Tối ngồi nhâm nhi độc ẩm với chén trà, tự dưng bâng khuâng so sánh Trà với Rượu.
Thế là viết ra thôi.
Trong thế giới đông tây kim cổ, Trà và Rượu được biết và sử dụng cách đây đã vài ngàn năm. Chẳng biết Đông hay Tây khám phá ra Trà hay Rượu trước nữa.
Chỉ biết rằng:
Người Phương Tây thủa còn sơ khai đã biết ủ men làm thành bia và rượu. Mục đích ban đầu của họ không phải dùng Bia, Rượu để làm đồ uống kích thích gây hưng phấn hay dùng vào mục đích tế tự tôn giáo. Họ dùng rượu, bia giống như thứ nước đã được tiệt trùng, sát khuẩn.
Người Phương Đông lại sử dụng lá chè để làm điều tương tự. Phương Đông huyền bí, phần lớn diện tích nằm sâu trong những cánh rừng Nhiệt Đới mưa ẩm quanh năm. Thời tiết khắc nghiệt, khí hậu sản sinh ra vô vàn độc tố. Lá chè - cây trà có tác dụng thanh nhiệt và giải độc rất tốt. Có lẽ chính vì thế mà người Phương Đông chuộng Trà hơn Rượu.
Xét khía cạnh Ngũ Hành:
Rượu có vị ngọt thuộc Hỏa. Trong Ngũ Tạng thì Tim thuộc Hỏa, Ngũ Thể thuộc Mạch. Rượu khi uống vào sẽ làm giãn các mạch máu trong cơ thể, khiến tim đập nhanh hơn, tuần hoàn máu nhanh hơn. Hỏa trong Ngũ Quan chính là Lưỡi. Tửu nhập ngôn xuất là vậy đó.
Hỏa Vượng thì Mộc Suy, Thủy Bại. Mộc trong Ngũ Tạng là Gan, Thủy trong Ngũ Tạng là Thận. Uống rượu nhiều thì Tim - Mạch sẽ hoạt động quá đà, khiến cho Gan và Thận bị bại suy vì lẽ đó.
Người Phương Tây dùng Rượu Bia nhiều hơn Người Á Đông, nên họ có xu thế hướng ngoại hơn là hướng nội.
Trà có vị Đắng thuộc Thổ, tốt cho tỳ và vị. Xét trên khía cạnh Ngũ Chí Thất Tình: Trà thuộc Thổ nên nằm trong Tư - nhớ. Người Phương Đông dùng trà nhiều đa phần hướng nội, tính sẽ trầm và luôn có vẻ ưu tư.
Thưởng thức Trà & Rượu cũng có các cung bậc của nó. Cung bậc này xếp theo thứ tự từ thấp đến cao. Chẳng phải là Rượu để lâu mới quý, cũng chẳng phải là Trà Xuân mới đượm hương. Trà hay Rượu do tâm của người thưởng thức mà tạo ra thứ hạng.
Thưởng Trà
Thưởng trà, người xưa chia làm 3 cấp. Quần Ẩm là cấp độ thấp nhất trong Trà Đạo. Kế đó là đến Đối Ẩm, và cấp bậc cao nhất trong Trà Đạo chính là Độc Ẩm.
Quần Ẩm
Ấm trà pha thật nóng. Rót ra chén Tống cho vị trà được đều từ trên xuống dưới. Chiết nhỏ vào chén quân, lần lượt mời từng người. Hương trà bay gần hết, nước cũng nguội dần dần.
Quần ẩm còn là một đám người làm đồng, vục vội bát chiết yêu vào nồi to hãm chè xanh đặc sít, củ khoai lang nguội ngắt. Vội vội vàng vàng ăn và uống. Vị chát của chè xanh với hương ngọt ngào từ mật khoai lang chưa kịp quyện với nhau đã vội lao xuống ruộng.
Quần ẩm là quán vỉa hè nơi đầu hẻm, bến xe, góc chợ. Tiếng xô bồ đan chen cái lườm cái nguýt.
Đơn giản nhất, bình dân nhất chính là đẳng cấp của Trà Đạo Quần Ẩm.
Đối Ẩm trong Trà Đạo, người pha trà nâng niu từng chiếc chén, từng lọ sứ đựng trà nhưng tâm tư tình cảm lại không đặt vào bộ đồ trà trân quý đó. Tâm tư dành hết cho người Đối Ẩm với mình. Tri Kỷ trong Trà chính là việc Cung Kính Tri Giao. Người pha trà và người dùng trà dùng cái Lễ để thưởng lãm trà. Đối Ẩm không chỉ để uống vào miệng. Đối Ẩm còn là nhìn và ngắm thái độ của kẻ tri kỷ.
Thái độ tôn kính người tri kỷ chính là đẳng cấp của Đối Ẩm trong Trà Đạo.
Độc Ẩm là sao nhỉ?
Trà Xuân vừa mới hái
Nước nóng độ 9 phần
Hãm trong vòng vài phút
Hương ngát tỏa không gian
Nước đầu tiên, vị vẫn còn ngai ngái, chỉ có hương thơm là xộc thẳng vào trong mũi. Nhạt nước nhưng đượm hương.
Nước thứ hai, nước đã sánh hơn một chút. Vị đã chát đầu môi. Hương ngấm vào cuống họng.
Nước thứ 3, tình còn hương dần cạn. Vị ngọt ngấm đầu môi.
Nước thứ 4, thanh thủy hoàn thanh thủy. Căn Nguyên đã trở về. Giống như thần tiên mộng. Chớp mắt thoát u mê.
Đời người giống hệt như Ấm Trà qua ánh mắt người Độc Ẩm. Đỉnh cao của Trà Đạo là vậy đó.
Ẩm Tửu.
Uống rượu thôi, chứ chẳng ai gọi là thưởng thức rượu bao giờ. Cung bậc của người uống rượu trái ngược hẳn với kẻ uống trà.
Độc Ẩm
Rượu thuộc Hỏa đi vào Tim vào Mạch. Kẻ uống rượu một mình, mạch máu sẽ căng tràn. Tim bắt đầu loạn nhịp. Lưỡi chẳng có chỗ phát huy. Vị ngọt của rượu biến thành vị đắng.
Chén đầu tiên sẽ đắng.
Chén thứ hai sẽ đắng.
Chén thứ ba đắng.
Cả bầu rượu vẫn đắng.
Bao nhiêu hoan hỷ lúc đầu do chẳng có chỗ phát tiết sẽ biến Rượu trở thành Độc Hỏa Công Tâm. Kẻ uống rượu một mình dần đi vào ngõ cụt.
Đối Ẩm.
Anh một chén, tôi một chén. Anh cạn chén, tôi cạn chén. Anh nói tôi nghe, tôi nói anh nghe. Anh và Tôi dần hòa vào làm một. Đối Ẩm trong rượu khác hẳn với trà.
Rượu đối ẩm khiến cho Tửu Phùng Tri Kỷ Thiên Bôi Thiểu.
Quần Ẩm.
Rượu vui giữa trốn đông người thật là khó. Tôi ép anh một chén, anh ép tôi một bầu. Tôi nói anh chẳng nghe, anh nói tôi chẳng thích. Kẻ này qua, người khác lại.
Rượu bốc lên ngùn ngụt. Khí huyết như đảo lộn. Mạch máu muốn vỡ tung. Chỉ còn thấy riêng mình mình vĩ đại nhất.
Quần Ẩm sao cho chan hòa mới chính là đẳng cấp cao nhất của uống rượu.
Kỳ lạ thật. Rượu & Trà có xuất phát điểm cùng mục đích. Tách ra làm 2 trường phái Đông Tây. Hội ngộ cùng nhau trên ban thờ dâng lên tổ tiên thần thánh.
Rượu & Trà giống như Hồng Nhan & Tri Kỷ. Đời người có thể thiếu được chăng?
Thế là viết ra thôi.
Trong thế giới đông tây kim cổ, Trà và Rượu được biết và sử dụng cách đây đã vài ngàn năm. Chẳng biết Đông hay Tây khám phá ra Trà hay Rượu trước nữa.
Chỉ biết rằng:
Người Phương Tây thủa còn sơ khai đã biết ủ men làm thành bia và rượu. Mục đích ban đầu của họ không phải dùng Bia, Rượu để làm đồ uống kích thích gây hưng phấn hay dùng vào mục đích tế tự tôn giáo. Họ dùng rượu, bia giống như thứ nước đã được tiệt trùng, sát khuẩn.
Người Phương Đông lại sử dụng lá chè để làm điều tương tự. Phương Đông huyền bí, phần lớn diện tích nằm sâu trong những cánh rừng Nhiệt Đới mưa ẩm quanh năm. Thời tiết khắc nghiệt, khí hậu sản sinh ra vô vàn độc tố. Lá chè - cây trà có tác dụng thanh nhiệt và giải độc rất tốt. Có lẽ chính vì thế mà người Phương Đông chuộng Trà hơn Rượu.
Xét khía cạnh Ngũ Hành:
Rượu có vị ngọt thuộc Hỏa. Trong Ngũ Tạng thì Tim thuộc Hỏa, Ngũ Thể thuộc Mạch. Rượu khi uống vào sẽ làm giãn các mạch máu trong cơ thể, khiến tim đập nhanh hơn, tuần hoàn máu nhanh hơn. Hỏa trong Ngũ Quan chính là Lưỡi. Tửu nhập ngôn xuất là vậy đó.
Hỏa Vượng thì Mộc Suy, Thủy Bại. Mộc trong Ngũ Tạng là Gan, Thủy trong Ngũ Tạng là Thận. Uống rượu nhiều thì Tim - Mạch sẽ hoạt động quá đà, khiến cho Gan và Thận bị bại suy vì lẽ đó.
Người Phương Tây dùng Rượu Bia nhiều hơn Người Á Đông, nên họ có xu thế hướng ngoại hơn là hướng nội.
Trà có vị Đắng thuộc Thổ, tốt cho tỳ và vị. Xét trên khía cạnh Ngũ Chí Thất Tình: Trà thuộc Thổ nên nằm trong Tư - nhớ. Người Phương Đông dùng trà nhiều đa phần hướng nội, tính sẽ trầm và luôn có vẻ ưu tư.
Thưởng thức Trà & Rượu cũng có các cung bậc của nó. Cung bậc này xếp theo thứ tự từ thấp đến cao. Chẳng phải là Rượu để lâu mới quý, cũng chẳng phải là Trà Xuân mới đượm hương. Trà hay Rượu do tâm của người thưởng thức mà tạo ra thứ hạng.
Thưởng Trà
Thưởng trà, người xưa chia làm 3 cấp. Quần Ẩm là cấp độ thấp nhất trong Trà Đạo. Kế đó là đến Đối Ẩm, và cấp bậc cao nhất trong Trà Đạo chính là Độc Ẩm.
Quần Ẩm
Ấm trà pha thật nóng. Rót ra chén Tống cho vị trà được đều từ trên xuống dưới. Chiết nhỏ vào chén quân, lần lượt mời từng người. Hương trà bay gần hết, nước cũng nguội dần dần.
Quần ẩm còn là một đám người làm đồng, vục vội bát chiết yêu vào nồi to hãm chè xanh đặc sít, củ khoai lang nguội ngắt. Vội vội vàng vàng ăn và uống. Vị chát của chè xanh với hương ngọt ngào từ mật khoai lang chưa kịp quyện với nhau đã vội lao xuống ruộng.
Quần ẩm là quán vỉa hè nơi đầu hẻm, bến xe, góc chợ. Tiếng xô bồ đan chen cái lườm cái nguýt.
Đơn giản nhất, bình dân nhất chính là đẳng cấp của Trà Đạo Quần Ẩm.
Đối Ẩm trong Trà Đạo, người pha trà nâng niu từng chiếc chén, từng lọ sứ đựng trà nhưng tâm tư tình cảm lại không đặt vào bộ đồ trà trân quý đó. Tâm tư dành hết cho người Đối Ẩm với mình. Tri Kỷ trong Trà chính là việc Cung Kính Tri Giao. Người pha trà và người dùng trà dùng cái Lễ để thưởng lãm trà. Đối Ẩm không chỉ để uống vào miệng. Đối Ẩm còn là nhìn và ngắm thái độ của kẻ tri kỷ.
Thái độ tôn kính người tri kỷ chính là đẳng cấp của Đối Ẩm trong Trà Đạo.
Độc Ẩm là sao nhỉ?
Trà Xuân vừa mới hái
Nước nóng độ 9 phần
Hãm trong vòng vài phút
Hương ngát tỏa không gian
Nước đầu tiên, vị vẫn còn ngai ngái, chỉ có hương thơm là xộc thẳng vào trong mũi. Nhạt nước nhưng đượm hương.
Nước thứ hai, nước đã sánh hơn một chút. Vị đã chát đầu môi. Hương ngấm vào cuống họng.
Nước thứ 3, tình còn hương dần cạn. Vị ngọt ngấm đầu môi.
Nước thứ 4, thanh thủy hoàn thanh thủy. Căn Nguyên đã trở về. Giống như thần tiên mộng. Chớp mắt thoát u mê.
Đời người giống hệt như Ấm Trà qua ánh mắt người Độc Ẩm. Đỉnh cao của Trà Đạo là vậy đó.
Ẩm Tửu.
Uống rượu thôi, chứ chẳng ai gọi là thưởng thức rượu bao giờ. Cung bậc của người uống rượu trái ngược hẳn với kẻ uống trà.
Độc Ẩm
Rượu thuộc Hỏa đi vào Tim vào Mạch. Kẻ uống rượu một mình, mạch máu sẽ căng tràn. Tim bắt đầu loạn nhịp. Lưỡi chẳng có chỗ phát huy. Vị ngọt của rượu biến thành vị đắng.
Chén đầu tiên sẽ đắng.
Chén thứ hai sẽ đắng.
Chén thứ ba đắng.
Cả bầu rượu vẫn đắng.
Bao nhiêu hoan hỷ lúc đầu do chẳng có chỗ phát tiết sẽ biến Rượu trở thành Độc Hỏa Công Tâm. Kẻ uống rượu một mình dần đi vào ngõ cụt.
Đối Ẩm.
Anh một chén, tôi một chén. Anh cạn chén, tôi cạn chén. Anh nói tôi nghe, tôi nói anh nghe. Anh và Tôi dần hòa vào làm một. Đối Ẩm trong rượu khác hẳn với trà.
Rượu đối ẩm khiến cho Tửu Phùng Tri Kỷ Thiên Bôi Thiểu.
Quần Ẩm.
Rượu vui giữa trốn đông người thật là khó. Tôi ép anh một chén, anh ép tôi một bầu. Tôi nói anh chẳng nghe, anh nói tôi chẳng thích. Kẻ này qua, người khác lại.
Rượu bốc lên ngùn ngụt. Khí huyết như đảo lộn. Mạch máu muốn vỡ tung. Chỉ còn thấy riêng mình mình vĩ đại nhất.
Quần Ẩm sao cho chan hòa mới chính là đẳng cấp cao nhất của uống rượu.
Kỳ lạ thật. Rượu & Trà có xuất phát điểm cùng mục đích. Tách ra làm 2 trường phái Đông Tây. Hội ngộ cùng nhau trên ban thờ dâng lên tổ tiên thần thánh.
Rượu & Trà giống như Hồng Nhan & Tri Kỷ. Đời người có thể thiếu được chăng?