.288.219)
Anh chị có cách hạch toán nào giúp em với vì em thấy cách này không ổn.
Hạch toán như Grass là sai. Như anh Tranvanhung là đúng. Lúc này có đến 2 nghiệp vụ phát sinh:
Nghiệp vụ báo có của ngân hàng, chứng từ là cái giấy báo có:
Nợ 1121/Có 131 4.395.454. Cái chứng từ này tuy ghi trừ này nọ.. nhưng đó không phải là nội dung của ngân hàng mà của riêng cty bạn với KH, diễn giải một khoản tiền khác để chứng mình cho con số còn lại.
Nghiệp vụ trừ tiền khuyến mãi:
Nợ 641/Có 131, chứng từ không thể là giấy báo có này được, mà phải có một bản tính toán giải trình của khách hàng, đại lý hay bản đối chiếu công nợ v...v ghi rõ tại sao giảm số này, trừ số này căn cứ vào số lượng bán... mà 2 bên cùng ký. Lúc này bạn chưa hạch toán ngay, phải chờ cái giấy kia mới được hạch toán. Nếu đối chiếu tính toán tiền khuyến mãi trước lúc khách hàng chuyển tiền, thì nghiệp vụ Nợ 641/Có 131 sẽ phát sinh và được hạch toán trước.
Bạn cũng chú ý phần "Phí vận chuyển" mà khách hàng trả dùm mình, trừ vào tiền hàng, nó phải có một chứng từ khác nữa, chứng từ vận chuyển mang tên công ty bạn. Ở đây nó nhỏ nên gộp lại cũng OK, nhưng lớn thì bạn đòi khách hàng đem cái hóa đơn vận chuyển lên!
Nếu như vậy thì phần của mình và phần của KT công nợ sẽ không khớp với nhau vì kt công nợ sẽ trừ trực tiếp luôn nghĩa là chỉ thu của khách hàng có 4.395.454. Do đó mình và ktcn sẽ bị lệch 4.288.219.
Nếu khi đối chiếu số tiền khuyến mại và cấn trừ thẳng vào công nợ 131, bộ phận bán hàng hay phòng tài chính... báo kế toán công nợ phải hạch toán giảm nợ chứ!
 
Sửa lần cuối:
T

trangHVTC

Cao cấp
28/7/05
208
0
0
HN
Nếu không muốn lệch dòng tiền ngân hàng, ghi hạch toán trên phiếu kế toán là Nợ 641/Có 131:4.288.219
Phiếu hạch toán này sẽ kẹp ngay sau Giấy báo Có của ngân hàng để ghi nhớ việc khách hàng trừ nợ.
Thế có được không các bác?
Tiện thể cho em hỏi luôn nhé:
Tiền dịch vụ viễn thông: 1.000.000đ
Thuế GTGT : 100.000đ
---> Tổng cộng là 1.100.000đ. Nhưng Viettel khuyến mại 50.000đ không thu tiền và ghi thêm 1 dòng trên hoá đón:
Khuyến mại 178 (không thu tiền): 50.000đ
----> Do đó Tổng thanh toán là 1.050.000đ
Bút toán thì đơn giản là
Nợ 642 : 1.000.000
Nợ 13311 : 100.000
Có 711 : 50.000
Có 111 : 1.050.000
Nhưng xử lí theo kế toán máy thì khổ quá. Các bác biểu em phải xử lí thía nào???
 
Sửa lần cuối:
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
trangHVTC nói:
Nếu không muốn lệch dòng tiền ngân hàng, ghi hạch toán trên phiếu kế toán là Nợ 641/Có 131:4.288.219
Không phải "muốn" lệch, mà sai mới lệch. DN hạch toán TK 112 phải chi tiết theo từng TK nếu DN mở nhiều TK. Khi thuế kiểm tra, họ chỉ cần xem cái sổ phụ cuối cùng của năm, trong đó có ghi tổng lũy kế phát sinh Nợ/Có của năm đối chiếu với phát sinh 112 của bạn, nếu lệch bạn giải thích mệt nghỉ. Đó cũng là cách để kiểm tra TK 112.
Khuyến mại-giảm giá ghi trên hóa đơn và không ghi trên hóa đơn.
Khuyến mại-giảm giá ghi trên hóa đơn chẳng qua là 1 chiêu quảng cáo, đồng thời giải thích với quan thuế tại sao phải giảm giá (và không mang tiếng là hạ giá). Khi DN bán thì ghi có 511 giá đã khuyến mại/giảm giá. Ko hạch toán vào 532. Dòng giảm giá thường được ghi trước khi tính thuế. Nguyên tắc Dn hoàn toàn tự quyết định giá bán của mình, nếu bán quá thấp hơn giá vốn hoặc quá thấp hơn giá thị trường thì xem là trốn thuế rồi.
Như vậy, mình chỉ hạch toán Nợ 642-133/Có 111 giá đã trừ khuyến mại-giảm giá thôi.
Trường hợp giảm giá không ghi trên hóa đơn, hoặc ghi sau dòng thuế VAT, thì người bán mới hạch toán vào 532 và mình hạch toán 711.
 
Sửa lần cuối:
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Bạn đã đọc bài số 5 và số 7 ngay tại Topic này chưa? Đừng nên phức tạp hóa vấn đề. Cuộc sống vốn dĩ đơn giản mà.

trangHVTC nói:
Nếu không muốn lệch dòng tiền ngân hàng, ghi hạch toán trên phiếu kế toán là Nợ 641/Có 131:4.288.219
Phiếu hạch toán này sẽ kẹp ngay sau Giấy báo Có của ngân hàng để ghi nhớ việc khách hàng trừ nợ.
Thế có được không các bác?
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Trên hóa đơn ghi rõ ràng từng nghiệp vụ thì phải hạch toán cho đủ chứ! Tại sao có ghi thì lại bớt, không ghi thì lại thêm?

adam_tran nói:
Khuyến mại-giảm giá ghi trên hóa đơn... Như vậy, mình chỉ hạch toán Nợ 642-133/Có 111 giá đã trừ khuyến mại-giảm giá thôi.

Bạn hạch toán lại nhé!
Nợ TK 642
Nợ TK 1331
Có TK 711
Có TK 111

adam_tran nói:
Trường hợp giảm giá không ghi trên hóa đơn thì người bán mới hạch toán vào 532 và mình hạch toán 711.

Giảm giá không ghi trên hóa đơn, tức là giá trên hóa đơn đã là giá bán rồi. Còn đâu bút tích để hạch toán trên TK 532 với người bán và TK 711 với người mua chứ?
 
N

ngogianghia

Trung cấp
29/6/05
199
1
16
42
Bắc Ninh
bạn à. Tôi nghĩ rằng với TK 112 bạn chỉ ghi Nợ 4.395.454 vì Ngân hàng chỉ liên quan đến số tiền mà khách hàng trả cho ban thông qua NH, Nội dung chỉ là trích yếu chứ không liên quan đến NH.Số tiền phải thu của khách hàng phải là 8.683.673 vì đó là số tiền được phản ánh trên hoá đơn bán hàng và không thể bỏ qua số tiền 4.288.219 vì khi phản ánh Nợ TK 641: 4.288.219 tức là một khoản chi phí ghi giảm doanh thu do vậy nó sẽ liên quan đến TK 131 bạn hiểu ý tôi không tôi cũng chưa nghĩ ra cách nào khác. Tôi chưa được làm về kế toán có lẽ nói không đúng mong các bạn cho ý kiến. Do vậy tôi đồng ý với ý kiến của bạn Gbbrucelee80
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Nguyen Tu Anh nói:
Giảm giá không ghi trên hóa đơn, tức là giá trên hóa đơn đã là giá bán rồi. Còn đâu bút tích để hạch toán trên TK 532 với người bán và TK 711 với người mua chứ?
Ý tớ giảm giá ko ghi trên hóa đơn là, hóa đơn đã ghi rồi, đã hạch toán rồi nhưng vì lý do nào đó thí dụ hàng không đạt chất lượng, người mua yêu cầu giảm giá... hoặc vì người bán muốn giữ mối, họ đề nghị giảm giá...
Còn giảm giá ghi trên hóa đơn, người bán biết rõ số tiền bán hàng và người mua biết rõ số tiền mua hàng, lúc đó chỉ là giảm thu đối với người bán, giảm chi với người mua, không cần phải đưa vào thu nhập bất thường. Những trường hợp giảm giá này vì mục đích using promotion, mới ghi trên hóa đơn.
Cũng không nên phức tạp vấn đề này, vì phức tạp hóa lên, thí dụ 1 công ty KD 2 lĩnh vực chịu thuế TNDN khác nhau và được phép hạch toán riêng để hưởng thuế suất và ưu đãi khác nhau, thì cái 711 phải chịu thuế riêng! Phức tạp quá...
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
Tôi đề nghị để không bị loãng vấn đề chính và tập trung ý kiến chính thức cho nghiệp vụ này xin mọi người dừng tại đây.Các ý kiến khác xin mở topic riêng. Tôi xin tóm lại ý thế này.
- Các nghiệp vụ phát sinh thuộc TK 112 phải đảm bảo đúng về bản chất và khớp đúng đúng về số liệu.Cụ thể ở đây chỉ là 1 nghiệp vụ trả tiền mà thôi, số liệu bên Nợ 112 phải khớp đúng với báo có ngân hàng và ngược lại, ko nên tự ý thêm bớt về số tiền không nhận được hoặc chuyển đi.
- Các nội dung trong chứng từ ngân hàng chỉ làm rõ vấn đề tại sao trả từng đó tiền, vì vậy nó chỉ là một trong các cơ sở, chứng từ để hạch toán theo như nội dung trong đó ghi.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA