Rút vốn trong công ty cổ phần!

  • Thread starter songmay
  • Ngày gửi
S

songmay

Sơ cấp
15/4/05
40
0
6
42
hanoi
ctv.3inetwork.com.vn
Có tình huống như vầy:

Một thành viên trong hội đồng quản trị khi thành lập công ty cổ phần góp vốn bằng tiền mặt. Số vốn này được dùng vào việc mua một tài sản cố định. Sau một khoảng thời gian, thành viên này muốn rút phần vốn góp của mình và muốn nhận tài sản cố định đó. Em muốn hỏi các bác trong trường hợp này
1)ta có thể hạch toán là:

Nợ TK 214
Nợ TK 411
Có TK 211
có đúng không?
2) Và Ta có thể coi như trường hợp này là thanh lý tài sản cố định cho chính thành viên kia không, nếu như vậy thì có được xuất hóa đơn tài chính không?

Có giả thuyết nào 'củ chuối" mong các bác bỏ qua nhé.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
dragon76

dragon76

Cao cấp
12/3/04
257
2
18
Công ty không xuất hóa đơn cho trường hợp này vì việc rút TSCĐ của thành viên này liên quan đến việc giảm vốn của DN, biên bản giảm vốn và điều chỉnh vốn trên giấy phép kinh doanh mới là vấn đề cần bàn, ở đây cần phải xác định giá trị còn lại của tài sản cố định của TSCĐ này là bao nhiêu để xác định phần giá trị giảm vốn góp.
Còn về phần hạch toán thì cách hạch toán của bạn cũng hợp lý đó
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
43
~S~
Cổ đông này góp vốn bằng TM thì phải thanh tóan lại bằng tiền mặt. Còn việc CĐ này không muốn nhận lại bằng TM mà là TS thì do thỏa thuận sau này=>nên được hiểu là cty bán TS cho CĐ và dùng TM thu được để trả cho CĐ.

Bạn nên tách biệt giữa phần vốn góp và phần TS thì định khoản sẽ rõ ràng hơn và nhìn thấy được cái thiếu trong phần đã định khoản. (lúc bàn giao TS cho CĐ thì TS này được định giá ntn so với giá trị còn lại?)
 
C

Chiên da xốp

Cao cấp
công ty cổ phần sao lại có chuyện rút vốn. Thành viên muốn rút ra thì chuyển nhượng lại số cổ phần cho người khác. Người mua lại số cổ phần đó sẽ thanh toán cho thành viên muốn rút ra. Tài sản cố định đưa vào góp vốn hoặc doanh nghiệp đứng ra mua thì đều là tài sản cty ; thành viên đó phải thương lượng để mua lại thôi. Lúc đó hạch toán như bán hoặc thanh lý tài sản.
 
B

BILY

Guest
28/8/05
51
0
0
43
HCM City
Bác Chiên Da Xốp nói đúng lắm, Công ty Cổ phần thì không có chuyện rút vốn, vốn của Cổ đông nếu muốn thu hồi lại thì phải chuyển nhượng cho Cổ đông mới hoặc chính các cổ đông củ của Cty. Nhưng ở đây lại phát sinh thêm một vấn đề đau đầu nữa là nếu như việc chuyển nhượng này có phát sinh lợi nhuận (lợi nhuận do chuyển nhượng vốn. Tức là chênh lệch giữa giá bán và mệnh giá) thì phải chịu thuế TNDN. Vậy các Bác cho em hỏi, nếu giả sử đây là Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì thuế suất của phần này sẽ như thế nào vì theo Em được biết trước đây theo Thông tư liên tịch số 08/TTLT-BKH-BTC thì phần này sẽ chịu thuế là 25% (theo NĐ 24 và NĐ 27). Nhưng khi cái TT128 ra đời thì phần này sẽ chịu thuế với thuế suất là 28%. Nhưng trớ trêu ở chỗ là cái TT 08 kia cũng chưa hết hiệu lực. Vậy các bác cho ý kiến nhé, trong trường hợp này cổ đông kia sẽ chịu thuế với thuế suất là 28%? hay 25%? Hạch toán trường hợp này như thế nào?

Mong các Bác chỉ giáo giúp!
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
43
~S~
Quả là bác chiendaxop nói đúng thật, hihi. Nhưng không biết songmay dùng từ có chính xác không, chứ đọc cái nội dung tình huống thì như là cty TNHH chứ không phải là CP.

Bily ơi, TT128 có bảo là "bãi bỏ nội dung hướng dẫn về thuế TNDN của các TT do BTC và các ban ngành ban hành trái với hướng dẫn của TT này cơ mà", đâu cần phải chỉ ra cụ thể số văn bản bãi bỏ, như thế thì kể cả ngày nhiều khi cũng không hết ấy chứ!
Như vậy cứ yên tâm mà tính 28% nhé. Hạch tóan thì bình thường như TT89 hướng dẫn.
 
NAMHAI

NAMHAI

Guest
25/7/05
78
0
0
44
HCM CITY
Mình không hiểu ý của BILY. Đã là chuyển nhượng Cp giữa các Cổ đông trên "chợ" thì khi phát sinh lợi nhuận người bán phải được hưởng chứ, đâu có liên quan gì đến bản thân cty nữa đâu mà HT và chịu thuế TNDN. Hình như sắp chịu thuế TN cá nhân thì phải.
 
B

BILY

Guest
28/8/05
51
0
0
43
HCM City
Hehe, Xin lỗi Anh Nam Hải vì chắc Em nói chưa được rõ lắm. Cụ thể là như thế này, Cty Em kiểm toán ấy là Doanh nghiệp FDI vừa được Bộ Kế Hoạch và Đầu tư cho phép chuyển sang hoạt động dưới hình thức CTY CỔ PHẦN. Cty này đã đấu giá Chứng Khoán trên TTCK để chuyển nhượng 20% vốn của các cổ đông sáng lập, kết quả là giá chuyển nhượng phần vố góp này lớn hơn mệnh giá. Em giả dụ, Các cổ đông sáng lập của Cty này chuyển nhượng 4.000.000 Cổ phiếu <=> 40.000.000.000VNĐ (40 Tỷ =20% vốn) với mệnh giá mỗi cổ phiếu là 10.000 VNĐ. Khi tiến hành đấu giá thì giá bán bình quân của 1 cổ phiếu là 18.000VNĐ=> Cổ đông cũ thu được một khoảng chênh lệch là 8.000x4.000.000=32.000.000.000 VNĐ. Các cổ đông cũ nãy muốn chuyển toàn bộ vốn và lãi của số cổ phần bán ra này về nước ==> Theo NĐ 24,27 trước đây, NĐ 164 và TT128 thì họ phải chịu thuế với thuế suất là 25% theo 24, 27 và 28% bây giờ theo 128 như Lan Như đã giải thích và theo đúng quy định phải như vậy.

Em nghĩ chắc Anh Nam Hải hiểu rằng đây là hoạt động mua bán CK bình thường trên TT đúng không ah???

Về cách hạch toán, Em đề nghị thế này, các bác xem thử và góp ý kiến nhé:

Khi chuyển nhượng Cổ phiếu:

Nợ 111, 112 : Số tiền thu được

Có 338 : Phải trả cho Cổ đông sáng lập
Có 333 : Thuế chuyển nhượng vốn

Khi nộp họ thuế cho Cổ đông

Nợ 333
Có tiền
Không biết làm như vậy có đúng không, hay chỉ hạch toán phần nghĩa vụ phải trả thôi, còn thuế thì để mấy Ổng tính, doanh nghiệp không trích hộ phần này.

Các bác có cáo kiến gì vừa có thể tiết kiệm được thuế phải nộp cho Cổ đông vừa hợp lý không thì tham gia góp ý luôn các Bác nhé.

Em nghĩ rằng đây sẽ là vấn đề sẽ gặp thường xuyên trong thời gian tới!!!

Cheer!
 
T

tuankq

Cao cấp
27/4/05
245
2
0
Hanoi, Vietnam
Đối với Cty CP, cổ đông rút vốn bằng cách bán lại cổ phần của mình cho người khác, cổ đông khác hoặc cho chính Cty. Nếu người khác, các cổ đông khác ko mua thì Cty CP phải mua lại cp theo y/c của cổ đông (Luật DN đã quy định là phải mua), như vậy ko thể ghi giảm vốn điều lệ của Cty đc.

Ban đầu cổ đông góp vốn bằng tiền mặt, số tiền này đc dùng để mua 1 TSCĐ như vậy TSCĐ là thuộc sở hữu của Cty, ko phải của thành viên nên việc chuyển nhượng TS đó tức là bán/thanh lý mà ko phải là rút vốn bằng TS. Theo tôi, Cty vẫn phải xuất hoá đơn để chuyển quyền SH từ Cty sang cá nhân. Trị giá của TS lúc này là giá trị còn lại nên có thể trị giá thấp hơn số vốn góp ban đầu đc, trừ khi TS đó đc định giá lại.

Về lãi vốn khi chuyển nhượng cổ phần, theo tôi hiểu là cổ đông bán lại cổ phần cho người khác thì ko thể hạch toán lãi vốn cho Cty để tính thuế TNDN đc. Có chăng thì cổ đông đó chịu thuế TNCN, mà hiện nay thì cá nhân có thu nhập từ mua bán chứng khoán chưa phải chịu thuế TNCN.
Chỉ khi Cty bán cổ phần với giá cao hơn mệnh giá thì mới có lãi vốn. Nhưng, lãi vốn về bản chất là vốn CSH chứ ko phải là lợi nhuận chịu thuế TNDN nên ko có chuyện chịu thuế TNDN như bily nêu ra. Nếu coi lãi vốn là lợi nhuận thì các Cty CP cứ tha hồ mua lại cổ phần của mình rồi chờ giá lên bán lại cho cổ đông thu lời, rồi lại làm giá cho cp xuống để mua lại rồi bán lại giá cao hơn, như thế là thu lợi trên lưng của cổ đông/nhà đầu tư, khỏi cần làm ăn kinh doanh gì cũng có lãi.
 
B

BILY

Guest
28/8/05
51
0
0
43
HCM City
Anh Tuankq này, không biết Anh hiểu vấn đề thế nào mà phán quyết một câu xanh rờn như vậy? Cái thứ nhất Anh nói lãi vốn không chịu thuế? Anh nên xem lại NĐ24, NĐ164 và TT128. Tui giả dụ nếu lãi chuyển nhượng vốn trong Cty cổ phần không phải chịu thuế trong khi các loại hình khác thì phải chịu thì không ai ngu gì hoạt động dưới loại hình Cty TNHH hay....khác cả???Anh nên xem lại điều này. Dic nhiên tôi đồng ý với Anh là lãi do mua đi bán lại Chứng khoán trên thị trường hiện tại vẫn chưa chịu thuế nhưng lãi vốn do Anh phát hành Chứng khoán ra lần đầu và chuyển nhượng lại cho Cổ đông mới thì phải chịu thuế, đó là điều không thể bàn cải.

Còn cài "luận" của Anh về cách làm giá của các cty cổ phần xem ra chưa hợp lý, hời hợt và rất lý thuyết. Cụ thể:
- Chuyện làm giá như Anh nói là vi phạm luật CK
- Không có nhà đầu tư nào ngu đến nỗi để các Cty "xỏ mũi" như vậy.
Nói như Anh thì dù có thuế hay không cs thuế thì các cty cổ phần cũng có thể ngòi không mà làm giá chứng khoán chứ kinh doanh chi cho mệt???

Mong Anh xem lại và có cái nhìn thoáng hơn chút xíu, đừng có lôi mớ lý thuyết CK để hù thiên hạ.
Bily!!!
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
43
~S~
Thấy Bily hỏi về thuế suất CIT cứ tưởng cty bạn bán chứ, hic.
Bily cần phân biệt rõ đối tượng bán đê xác định nghĩa vụ thuế cho chính xác.
Bạn có thể tham khảo TT100/BTC ngày 20/10/2004 để biết về đối tượng và cách nộp thuế.
 
B

BILY

Guest
28/8/05
51
0
0
43
HCM City
"Đối tượng bán" theo Lan Như là như thế nào? Đúng là TT100 có quy các vấn đề liên quan nhưng không quy định rõ thuế suất trong trường hợp này Lan Nhu ah.
Nhưng mình đã lập dự phòng thuế cho trường hợp này rồi và thuế suất mình tạm tính là 28% theo như quy định hiện hành (TT 128). Mình cũng đã tham khảo Ý kiến của một số chuyên viên Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư (MPI) và họ cũng đồng ý với quan điểm này.

Lan Nhu này, cho mình hỏi thêm tẹo nhé. Rằng: Hiện tại Các Doanh Nghiệp FDI có được phép kinh doanh chứng khoán không, nghĩa là mua CK của các Công ty niêm yết rồi bán lại thu lãi ấy mà. Theo mình thì được vì đây là hoạt động Tài chính của Doanh nghiệp nhưng một số đồng nghiệp thì bảo không được vì chức năng này không quy định trong giấy phép đầu tư và làm như thế có thể sẽ bị rút giấy phép, Lan Nhu và các Bác khác có cao kiến gì không?
Cheer!
Bily.
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
43
~S~
BILY nói:
"Đối tượng bán" theo Lan Như là như thế nào? Đúng là TT100 có quy các vấn đề liên quan nhưng không quy định rõ thuế suất trong trường hợp này Lan Nhu ah.
Là tổ chức hay cá nhân ấy mà. Có 1 đề tài tương tự đã được thảo luận, bạn có thể vào đây tham khảo xem http://www.webketoan.com./forum/showthread.php?t=9041
Hiện tại Các Doanh Nghiệp FDI có được phép kinh doanh chứng khoán không, nghĩa là mua CK của các Công ty niêm yết rồi bán lại thu lãi ấy mà. Theo mình thì được vì đây là hoạt động Tài chính của Doanh nghiệp nhưng một số đồng nghiệp thì bảo không được vì chức năng này không quy định trong giấy phép đầu tư và làm như thế có thể sẽ bị rút giấy ph

Theo mình lĩnh vực trong giấy phép đầu tư thì chỉ là họat động kinh doanh thôi, còn họat động tài chính hay họat động khác thì không thể bó buộc trong giấy phép được. Mà mình cũng chưa thấy FDIs nào ghi trong giấy phép hoặc giấy phép bổ sung có lĩnh vực đầu tư tài chính cả. FDIs vẫn được mua bán CK như các DN khác bình thường (trong TT100 cũng quy định rõ đối tượng cả rồi mà, bạn chịu khó xem kỹ lại nhe). Chỉ có nhà đầu tư nước ngoài (không có tư cách pháp nhân tại VN) khi đầu tư CK vào các DNVN thì mới bị giới hạn ở tỉ lệ 30%.
 
B

BILY

Guest
28/8/05
51
0
0
43
HCM City
Tks Lan Nhu đã gửi cho mình một đường dẫn rất hay về vấn đề này, nhưng Lan Nhu này, không biết ý Lan Nhu thế nào nhưng mình thấy hình như bạn cũng cho rằng "Lãi chuyển nhượng vốn" của nhà đầu tư nước ngoài cũng không chịu thuế (TNDN nếu là pháp nhân, TNCN nếu là các nhân) thì phải?

Trong đề tài trước mà Luật Gia Phạm đưa ra, Bily thấy rằng Lập Luận của Anh này được đấy chứ!!! Vì nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể là tổ chức, cũng có thể là cá nhân mà, mình nên phân biệt thật rõ điều này. Với lại trong các quy định hiện hành thì thu nhập từ hoạt động kinh doanh CK của nhà đầu tư cá nhân tạm thời chưa chịu thuế là thu nhập của những nhà đầu tư CK trên thị trường "chợ" chứ không phải thu nhập của một cổ đông doanh nghiệp FDI hoạt động kinh doanh ở Việt Nam từ lâu. Nếu là cổ đông của một doanh nghiệp chuyển nhượng vốn góp của mình thì phải chi thuế chuyển nhượng vốn (không phân biệt là tổ chức hay cá nhân).

Đó là cách hiểu của mình sau khi đã đọc tình huống trước và TT 100 mà Lan Như đã chỉ dẫn.

Rất cảm ơn Lan Như vì sự đóng góp tận tình, nếu biết bạn là ai nhất định mình sẽ rủ bạn đi uống Cafe!

Bily!
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
43
~S~
Tks Lan Nhu đã gửi cho mình một đường dẫn rất hay về vấn đề này, nhưng Lan Nhu này, không biết ý Lan Nhu thế nào nhưng mình thấy hình như bạn cũng cho rằng "Lãi chuyển nhượng vốn" của nhà đầu tư nước ngoài cũng không chịu thuế (TNDN nếu là pháp nhân, TNCN nếu là các nhân) thì phải?
Hic, ý của mình có phải thế này đâu.

Với lại trong các quy định hiện hành thì thu nhập từ hoạt động kinh doanh CK của nhà đầu tư cá nhân tạm thời chưa chịu thuế là thu nhập của những nhà đầu tư CK trên thị trường "chợ" chứ không phải thu nhập của một cổ đông doanh nghiệp FDI hoạt động kinh doanh ở Việt Nam từ lâu. Nếu là cổ đông của một doanh nghiệp chuyển nhượng vốn góp của mình thì phải chi thuế chuyển nhượng vốn (không phân biệt là tổ chức hay cá nhân).
Sozi Bliy nha, đọc không kỹ, tưởng đâu FDI của bạn bán sau khi đã cổ phần. Còn TH bán trước khi CPH, tức là vẫn còn với tư cách là cty TNHH, nếu đối tượng bán là 1 cá nhân thì phải chịu thuế TNCN, vì trong các khaỏn tạm thời chưa thu thuế mà TT81 quy định thì không có khoản thu được từ chênh lệch chuyển nhượng vốn.

Nếu là cổ đông của một doanh nghiệp chuyển nhượng vốn góp của mình thì phải chi thuế chuyển nhượng vốn (không phân biệt là tổ chức hay cá nhân).
Cáh hiểu này của Bily sai rồi. Phải phân biệt là tổ chức hay cá nhân để cho áp dụng thuế gì. Nếu là tổ chức (theo quy định của luật TNDN) thì mua bán chứng khoán hay chuyển nhượng vốn đều phải chịu thuế TNDN. Nếu là cá nhân thì chỉ có chuyển nhượng vốn mới chịu thuế TNCN.

Thế Bily có muốn biết tớ là ai không? Dễ lắm! Chắc là có duyên với Bily hay sao mà tớ nhiệt tình thế, hêhhe...
 
T

tuankq

Cao cấp
27/4/05
245
2
0
Hanoi, Vietnam
Mớ lý thuyết CK của tôi ít lắm, chưa đủ để xài nói chi đến mang ra hù doạ người khác, e rằng bily nói to tiếng, nặng lời rồi.

Việc làm giá CK khó lắm, ko đơn giản như chúng ta nói chơi với nhau thế này đâu. Thứ nhất, ko phải NĐT nào cũng "ngu" đến mức bị xỏ mũi như vậy. Thứ 2, nếu muốn làm giá thì phải là đại gia mới có đủ lực để làm giá thị trường đc mà ko phải cty nào cũng là đại gia hoặc muốn là đc.

Làm giá CK là vi phạm quy định về kd CK nhưng vẫn có người dựa vào cơ chế để làm giá mà ko bị coi là vi phạm. Việc làm giá ở sàn GDCK HN là một ví dụ điển hình, báo chí đăng tải, quan chức UBCKNN cũng nói nhiều nhưng vẫn đang tìm cách khắc phục.

Việc người ta lập Cty TNHH hay Cty CP hay gì khác ko phải do việc lãi từ chuyển nhượng vốn có phải chịu thuế TNDN hay ko quyết định mà do rất nhiều yếu tố khác lớn hơn. Hơn nữa, chẳng có ai lại lập Cty lên chỉ vì để chuyển nhượng vốn, thu lời cả, chắc gì đã chuyển nhượng đc và có lãi.

Thu nhập từ mua bán CK của các NĐT cá nhân hiện nay chưa phải chịu thuế TNCN, tương lai thì chưa biết, nhưng DN mua bán CK thì khác. Việc DN mua bán CK của tổ chức phát hành khác đc coi là hoạt động đầu tư tài chính, mà như vậy thì thu nhập từ đầu tư tài chính rõ ràng là chịu thuế TNDN, khỏi cần bàn cãi.

Cty CP phát hành CK lần đầu hoặc bán cổ phiếu quỹ phải chịu thuế TNDN đối với lãi vốn thì tôi chưa thấy quy định ở văn bản nào cả. Tôi có đọc qua NĐ 164/2003 thì ko tìm thấy điều khoản nào quy định thu nhập từ chuyển nhượng vốn hay phát hành CK hay bán cổ phiếu quỹ thuộc thu nhập chịu thuế TNDN. Bily làm ơn chỉ cụ thể văn bản nào, điều khoản nào quy định vấn để này đc ko?

Về Nhà ĐTNN chuyển nhượng vốn, theo quy định hiện hành về ĐTNN thì lợi nhuận từ chuyển nhượng vốn của Nhà ĐTNN phải chịu thuế TNDN nhưng đối tượng nộp thuế là Nhà ĐTNN (bên NN chuyển nhượng vốn) chứ ko phải là DN có vốn ĐTNN. Nhà ĐTNN và DN có vốn ĐTNN là 2 đối tượng hoàn toàn khác nhau. Như vậy, DN có vốn ĐTNN ko thể hạch toán lợi nhuận từ chuyển nhượng vốn của bên nước ngoài vào thu nhập chịu thuế TNDN của DN đc. Ko biết tôi hiểu như vậy có đúng ko.

Vậy thì lãi vốn (hay thặng dư vốn) của 1 DN là thuộc vốn CSH mà ko thể là thu nhập chịu thuế TNDN của DN đó.
Mong các bạn tiếp tục cho ý kiến.
 
B

BILY

Guest
28/8/05
51
0
0
43
HCM City
To Lan Nhu: Tks Cậu nhiều! Tớ chưa nhất trí với Cậu Lắm nhưng để Tớ tìm hiểu thêm tẹo nửa rồi tranh luận với Cậu sau.
Ah, ngoài lề tẹo nhé, Tớ đoán cậu là dân Hà Nội ah? Nhất định Tớ sẽ tìm cậu nếu biết Cậu là ai!

"Hảy sống như ngày cuối cùng và làm việc như ngày đầu tiên"
Bily.
 
E

echop

Guest
25/8/04
53
0
0
113
vietnam
tuankq nói:
Mớ lý thuyết CK của tôi ít lắm, chưa đủ để xài nói chi đến mang ra hù doạ người khác, e rằng bily nói to tiếng, nặng lời rồi.


Cty CP phát hành CK lần đầu hoặc bán cổ phiếu quỹ phải chịu thuế TNDN đối với lãi vốn thì tôi chưa thấy quy định ở văn bản nào cả. Tôi có đọc qua NĐ 164/2003 thì ko tìm thấy điều khoản nào quy định thu nhập từ chuyển nhượng vốn hay phát hành CK hay bán cổ phiếu quỹ thuộc thu nhập chịu thuế TNDN. Bily làm ơn chỉ cụ thể văn bản nào, điều khoản nào quy định vấn để này đc ko?

Về Nhà ĐTNN chuyển nhượng vốn, theo quy định hiện hành về ĐTNN thì lợi nhuận từ chuyển nhượng vốn của Nhà ĐTNN phải chịu thuế TNDN nhưng đối tượng nộp thuế là Nhà ĐTNN (bên NN chuyển nhượng vốn) chứ ko phải là DN có vốn ĐTNN. Nhà ĐTNN và DN có vốn ĐTNN là 2 đối tượng hoàn toàn khác nhau. Như vậy, DN có vốn ĐTNN ko thể hạch toán lợi nhuận từ chuyển nhượng vốn của bên nước ngoài vào thu nhập chịu thuế TNDN của DN đc. Ko biết tôi hiểu như vậy có đúng ko.

Vậy thì lãi vốn (hay thặng dư vốn) của 1 DN là thuộc vốn CSH mà ko thể là thu nhập chịu thuế TNDN của DN đó.
Mong các bạn tiếp tục cho ý kiến.

Hì, cách hiểu của tôi như thế này, không biết có đúng ý của cậu không nhé. Cậu tham khảo, có gì ta trao đổi tiếp.

Cần phân biệt rõ ràng trường hợp bán cổ phần này là phát hành cổ phiếu mới hay chuyển nhượng cổ phiếu của các cổ đông hiện tại.

Cụ thể, trong tình huống trên đã đưa ra, Công ty FDI đó đã bán lại (chuyển nhượng) 20% giá trị vốn góp khi tiến hành cổ phần hoá. --> Đây là hoạt động chuyển nhượng vốn của các chủ sở hữu hiện tại. Số vốn đó phải được xác định rõ từng thành viên (/cổ đông) hiện tại chuyển nhượng bao nhiêu. Hoạt động chuyển nhượng này phải chịu thuế (TNCN/TNDN) và đối tượng chịu thuế/nộp thuế là các thành viên/cổ đông đã chuyển nhượng vốn nói trên. Đây không được coi là thặng dư vốn của Công ty.

Giả sử 1 công ty CP khác phát hành thêm 20% cổ phiếu mới để huy động vốn (bỏ qua thủ tục về luật nhé) giả sử mệnh giá là 10k, giá bán thực tế 18k. Khoản chênh lệch 8k này được coi là thăng dư vốn (good will dương). Còn ghi nhận cụ thể như thế nào, xin mời tham khảo IAS về good will (tôi ko nhớ IAS bao nhiêu) Việt nam hình như chưa hướng dẫn cái này (nếu tôi không nhầm). Khoản này được ghi nhận vào vốn của công ty CP.

Tạm thời thế đã có gì trao đổi tiếp
 
T

tuankq

Cao cấp
27/4/05
245
2
0
Hanoi, Vietnam
echop nói:
Hì, cách hiểu của tôi như thế này, không biết có đúng ý của cậu không nhé. Cậu tham khảo, có gì ta trao đổi tiếp.

Cần phân biệt rõ ràng trường hợp bán cổ phần này là phát hành cổ phiếu mới hay chuyển nhượng cổ phiếu của các cổ đông hiện tại.

Cụ thể, trong tình huống trên đã đưa ra, Công ty FDI đó đã bán lại (chuyển nhượng) 20% giá trị vốn góp khi tiến hành cổ phần hoá. --> Đây là hoạt động chuyển nhượng vốn của các chủ sở hữu hiện tại. Số vốn đó phải được xác định rõ từng thành viên (/cổ đông) hiện tại chuyển nhượng bao nhiêu. Hoạt động chuyển nhượng này phải chịu thuế (TNCN/TNDN) và đối tượng chịu thuế/nộp thuế là các thành viên/cổ đông đã chuyển nhượng vốn nói trên. Đây không được coi là thặng dư vốn của Công ty.

Giả sử 1 công ty CP khác phát hành thêm 20% cổ phiếu mới để huy động vốn (bỏ qua thủ tục về luật nhé) giả sử mệnh giá là 10k, giá bán thực tế 18k. Khoản chênh lệch 8k này được coi là thăng dư vốn (good will dương). Còn ghi nhận cụ thể như thế nào, xin mời tham khảo IAS về good will (tôi ko nhớ IAS bao nhiêu) Việt nam hình như chưa hướng dẫn cái này (nếu tôi không nhầm). Khoản này được ghi nhận vào vốn của công ty CP.

Tạm thời thế đã có gì trao đổi tiếp


echop hiểu đúng ý của tôi rồi đó, nói như trên rất rõ ràng, dễ hiểu. Xin mời các bạn khác tiếp tục có ý kiến nếu còn gì cần trao đổi thêm.
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
43
~S~
Hai bác echop và tuankq tập trung thảo luận về vấn đề của Bily thôi: "chuyển nhượng vốn" ---> không thì sẽ lạc đề mất.

Còn về chuyển nhượng cổ phần và phát hành cổ phiếu đối với cty CP thì mời 2 bác lập topic khác mọi người sẽ cùng tham gia.

Xin hết!
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA