người thầy vĩ đại

  • Thread starter htqtn
  • Ngày gửi
H

htqtn

Guest
21/8/05
32
0
0
44
Thais Nguyeen
Khi Hasan, một nhà hiền triết Hồi giáo sắp qua đời, có người hỏi ông: "Thưa Hasan, ai là thầy của ngài?"

Hasan đáp: "Những người thầy của ta nhiều vô kể. Nếu điểm lại tên tuổi của các vị ấy hẳn sẽ mất hàng tháng, hàng năm, và như thế lại quá trễ vì thời gian của ta còn rất ít. Nhưng ta có thể kể về ba người thầy sau của ta.

Người đầu tiên là một tên trộm. Có một lần ta đi lạc trong sa mạc, khi ta tìm đến được một khu làng thì trời đã rất khuya, mọi nhà đều đi ngủ cả. Nhưng cuối cùng ta cũng tìm thấy một người, ông ta đang khoét vách một căn nhà trong làng. Ta hỏi ông ta xem có thể tá túc ở đâu, ông ta trả lời: "Khuya khoắt thế này thật khó tìm chỗ nghỉ chân, ông có thể đến ở chỗ tôi nếu ông không ngại ở chung với một tên trộm."

Người đàn ông ấy thật tuyệt vời. Ta đã nán lại đấy hẳn một tháng! Cứ mỗi đêm ông ta lại bảo: "Tôi đi làm đây. Ông ở nhà và cầu nguyện cho tôi nhé!" Mỗi khi ông ta trở về ta đều hỏi: "Có trộm được gì không?" và ông ta đều đáp: "Hôm nay thì chưa, nhưng ngày mai tôi sẽ cố, có thể lắm chứ". Ta chưa bao giờ thấy ông ta trong tình trạng tuyệt vọng, ông ta luôn hạnh phúc.

Có lần ta đã suy ngẫm và suy ngẫm trong nhiều năm ròng để rồi không ngộ ra được một chân lý nào. Ta đã rơi vào tình trạng tuyệt vọng, tuyệt vọng đến nỗi ta nghĩ mình phải chấm dứt tất cả những điều vô nghĩa này. Ngay sau đấy ta chợt nhớ đến tên trộm, kẻ hằng đêm vẫn quả quyết: "Ngày mai tôi sẽ làm được, có thể lắm chứ!"

Người thầy thứ hai là một con chó. Khi ta ra bờ sông uống nước, có một con chó xuất hiện. Nó cũng khát nước. Nhưng khi nhìn xuống dòng sông, nó thấy cái bóng của mình nhưng lại tưởng đó là một con chó khác. Hoảng sợ, nó tru lên và bỏ chạy. Nhưng rồi khát quá nó bèn quay trở lại. Cuối cùng, mặc nỗi sợ hãi trong lòng, nó nhảy xuống sông và cái bóng biến mất. Ta hiểu đây là một thông điệp đã được gửi đến cho ta: con người phải biết chiến thắng nỗi sợ trong lòng bằng hành động.

Người thầy cuối cùng là một đứa bé. Ta đến một thành phố nọ và thấy một đứa bé trên tay cầm một cây nến dã thắp sáng để đặt trong đền thờ. Ta hỏi đứa bé: "Con tự thắp cây nến này phải không?" Đứa bé đáp: "Thưa phải." Đoạn ta hỏi: "Lúc nãy nến chưa thắp sáng, nhưng chỉ một thoáng sau đã cháy sáng. Vậy con có biết ánh sáng từ đâu đến không?"

Đứa bé cười to, thổi phụt ngọn nến và nói: "Ngài thấy ánh sáng đã biến mất, vậy ngài bảo ánh sáng đã đi đâu?"

Cái tôi ngạo nghễ của ta hoàn toàn sụp đổ, pho kiến thức kim cổ của ta cũng sụp đổ theo. Lúc ấy ta nghiệm ra sự dốt nát của bản thân. Và từ đó ta vất đi tất cả những tự hào về kiến thức của mình.

Đúng là có thể nói ta không có một ai là thầy, nhưng điều này không có nghĩa ta không phải là một học trò. Ta xem vạn vật là thầy. Tinh thần học hỏi của ta luôn rộng mở hơn tất cả các người. Ta học hỏi từ tất cả mọi vật, từ cành cây ngọn cỏ đến đám mây trên trời kia. Ta không có một người thầy vì ta có hàng triệu triệu người thầy mà ta đã học được mỗi khi có thể. Điều thiết yếu trong cuộc sống là luôn làm một học trò. Điều này có nghĩa là gì? Nghĩa là có khả năng học hỏi, luôn sẵn sàng học để biết chấp nhận ý nghĩa của vạn vật.

theo LV.st
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

htqtn

Guest
21/8/05
32
0
0
44
Thais Nguyeen
Mài rìu

Có một người đốn củi được thuê đến một làng nọ để chặt cây. Ông được giao cho một cái rìu và được trả lương hậu hĩnh. Ông tự hứa sẽ cố gắng hết sức để xứng với sự tín nhiệm của dân làng. Ngày đầu tiên ông đốn được 18 cây lớn. Ngày hôm sau cho dù đã cố gắng ông chỉ đốn được 15 cây.

Ngày hôm sau nữa chỉ đốn được 10 cây, và mỗi ngày trôi qua số cây chặt được càng ít dần.

Buồn và thất vọng về khả năng của mình, ông tìm đến người chủ thuê mình để xin lỗi vì cho rằng sức khỏe mình đã giảm sút, khả năng làm việc không tốt. Người chủ nhìn ông và hỏi: “Đã bao nhiêu lâu anh chưa mài lại cây rìu của mình?”.

Đôi khi vì công việc bận rộn, người ta bị cuốn đi và có bao giờ bạn chợt nhớ: “Đã bao lâu bạn chưa mài lại cái rìu của mình?”.
 
H

htqtn

Guest
21/8/05
32
0
0
44
Thais Nguyeen
Vàng thật
Ngày xửa ngày xưa, bên Ai Cập có một vị hiền triết tên là Zun-Nun. Ngày kia, một anh thanh niên đến và hỏi ông:

“Thưa ngài, tôi không hiểu tại sao những người đáng kính như ngài luôn ăn mặc theo một cách giống nhau và luôn luôn đơn giản như vậy. Chẳng lẽ không cần chưng diện một tí, không phải để khoe khoang, nhưng còn vì mục đích khác nữa chứ, thưa ngài?”.

Nhà hiền triết chỉ cười và cởi chiếc nhẫn ở tay ra, trao cho chàng trai và nói: “Này anh bạn trẻ, ta sẽ trả lời câu hỏi của cậu, nhưng trước tiên cậu phải giúp ta việc này đã. Hãy cầm lấy chiếc nhẫn này và đi đến khu chợ bên kia đường, cậu hãy đổi nó lấy một đồng vàng”.

Cầm chiếc nhẫn đen đúa của Zun-Nun trên tay, chàng thanh niên tỏ vẻ nghi ngại: “Một đồng vàng? Tôi không chắc là chiếc nhẫn có thể bán được với giá đó”.

“Thử trước đã chàng trai, ai biết được điều gì có thể xảy ra?”. Chàng trai trẻ phóng nhanh ra chợ. Anh ta đem chiếc nhẫn vào hàng tơ lụa, rau cải, thịt cá và rất nhiều nơi khác. Nhưng sự thực là không ai đồng ý trả cho anh ta với cái giá đó. Anh ta quay về gặp Zun-Nun và nói: “Thưa ngài, không một ai đồng ý bỏ ra một số tiền nhiều hơn một đồng bạc để mua chiếc nhẫn này cả”.

Với một nụ cười nhẹ nhàng trên khuôn mặt trầm tĩnh, nhà hiền triết đáp lời: “Bây giờ anh hãy ra tiệm vàng ở cuối đường, đưa chiếc nhẫn này cho ông chủ. Đừng yêu cầu giá bán nhưng chỉ lắng nghe xem ông ta trả giá bao nhiêu”.

Chàng thanh niên đi đến tiệm vàng theo yêu cầu và sau đó quay về với vẻ mặt khác hẳn. Anh ta nói: “Thưa ngài, những lái buôn ở chợ rõ ràng không biết giá trị của chiếc nhẫn này, người chủ tiệm vàng đã đồng ý mua chiếc nhẫn này với giá một ngàn đồng vàng, và giá trị thật của nó thì gấp cả ngàn lần so với cái giá của những con buôn ở chợ”.

Zun-Nun mỉm cười và ôn tồn nói: “Đó là câu trả lời cho câu hỏi của anh, không thể đánh giá con người mà chỉ dựa vào cách ăn mặc bề ngoài. Những lái buôn ở chợ định giá theo kiểu đó. Nhưng những nhà buôn vàng thì không như thế. Vàng và đá quý tồn tại bên trong mỗi con người, chỉ có thể được nhận ra và xác định giá trị nếu anh có thể nhìn thấu tâm hồn.

Cần có con tim để nhìn và cả một quá trình dài lâu. Chúng ta không thể ngang nhiên đánh giá người khác mà chỉ dựa vào những lời lẽ và cách cư xử trong một lúc nào đó. Nhiều lúc cái mà ta nghĩ là vàng hóa ra là đồng thau, nhưng thứ ta tưởng là đồng thau thì lại chính là vàng thật".

(Theo Inspirational)
 
H

htqtn

Guest
21/8/05
32
0
0
44
Thais Nguyeen
Nghệ thuật lãnh đạo
Một lần kia Alexander đại đế, vị vua Hy Lạp dẫn đoàn quân của mình băng qua một hoang mạc cháy bỏng và khô cằn. Sau hai tuần hành quân mệt mỏi, ông ta và binh lính của ông sắp chết vì khát, tuy thế Alexander vẫn tiếp tục tiến lên.

Vào một buổi trưa chói chang nọ, hai người lính thám sát mang về một chút nước mà họ đã tìm thấy. Nó chỉ vừa đổ đầy một cốc nhỏ. Và binh lính của ông đã bị sốc khi Alexander đổ cốc nước xuống cát bỏng.

Vị vua nói: “Vô ích khi một người có nước uống trong khi nhiều người khác phải chịu khát”.

Trong cách đối đãi với những người mà bạn xem là đồng minh hoặc cùng chung chí hướng, sẽ không có kết quả nếu chỉ đơn thuần là sự phối hợp giữa hai bên, nhưng bạn cần có những sự biểu lộ chân thật và có sức lay động lòng người.

Khi ta đặt sự tin tưởng của mình vào khả năng của người khác, hiếm khi họ làm ta thất vọng. Đó là một trong những thông điệp mà Max DePree đã chuyển tải trong cuốn sách nói về những điều mà ông cảm nhận được, “Nghệ thuật lãnh đạo”. Ông khuyên rằng hãy “từ bỏ lợi ích bản thân cho sức mạnh của tập thể, và thừa nhận rằng chúng ta không thể biết hết hoặc làm hết mọi thứ”.

Bắt đầu từ ngày hôm nay, bạn hãy chắc rằng mình sẽ đối xử với những người cộng sự như là những người bạn cùng chí hướng chứ không phải là hạ cấp của bạn.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA